5 Đề và Đáp án thi thử môn Văn vào lớp 10

5 Đề và Đáp án thi thử môn Văn vào lớp 10

Câu 1. ( 3 điểm)

Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :

"Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa."

Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác."

a. Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó.

b. Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên.

Câu 2: ( 7 điểm )

Môi trường sống của chúng ta đang kêu cứu. Dựa vào những hiểu biết của em về môi trường, viết một bài văn trình bày quan điểm của em và cách cải tạo môi trường sống ngày một tốt đẹp hơn.

 

doc 28 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "5 Đề và Đáp án thi thử môn Văn vào lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 1.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 
 Khóa ngày 15 tháng 6 năm 2009 
 MÔN: NGỮ VĂN
 ( Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề )
Câu 1. ( 3 điểm)
Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa."
Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác."
a. Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó.
b. Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên.
Câu 2: ( 7 điểm )
Môi trường sống của chúng ta đang kêu cứu. Dựa vào những hiểu biết của em về môi trường, viết một bài văn trình bày quan điểm của em và cách cải tạo môi trường sống ngày một tốt đẹp hơn.
ĐÁP ÁN
Câu 1: ( 3 điểm)
a. Khác nhau và giống nhau :
- Khác nhau :
+ Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.
+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.
- Giống nhau :
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân... Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.
b. HS tự chọn đoạn thơ để viết nhằm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và ý tưởng thể hiện trong đoạn thơ.
Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca , đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết. Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng và cảm xúc của tác giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc bạch những tâm niệm của mình. Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời một cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót. Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là đề cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng. 
Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp từ muốn làm, giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha thể hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bác. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn mãi ở bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng : làm con chim cất tiếng hót.
Câu 2: ( 7 điểm)
Nêu vấn đề và triển khai thành bài văn nghị luận gồm các ý cơ bản sau :
a. Nêu vấn đề nghị luận : Môi trường sống của chúng ta thực tế đang bị ô nhiễm và con người chưa có ý thức bảo vệ.
b. Biểu hiện và phân tích tác hại : 
- Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự sống.
- Ô nhiễm môi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng.
c. Đánh giá :
- Những việc làm đó là thiếu ý thức bảo vệ môi trường, phá huỷ môi trường sống tốt đẹp.
- Phê phán và cần có cách xử phạt nghiêm khắc.
d. Hướng giải quyết:
- Tuyên truyền để mỗi người tự rèn cho mình ý thức bảo vệ 
môi trường.
- Coi đó là vấn đề cấp bách của toàn xã hội.
BÀI VĂN MẪU
HiÖn t­îng x¶ r¸c ra n¬i c«ng céng
 	Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa . Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp . Đáng buồn thay nước ta có một hiện tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố . Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường . 
 	Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que lem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần . Tuy vậy , họ vẫn thản nhiên , vô tư không có gì áy náy .Đáng sợ hơn, ở một số dòng sông những người sống trong những con đò đậu ngay trên sông có những việc làm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Họ vô tư xả rác trên đò xuống sông, đi tiêu đi tiểu xuống sông rồi ngay lập tức lại lấy nước dưới sông lên tắm gội, giặc giũ thậm chí là nấu nướng. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi.
 	Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn .Phải chăng dọn dẹp sạch sẽ nhà mình từ phòng khách đến nhà ăn, từ trong nhà ra ngoài vườn là tốt?Còn việc vứt rác bừa bãi, bạ đâu quăng đó cả những nơi công cộng là không cần thiết, không quan tâm không ảnh hưởng gì đến mình, đến gia đình mình.Điều này, mỗi chúng ta cần suy nghĩ lại.Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh,giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con ngươì. Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng họ có nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt? Nước không sạch,con người sử dụng, ăn uống, sức khỏe sẽ ra sao? Không có sức khỏe tốt thì lực lượng con người sẽ cống hiến như thế nào cho đất nước khi bước vào thiên niên kỉ mới với nền kinh tế công nghiệp , hiện đại . Không ở đâu xa , ngay trong thành phố của chúng ta – nơi con sông Bạch Đằng chảy qua phải chịu bao rác rưởi dơ bẩn . Công viên ven bờ sông là nơi sinh hoạt thể dục thể thao của các cụ ông , cụ bà và cả các thanh thiếu niên. Mọi người đến để thư giãn , hóng mát nhưng nhìn xuống dòng nước ven bờ , nước bẩn theo cống vẫn từng ngày từng giờ ung dung đổ xuống , bao ni lông bị ném xuống trôi bồng bềnh gây phản cảm , mất mĩ quan cả dòng sông . Còn đối với những ghế đá vô tội vạ bị những người vô ý thức trét bã kẹo cao su , khi có một người nào đó vô tình ngổi lên thì việc gì sẽ xảy ra ? Bã kẹo sẽ dính chặt vào quần áo của người đó không những làm bẩn quần áo mà còn gây sự khó chịu . Và sẽ ra sao khi người ngồi trên ghế đá kia có một cuộc hẹn quan trọng ? Bạn thấy đó , chỉ cần có một hành động vô ý thức đó mà gây ảnh hưởng đến công việc của người khác . 
 	Ngày nay , đi đến đâu cũng có nhiều người tự hào khoe khu phố mình đang sống là một khu phố văn hóa . Thế nhưng , được đặt bảng khu phố văn hóa mà rác rưởi vương vãi khắp nơi gây phản cảm cho người đi đường . Như vậy họ chẳng khác gì tự mình mỉa mai mình , tự đánh mất thể diện mình và cả khu phố . Cỏ mọc um tùm là điều kiện thuận lợi cho sinh sôi nảy nở của loài muỗi . Từ đó phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết – căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người . 
 	Và việc một số tài xế đổ gạch đá phế thải ra ngoài đường thì sao ? Một con đường đang sạch đẹp bỗng dưng phải hứng chịu vô số đất đá . Chúng vương vãi khắp nơi gây ùn tắc giao thông . Và cũng trên những con đường ấy đã xảy ra bao vụ tai nạn giao thông gây đau thương cho nhiều gia đình . Không chỉ có gạch đá bị thải ra đường mà còn có cả xác súc vật nữa . Như đã kể ở trên , xác súc vật bị quăng bừa bãi khắp nơi . Thịt của chúng dần phân hủy kèm theo là một mùi hôi vô cùng khó chịu đối với những người vô tình đi ngang qua . Tệ hại hơn , đứng trước nguy cơ bùng nổ dịch cúm gia cầm H5N1, một số người dân khi thấy gà vịt chết hàng loạt đã không báo cho cơ quan thú y xử lý mà họ đã tự ý ném xác chúng xuống hồ , ao . Đó là một việc làm vô cùng nguy hiểm vì nếu lỡ con gà hay vịt ấy mang trong mình mầm bệnh thì dịch bệnh sẽ phát tán trên cả khu vực rộng lớn do nước từ các ao , hồ này sẽ chảy ra sông – nguồn nước sinh hoạt của rất nhiều gai đình . Các quán ăn trên vỉa hè cũng có những hành vi xả rác nghiêm trọng . Những đồ ăn dư thừa hằng ngày vẫn đổ vào các cống thoát nước . Chúng khiến cho cống không thoát được nước . Vào những ngày mưa lớn , do hệ thống cống thoát nước không hoạt động hiệu quả , nước tràn khắp đường phố , cản trở giao thông . Nhiều lúc nước bẩn tràn ngược vào nhà . Nhìn cảnh tượng ấy , em thật bức xúc, xót xa cho một vẻ mĩ quan bị đánh mất . 
 	Thật đáng nguy hiểm khi trẻ em ngày nay lại sa vào hiện tượng vứt rác bừa bãi rất nhiều . Cứ sau giờ chơi là mỗi lớp học lại đầy những vỏ kẹo , vỏ bánh . Điều đó làm phiền lòng rất nhiều thầy cô . Làm sao các thầy , các cô có thể toàn tâm dạy học trong một phòng học toàn rác bẩn như vậy . Và thế là việc học tạm gián đoạn để thu gom rác , dọn vệ sinh lớp . Nếu việc này vẫn xảy ra thường xuyên thì cả lớp sẽ mất bao nhiêu thời gian học tập và thậm chí có thể bị trừ điểm thi đua của lớp . Thật tai hại làm sao ! 
 	Ngày hôm nay , vị trí nước ta đã khác đi rất nhiều . Nước ta đã là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO . Và sau khi tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC, con người và đất nước Việt Nam ta ngày càng được nhiều người biết đến . Lượng khách nước ngoài đến thăm nước ta ngày càng đông . Mọi người được giới thiệu về nước Việt Nam như là một nước thanh bình, thân thiện . Nhưng khi nhìn thấy những sự việc trên thì liệu họ còn cái nhìn thân thiện về nước ta chăng ? Hay đó là một cách nhìn khác , cái nhìn pha diện về cách sống của người Việt Nam . 
 	Chưa bao giờ , ô nhiễm môi trường đang thực sự là vấn đề lớn của cả nhân loại như ngày nay. Những biến đổi khí hậu và hậu quả khủng khiếp của nó không còn là dự báo nữa mà thành hiện thực ở khắp nơi . Hiện tượng toàn cầu hóa El Nino và trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính vẫn diễn ra từng ngày , từng giờ . Điều đáng suy nghĩ là ở chỗ phần lớn , nếu không muốn nói là tất cả những hiện tượng trên đều có nguyên nhân từ con người , từ những hành động bừa bãi mà trong đó có cả việc xả rác và khí thải bừa bãi . Nói cách khác , những tác hại của việc xả rác mà em đã nêu ra như mất vệ sinh , thể hiện hành vi vô văn hóa , gây mất mĩ quan lan truyền dịch bệnh , tốn kém tiền của trong việc thu gom và xử lý , khiến cho người nước ngoài có ấn tượng không tốt  đều có nguyên nhân bắt nguồn từ con người . Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu 
 	 “ Của mình thì giữ bo bo 
 	 Của người thì thả cho bò nó ăn ”
 	Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới k ... trong trái tim cháu. 
 Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, Bằng Việt vẫn luôn hướng lòng mình về bà:
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lưả trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
 Xa vòng tay chăm chút cuả bà để đến vơí chân trơì mới, chính tình cảm cuả hai bà chaú đã sươỉ ấm lòng tác giả trong cái muà đông lạnh giá cuả nước Nga. Đứa cháu nhỏ cuả bà ngàu xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vần luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nới nắng mưa hai bà cháu có nhau. Đưá cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cuả đưá chaú đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó. 
 “ Đọc xong bài thơ, nhắm mắt laị tưởng tưởng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lưả hồng và dáng ngươì bà lặng lẽ ngồi bê. Hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy...” (Văn Giá). Bài thơ Bếp lưả sẽ sống maĩ trong lòng bạn đọc nhờ sưc truyền cảm sâu sắc cuả nó. Bài thơ đã khơi dạy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những ngươì đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng cuả ta.
ĐỀ SỐ 5.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 
 Khóa ngày 15 tháng 6 năm 2009 
 MÔN: NGỮ VĂN
 ( Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề )
Câu 1: ( 2 điểm )
Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều (Ngữ văn 9 -Tập một).
C©u 2: ( 8 điểm )
Em hãy phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
ĐÁP ÁN
Câu 1: ( 2 điểm )
Học sinh cần viết được các ý cụ thể :
- Tả chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người : 
+ Thuý Vân : Đoan trang, phúc hậu, quý phái : hoa cười ngọc thốt, mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. 
+ Thuý Kiều : Sắc sảo mặn mà, làn thu thuỷ, nét xuân xanh, hoa ghen, liễu hờn.
- Dùng lối ẩn dụ để ví von so sánh nhằm làm bật lên vẻ đẹp đài các của hai cô gái mà qua đó, nhà thơ muốn đề cao vẻ đẹp của con người.
- Thủ pháp đòn bẩy, tả Vân trước, Kiều sau cũng là một bút pháp tài hoa của Nguyễn Du để nhấn vào nhân vật trung tâm : Thuý Kiều, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của nàng Kiều cùng những dự báo về nỗi truân chuyên của cuộc đời nàng sau này.
C©u 2: ( 8 điểm )
Em hãy phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
BÀI VĂN MẪU
Ðồng chí là một bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và của thơ ca Việt Nam hiện đại. Hễ nói tới thơ Chính Hữu là người ta không thể không nghĩ đến Ðồng chí. 
 Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947, đánh dấu sự xuất hiện cuả một nhà thơ mới trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ lúc đầu dán ở báo tường đơn vị, sau in vào báo Sự thật, rồi được chép vào sổ tay các cán bộ, chiến sĩ, được phổ nhạc, trở thành tải sản chung của mọi người. 
 Ðồng chí là bài thơ ca ngợi một tình cảm mới, quan hệ mới giữa người và người trong cách mạng và kháng chiến. "Ðồng chí" trong ngôn ngữ sinh hoạt chính trị và đời thường đã thành tiếng xưng hô quen thuộc, khi lý tưởng cách mạng đoàn kết, gắn bó mọi người đã bắt rễ sâu vào đời sống. Nhưng mấy ai đã cảm nhận được nội dung tình cảm phong phú mới mẻ chứa đựng trong hai tiếng ấy? 
 Ðể làm hiện lên nội dung mới lạ trong những từ ngữ quen thuộc, nhà thơ phải dùng phép "lạ hóa". Không phải ngẫu nhiên mà bài thơ bắt đầu từ những cái khác biệt và xa lạ. Ðây là lời của những người đồng chí tự thấy cái mới lạ của mình: 
 Quê hương anh nước mặn đồng chua 
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá 
 Anh với tôi hai người xa la 
 Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
 Mỗi người một quê, đất đai canh tác khác nhau, tập quán, phong tục hẳn là cũng khác. Miền biển nước mặn, đất phèn. Vùng đồi trung du đất ít hơn sỏi đá. Những con người tự nhận là xa lạ, cách nhau cả một phương trời và chẳng hẹn hò quen nhau. ấy thế mà có một sức mạnh vô song, vô hình biến họ thành đôi tri kỷ: 
 Súng bên súng đầu gác bên đầu 
 Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. 
 Ðó là cuộc sống và chiến đấu chung đã làm thay đổi tất cả. Hai dòng thơ chỉ có một chữ "chung": "Ðêm rét chung chăn", nhưng cái chung đã bao trùm tất cả. "Súng bên súng" là chung chiến đấu, "đầu sát bên đầu" thì chung rất nhiều: không chỉ là gần nhau về không gian mà còn chung nhau ý nghĩ, lý tưởng. "Ðêm rét chung chăn" là một hình ảnh thật cảm động và đầy ắp kỷ niệm. Những người từng kháng chiến ở Việt Bắc hẳn không ai quên cái rét Việt Bắc và của vùng rừng núi nói chung. Hồi ấy nhà thơ Tố Hữu từng viết: "Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế, Gió qua rừng Ðèo Khế gió sang". Cũng không ai quên được cuộc sống chung gắn bó mọi người: "Bát cơm sẻ nữa, chăn sui đắp cùng". Ðắp chăn chung trở thành biểu tượng của tình thân hữu, ấm cúng, ruột thịt. Những cái chung ấy đã biến những con người xa lạ "thành đôi tri kỷ" 
 Hai chữ "Ðồng chí" đứng riêng thành một dòng thơ là điều rất có ý nghĩa. Nhà thơ hoàn toàn có thể viết thế này: "Ðêm rét chung chăn thành đôi đồng chí". "Ðồng chí" và "tri kỷ" đều cùng một vần bằng, vần trắc, hai chữ hoàn toàn có thể thay thế nhau mà không làm sai vận luật, mà bài thơ có thể rút ngắn được một dòng. Nhưng nếu viết như thế thì hỏng. Ðêm rét chung chăn có nghĩa hai chữ "Ðồng chí" rộng lớn vô cùng. "Tri kỷ" là biết mình và suy rộng ra là biết về nhau. "Ðồng chí" thì không phải chỉ biết nhau, mà còn phải biết được cái chung rộng lớn gắn bó con người trên mọi mặt. 
 Hai chữ "Ðồng chí" đứng thành một dòng thơ đầy sức nặng suy nghĩ. Nó nâng cao ý thơ đoạn trước và mở ra ý thơ các đoạn sau. "Ðồng chí" là cái có thể cảm nhận mà không dễ nói hết. 
Phần hai bài thơ nói đến tình cảm chung của những người đồng chí. Những câu thơ chia thành "anh, tôi", nhưng giữa họ đều là chung cả. Ðoạn hai của bài thơ được mở đầu bằng những dòng tâm sự nhớ nhà. Bây giờ họ chia sẻ với nhau những tình cảm quê hương và gia đình. Ðối với các chàng trai áo nâu ra trận lần đầu nhớ nhà là nỗi niềm thường trực: 
 Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 
 Gian nhà không mặc kệ gió lung lay. 
 Ðối với người nông dân, làm ruộng là quan trọng nhất, những việc ấy đành nhờ bạn thân làm hộ. Gian nhà tổ ấm cũng đành chịu hy sinh: "mặc kệ gió lung lay". Câu thơ ngang tàng, đượm chất lãng mạn như muốn nâng đỡ con người vượt lên cái bất đắc dĩ của hoàn cảnh. Thẻ hỏi ai có thể "mặc kệ" để cho gió làm xiêu đổ nhà mình? Ðó là một thoáng tếu nhộn làm se lòng người. Hai dòng thơ đầy ắp nỗi nhớ, mặc dù tới dòng thứ ba thì chữ "nhớ" mới xuất hiện" 
 Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính 
 Người lính trong thơ Chính Hữu đã rất nhớ nhà, nhớ quê nhưng họ thương nhất vẫn là người ở nhà nhớ họ, dõi theo tn tức của họ, những người ở nơi nguy hiểm. Hình ảnh "giếng nước" là nơi dân làng gặp gỡ sáng sáng, chiều chiều. "Gốc đa" là nơi dân làng nghỉ ngơi những khi trưa nắng. Những lúc ấy họ sẽ hỏi thăm những người trai ra trận. Nhưng "giếng nước, gốc đa" cũng là nơi hò hẹn, tình tự lứa đôi: "Trăm năm dầu lỗi hẹn hò, Cây đa bến cũa con đò khác đưa". Biết bao là nhớ nhung. Nhưng người lính không nói là mình nhớ, chỉ nói ai khác nhớ. Ðó cũng là cảnh mình tự vượt lên mình, những dòng thơ nén tình riêng vì sự nghiệp chung, bằng những lời ý nhị, không một chút ồn ào. 
 Bảy dòng cuối của đoạn thơ dành nói riêng về nỗi gian khổ. Cái gian khỏ của bộ đội trong buổi đầu kháng chiến đã được nói đến rất nhiều. Thôi Hữu trong bài “Lên Cấm Sơn” có những câu thật cảm động về những người lính. 
 “ Cuộc đời gió bụi pha xương máu 
 Ðợt rét bao lần xé thịt da 
 Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh 
 Ðâu còn tươi nữa những ngày hoa! 
 Lòng tôi xao xuyến tình thương xót 
 Muốn viết bài thơ thấm lệ nhoà 
 Tặng những anh tôi từng rỏ máu 
 Ðem thân xơ xác giữ sơn hà” 
 Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh 
 Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi. 
 Trong kháng chiến, ở chiến khu, bệnh sốt rét cơn là phổ biến nhất. Hai câu thơ nêu đủ các triệu chứng của bệnh sốt rét cơn. Những ai nhiễm bệnh, thoạt đầu cảm thấy ớn lạnh, sau đó liền cảm thấy lạnh tới lúc người run cầm cập, đắp bao nhiêu chăn cũng không hết rét, trong khi đó thì thân nhiệt lại lên cao tới 40, 41 độ người vã cả mồ hôi, vã vì nóng và vì yếu. Phải trải qua bệnh này thì mới hiểu hết cái thật của câu thơ. Sau cơn sốt đó là da xanh, da vàng, viêm gan, viêm lá lách 
Ngoài khổ về bệnh tật là khổ về trang bị. Những ngày đầu kháng chiến, chưa có đủ áo quần đồng phục phát cho bộ đội. Người lính mang theo áo quần ở nhà đi chiến đấu, khi rách thì và víu, có người còn không có kim chỉ để vá, lấy dây mà buộc túm chỗ rách lại, người ta gọi đùa là "Vệ túm", ở đây "anh rách, anh vá" thông cảm nhau. 
 Áo anh rách vai 
 Quần tôi có vài mảnh vá 
 Miệng cười buốt giá 
 Chân không giày 
 Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. 
 "Miệng cười buốt giá" hẳn là cười trong buốt giá, vì áo quần không chống được rét, mà cũng là nụ cười vượt lên trên buốt giá, mặc dù trời lạnh hẳn nụ cười cũng khó mà tươi. Cũng có thể là nụ cười coi thường gian khổ. Nhà thơ không viết "nụ cười buốt giá" mà viết "Miệng cười buốt giá" hẳn là vì từ "nụ cười" quá trừu tượng, vả lại, nụ cười ở đây không buốt giá, mà nhà thơ thì muốn nói một cách cụ thể đến cái miệng với đôi môi nhợt nhạt ấy. 
 "Chân không giày" cũng là một thực tế phổ biến, và cái nổi lên là tình thương yêu đồng đội: "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay", một hình ảnh hết sức ấm áp. Chỉ có năm dòng thơ, tác giả đã vẽ lên chân dung "anh bộ đội Cụ Hồ" buổi đầu kháng chiến, nghèo khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ. 
 Nếu đoạn một nói về sự hình thành đồng chí, đoạn hai nói về tình cảm hiện đại, thì đoạn ba nói về hành động chiến đấu của họ: 
 Ðêm nay rừng hoang sương muối 
 Ðứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
 Ðầu súng trăng treo. 
 Từ nhận thức chung, tình cảm chung, bài thơ kết vào hành động. Thời gian, không gian trở nên cụ thể, công việc cũng cụ thể, nhưng không vì thế mà sự việc thay thế chất thơ. Câu kết bài thơ là một hình ảnh nổi tiếng cô đọng, giàu ý vị: đầu súng trăng treo. 
 Một hình ảnh bất ngờ. "Súng" và "trăng" là hai vật cách xa nhau trong không gian, lại chẳng có gì chung để liên tưởng. Hình ảnh này chỉ có thể là phát hiện của người lính, súng lăm lăm trong tay chờ giặc, và bất ngờ thấy mặt trăng treo lửng lơ trên đầu súng. Người không cầm súng không thể cảm thấy được. Rừng hoang sương muối là rất buốt, những người lính rách rưới đứng cạnh bên nhau và trăng như cũng đứng chung với người. Trăng là biểu trưng của trong sáng và mộng mơ. "Ðầu súng" chiến đấu của người đồng chí có thêm mặt trăng đã mở ra biết bao liên tưởng phong phú. Ðồng thời câu thơ bốn tiếng như cũng nén lại, dồn vào bên trong, tạo thành cái kết không lời. Ðoạn một và hai toàn những lời tâm sự. Ðoạn cuối lại là bức tranh cổ điển, hàm súc. 
 Ðồng chí là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách cô đọng, kiệm lời của nhà thơ Chính Hữu. 

Tài liệu đính kèm:

  • doc5_de_va_dap_an_thi_thu_mon_van_vao_lop_10.doc