Bài kiểm tra học kì I môn Ngữ Văn

Bài kiểm tra học kì I môn Ngữ Văn

 Phần I: Trắc nghiệm: (2đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất?

Cõu 1: Bài thơ “Bếp lửa ” sáng tác vào năm nào?

A.1958 B.1961 C.1963 D.1964

Câu 2: Bài thơ nào không có hình ảnh ánh trăng ?

A. Đồng chí. C. Đoàn thuyền đánh cá.

B. Ánh trăng. D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Câu 3: Người kể chuyện trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” :

A. Xuất hiện ở ngôi thứ nhất.

B. Xuất hiện ở ngôi thứ ba.

C. Xuất hiện ở ngôi thứ hai.

D. Cả ba trường hợp trên đều không đúng.

Câu 4: Theo em, khi một mình trên đỉnh núi cao, anh thanh niên trong truyện ngắn

 “ Lặng lẽ Sa Pa” có cảm thấy cô đơn không?

A.Có

B. Không, từ khi làm nghề anh không cảm thấy cô đơn vì công việc của anh gắn bó

 với công việc của bao đồng nghiệp khác.

C. Đôi khi anh cảm thấy cô đơn, nhưng anh đã vượt qua.

D. Anh không hề nghĩ đến nó.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì I môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường THCS Thị trấn Văn giang Thứ ..... ngày ..... tháng 12 năm 2009
 Bài kiểm tra học kì i
 Môn Ngữ văn Thời gian 90 phút.
 Họ và tên..................................... 
Lớp 9 
 SBD..... 
 Điểm
 Lời phê của cô giáo
 Đề số 4
 Phần I: Trắc nghiệm: (2đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất?
Cõu 1: Bài thơ “Bếp lửa ” sáng tác vào năm nào?
A.1958 B.1961 C.1963 D.1964
Câu 2: Bài thơ nào không có hình ảnh ánh trăng ?
A. Đồng chí. C. Đoàn thuyền đánh cá. 
B. ánh trăng. D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Câu 3: Người kể chuyện trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” :
A. Xuất hiện ở ngôi thứ nhất.
B. Xuất hiện ở ngôi thứ ba.
C. Xuất hiện ở ngôi thứ hai.
D. Cả ba trường hợp trên đều không đúng.
Câu 4: Theo em, khi một mình trên đỉnh núi cao, anh thanh niên trong truyện ngắn
 “ Lặng lẽ Sa Pa” có cảm thấy cô đơn không?
A.Có 
B. Không, từ khi làm nghề anh không cảm thấy cô đơn vì công việc của anh gắn bó 
 với công việc của bao đồng nghiệp khác.
C. Đôi khi anh cảm thấy cô đơn, nhưng anh đã vượt qua. 
D. Anh không hề nghĩ đến nó.
Câu 5: Câu ca dao: Cày đồng đang buổi ban trưa
 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
 Sử dụng biệp pháp tu từ nào?
A. So sánh, nói quá. C. Nhân hoá, tượng trưng.
B. So sánh, nói giảm. D. So sánh, hoán dụ
Câu 6: Câu thơ có từ “Lưng” được dùng với nghĩa chuyển là: 
A. Em ngủ cho ngoan đừng dời lưng mẹ.
B. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
C. Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ.
D. Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường.
Câu 7: Những nội dung về văn tự sự nào mới được học ở lớp 9 ?
A. Tóm tắt văn bản tự sự, miêu tả trong văn bản tự sự.
B. Miêu tả nội tâm; đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
C. Nghị luận trong văn bản tự sự.
D. Các phương án B và C.
Câu 8: Yếu tố nào giúp kể chuyện hấp dẫn; sự việc và con người trong truyện hiện lên rõ ràng, đầy đủ, sinh động ?
A. Kết hợp tự sự với miêu tả.
B. Kết hợp tự sự với biểu cảm.
C. Kết hợp tự sự với nghị luận.
D. Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
Phần II: Tự luận: (8đ)
Cõu 9 (1đ) Cho câu thơ: “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
 Hãy chép lại bốn câu thơ tiếp theo của câu thơ trên ?
 Đoạn thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào ? Thuộc tác phẩm nào ? Của tác giả nào ?
Câu 10 (2 đ): Viết một đoạn văn ( 6à8 câu) nêu cảm nhận của em về cái hay cái đẹp trong câu thơ sau ?
 “ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.” 
 ( Trích: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
Câu 11 (5 đ): Em hãy thay lời nhân vật bé Thu kể lại thật sinh động kỉ niệm Thu gặp lại ba sau tám năm xa cách ( truyện ngắn Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)
 Trường THCS Thị trấn Văn giang Thứ ..... ngày ..... tháng 12 năm 2009
 Bài kiểm tra học kì i
 Môn Ngữ văn Thời gian 90 phút.
 Họ và tên..................................... 
Lớp 9 
 SBD..... 
 Điểm
 Lời phê của cô giáo
 Đề số 5
 Phần I: Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất?
Câu 1: Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” được sáng tác vào năm nào ?
A.1958 B.1961 C.1971 D.1972
Câu 2 : Bài thơ “ ánh trăng” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Miêu tả. B. Tự sự.
C. Biểu cảm. D. Tự sự kết hợp với biểu cảm
Câu 3: “ Nhìn lũ con, tủi thân nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ?” ( Trích “ Làng” – Kim Lân) Câu in đậm là câu:
A. Tự sự B. Đối thoại
C. Độc thoại nội tâm. D. Độc thoại.
Câu 4: Nhân vật trung tâm của truyện “ Cố hương” ( Lỗ Tấn) là:
 A. “Tôi” B. Nhuận Thổ. C. Tôi và Nhuận Thổ. D. Người mẹ
Câu 5. Thuật ngữ được sử dụng nhiều trong loại văn bản nào ?
 A. Thơ. B. Tiểu thuyết. C. Khoa học kĩ thuật. D. Hành chính công vụ
Câu 6. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân chính trong việc tạo nên chất thơ của truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” ?
A. Phong cảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng của Sa Pa.
B. Những suy nghĩ về con người, cuộc sống và nghệ thuật của các nhân vật.
C. Cốt truyện đơn giản xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ba nhân vật.
D. Vẻ đẹp cuộc sống và tâm hồn nhân vật anh thanh niên.
Câu 7: ý kiến nào đúng về các kiểu văn bản ?
A. Trong văn bản tự sự không thể có yếu tố miêu tả.
B. Trong văn bản tự sự không thể có yếu tố biểu cảm.
C. Trong văn bản tự sự không thể có yếu tố nghị luận.
D. Trong văn bản tự sự cần kết hợp các yếu tố của những kiểu văn bản khác.
Câu 8: Cụm từ “ tấm son” trong câu thơ “ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” sử dụng biện pháp tu từ nào ?
A. ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hoá D. So sánh
Phần II: Tự luận:
Cõu 7 (1đ) Cho câu thơ: “Anh với tôi đôi người xa lạ”
 Hãy chép lại bốn câu thơ tiếp theo của câu thơ trên ?
 Đoạn thơ vừa trích nằm trong bài thơ nào ? Của tác giả nào ?
Câu 8 (2 đ): Viết một đoạn văn ( 6à8 câu) nêu cảm nhận của em về cái hay cái đẹp trong câu thơ sau ?
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa. 
 ( Trích: “Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận)
Câu 9 (5 đ): Đóng vai nhân vật ông Hai kể lại diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây đến khi tin đồn được cải chính.
III. Đáp án - thang điểm:
Phần I: Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 đ
Đề chẵn:
 1. C 2. D 3. A 4. C 5. A 6. B 7. D 8. D
Đề lẻ:
1. C 2. D 3. C 4. A 5. C 6. C 7. D 8. A
Phần II. Tự luận:
Đề chẵn:
Câu 7: Chép đúng 4 câu thơ tiếp theo, chính xác, không sai lỗi chính tả ( 0.5đ)
 Vân xem trang trọng khác vời,
 Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
 Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
 Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
 Trích trong “ Chị em Thuý Kiều” của Nguyễn Du (0.5đ)
Câu 8:
 Viết được một đoạn văn từ 6à 8 câu cảm nhận đựơc cái hay cái đẹp của hai câu thơ và cần chỉ ra được:
 - Hình ảnh hoán dụ ( lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể. (0.5đ)
 - Có trái tim chiếc xe trở thành cơ thể sống... và dường như không một khó khăn nào cản trở được. đơn giản vì trong xe có một trái tim của người chiến sĩ lái xe anh hùng. í chí & quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đát nước của nhưnữg chiến sĩ lái xe đã thể hiện trong cách nói, hình ảnh mới lạ mà bất ngờ chân thực ấy.(1.5đ)
Câu 9:
a) Về hình thức:
 - Thể loại:Tự sự + miêu tả nội tâm + nghị luận
	- Nội dung: Tình cha con đầy cảm động của bé Thu 	
	- Kể với ngôi thứ nhất
 - Cần bám sát vào VB
 - Diễn đạt mạch lạc
 - Trỡnh bày sạch, đẹp, khoa học.
 b) Về nội dung:
 Câu chuyện được kể dựa vào tác phẩm có sẵn. Thay đổi ngôi kể không có 
 nghĩa là chỉ thay đổi cách xưng hô mà cần tưởng tượng thêm các chi tiết, 
 miêu tả tâm trạng nhân vật để làm nổi bật ý nghĩa tác phẩm.
 Nên tập trung tả tâm trạng bé Thu ở các sự việc:
Sự bất ngờ của Thu khi gặp ba & nỗi sợ hãi của em khi thấy vết sẹo trên má ông Sáu.
Thái độ của Thu khi bị mẹ tìm cách ép gọi ông Sáu là ba cũng như khi cơm sôi, bị ông Ba dồn vào tình thế phải nhờ ông Sáu, gọi ông Sáu là ba nhưng Thu tìm mọi cách lảng tránh.
Thái độ quyết liệt của Thu khi ông Sáu gắp cho cái trứng cá, khi bị ông sáu phát cho một cái vì giận quá.
Tâm trạng của Thu khi ông Sáu chuẩn bị ra đi, khi chia tay, khi nhận ông Sáu là ba...
 * Khi kể và tả, cần làm rõ sự bướng bỉnh nhưng có bản lĩnh của bé Thu khi chưa nhận ông Sáu và sự hồn nhiên, yêu thương mãnh liệt khi nhận ra ông Sáu là ba mình. Từ đó làm rõ tình cha con sâu nặng.
 Thang điểm: 
 - Đảm bảo các yêu cầu trên, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, lỗi 
 câu, diễn đạt mạch lạc ( 4à5đ)
 - Đảm bảo các nội dung trên còn mắc một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ (2à3đ)
 - Bài làm sơ sài không có sáng tạo, phối hợp các phương thức biểu đạt kém 
 ( 0.5à 1đ)
Đề lẻ:
Câu 7: Chép đúng 4 câu thơ tiếp theo, chính xác, đúng dấu câu, không sai lỗi chính tả ( 0.5đ)
 Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
 Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
 Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
 Đồng chí ! (0.5đ)
 - Đoạn thơ được trích từ bài thơ “Đống chí” của Chính Hữu (0.5đ)
Câu 8:
 Viết được một đoạn văn từ 6à 8 câu cảm nhận đựơc cái hay cái đẹp của hai câu thơ và cần chỉ ra được:
 - Hình ảnh so sánh ở câu 1 à vừa độc đáo, vừa gây ấn tượng mạnh – hoàng hôn không buồn hiu hắt mà trái lại rực rỡ, huy hoàng, ấm áp. (1đ)
 - Biện pháp nhân hoá ở câu 2, gán cho vật những hành động của con người sóng “cài then”, đêm “sập cửa”. Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là cài then cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình. Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu nghỉ ngơi, con người lại bắt đầu công việc, cho thấy sự hăng say và nhiệt tình xây dựng đất nước của người lao động. (1đ)
Câu 9:
a) Về hình thức:
 - Thể loại:Tự sự + miêu tả nội tâm + nghị luận
	- Nội dung: diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng chợ 
 Dầu theo Tây đến khi tin đồn được cải chính
 - Cần bám sát vào VB
	- Kể với ngôi thứ nhất
 - Diễn đạt mạch lạc
 - Trỡnh bày sạch, đẹp, khoa học.
 b) Về nội dung:
 Câu chuyện được kể dựa vào tác phẩm có sẵn. Thay đổi ngôi kể không có nghĩa là chỉ thay đổi cách xưng hô mà cần tưởng tượng thêm các chi tiết, miêu tả tâm trạng nhân vật để làm nổi bật ý nghĩa tác phẩm.
 Nên tập trung tả tâm trạng ông Hai ở các sự việc:
Khi ông Hai nghe tin làng mình theo giặc
 + Khi vừa nghe tin xong.
 + Trên đường về nhà.
 + Về đến nhà.
 + Những ngày sau đó
- Khi tin đồn được cải chính.
Thang điểm: 
 - Đảm bảo các yêu cầu trên, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, lỗi 
 câu, diễn đạt mạch lạc ( 4à5đ)
 - Đảm bảo các nội dung trên còn mắc một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ (2à3đ)
 - Bài làm sơ sài không có sáng tạo, phối hợp các phương thức biểu đạt kém 
 ( 0.5à 1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ki I co dap an.doc