Bài kiểm tra học sinh giỏi huyện đợt IV (2012 - 2013) môn: Ngữ văn lớp 9

Bài kiểm tra học sinh giỏi huyện đợt IV (2012 - 2013) môn: Ngữ văn lớp 9

 Câu 1: (8 điểm)

 Trình bày mối quan hệ so sánh cảm nhận của em về cái hay của hai cặp câu thơ sau đây :

 Con dù lớn vẫn là con của mẹ

 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

 ( Con cò - Chế Lan Viên)

 Và : Ta đi trọn kiếp con người

 Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

 ( Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)

Câu 2: (12 điểm)

Vẻ đẹp con người Việt Nam qua một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình ngữ văn 9 .

Câu 2 : (12 điểm)

 Khát vọng sống cống hiến cho đời trong hai tác phẩm Lặng lẽ Sa-Pa của nhà văn Nguyễn thành Long và Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải .

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học sinh giỏi huyện đợt IV (2012 - 2013) môn: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT BÌNH SƠN BÀI KIỂM TRA HSG HUYỆN ĐỢT IV (2012-2013)
 Môn : Ngữ Văn Lớp 9 
	 Thời gian: 120 phút 
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 Câu 1: (8 điểm)
 Trình bày mối quan hệ so sánh cảm nhận của em về cái hay của hai cặp câu thơ sau đây :
 Con dù lớn vẫn là con của mẹ 
 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
 ( Con cò - Chế Lan Viên)
 Và : Ta đi trọn kiếp con người
 Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
 ( Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)
Câu 2: (12 điểm)
Vẻ đẹp con người Việt Nam qua một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình ngữ văn 9 .
Câu 2 : (12 điểm)
 Khát vọng sống cống hiến cho đời trong hai tác phẩm Lặng lẽ Sa-Pa của nhà văn Nguyễn thành Long và Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải .
 -------------- hết ---------------
 HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu : 1 (8 điểm)
 HS so sánh và trình bày được những ý sau ;
Điểm chung cả hai cặp câu thơ là điều ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng và bất diệt .(1 đ)
Điểm riêng: (1,5 đ)
- Hai câu thơ của Chế Lan Viên trong bài thơ Con cò là người mẹ nói với con.
- Còn hai câu thơ của Nguyễn Duy là lời của người con nói với mẹ .
Cách sử dụng từ đi trong hai cặp câu thơ có những điểm tương đồng và cũng có những nét riêng.: (3.5 đ
Từ đi trong câu thơ Chế Lan Viên có ý nghĩa là sống ,trưởng thành ,thành đạt,biểu hiện suy nghĩ của người mẹ: Con dù lớn khôn ,trưởng thành đến đâu ,nhiều tuổi đến đâu ,làm gì ,thành đạt đến đâu chăng nữa .con vẫn là con của mẹ,vẫn rất đáng được yêu thương ,che chở,vẫn là niềm tự hào ,niềm tin và hy vọng trong trái tim người mẹ
Trong câu thơ của Nguyễn Duy 
+ Từ đi ở câu 1: sống, trưởng thành ,thành đạt của người con trong cuộc đời .
+ Từ đi ở câu 2: là hiểu ,là tận hưởng tình thương yêu chăm sóc bảo ban của người mẹ.
Tất cả cái hay về nội dung và cái đẹp về ngôn từ trong hai cặp câu thơ đã biểu đạt thành công ý nghĩa : tình mẫu tử là thiêng liêng,bất diệt,là cái đẹp diệu kì mà con người có được trong cuộc đời nên phải hết sức nâng niu ,gìn giữ (2 đ)
Câu 2: (12 điểm)
Yêu cầu :
Về kĩ năng:
-HS biết xây dựng luận điểm và lựa chọn ,phân tích tác phẩm để làm rõ luận đề .Hành văn diễn đạt trong sáng,có cảm xúc .Kết cấu bài hoàn chỉnh,chặt chẽ ;không mắc lỗi thông thường về chính tả ,ngữ pháp dùng từ .
2. Về kiến thức : Trên cơ sở nắm chắc các tác phẩm đã học ,biết phân nhóm ( theo luận điểm)các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình ngữ văn 9 để làm rõ luận đề đã nêu ở đề bài 
 Cụ thể bài làm cần đạt được những yêu cầu sau:
2.1: Mở bài đúng hướng,nêu được vấn đề cần nghị luận (1,5đ)
2.2 Vẻ đẹp của tinh thần yêu nước ,chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ : Yêu nước sẵn sàng chiến đấu ,hy sinh vì tổ quốc ,vì cách mạng .
(Lựa chọn ,phân tích ,dẫn chứng ,qua các tác phẩm : Làng của (Kim Lân)Đồng chí (Chính Hữu),Bài thơ về tiểu đội xe không kính(Phạm Tiến Duật) (3 đ)
2.3 Vẻ đẹp của tinh thần lao động hăng say,với tinh thần làm chủ góp phần xây dựng đất nước ( Phân tích dẫn chứng qua các tác phẩm :Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận),
Lặng lẽ sa –pa (Nguyễn Thành Long). (2.5 đ)
2.4 : Vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đời sống tình cảm : Lòng kính yêu đối với lãnh tụ ,tình đồng chí ,đồng đội ,tình cảm cha con,tình mẹ con ,tình bà cháu 
( Lựa chọn ,phân tích ,dẫn chứng qua các tác phẩm : Viếng lăng Bác( Viễn Phương),Đồng chí (Chính Hữu ),Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) Chiếc lược ngà 
(Nguyễn Quang Sáng) ,Con cò (Chế Lan Viên),Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ(Nguyễn Khoa Điềm),Bếp lửa (Bằng Việt) ,Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải),Ánh trăng (Nguyễn Duy) (3 .5đ)
2.5 Kết bài : ( 1,5 đ)
Khẳng định nền văn học Việt Nam hiện đại đã lưu giữ ,phát huy những tinh hoa và bản sắc của tam hồn dân tộc .Góp phần bồi đắp tâm hồn,tính cách .cho các thế hệ Việt Nam ở hiện tại và tương lai ./.
 Khuyến khích cho bài viết sạch sẽ có sáng tạo (1 đ )
Câu 3 (12 điểm)
A-Yêu cầu chung
Về kỹ năng: Biết làm bài văn nghị luận văn học về một vấn đề chung của hai tác phẩm .Kết cấu chặt chẽ ,hành văn trong sáng ,mạch lạc.Không mắc những lỗi thông thường về ngữ pháp ,chính tả ,dùng từ .
Về kiến thức : Trên cơ sở nắm chắc hai tác phẩm ,có thể lập ý rồi phân tích đan xen cả hai tác phẩm hoặc tách riêng theo trình tự từng tác phẩm rồi khái quát đánh giá chung .
B- Yêu cầu cụ thể:
a- Nêu được vấn đề cần nghị luận (1. đ)
b- Khát vọng được cống hiến trong tác phẩm Lặng Lẽ Sa-Pa :được thể hiện tiêu biểu qua cuộc sống ,suy nghĩ ,hành động,việc làm của anh thanh niên.( 4.5 đ)
- Anh thanh niên là người sống có lí tưởng ,có ý thức trách nhiệm và tình yêu đối với công việc :
+ Anh tự nguyện nhận công tác một mình trê đỉnh Yên Sơn.
+ Anh phải vượt qua bao nhiêu gian lao ,khó nhọc để hoàn thành trách nhiệm của mình (đo gió đo mưa gian khổ nhất là làm việc vào lúc một giờ sáng )
Anh có những suy nghĩ sâu sắc về công việc mình làm :
+ Anh quan niệm về sự cô độc (khi ta làm việc ,ta với công việc là đôi .Công việc của cháu gắn liền với bao nhiêu người )
+ Anh gắn bó và say mê với công việc mình làm (công việc của cháu gian khổ thế đấy nhưng cất nó đi,cháu buồn chết mất).
+ Anh hạnh phúc khi biết mình cũng góp phần vào việc hạ máy bay Mĩ .
Anh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình không chỉ vì anh có ý thức trách nhiệm và tình yêu với công việc mà còn vì anh biết tạo cho mình cuộc sống sôi nổi ,năng động đầy hứng thú .
Qua nhân vật anh thanh niên ,ta như hiểu thêm hạnh phúc đối với một con người là gì. Đó là biết đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người ,đó là được cống hiến ,được góp sức mình để bảo vệ và xây dựng đất nước .
c- Khát vọng được cống hiến trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ (4.5 đ)
- Đến tự nhiên trong mạch cảm xúc bài thơ ,từ mùa xuân đất trời ,từ sức sống mạnh mẽ của đất nước ,nhà thơ nghĩ về ước nguyện của chính mình ,một ước mơ bình dị nhưng cao cả thể hiện khát vọng được cống hiến 
- Điều tâm niệm được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh giản dị ,tự nhiên và đẹp .
+ Đẹp và tự nhiên vì nhà thơ dùng những hình ảnh của thiên nhiên để nói lên những ước nguyện của mình: Ta làm con chim hót,ta làm một nhành hoa. Hình ảnh bông hoa ,tiếng chim ở khổ thơ đầu được lặp lại .Cấu tứ lặp tạo sự đối ứng chặt chẽ và mang ý nghĩa mới .
+Đẹp trong sự tha thiết và khiêm tốn : một tiếng chim trong giọng hót của muôn chim,một cành hoa trong hương sắc của muô hoa ,một nốt nhạc trầm trong bản hòa ca xuân muôn điệu để làm tăng thêm ý nghĩa cuộc sống .
Đại từ Ta thay cho Tôi ở đầu vừa là số ít vừ là số nhiều ; vừa nói được niềm riêng vừa nói được ước vọng chung.Tâm niệm của tác giả cũng là tâm niệm của mọi người .
Điệp ngữ dù là khẳng định để tự dặn dò mình ,là sự kiên trì thách thức thời gian.Đó là sự dâng hiến âm thầm không mệt mỏi từ lúc trẻ cho đến khi về già .Đó là khát vọng cháy bỏng suốt cuộc đời ,rất chân thành và cũng rất dứt khoát ,thể hiện quan niệm và lẽ sống cao đẹp : Sống có ích ,khiêm tốn,cống hiến cho đời .
d- Đánh giá chung: Với lời kể tự nhiên ,lời thơ tha thiết ,chân thành hai tác phẩm sáng tác trong hai hoàn cảnh khác nhau nhưng đều thể hiện lí tưởng sống cao đẹp : Sống phải biết hy sinh ,biết cống hiến sức mình cho cuộc đời .Hai tác phẩm đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc về tình yêu cuộc sống ,khát vọng sống cống hiến.(1.5 đ)
- Liên hệ với lí tưởng sống của lớp trẻ hiện nay,liên hệ bản thân. (0.5 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra HSG dot IV.doc