Bài soạn môn Hình học 9 - Tiết 1 đến tiết 70 - Trường THCS Đại Đồng

Bài soạn môn Hình học 9 - Tiết 1 đến tiết 70 - Trường THCS Đại Đồng

MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC

I. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức:

- HS biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng . Hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích.

 - Bước đầu HS biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta , do đó cần thiết phải có kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.

 - Bước đầu HS biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hoá học, trước hết là phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.

2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát và nhận xét thí nghiệm.

3. Thái độ: - GD thái độ yêu thích môn học ngay từ buổi đầu làm quen.

II. Chuẩn bị: - Hoá chất : NaOH , CuSO4 , dd HCl , đinh sắt

 - Dụng cụ : ống nghiệm , giá đỡ , ống hút cặp sắt , khay

III. Tiến trình dạy học.

1.Ổn định lớp:- Ổn định lớp.

 - Kiểm tra sĩ số.

 

doc 159 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Hình học 9 - Tiết 1 đến tiết 70 - Trường THCS Đại Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Ngày soạn:16/8/2009
Tiết: 1
Mở đầu môn hoá học
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- HS biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng . Hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích.
 - Bước đầu HS biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta , do đó cần thiết phải có kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.
 - Bước đầu HS biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hoá học, trước hết là phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát và nhận xét thí nghiệm.
3. Thái độ: - GD thái độ yêu thích môn học ngay từ buổi đầu làm quen.
II. Chuẩn bị: - Hoá chất : NaOH , CuSO4 , dd HCl , đinh sắt 
 - Dụng cụ : ống nghiệm , giá đỡ , ống hút cặp sắt , khay 
III. Tiến trình dạy học.
1.ổn định lớp:- ổn định lớp.
 - Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV : Cho HS hoạt động nhóm giao cho mỗi nhóm một khay đựng dụng cụ và hoá chất .
GV : Hướng dẫn các nhóm làm các thao tác thí nghiệm 
GV : Yêu cầu các nhóm trả lời hãy cho biết nhận xét của em về sự biến đổi của các chất trong ống nghiệm ?
GV : Nhận xét 
GV : ở thí nghiệm 2 em có thấy có hiện tượng gì khác không? So sánh với thí nghiệm 1 ?
GV : Rút ra kết luận.
HS : Nhận dụng cụ và hoạt động theo nhóm 
HS : Tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm. Quan sát hiện tượng ( dưới sự chỉ đạo của GV ) 
HS : Cử đại diện trả lời . Nhóm khác bổ sung.
HS : Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm 2 dưới sự hướng dẫn của GV. 
HS : TRả lời . Nhóm khác bổ sung.
I. Hoá học là gì ?
 1, Thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: 
Cho 1 ml d.d CuSO4 vào 1 ml d.d NaOH
Thí nghiệm 2 :
Cho 1 đinh sắt vào 1 ml d.d HCl 
 2, Quan sát :
 3, Nhận xét :
 Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.
Hoạt động 2
GV : Cho HS hoạt động nhóm gv cho mỗi nhóm 1 câu hỏi thảo luận. 
GV : Nhận xét và bổ sung. Gọi HS đọc nhận xét SGK ( tr 4 ) 
GV : Đặt câu hỏi : Hoá học có va trò như thế nào trong cuộc sống ?
GV : Nhận xét và kết luận
HS : Thảo luận theo nhóm. Cử đại diện trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung. 
HS : Đọc bài.
HS : Trả lời 
II. Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta ?
 1, Trả lời câu hỏi : 
( SGK tr 4 ) 
 2, Nhận xét 
 3, Kết luận :
 Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Hoạt động3:
GV : Cho HS đọc thông tin SGK ( tr 5 ) . GV đặt câu hỏi cho HS trả lời. 
GV : Kể câu chuyện ngắn về nguồn gốc que diêm để minh hoạ . Cho HS thảo luận nhóm : Để học tốt môn hoá học cần phải làm gì ?
GV : Nhận xét rút ra kết luận. 
HS : Đọc bài và trả lời các câu hỏi của GV. 
HS : Thảo luận suy nghĩ cử đại diện trinh bày . Các nhóm bổ sung. 
III. Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hoá học ?
 1, Khi học tập môn hoá học các em cần chú ý thực hiện các hoạt động sau :
 a, Thu thập tìm kiếm kiến thức 
 b, Xử lí thông tin
 c, Vận dụng 
 d, Ghi nhớ
 2, Phương pháp học tập môn hoá học như thế nào là tốt ?
( SGK tr 5 ) 
4, Củng cố: - Gọi 2 em đọc ghi nhớ trang 5
	 - GV đặt 1 số câu hỏi củng cố :+Hoá học là gì ?
	 + Trong cuộc sống của chúng ta hoá học có vai trò gì không ?
	 + Muốn học tốt môn hoá học các em cần phải làm gì ?
	5, Hướng dẫn học ở nhà :
 	 - Học thuộc ghi nhớ trang 5 , về nhà đọc trước bài 2.
IV. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:17/8/2009
Tiết: 2
Chất
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- HS phân biệt được vật thể tự nhiên và nhân tạo, vật liệu và chất. Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
 - Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp 1 số chất.
2. Kỹ năng:
 - HS được rèn luyện kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. Mỗi chất có những tính chất vật lí và hoá học nhất định biết mỗi chất được sử dụng để làm gì là tuỳ theo tính chất của nó.
 - Biết dựa vào tính chất của chất để nhận biết và giữ an toàn khi dùng hoá chất.
3. Thái độ: - GD ý thức ham học, ứng dụng kiến thức đã biết về chất để vận dụng, sử dụng các chất cho hợp lý trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - 1 số mẫu chất : S , P đỏ , Al, Cu , NaCl tinh
 - Chai nước khoáng ( có ghi thành phần trên nhãn ) và 5 ống nước cất.
2. Học sinh: Đọc trước bài mới.
III. Tiến trình dạy học
1.ổn định lớp. - ổn định lớp.
 - Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV : Các em hãy quan sát và kể tên những vật cụ thể quanh ta ?
GV : Bổ sung và chỉ ra 2 loại vật thể tự nhiên và nhân tạo. Thông báo về thành phần của 1 số vật thể tự nhiên và đặt câu hỏi : hãy cho biết vật thể nào có thể được làm từ những vật liệu này ? Chỉ ra đâu là chất đâu là hỗn hợp của 1 số chất ?
GV: Tổng kết thành sơ đồ trên bảng cho hs thảo luận nhóm . Chất có ở đâu? 
GV: Nhận xét va bổ sung dựa theo sơ đồ đi đến kết luận, đọc mẫu 1 số tên hoá học.
HS : Trả lời . HS khác bổ sung. 
HS : Suy nghĩ trả lời . HS khác nhận xét.
HS : Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . Nhóm khác bổ sung. 
HS : Lắng nghe và ghi bài 
I. Chất có ở đâu ?
- Có 2 loại vật thể :
 + Vật thể tự nhiên gồm 1 số chất khác nhau. 
 + Vật thể nhân tạo được làm từ vật liệu . Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp 1 số chất.
 - ở đâu có vật thể nơi đó có chất.
Hoạt động 2
GV: Nêu 1 số tính chất của chất cho HS quan sát 1 số mẫu chất : S , Al , P đỏ , Cu . Nêu nhận xét 1 số tính chất bề ngoài .
GV: Nhận xét. Hướng dẫn HS sử dụng dụng cụ đo, hướng dẫn cách viết số liệu.
GV: Cho HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm thử tính tan của đường và muối . Thử tính dẫn điện: 
 + Giữa S và Al 
 + Giũa P đỏ và Cu 
GV: Gọi HS nêu nhận xét.
GV: Bổ sung và rút ra kết luận. 
 GV: Cho HS hoạt động nhóm phân biệt cồn và nước ? Rút ra nhận xét về tính chất của cồn và nước có gì giống và khác nhau ?
GV: Bổ sung và rút ra kết luận. Giải thích và nói rõ cách sử dụng chất :
 Sử dụng H2SO4 , SO2
GV: Nêu câu hỏi : Tại sao cao su lại được dùng chế tạo lốp xe ? nhôm dùng làm dây dẫn điện ?
GV : Nhận xét và bổ sung .
HS : Quan sát và trả lời câu hỏi . HS khác bổ sung.
HS : Hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV.
HS : Cử đại diện nhóm nêu nhận xét. Nhóm khác bổ sung.
HS : Hoạt động nhóm . Cử đại diện trả lời.
HS : Lắng nghe.
HS : Trả lời .
II. Tính chất của chất.
 1, Mỗi chất có những tính chất chất nhất định.
 a, Quan sát.
 b, Dùng dụng cụ đo.
 - tonc S = 113oc
 c, Làm thí nghiệm
 2, Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ?
 a, Giúp phân biệt chất này với chất khác. Tức nhận biết được chất.
 b, Biết cách sử dụng chất.
 c, Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất.
4, Củng cố
 - Cho HS làm bài tập 1, 2, 3 ( tr 11 ) vào vở gọi HS chữa bài . GV nhận xét. 
- GV hệ thống hoá kiến thức trọng tâm : Chất có ở đâu và chất có những tính chất gì ?
 	5, Hướng dẫn học ở nhà : - Xem kĩ phần đã học 
	 - Về nhà làm bài tập 4 +5 +6 ( tr 11)
	 - Về đọc trước phần III trang 9
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần: 2
Ngày soạn:20/8/2009
Tiết: 3
Chất(tiếp)
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- HS phân biệt được chất và hỗn hợp: 1 chất chỉ khi không lẫn chất nào khác ( chất tinh khiết ) mới có những tính chất nhất định , còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không.
 - Biết được nước tự nhiên là 1 hỗn hợp và nước cất là chất tinh khiết .
2. Kỹ năng:
 - Biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chát để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp .
3. Thái độ:
- GD cho HS yêu thích môn học, ý thức chăm chỉ học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Dụng cụ để làm thí nghiệm đo nhiệt độ nóng chảy của S và đun nóng hỗn hợp nước muối.
 - Dụng cụ thử tính dẫn điện.
2. Học sinh: Làm bài tập ở nhà và đọc trước bài mới.
III. Tiến trình dạy học:
1.ổn định lớp:
- ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài 5 ( tr 11 ).
- Muốn học tốt môn hoá học em phải làm gì ?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV: Cho HS hoạt động nhóm : Quan sát nước khoáng và ống nước cất.
? Vậy nước khoáng và nước cất chúng có những gì giống nhau ? 
? Nêu ứng dụng của nước khoáng và nước cất ?
GV: Bổ sung phân tích sự khác nhau từ việc sử dụng nước cất. Vậy nước cất dùng để tiêm và pha chế thuốc, còn nước khoáng thì không.Rút ra kết luận.
HS : Hoạt động nhóm . Quan sát.
HS : Cử đại diện nhóm trả lời . Nhóm khác bổ sung
III. Chất tinh khiết. 
 1, Hỗn hợp.
 - Nước cất là chất tinh khiết ( không có lẫn chất khác ).
 - Nước khoáng có lẫn 1 số chất tan gọi lá hỗn hợp.
Hoạt động 2:
GV: Giới thiệu hình vẽ 1.4a quá trình chung cất nước tự nhiên.
GV: Cho HS hoạt động nhóm thảo luận: Làm thế nào để khẳng định được nước cất là chất tinh khiết ?
GV: Nhận xét.
Gv: Dẫn dắt để HS hiểu được chất tinh khiết có những tính chất nhất định.
HS: Lắng nghe.
HS: Cử đại diện trả lời . Nhóm khác bổ sung.
HS: Liên hệ thực tế khi đun nước những giọt nước đọng trên ấm đun nước chứng tỏ nước cất là chất tinh khiết.
2, Chất tinh khiết 
tonc = 0oc , tos = 100oc 
D = 1g / cm3
Hoạt động 3:
GV: Cho HS hoạt động nhóm : Hướng dẫn cách làm theo từng bước. 
 - Bỏ muối vào nước khuấy cho tan. 
 - Đun nóng, nước sôi và bay hơi.
 - Muối ăn kết tinh.
GV: Dựa vào đâu để ta có thể tách riêng được 1 chất ra khỏi hỗn hợp ? 
GV: Bổ sung rút ra kết luận.
HS: Hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm. Quan sát hiện tượng.
HS : Trả lời 
3, Tách chất ra khỏi hỗn hợp. 
 Thí nghiệm : SGK ( tr 10 )
 - Dựa vào tính chất vật lí khác nhau ta có thể tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp. 
4.Củng cố
	 - Gọi 2 em đọc ghi nhớ ( tr 11 ) 
	 - GV củng cố toàn bài :
	 + Chất có ở đâu? Mỗi chất có những tính chất gì ?
	 + Thế nào là chất tinh khiết? Chất hỗn hợp ?
	 - Học sinh hoạt động nhóm: Làm bài tập 7 ( tr 11 ) . Đại diện lên trình bày . Gv thống nhất đáp án .
	5, Hướng dẫn học ở nhà :
	 - Học thuộc ghi nhớ sgk ( 11 )
	 - Về làm bài tập 2.2 + 2.6 ( trang 4 ) 
	 - Nhắc các nhóm giờ sau mang : Nến, S, muối ăn, cát, nước sạch.
IV. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:21/9/2009
Tiết: 4
bài thực hành số 1
I. Mục đích yêu cầu.
- HS làm quen và biết cách sử dụng 1 số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
- HS nắm được 1 số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
- Thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất . Qua đó thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất.
- Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Hoá chất: S, pa ra fin, muối ăn, nước, cát.
- Dụng cụ: ống nghiệm, cặp gỗ, phễu thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, nhiệt kế, đèn cồn, giấy lọc (1 ... C.Tổ chức hoạt động dạy và học: 
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1: 
Kiểm tra: 
+ Định nghĩa dung dịch?
+ Định nghĩa nồng độ phần trăm và nồng độ mol?
+ Viết biểu thức tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm? (ghi góc bảng) 
Giáo viên: Nêu mục tiêu của tiết thực hành.
Hoạt động 2: 
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 1.
? Tính toán khối lượng đường và khối lượng nước?
? Nêu cách pha?
Giáo viên: Yêu cầu học sinh tính toán và pha theo nhóm?
Giáo viên: Yêu cầu học sinh tính toán và pha theo nhóm?
Giáo viên: Yêu cầu học sinh tính toán và pha theo nhóm?
I/ Tiến hành thí nghiệm.
1, thí nghiệm 1:
Tính toán và pha chế 50 gam dd đường 15%.
+ Tính toán:
mđường = = 7,5 gam.
mnước = 50 – 7,5 = 42,5 gam.
+ Pha chế:
Cân 7,5 gam đường cho vào cốc thuỷ tinh 100ml (cốc 1)
Đong 42,5 ml nước, đổ vào cốc 1 và khuấy đều. Ta được 50 gam dd đường 15%.
2, Thí nghiệm 2:
Pha chế 100 ml dd NaCl 0,2M
+ Tính toán.
Số mol NaCl cần dùng là:
 nNaCl= 0,2 . 0,1 = 0,02 mol
Khối lượng NaCl cần lấy là:
mNaCl = 0,02 . 58,5 = 1,17 gam.
+ Cách pha: Cân 1,17 g NaCl khan cho vào cốc chia độ (cốc 2), rồi rót từ từ nước vào cho đến vạch 100 ml. Ta được 100 ml dd NaCl 0,2M
3 Thí nghiệm 3:
4, Thí nghịêm 4: 
Hoạt động 3: 
Giáo viên: Yêu cầu các nhóm hoàn thành tường trình tại lớp
Hướng dẫn về nhà.
+ Học bài.
+ Làm các bài tập vào vở.
+ Ôn tập chương ttrình. 
II/ Tường trình.
Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn:
Tiết : 68
ôn tập học kỳ II (Tiết 1)
A.Mục tiêu: 
	1, Học sinh được hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ II.
	2, rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng về các tính chất hoá học của ôxi, hiđrô, nước.
	3, Học sinh được liên hệ với các hiện tượng xảy ra trong thực tế.
4.Trọng tõm: 
B.Chuẩn bị: 
. Giáo viên: Bảng phụ; phiếu học tập. 
. Học sinh: Ôn tập. 
C.Tổ chức hoạt động dạy và học: 
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1: 
Giáo viên: Giới thiệu mục tiêu của tiết ôn.
? Em hãy cho biết học kỳ II chúng ta đã học những chất cụ thể nào?
Giáo viên: Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
Bài tập 1: 
 Em hãy nêu tính chất hoá học của ôxi, hiđrô, nước ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ cho các phản ứng trên?
? Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét? 
Giáo viên: Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
Bài tập 2: 
Viết các phương trình phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau:
a, Phôtpho + ôxi
b, Sắt + ôxi
c, Hiđrô + sắt III ôxit
d, Lưu huỳnh tri ôxit + nước
e, Bari ôxit + nước
f, Biri + nước.
 Cho biết các loại phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?
? Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét? 
? Định nghĩa: phản ứng hoá hợp, phản ứng thế, phản ứng ôxi hoá khử, phản ứng phân huỷ?
I/ Tính chất hoá học của ôxi, hiđrô, nước và định nghĩa các loại phản ứng.
Bài tập :
a, 4P + 5O2 2P2O5
b, 3Fe + 2O2 Fe2O3
c, 3H2+ Fe2O3 2Fe+ 3H2O
d, SO3 + H2O đ H2SO4
e, BaO + H2O đ Ba(OH)2
f, Ba + H2O đ Ba(OH)2 + H2ư
+ Phản ứng hoá hợp gồm:a,b.d,e.
+ Phản ứng ôxi hoá khử (cũng thuộc loại phản ứng thế) gồm: c, f.
Hoạt động 2: 
Giáo viên: Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
Bài tập 3: 
Viết các phương trình phản ứng:
a, Nhiệt phân kalipemanganat.
b, Nhiệt phân kaliclorat.
c, Kẽm + axit clohiđric
d, Nhôm + axit sunfuric loãng
e, Natri + nước
f, Điện phân nước.
 Trong các phản ứng trên phản ứng nào dùng để điều chế ôxi, hiđrô trong phòng thí nghiệm?
 Cách thu khí H2 và O2 có gì giống và khác nhau?
? Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét? 
II/ Cách điều chế ôxi, hiđrrô.
Bài tập:
a, 2KMnO4K2MnO4 + 
 MnO2+ O2ư
b, 2KClO32KCl + 3O2ư
c, Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2ư
d, 2Al + 6HCl đ 2AlCl3 + 3H2ư
e, 2Na + 2H2O đ 2NaOH + H2ư
f, 2H2O 2H2ư + O2ư
+ Phản ứng dùng để điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm:a, b.
+ Phản ứng dùng để điều chế hiđrô trong phòng thí nghiệm:c, d, e.
Hoạt động 3: 
Giáo viên: Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
Bài tập 4: 
Phân loại và gọi tên các chất sau:
K2O, Mg(OH)2, H2SO4, AlCl3, Na2CO3, CO2, Fe(OH)3, HNO3, Ca(HCO3)2, K3PO4, HCl, H2S, CuO, Ba(OH)2.
? Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét? 
? Định nghĩa, viết công thức chung của: ôxit, axit, bazơ, muối? 
Hướng dẫn về nhà.
+ Học bài.
+ Làm các bài tập vào vở.
+ Ôn tập. 
III/ Ôn tập các khái niệm: ôxit, axit, bazơ, muối.
Bài tập 4:
+ Gọi tên ôxit: (RxOy)
K2O: kali ôxit
CO2: cácbon đi ôxit
CuO: đồng II ôxit
+ Gọi tên bazơ: (M(OH)m)
Mg(OH)2: magiê hiđrôxit
Fe(OH)3: sắt III hiđrôxit
Ba(OH)2: bari hiđrôxit
+ Gọi tên axit: (HnA)
H2SO4: axit sunfuric
HNO3: axit nitơric
HCl: axit clohiđric
H2S: axit sufua hiđric
+ Muối: MxAy.
Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn:
Tiết : 69
ôn tập học kỳ II (Tiếp)
A.Mục tiêu: 
	1, Học sinh được ôn lại các khái niệm như dung dịch, độ tan, dd bão hoà, nồnh độ phần trăm, nồng độ mol.
	2, Rèn luyện khả năng làm các bài tập về tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol, hoặc tính các đại lượng khác trong dd
	3, Tiếp tục rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm các loại bài tập tính theo phương trình có sử dụng đến nồng độ phần trăm và nồng độ mol.
4.Trọng tõm: 
B.Chuẩn bị: 
. Giáo viên: Bảng phụ; phiếu học tập. 
. Học sinh: Ôn tập. 
C.Tổ chức hoạt động dạy và học: 
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1: 
Giáo viên: Nêu mục tiêu của tiết ôn tập.
? Khái niệm: Dung dịch, dung dịch bão hoà, độ tan, nồng độ phần trăm, nồng độ mol?
Giáo viên: Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
Bài tập 1: 
 Tính số mol và khối lượng chất tan có trong:
a, 47 gam dd NaNO3 bão hoà ở nhiệt độ 200C.
b, 27,2 gam dd NaCl bão hoà ở 200C.
(Biết SNaNO3 ở 200C = 88g; SNaCl ở 200C = 36g)
? Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét? 
Giáo viên: Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
Bài tập 2: 
Hoà tan 8g CuSO4 trong 100 ml H2O. Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dd thu được?
? Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét? 
Giáo viên: Đặt câu hỏi gợi ý:
? Nêu biểu thức tính: C%, CM?
? Để tính được CM của dd ta phải tính các đại lượng nào? Biểu thức tính?
 ? Để tính được C% của dd ta phải tính các đại lượng nào? Biểu thức tính?
I/ Ôn tập các khái niệm về dung dịch, dung dịch bão hoà, độ tan.
Bài tập 1:
a, ở 200C:
Cứ trong 100g nước hoà tan được tối đa 88g NaNO3 tạo thành 188g NaNO3 bão hoà.
đ Khối lượng NaNO3 có trong 47g dd bão hoà (ở 200C) là:
mNaNO3 = = 22g
nNaNO3 = = 0,295 (mol)
b, 100g nước hoà tan tối đa 36g NaCl tạo thành 136g dd bão hoà (ở 200C)
đ Khối lượng NaCl có trong 27,2g dd NaCl bão hoà (ở 200C) là: mNaCl = = 7,2g
 mNaCl = = 0,123 (mol)
Bài tập 2:
a, Tính nồng độ mol của dd:
 nCuSO4 = = = 0,05 (mol)
đ CM (CuSO4) = = = 0,5M
b, Tính C% của dd:
 Đổi 100 ml H2O = 100g 
 (Vì:DH2O = 1g/ml)
đ mdd (CuSO4) = 100 + 8 = 108g
đ C% = .100% = 7,4%
Hoạt động 2: 
Giáo viên: Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
Bài tập 3: 
Cho 5,4 gam Al vào 200 ml dd H2SO4 1,35M.
a, Kim loại hay axit cò dư? (sau khi phản ứng trên kết thúc). Tính khối lượng còn dư lại?
b, Tính thể tích khí thoát ra ở đktc?
c, Tính nồng độ mol của dd tào thành sau phản ứng.Coi thể tích của dd thay đổi không đáng kể?
? Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét? 
Giáo viên: Đặt câu hỏi gợi ý:
? Xác định chất dư bằng cách nào?
? Hãy tính số mol của các chất tham gia phản ứng?
? Viết phương trình phản ứng?
? Viết biểu thức tính thể tích của các chất khí?
? Tính thể tích của khí H2? 
Giáo viên: Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
Bài tập 4: 
Hoà tan 8,4g Fe bằng dd HCl 10,95%
 (vừa đủ).
a, Tính thể tích khí thu được(đktc)
b, Tình khối lượng axit cần dùng
c, Tính nồng độ phần trăm của dd sau phản ứng.
? Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét? 
Giáo viên: Yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở? 
Hướng dẫn về nhà.
+ Học bài.
+ Làm các bài tập vào vở.
+ Ôn tập giờ sau kiểm tra học kỳ. 
II/ Luyện tập: các bài toán tính theo phương trình có sử dụng đến CM, C% .
Bài tập 3:
a, nAl = = = 0,2 (mol) 
 nH2SO4 = CM.V 
 = 1,35.0,2=0,27 (mol)
PTHH: 
2Al+3H2SO4đ Al2(SO4)3 + 3H2ư
Sau phản ứng Al còn dư.
Theo phương trình:
nAl (phản ứng) = . nH2SO4
 = 0,18 (mol)
 nH2SO4 (dư) = 0,2- 0,18 = 0,02 mol
mAl (dư) = 0,02 .27 = 0,54 (gam)
b, Theo phương trình:
 nH2 = nH2SO4 = 0,27 mol
đ VH2 = 6,048 (lít) 
c, Theo phương trình:
nAl2(SO4)3 = nAl = 0,09 mol
Vdd(sau phản ứng) = Vdd(H2SO4)
 = 0,2 (lít)
CM(Al2SO4)= = 0,45M
Bài tập 4:
PTHH:
 Fe + 2HCl đ FeCl2 + H2ư
a, VH2 = 3,36 (lít)
b, mHCl (10,95%) = 100g
c, C% (FeCl2) = 17,6%
Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn:
Tiết : 70
Kiểm tra viết học kỳ II.
A.Mục tiêu: 
	1, Kiểm tra, đánh giá khả năng nhận thức của mỗi học sinh về kiến thức môn hoc trong chương trình hoá học lớp 8.
	2, Rèn kỹ năng viết công thức hoá học, phương trình hoá học, và giải toán định lượng.
4.Trọng tõm: 
B.Chuẩn bị: 
+ Giáo viên: Đề bài - Đáp án – Biểu điểm. 
+ Học sinh: Ôn tập. 
C.Tổ chức hoạt động dạy và học: 
	1, ổn định.
	2, Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	3, Đọc – Phát đề. 
Đề bài.
Phần I: Trắc nghiệm. Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng sau:
 Bài1: Hoà tan 10 gam muối ăn vào 40 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:
a) 25%	b) 20%	c) 2,5%	d) 2%
 Bài 2: Hoà tan 8 gam NaOH vào nước để có được 50 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là:
	a) 1,6M	b) 4M	c) 0,4M	d) 6,25M.
Bài 3: ( Dành cho học sinh lớp A )
Hoà tan 9,4 gam K2O vào nước, thu được 100 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là :
a) 1M 	b) 2M 	c) 0,094M	d)9,4M.
Phần II: Tự luận.
 Bài4: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
	a, P + O2 --> ?
	b, Mg + ? --> MgCl2 + ?
	c, H2 + ? --> Cu + ?
	d, ? + ? --> Al2O3 
	e, KClO3 --> ? + O2
 Trong các phản ứng trên, phản ứng nào thuộc loại phản ứng hoá hợp? Phản ứng nào thuộc loại phản ứng phân huỷ.
 Bài 5:Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 100 gam dung dịch HCl 14,6%.
 a)Viết phương trình phản ứng xảy ra.
 b)Tính thể tích khí thoát ra (đktc).
 c)Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.
Đáp án – Biểu điểm.
Bài 1: (1,5 điểm)
	b) 20%
Bài 2: (1,5 điểm)
	b) 4M	
Bài 3:
a,1M
Bài 4: (3 điểm)
	Mỗi phương trình đúng cho. (0,5 điểm)
	a, 4P + 5O2 2P2O5
	b, Mg + 2HCl đ MgCl2 + H2ư
	c, H2 + CuO Cu + H2O
	d, 4Al + 3O2 đ 2Al2O3
	e 2KClO3 2KCl + 3O2ư
+ Phản ứng hoá hợp: a, d.	 (0,25 điểm)
+ Phản ứng phân huỷ: e. 	 ( 0,25 điểm)
Bài 5: (4 điểm)
a, PTHH: Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2ư 	(0,5 điểm)
	nZn = 0,1 mol
	nHCl = 0,4 mol đ HCl dư 	(0,5 điểm)
b, Theo phương trình:
	nH2 = nZn = 0,1 mol
VH2 = 0,1 . 22,4 = 2,24 (lít)
c, Dung dịch sau phản ứng có ZnCl2 và HCl dư
	mdd sau phản ứng = 6,5 + 100 – 0,2 = 106,3 gam
Theo phương trình:
	nZnCl2 = nZn = 0,1 mol
	mZnCl2 = 0,1 . 136 = 13,6 gam
C% ZnCl2 = . 100% = 12,79%
	mHCl (dư) = 14,6 – (0,2.36,5) = 7,3 gam
C% HCl (dư) = , 100% = 6,87%
4, Thu bài nhận xét giời kiểm tra.
	5, Dặn dò: Ôn tập hè.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an HOA HOC.doc