Bài soạn môn Hình học 9 - Tiết 33: Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp)

Bài soạn môn Hình học 9 - Tiết 33: Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp)

A. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: HS nắm được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính

của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn . Nắm được khái niệm tiếp tuyến chung của 2 đường tròn

 2. Kỹ năng : Biết vẽ hai đường tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong, biết vẽ tiếp tuyến chung của 2 đường tròn

Biết xác định vị trí tương đối của hai đường tròn dựa vào hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính , thấy được 1 số hình ảnh thực tế về vị trí tương đối của hai đường tròn

 3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, chính xác

B. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, compa, phấn màu

 2. Học sinh: Thước thẳng, compa, bút chì , ôn tập bất dẳng thức tam giác

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Hình học 9 - Tiết 33: Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 33
Ngày soạn: 08/01/09
Ngày giảng: 09/01/09-9BC
 Vị trí tương đối của hai đường tròn ( Tiếp )
A. Mục tiêu 
 1. Kiến thức:
HS nắm được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính
của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn . Nắm được khái niệm tiếp tuyến chung của 2 đường tròn 
 2. Kỹ năng :
Biết vẽ hai đường tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong, biết vẽ tiếp tuyến chung của 2 đường tròn 
Biết xác định vị trí tương đối của hai đường tròn dựa vào hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính , thấy được 1 số hình ảnh thực tế về vị trí tương đối của hai đường tròn 
 3. Thái độ:
Cẩn thận, trung thực, chính xác 
B. Chuẩn bị
 1. Giáo viên:
Bảng phụ, thước thẳng, compa, phấn màu 
 2. Học sinh:
Thước thẳng, compa, bút chì , ôn tập bất dẳng thức tam giác 
C. Tiến trình dạy – học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ1: Kiểm tra
Gv nêu câu hỏi kiểm tra 
+ Giữa hai đường tròn có những vị trí tương đối nào ? Nêu định nghĩa? 
HS1: hai đường tròn có 3 vị trí tương đối ( cắt nhau, tiếp xúc nhau, không giao nhau)
+ Phát biểu tính chất của đường nối tâm, định lí về hai đường tròn cắt nhau, tiếp xúc nhau ?
HS2: Nêu tính chất của đường nối tâm, định lí về hai đường tròn cắt nhau, tiếp xúc nhau ?
Gv đánh giá, nhận xét 
HS nhận xét, bổ sung 
HĐ 2: Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính
GV: Trong mục này ta xét hai đường tròn là (O,R) và (O', r) với R r
a, Hai đường tròn cắt nhau
HS nắm bắt và thu thập thông tin
GV đưa H.90 trên bảng phụ và yêu cầu:
+ Có nhận xét gì về độ dài đoạn nối tâm OO' với các bán kính R, r ? 
+ Hãy chứng minh điều đó ?
Hai đường tròn (O) và (O') cắt nhau thì ta có:
 R - r < OO' < R + r 
?1- SGK: 
Xét tam giác OAO' có :
OA - O'A < OO' < OA + OA'OA - O'A < OO' < OA + OA'
hay R - r < OO' < R + r 
GV đưa hình 91 và 92 trên bảng phụ, y/c HS quan sát và nêu nhận xét:
b, Hai đường tròn tiếp xúc nhau: 
HS quan sát bảng phụ và nêu nhận xét
?2 - SGK 
+ Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm và hai tâm có quan hệ với nhau như thế nào? 
+ Nếu (O) và (O') tiếp xúc ngoài thì A nằm giữa O và O' thì tiếp điểm và 2 tâm cùng nằm trên 1 đường thẳng
OO' = OA + OA'
hay OO' = R + r
+ Nếu (O) và (O') tiếp xúc ngoài thì đoạn nối tâm OO' có quan hệ với các bán kính như thế nào ? 
+ Nếu (O) và (O') tiếp xúc trong thì O' nằm giữa O và A OO' + O'A = OA
 OO' = R - r
+ Tương tự nếu ( O) và (O') tiếp xúc trong ?
+ Nếu (O) và (O') tiếp xúc trong thì O' nằm giữa O và A OO' + O'A = OA
 OO' = OA - O'A
 = R - r
GV đưa hình 93 và 94 trên bảng phụ, y/c HS quan sát và nêu nhận xét:
c, Hai đường tròn không giao nhau 
HS quan sát bảng phụ và nêu nhận xét
+ Nếu (O) và (O') ở ngoài nhau thì đoạn thẳng nối tâm OO' so với (R+r) như thế nào
+ Nếu (O) và (O') ở ngoài nhau thì 
 OO' > R + r HS: OO' = OA + AB + BO'
 OO' = R + AB + r 
 OO' > R + r
+ Nếu (O) và (O') đựng nhau thì đoạn thẳng nối tâm OO' so với (R- r) như thế nào?
+ Nếu (O) và (O') đựng nhau thì 
OO' = OA - BA - O'B
OO' = R - r - BA 
 OO' < R - r
GV đưa bảng phụ các hệ thức đã chứng minh được và nhấn mạnh 
HS quan sát và nắm bắt thông tin
HĐ3: Tiếp tuyến chung của hai đường tròn
Gv đưa hình vẽ 95 và 96 trên bảng phụ và giới thiệu :
O 
 O'
d2
 d1
d1 , d2 tiếp xúc với cả hai đường tròn (O) và (O') là các tiếp tuyến chung của đường tròn (O) và (O') 
 HS quan sát hình vẽ và nắm bắt thu thập thông tin 
GV tổ chức HS thảo luận trả lời
 ?3 - SGK . 122
?3 - SGK:
+ H.97a, H.97b, H.97c có tiếp tuyến chung 
+ H.97d không có tiếp tuyến chung
Gv cho Hs quan sát hình 98 để nắm bắt 1 số hình ảnh thực tế trong đời sống về những vị trí tương đối của hai đường tròn 
Gv cho HS lấy thêm 1 số hình ảnh thực tế và chỉ rõ số điểm chung và vị trí của nó 
HS lấy thêm 1 số hình ảnh thực tế để minh hoạ cho các vị trí tương đối của đường tròn
Gv nhấn mạnh lại các hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính ứng với các vị trí tương đối của hai đường tròn 
HS qaun sát H. 98 và nắm bắt HS nắm bắt và ghi nhớ 
HĐ4: Hướng dẫn về nhà
+ Nắm vững các hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính ứng với các vị trí tương đối cảu hai đường tròn
+ Tìm thêm 1 số hình ảnh thực tế về các vị trí tương đối đó 
+ Bài tập về nhà: 35, 36, 37 ( SGK - 122 + 123 )
+ Giờ sau tiến hành Luyện tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 33-VTTD cua 2DT (tiep).doc