Bài soạn Ngữ văn 9 đủ cả năm

Bài soạn Ngữ văn 9 đủ cả năm

TUẦN 1

 Tiết 1+2

 (ngày)

VĂN BẢN:

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp h/sinh:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

B/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

* Ổn định lớp:

- Thế nào là văn bản thuyết minh ?

- Hãy kể tên một văn bản viết về Bác Hồ em đã học ở lớp 8 ? Văn bản đó viết về vấn đề gì ?

* Bài mới:

Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Tìm hiểu văn bản này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó.

 

doc 400 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 đủ cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c
tuần 1
 Tiết 1+2
 (ngày) 
văn bản:
phong cách hồ chí minh
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh: 
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
b/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
- Thế nào là văn bản thuyết minh ?
- Hãy kể tên một văn bản viết về Bác Hồ em đã học ở lớp 8 ? Văn bản đó viết về vấn đề gì ?
* Bài mới:
Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Tìm hiểu văn bản này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó. 
 ? Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm.
G/v hướng dẫn h/sinh đọc:
Giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết.
G/v đọc đoạn đầu.
H/sinh đọc đoạn tiếp đến hết bài.
G/v gọi học sinh giải nghĩa các từ:
Phong cách ? Hiền triết ? Danh nho ?
Giải thích thêm:
Bất giác: một cách tự nhiên, ngẫu nhiên không dự định trước.
Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kỳ bày vẽ.
? Văn bản thuộc kiểu văn bản gì.
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản.
? Văn bản có thể chia làm mấy phần. Nêu ý chính của mỗi phần.
? Em thấy tác giả có vai trò gì trong văn bản này.
- Trình bày sáng rõ các biểu hiện vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
- Kết hợp bày tỏ niềm tự hào về vẻ đẹp đó.
(H/sinh đọc lại đoạn 1.)
? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hóa của Bác Hồ như thế nào.
Vốn tri thức văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng: ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Bác Hồ. Cách viết so sánh bao quát để khẳng định giá trị của nhận định.
? Bằng những con đường nào Người có vốn văn hóa ấy.
 - Ghé lại nhiều hải cảng, thăm các nước châu Phi, châu á, châu Mỹ.
 - Sống dài ngày ở Pháp, ở Anh.
 - Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Hoa, Nga.
 ? Em hãy bổ sung để làm rõ thêm những biểu hiện văn hóa đó ở Bác.
 Bác làm thơ bằng chữ Hán, viết văn bằng tiếng Pháp.
? Cách tiếp xúc văn hóa của Bác có gì đặc biệt.
 -Trong cuộc đời đầy truân chuyên, trên những con tàu vượt trùng dương.
 - Người đã làm nhiều nghề.
 - Đến đâu Người cũng học hỏi, tiếp xúc, tìm hiểu văn hóa nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.
 - Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của CNTB..
 - Nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây, chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa.
? Em hiêủ thế nào là “cuộc đời truân chuyên” và thế nào là “sự uyên thâm văn hóa”.
 - Cuộc đời đầy những gian nan vất vả.
 - Tri thức văn hóa đạt đến độ sâu sắc.
? Cách tiếp xúc văn hóa như thế đã cho thấy vẻ đẹp nào trong phong cách Hồ Chí Minh.
(Học sinh thảo luận nhóm.)
? Tác giả đã bình luận gì về những biểu hiện văn hóa đó của Bác.
“Nhưng điều kỳ lạ là  hiện đại”.
? Theo em điều kỳ lạ nhất trong phong cách Hồ Chí Minh là gì.
? Em hiểu những “ảnh hưởng quốc tế” và cái gốc “văn hóa dân tộc” ở Bác như thế nào.
- Bác tiếp thu các giá trị văn hóa của nhân loại. Văn hóa của Bác mang tính nhân loại.
 - Bác giữ vững các giá trị văn hóa nước nhà. Văn hóa của Bác mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
? Từ đó em hiểu thêm những gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
? Để làm rõ đặc điểm phong cách văn hóa Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào.
? Các phương pháp thuyết minh đó đem lại hiệu quả gì.
? Ngoài sử dụng các phương pháp thuyết minh, tác giả còn sử dụng các phương pháp biểu đạt nào.
? Vậy, theo em phong cách văn hóa của Bác Hồ có được là do đâu.
(Học sinh đọc đoạn 2.)
? Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào.
 - “Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”; ... “cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ ”.
 - Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôI dép lốp thô sơ.
 - Tư trang ít ỏi: “Chiếc va li con với bộ quần áo, vài vật kỷ niệm ”.
 - Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu lối sống đó của Bác của tác giả.
? Từ đó, vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác được làm sáng tỏ.
? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao.
( H/sinh đọc: “Và Người  thể xác”.)
? Trong phần này tác giả giới thiệu lối sống của Bác bằng cách nào.
? Cách giới thiệu ấy có tác dụng gì.
 - Nêu bật sự kết hợp giữa vĩ đại và bình dị ở nhà cách mạng Hồ Chí Minh.
 - Làm sáng tỏ cách sống bình dị, trong sáng của Bác.
 - Thể hiện niềm cảm phục, tự hào của người viết.
? Theo tác giả cách sống bình dị của Bác là “Một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống”. Em hiểu thế nào về nhận xét này.
(Thảo luận nhóm – Nhóm 1, 2)
 - Quan niệm thẩm mỹ: quan niệm về cái đẹp.
 - Với Bác, sống như thế là đẹp.
 - Mọi người đều nhận thấy đó là cách sống đẹp.
? Tại sao tác giả có thể khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
(Thảo luận nhóm – nhóm 3,4.)
 - Sự bình dị gắn với thanh cao trong sạch. Tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính vụ lợi => Tâm hồn được thanh cao, hạnh phúc.
 - Sống thanh bạch, giản dị, thể xác không phải gánh chịu ham muốn, bệnh tật -> thể xác được thanh cao hạnh phúc.
? Từ đó, em nhận thức được gì về vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác Hồ.
? Để làm rõ và nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách Hồ Chí Minh, người viết đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào.
? Ta có thể tóm tắt những vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh ntn.
? Văn bản đã bồi đắp thêm tình cảm nào của chúng ta đối với Bác Hồ.
Quý trọng, thương mến, tự hào, biết ơn, noi gương.
I. giới thiệu chung:
- Trích từ bài viết: “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” trong “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Lê Anh Trà.
II. đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc: 
2. Chú thích: 
3. Kiểu loại văn bản: Văn bản nhật dụng.
- Phương thức thuyết minh.
4. Bố cục: 2 phần.
- Phần 1: Từ đầu đến “ hiện đại” – Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Hồ Chí Minh.
- Phần 2: Còn lại - Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh.
5. Phân tích: 
a, Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Bác.
=> Trên con đường hoạt động cách mạng.
=> Trong lao động
=> Học hỏi nghiêm túc.
=> Tiếp thu có định hướng.
- Có nhu cầu cao về văn hóa.
- Có năng lực văn hóa.
- Ham học hỏi, nghiêm túc trong tiếp cận văn hóa.
- Có quan điểm rõ ràng về văn hóa.
- Là sự kết hợp hài hòa những phẩm chất rất khác nhau, thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh. Đó là: truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị.
- Bác là người biết kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa.
- Đó là kiểu mẫu của tinh thần tiếp nhận văn hóa ở Hồ Chí Minh.
- So sánh.
- Liệt kê.
- Kết hợp bình luận.
=> Đảm bảo tính khách quan cho nội dung được trình bày, đó là văn hóa Hồ Chí Minh. Khơi gợi ở người đọc cảm xúc tự hào, tin tưởng.
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa những lời kể là lời bình luận “Có thể nói  Hồ Chí Minh”, “Quả như  trong cổ tích”.
=> Đó là nhờ thiên tài, nhờ Bác đã dày công học tập và rèn luyện không ngừng trong suốt bao nhiêu năm, suốt đời hoạt động cách mạng đầy gian truân.
b, Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
=> Nơi ở và nơi làm việc đơn sơ.
=>Trang phục hết sức giản dị, tư trang ít ỏi.
=> ăn uống đạm bạc.
- Ngôn ngữ giản dị, với những từ chỉ số lượng ít ỏi, cách nói dân dã (chiếc, vài, vẻn vẹn, ).
- Liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực trong đời sống của Bác.
- Giản dị lại vô cùng thanh cao, sang trọng.
- Không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong nghèo khó.
- Không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
- Là một cách sống văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
- So sánh cách sống của lãnh tụ Hồ Chí Minh với lãnh tụ của các nước khác.
- So sánh cách sống của Bác với các vị hiền triết xưa.
- Là vẻ đẹp vốn có, tự nhiên, gần gũi, không xa lạ với mọi người, mọi người đều có thể học tập. 
6.Tổng kết: 
* NT:
- Kết hợp giữa kể chuyện và phân tích, bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- So sánh với các bậc danh nho xưa, đối lập giữa các phẩm chất, khái niệm, 
- Dẫn chứng thơ cổ, dùng từ Hán Việt.
* Nội dung: (Ghi nhớ – SGK.) 
IV. luyện tập:
1. Tìm một số câu văn, câu thơ nói về phong cách Hồ Chí Minh.
VD: Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
 Màu quê hương bền bỉ đậm đà.
2. Làm bài tập: 1, 2, 3 (BT trắc nghiệm.)
	V. hướng dẫn về nhà :
- Làm BT 4 tr 16, SBT trắc nghiệm.
- Học thuộc lòng một đopạn văn mà em thích.
- Hãy phát biểu cảm nghĩ của emvề phong cách sống giản dị của Bác Hồ.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: soan bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.
 Tiết 3:
(Ngày) 
các phương châm hội thoại
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh: 
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
b/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là vai hội thoại ?
* Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại.
 (H/sinh đọc VD 1.)
? Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước”, câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không?Tại sao?
.
? Vậy, muốn giúp cho người nghe hiểu thì người nói cần chú ý điều gì.
(H/sinh đọc truyện “Lợn cưới, áo mới”)
? Vì sao câu chuyện lại gây cười.
- Vì cách hỏi đáp của 2 nhân vật trong truyện. Các nhân vật nói nhiều hơn những điều cần nói.
? Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời.
? Vậy, ta cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp.
? Khi giao tiếp cần chú ý điều gì.
Bài tập nhanh.
- Các câu sau đây có đáp ứng phương châm về lượng không ? Vì sao ? Hãy chữa lại các câu đó.
a- Nó đá bóng bằng chân.
b- Nó nhìn tôi bằng đôi mắt.
 Các câu chưa đáp ứng phương châm về lượng vì nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
Chữa lại:
- Nó đá bóng bằng chân trái.
- Nó nhìn tôi bằng đôi mắt chứa chan yêu thương.
(H/sinh đọc câu chuyện cười.)
? Truyện cười này phê phán điều gì.
? Như vậy, trong giao tiếp có điêù gì cần tránh.
? Nếu không biết chắc một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại thì em có thông báo điều đó “Tuần sau lớp em sẽ tổ chức cắm trại” với các bạn cùng lớp không.
(Không)
? Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em  ... iểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp và nhận dạng kiểu câu các câu sau:
1. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất	(Ngữ văn 6)
2. Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế
(Tô Hoài)
Câu 2 (1,0 điểm): Phân tích hiệu quả thẩm mĩ các biện pháp tu từ về từ trong đoạn thơ sau:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp lánh
(Tế Hanh-Nhớ con sông quê hương, Ngữ văn 6)
	Câu 3: Viết đoạn văn (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn dài khoảng 5-7 câu theo lối diễn dịch, trình bày những cảm nhận về tâm trạng Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích. Trong đoạn văn có sử dụng các từ sau: thất vọng, bơ vơ, thăm thẳm rợn ngợp, lênh đênh, cô đơn, thương nhớ...
Câu 4: Viết bài văn (5,0 điểm)
Có người nhận xét: Lặng lẽ Sa Pa là một bài thơ bằng văn xuôi ngợi ca vẻ đẹp trong sự lặng lẽ toả hương của thiên nhiên và con người.
Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long để làm rõ ý kiến trên.
ã Đáp án và biểu điểm chi tiết
Câu 1 (2 điểm)
1. (1,0 điểm)
a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp đúng: (0,75 điểm)
-Chủ ngữ chính : sách
-Vị ngữ chính : đưa
-Bổ ngữ: ta... vật chất. Trong đó, bổ ngữ có cấu tạo chủ-vị ta: chủ ngữ; vào: vị ngữ.
-Bổ ngữ 1: Những thế giới cực lớn (định ngữ 1); hoặc cực nhỏ (định ngữ 2).
-Như thiên hà: Trạng từ so sánh, làm thành phần phụ chú 1.
-Như thế giới của các hạt vật chất: trạng ngữ so sánh, làm thành phần phụ chú 2.
b) Nhận dạng kiểu câu: câu phức thành phần bổ ngữ (0,25 điểm).
2. (1,0 điểm).
a) (0,75 điểm).
+Chủ ngữ chính: Dế Choắt
+Vị ngữ chính: là tên
+Định ngữ: Tôi đã đặt... trịch thượng thế. Trong đó định ngữ có cấu tạo chủ-vị, chủ ngữ: tôi, vị ngữ: đặt.
+Bỏ ngữi cho nó....thế.
b) (0,25 điểm) Kiểu câu phức thành phần có định ngữ là cụm C-V.
Câu 3. Viết đoạn văn (2,0 điểm)
+Đoạn văn thể hiện được cảm nhận đúng diễn biến tâm trạng của nàng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích: buồn rầu, cô đơn, thương nhớ người thân, lo lắng, sợ hại cho tương lai của mình. (1,0 điểm)
+Đoạn văn viết theo kiểu diễn dịch (0,5 điểm)
+Sử dụng đủ và phù hợp các từ đã cho (0,5 điểm)
Câu 4: Viết bài văn (5,0 điểm)
+Chấp nhận mọi cách diễn đạt của học sinh nếu xét thấy hợp lý, miễn đạt những yêu cầu cơ bản sau:
1. Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và vấn đề sẽ phân tích (0,5 điểm)
2. Giải thích ngắn gọn nhận xét của đề (0,5 điểm).
Bài thơ bằng văn xuôi “áng văn xuôi giàu chất thơ, ca ngợi vẻ đẹp lặng lẽ thơ mộng của thiên nhiên và con người”.
3. Phân tích chất thơ của truyện (3,5 điểm)
a) Vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa (1,5 điểm)
+Hình ảnh mây rơi xuống đường, luồn cả vào gầm xe, khiến ta có cảm tưởng như đi trên mây.
+Hình ảnh nắng chiều mạ bạc cả con đèo, đất trời như toả sáng.
b) Vẻ đẹp của con người Sa Pa.
+Nhân vật chính: anh thanh niên và một số nhân vật phụ: ông kĩ sư chờ sét, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường... làm nổi bật:
-Cái lặng lẽ của công việc âm thầm ít ai biết đến trong một không gian cũng vắng lặng, âm thầm.
-Trong cái lặng lẽ của đất trời, công việc là những con người, những tâm hồn không lặng lẽ; vì họ đang làm những công việc có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước; là sự hăng say quên mình trong công việc; là tình yêu bồng bột và nồng nàn dành cho công việc, cho đất nước, nhân dân.
-Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn bình dị, khiêm tốn và hồn nhiên của những con người ở Sa Pa.
4. Đánh giá chung: Khẳng định lạivấn đề và giá trị của tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa là một áng thơ bằng văn xuôi ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người-những người lao động-những trí thức mới đang thầm lặng hiến dâng tất cả tâm sức và tuổi trẻ cho nhân dân, cho tổ quốc.
(Theo Đề dự bị, môn thi Văn-tiếng Việt, kì thi tuyển sinh vào lớp 10
chuyên ngữ ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội, năm học 2005-2006
ngày thi 10-6-2005, thời gian làm bài 150 phút)
ã đề 4
Câu 1 (1,0 điểm): Chỉ rõ các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp tu từ đó:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
	Câu 2 (2,0 điểm): Trong tác phẩm văn học, có những chi tiết rất quan trọng. Thậm chí không có chi tiết đó cốt truyện không thể phát triển được hoặc sẽ phát triển thep hướng khác. Em hãy lựa chọn một chi tiết như thế trong truyện truyền kì Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Viết một đoạn văn khoảng 10 câu để phân tích ý nghĩa của chi tiết đó.
Câu 3 (7,0 điểm): Phân tích vẻ đẹp độc đáo của bài thơ Thương vợ để thấy rõ: 
Bên cạnh một Tế Xương quyết liệt, dữ dội trong châm biếm còn có một Tế Xương quyết liệt, dữ dội trong trữ tình – một thứ trữ tình thấm thía, pha chút cười cợt theo thói quen trào phúng của Tế Xương.
ã Đáp án và biểu điểm chi tiết
Câu 1 (1,0 điểm)
+Nêu đúng, đủ các biện pháp tu từ có mặt trong đoạn thơ (0,5 điểm)
-So sánh: mặt trời xuống biển (như) hòn lửa (0,25)
-Nhân hoá: sóng cài then, đêm sập cửa, mặt trời xuống (0,25)
+Nêu ý nghĩa các biện pháp tu từ (0,5 ):
-Làm bật hình ảnh hoàng hôn trên biển đẹp dữ dội, lộnglẫy, huy hoàng (0,25)
-Khả năng quan sát, liên tưởng và tưởng tượng thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả (0,25).
Câu 2 (2,0 điểm)
+Học sinh có thể có nhiều cách lựa chọn, miễn sao cắt nghĩa, phân tích hợp lí, thuyết phục.
+Dưới đây chỉ là một trong những cách lựa chọn
-Chi tiết đắt giá: cái bóng trên tường vách
-Phân tích ý nghĩa, viết thành đoạn văn khoảng 10 câu.
Chi tiết này trực tiếp dẫn đến cái chết oan khốc của Vũ Nương, đồng thời cũng là chi tiết giải oan cho nàng.
-Nguyễn Dữ muốn phê phán chiến tranh phong kiến, phê phán chàng Trương đa nghi và thiển cận, gửi thông điệp: hạnh phúc chỉ có được khi con người thông hiểu, tin cậy và thực sự thương yêu nhau.
Câu 3 (7,0 điểm)
+Phân tích, làm rõ chất trữ tình đằm thắm, hóm hỉnh trong bài thơ
+Giới thiệu Tế Xương vàbài thơ Thượng Vợ, chất trữ tình bên cạnh chất trào phúng, châm biếm chính là hai nét cơ bản làm nên hồn thơ Tế Xương
+Phân tích chất trữ tình trong bài thơ thể hiện ở cảm hứng dân gian, cảm hứng tự hào thể hiện tấm lòng, nhân cách và tài hoa độc đáo của nhà thơ của non Côi, sông Vị: thương vợ, kính trọng và biết ơn vợ bằng cách ca ngợi, đề cao bà và tự chế giễu mình thậm tệ-một cách độc đáo.
+Mỗi ý 2,0 điểm. Hình thức diễn đạt 1,0 điểm
Tuần 35
Tiết 171 + 172
Tập làm văn
Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
A- Mục tiêu cần đạt
-Nắm được các tình huống cần sử dụng thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
-Nắm được cách viết một bức thư, điện
-Viết được một bức thư, điện đạt yêu cầu.
B. Nội dung – tiến trình lên lớp
*1. ổn định tổ chức
*2. Kiểm tra bài cũ
*3. Bài mới.
I- Giải thích ngắn gọn để HS hiểu về loại văn bản thư (điện) chúc mừng văn thăm hỏi.
	-Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi thuộc loại văn bản hết sức kiệm lời, nhưng vẫn đảm bảo truyền đạt được đầy đủ nội dung và bộc lộ được tình cảm đối với người nhận. Đọc thư (điện), người nhận thường có một thái độ hợp tác tích cực
	-Thường là khi nào không thể đến gặp mặt người nhận để chúc mừng hoặc chia buồn thì người viết mới dùng thư (điện).
-Khi gửi thư (điện) cần điền tho thật đầy đủ, chính xác các thông tin (hị tên, địa chỉ của người gửi và người nhận) vào mẫu do nhân viên bưu điện phát để tránh nhầm lẫn, thất lạc.
II- Xác định các tình huồng cần gửi thư (điện)
+GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I.1 trong SGK và trả lời các câu hỏi:
1. Trường hợp nào cần gửi thư (điện)?
2. Có mấy loại thư (điện) chính ? Là những loại nào ? Mục đích của các loại ấy có khác nhau không ? Tại sao ?
+HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
1. Trường hợp cần gửi thư (điện) là:
-Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau.
-Có những khó khăn, trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận.
2.a) Hai loại chính
-Thăm hỏi và chia vui
-Thăm hỏi và chia buồn
b) Khác nhau về mục đích:
-Thăm hỏi và chia vui: biểu dương,khích lệ những thành tích, sự thành đạt... của người nhận.
-Thăm hỏi và chia buồn: động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống.
III- Cách viết thư (điện)
+GV hướng dẫn HS nắm được quy trình viết thư (điện):
Bước 1: Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận vào chỗ trống trong mẫu.
Họ, tên, địa chỉ người nhận: Nguyễn Bình Minh, tổ 10, phường Thah Hương, quận Long Biên, Hà Nội
Bước 2: Ghi nội dung
Nhân dịp bạn được nhận giải thưởng văn chương, tôi xin gửi tới bạn lời chúc mừng nồng nhiệt, đồng thời cũng xin bày tỏ sự thán phục đức tính kiên trì cảu bạn đối với niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật.
Chúc bạn luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và ngày càng viết hay hơn !
Bước 3: Ghi họ, tên, địa chỉ người gửi
 (Phần này không chuyển đi nên không tính cước, nhưng người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó khăn. Bưu điện không chịu trách nhiệm nếu khách hàng không ghi đầy đủ theo yêu cầu), ví dụ:
Trần Hoàng Sơn số 3, phường Nhân Vị, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh 
IV- Hướng dẫn luyện tập
	+GV Hướng dẫn HS tự làm
Tiết 173, 174, 175
(Ngày) 
Trả bài kiểm tra văn, tiếng việt, 
Bài kiểm tra tổng hợp
A- Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp HS nhận thức được kết quả tổng hợp sau cả quá trình học tập ngữ văn học kì II lớp 9 nói riêng, chương trình Ngữ văn THCS nói chung về các mặt: khả năng ghi nhớ và tổng hợp kiến thức, khả năng chuyển hoá và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề cụ thể trong đề bài.
2. Tích hợp toàn diện (ngang dọc), văn học-cuộc sống trong bài viết tự luận, trong các câu trả lời trắc nghiệm.
3. Rèn kĩ năng tự nhận xét, đánh giá, sửa chữa và hoàn chỉnh bài viết.
4. Chuẩn bị của thầy trò:
+Thầy chuẩn bị các tư liệu dẫn chứng trong các bài làm của học sinh, định hướng những thành công, hạn chế cơ bản qua bài làm của lớp, có điều kiện, nhận xét tổng hợp từng học sinh
+Trò: chữa bài theo hướng dẫn của thầy, tự suy nghĩ về quá trình và kết quả học tập Ngữ văn ở trường THCS, tìm phương pháp học tập và rèn luyện tiếp theo.
B. Nội dung – tiến trình lên lớp
Hoạt động 1
Trả bài kiểm tra văn
	1. GV nêu nhận xét tổng hợp và công bố kết quả
2. GV phát đáp án tới từng HS
3. HS đọc kĩ đáp án, đối chiếu với bài làm của bản thân, suy nghĩ về những ưu, khuyết trong bài làm và tự sửa chữa.
4. GV chọn cho HS đọc và bình một số bài, đoạn, câu trả lời hay
(Hết tiết 173, chuyển tiết 174)
Hoạt động 2
Trả bài kiểm tra tiếng việt
	ã Tiến trình tương tự như hoạt động 1
(Hết tiết 174, chuyển tiết 175)
Hoạt động 3
Trả bài kiểm tra tổng hợp
Tiến trình tương tự như hoạt động 1,2
Hoạt động 4
	+GV tổng hợp nhận xét chung về kết quả học tập Ngữ văn của học sinh trong lớp và một số em tiêu biểu trong năm lớp 9 và có thể cả cấp THCS, gợi ý phương hướng học trong hè và những năm tiếp theo ở trường THPT.
	+HS phát biểu cảm nghĩ tự do.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_ngu_van_9_du_ca_nam.doc