Bài soạn Ngữ văn 9, kì II (chuẩn)

Bài soạn Ngữ văn 9, kì II (chuẩn)

BÀI 18

TIẾT 91, 92: VĂN BẢN

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

(Trích)

 I- MỤC TIÊU:

 1- Kiến thức:

 - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 2. Kỹ năng: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 3. Giáo dục: Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn, trân trọng yêu quý đối với , người thày và sự ham đọc, học .

II- CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên : Các tư liệu về tác giả, tác phẩm

 

doc 72 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9, kì II (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kỳ II
Soạn:
Giảng:
Tuần 19
Bài 18
Tiết 91, 92: Văn bản 
Bàn về đọc sách
(Trích)
	I- Mục tiêu: 
	1- Kiến thức:
 - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
	2. Kỹ năng: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
	3. Giáo dục: Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn, trân trọng yêu quý đối với , người thày và sự ham đọc, học ...
II- Chuẩn bị:
	- Giáo viên : Các tư liệu về tác giả, tác phẩm
	III- Tiến trình lên lớp:
	1. ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ.	
? Nêu những mặt ưu điểm và hạn chế của em trong bài kiểm tra của học kì và qua đó em rút kinh nghiệm như thế nào ?	
3. Dạy bài mới.
	a) Giới thiệu bài:
Là học sinh các em phải thường xuyên đọc sách nhưng đã bao giờ các em suy nghĩ về công dụng của sách về phương pháp đọc sách như thế nào cho tốt chưa ? Để giúp các em hiểu hơn về vấn đề này. Để đọc sách cho có hiệu quả hơn chúng ta hãy gặp gỡ học giả Chu Quang Tiềm qua văn bản. Bàn về đọc sách.
	b) Tiến trình (trên lớp) tổ chức các hoạt động dạy học:
	* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh Tìm hiểu chungVB
	Mục tiêu: Học sinh nắm được sơ lược về tác giả, tác phẩm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đat
HĐ1:Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Chu Quang Điềm ?
? Dựa vào chú thích hãy nêu xuất xứ của đoạn trích ?
? Đọc văn bản trích ?
? Văn bản trên thuộc phương thức biểu đạt nào ? (thích hợp)
? Nêu bố cục của văn bản ? và nêu nội dung của từng phần ?
Giáo viên chốt rồi chuyển.
- Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
- VB được trích trong danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách viết năm 1995. Do dịch giả Trần Đình Sử dịch.
- 2 học sinh đọc.
- Bố cục : 3 phần.
+ Đầu -> từ mới: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
+ Lịch sử - lực lượng: Khó khăn với thiên lý sai lệch khi đọc sách.
+ Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách.
I/ Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2.Tác phẩm
3. Đọc
4.Bố cục 3 phần
* Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu văn bản.
Mục tiêu: Học sinh nắm được giá trị của văn bản . 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
? Văn bản trên thuộc loại văn bản nào ?
? Đọc và nêu nội dung chính của 2 đoạn đầu ?
? Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách được tác giả lập luận như thế nào ?
? Qua đó nhận thức được gì về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách ?
- Giáo viên chốt rồi chuyển.
=> Tuy nhiên việc đọc sách không hề dễ ràng nó cũng có những khó khăn và thiên hướng sai lệch.
? Đọc đoạn văn tiếp theo ?
? Tác giả đã nêu những đặc điểm của sách ngày nay như thế nào ?
? Xuất phát từ thực tế trên tác giả đã chỉ ra những thiên hướng sai lạc thường gặp như thế nào trong viẹc đọc sách.
? Bản thân em khi đọc sách đã gặp những khó khăn gì ?
=> Để khắc phục những khó khăn trên tác giả đã giới thiệu phương pháp đọc sách như thế nào ?
? Theo ý kiến tác giả thì cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào ?
? Khi đã lựa chọn được sách đọc thì cần đọc như thế nào cho có hiệu quả ? 
? Chu Quang Tiềm đã nêu lên những kinh nghiệm đọc sách như thế nào ?
? Theo (QT ngoài việc tiếp thu nội dung sách việc đọc sách còn giúp ta rèn luyện những vấn đề gì ?
? Qua việc tìm hiểu trên em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ? (giáo viên tích hợp các phép phân tích tổng hợp sắp học )
? Qua bài viết của Chu Quang Tiềm em học tập được gì khi viết văn nghị luận ?
? Đọc ghi nhớ SGK ?
- Thuộc văn bản nghị luận.
- Sách đã ghi chép, có đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được.
- Đọc sách là con đường tích luỹ nâng cao vốn trí thức và là cơ sở để làm cuộc trường trinh vạn dặm trên con đường học vấn.
Hết phần 1
- Ngày nay sách rất phong phú và đa dạng có nhiều quyển có chất lượng nhưng cũng có những quyển còn hời hợt còn kém chất lượng.
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích ?
- Trước tiên là việc lựa chọn sách đọc.
- Không tham đọc nhiều mà phải đọc có lựa chọn.
- Đọc kĩ sách chuyên môn chuyên sâu, kết hợp với đọc sách thưởng thức và loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận ...
- Không nên đọc lướt qua, đọc trang trí và vừa đọc vừa suy nghĩ, nghiền ngẫm nhất là đối với các quẩn có giá trị.
- Không đọc tràn lan, theo hứng thú cá nhân, cần đọc có kế hoạch có hệ thống.
- Đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
- Nội dung tách rời lập luận thấu tình đạt lí, các ý kiến xác đáng .
- Trình bày bằng cách phân tích cụ thể bằng giọng trò truyện tâm tình thân ái...
- Thuyết phục người đọc bằng cách viết giàu hình ảnh so sánh ...
- Viết văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục.
- Học sinh đọc
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Nội dung sách.
- ý nghĩa.
2. Những khó khăn và các thiên hướng sai lạc đề mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
 - Sách nhiều không chuyên sâu.
- Sách nhiều khó lựa chọn.
3. Bàn về phương pháp đọc sách.
a) Lựa chọn sách đọc
- Đọc có lựa chọn.
- Đọc sách chuyên môn
b) Phương pháp đọc
- Đọc có suy nghĩ nghiền ngẫm
- Không đọc tràn lan.
=> Rèn tính cách và chuyện học làm người.
* Ghi nhớ
4. Hoạt động 4: Tổ chức cho học sinh luyện tập.
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài phần luyện tập trong SGK ?
5. Hướng dẫn về nhà
- Nắm được nội dung bài học.
-Viết bản thu hoạch về kinh nghiệm đọc sách.
- Soạn bài mới : Tiếng nói của văn nghệ
 Soạn:
Giảng:
Tiết 93: Khởi ngữ
	I- Mục tiêu: 
	1- Kiến thức: 
- Học sinh nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là đề tài của ..... (cần hỏi thăm dò như sau: “ Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này ?”
- Biết đặt những câu có kiểu ngữ.
	2. Kỹ năng: sử dụng thuật ngữ ...
II- Chuẩn bị:
	- Bảng phụ ghi ví vụ
	III- Tiến trình lên lớp:
	1. ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ.
	? Nêu những ưu điểm và hạn chế trong bài kiểm tra tiếng việt của mình và rút kinh nghiệm về bài kiểm tra đó ?
3. Dạy bài mới.
	a) Giới thiệu bài:
	Tiếng việt rất phong phú và đa dạng. Để tìm hiểu thêm về sự giàu đẹp của tiếng việt bài hôm nay chúng ta sẽ học một bộ phận của câu đó là khởi ngữ.
	b) Tiến trình (trên lớp) tổ chức các hoạt động dạy học:
	* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
	Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm và đặc điểm của khởi ngữ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Giáo viên treo bảng phụ ghi các ví dụ trong SGK.
? Đọc các ví dụ ở bảng phụ ?
? Lên bảng xác định thành phần chủ - vị của câu ?
? Nêu vị trí của các từ in đậm trong câu ?
? Phần in đậm có quan hệ như thế nào với vị ngữ ?
? Cái gì là đối tượng được nói đến trong các câu này ?
? Các đối tượng đó được thể hiện ở phần nào ?
? Vậy phần in đậm ở câu đó là khởi ngữ. Qua đó em hiểu thế nào là khởi ngữ ?
? ở các ví dụ trên thường có các từ ngữ nào đứng trước khởi ngữ ?
? Đọc ghi nhớ trong SGK ? 
? Cho 1 ví dụ về khởi ngữ ? Hoặc tìm trong các văn bản đã học ?
- Học sinh đọc bảng phụ
- Học sinh xác định thành phần câu.
- Đứng trước chủ ngữ.
- Không có quan hệ chủ - vị với vị ngữ.
 Câu a là “anh”
 Câu b là “giàu”
 Câu c là “Các thể thức trong lĩnh vực văn nghệ.
-> Đều được đề cập ở phần in đậm.
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Tính khởi ngữ thường có thể có thêm các quan hệ từ về, đối với.
 - Học sinh đọc ghi nhớ.
 - Học sinh lấy ví dụ.
I- Đặc điểm về công dụng của khởi ngữ.
 1. Ví dụ
a) anh
b) Giàu.
c) Các thể thức văm trong lĩnh vực văn nghệ.
2) Kết luận.
- Khái niệm
- Đặc điểm
* Ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập.
	Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức giải quyết được các yêu cầu của bài tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1 ?
- Giáo viên gọi mỗi học sinh làm một phần và gọi nhận xét ?
- Giáo viên nhận xét tổng hợp.
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 
? Gọi 2 học sinh lên bảng viết mỗi học sinh một phần
? Gọi nhận xét.
 - Giáo viên chữa bài.
Giáo viên cho học sinh làm bài viết đoạn theo nhóm. Mỗi nhóm 1 học sinh lên bảng viết đoạn văn theo đề tài khác nhau trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu có khởi ngữ.
- Tìm khởi ngữ ở các câu.
a) Điều này.
b) Đối với chúng mình
c) Một mình.
d) Làm khí tượng
2. Đối với nhau.
- Chuyển các từ in đậm thành khởi ngữ
a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
- Học sinh làm việc viết đoạn theo nhóm.
II- Luyện 
1. Bài 2
2. Bài tập 2.
3. Bài tập 3
4. Hướng dẫn về nhà
- Nắm được nội dung của bài (đặc điểm, công dụng của khởi ngữ.
- Làm những bài tập trong vở bài tập.
- Chuẩn bị bài mới: Các thành phần biện tập.
	Soạn:
Giảng:
Tiết 94: Phép phân tích và tổng hợp
	I- Mục tiêu: 
	1- Kiến thức: 
	- Giúp học sinh hiểu về các phép lập luận, phân tích, tổng hợp trong tập làm văn bản nghị luận.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
II- Chuẩn bị:
	III- Tiến trình lên lớp:
	1. ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ.
3. Dạy bài mới.
	a) Giới thiệu bài:
	Một công việc rất quen thuộc và cần thiết trong các giờ giảng văn và trong các bài văn nghị luận đó là phép phân tích và tổng hợp . Vậy để các em hiểu rõ hơn chúng ta hãy vào bài hôm nay.
	b) Tiến trình (trên lớp) tổ chức các hoạt động dạy học:
	* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
	Mục tiêu: Học sinh nắm được phép lập luận, phân tích, tổng hợp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
 ? Đọc văn bản “ Trang phục” trong SGK ?
? Bài văn đã trình bày về vấn đề gì ?
? Văn bản nêu những dẫn chứng gì về trang phục ?
? Vì sao “Không ai” làm các điều phi lí như tác giả nêu ra ?
? Việc không làm đó cho ta thấy những quy tắc nào trong ăn mặc của con người ?
? Luận điểm thứ nhất được tác giả trình bày như thế nào ? (bằng các dẫn chứng lí lẽ, giả thiết nào ? )
? Luận điểm thứ 2 được tác giả trình bày như thế nào ?
? Vậy việc lập luận như trên là phép phân tích qua đó em hiểu như thế nào là phép phân tích ?
 (giáo viên có thể tích hợp với việc tìm hiểu bài ở các tiết giảng văn ...
? “ăm mặc .... xã hội” có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên không ?
? Nó có thâu tóm được các ý trong từng dẫn chứng cụ thể nêu trên không ?
? Từ tổng hợp các quy tắc ăn  ... ị luận?
? Rút ra kết luận về cách triển khai các luận điểm.
? Nhận xét và rút ra kết luận về hình thức, bố cục của bài văn.
? Đọc ghi nhớ trong SGK?
Giáo viên chốt rồi chuyển.
- Những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sapa" của Nguyễn Thành Long.
- Tên: Hình ảnh anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sapa" của Nguyễn Thành Long
+ Một vẻ đẹp nơi Sapa lặng lẽ
- 5 luận điểm
+ Câu nêu vấn đề ở mở bài
+ Câu 1 (Câu chủ đề ở đoạn 2)
+ Câu 2 (Câu chủ đề ở đoạn 3)
+ Câu 1 (Câu chủ đề ở đoạn 4)
+ Câu cuối "Cuộc sống .. hết" cô đúc vấn đề nghị luận.
- Các luận điểm nêu rõ ràng, ngắn gọn gợi được sự chú ý.
- Từng luận điểm được phân tích chứng minh 1 cách thuyết phục bằng những dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm.
đ Căn cứ vào ý nghĩa của cốt truyện t/c, số phận, NT trong tác phẩm ... 
- Bài văn dẫn dắt tự nhiên, bố cục chặt chẽ: từ nêu vấn đề người viết đi vào phân tích, diễn giải tôi khẳng định, nâng cao vấn đề nghị luận.
*Ghi nhớ 1
+ Ghi nhớ 2
+ Ghi nhớ 3
+ Ghi nhớ 4
*Ghi nhớ (SGK)
I - Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
1/. Ví dụ
a) Vấn đề nghị luận
b) Các luận điểm và việc triển khai các luận điểm
c) Bố cục hình thức văn bản
2/. Kết luận
*Ghi nhớ (SGK)
*Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức giải quyết tốt các yêu cầu của bài tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Đọc đoạn văn ở phần luyện tập?
? Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì?
? Đoạn văn nêu lên những ý kiến chính nào?
? Các ý kiến ấy giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật Lão Hạc?
- Giáo viên chốt rồi chuyển
- Học sinh đọc
- Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật Lão Hạc và vẻ đẹp nhân vật này.
+ Đấu tranh giữa sống và chết.
+ Sự chuẩn bị cho cái chết.
- Bằng những phân tích cụ thể nội tâm hành động của nhân vật Lão Hạc, bài viết đã làm sáng tỏ 1 nhân cách đáng kính trọng, 1 tấm lòng hy sinh cao quý.
II - Luyện tập
- Đoạn văn nghị luận về nhân vật Lão Hạc.
5/. Hướng dẫn về nhà
- Nắm được nội dung bài học
- Làm các bài tập trong vở bài tập ngữ văn
- Đọc và nghiên cứu trước bài mới: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Soạn:
Giảng:
Tiết 119
Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện
(Hoặc đoạn trích)
I - Mục tiêu
1/. Kiến thức: Giúp học sinh
- Biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước.
2/. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
3/. Giáo dục
- Thông qua nội dung bài học giáo dục cho học sih tình yêu làng, yêu nước...
II - Chuẩn bị
- Học sinh cần làm trước các bước làm bài nghị luận cho đề ở phần II trong SGK.
- Cần đọc lại văn bản "Làng" của Kim Lân.
III - Tiến trình trên lớp
1/. ổn định tổ chức lớp
2/. Kiểm tra bài cũ
? Em hiểu gì về văn nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích)?
3/. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài
- Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) để giúp các em làm tốt thể loại văn nghị luận này. Hôm nay chúng ta học cách làm nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Mục tiêu: Học sinh nắm được các dạng đề bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Đọc các đề bài trong SGK?
? Các đề đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
? Các đề suy nghĩ đòi hỏi làm bài phải như thế nào?
? Các đề yêu cầu phân tích đòi hỏi làm bài phải như thế nào?
? Đây có phải là 2 kiểu đề khác nhau không? Vì sao?
- Đ1, 3, 4 yêu cầu suy nghĩ về nhân vật, đời sống t/c...
- Đ2: Yêu cầu phân tích.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá về đối tượng nào đó trên cơ sở t/p.
- Phân tích đối tượng để từ đó rút ra nhận xét đánh giá.
- Đây không phải là 2 kiểu bài khác nhau mà là 2 dạng của nghị luận về tác phẩm truyện
I - Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
*Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu: các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Mục tiêu: Học sinh nắm được cách làm bài nghị luận.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Đọc đề bài và nêu các yêu cầu của đề?
? Đọc phần 1 trong SGK?
? Để tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn ta cần làm gì?
? Đọc phần lập dàn bài?
? Mở bài yêu cầu nội dung gì?
? Thân bài được triển khai như thế nào? gồm mấy luận điểm?
? Phần kết bài cần nêu những nội dung gì?
? Đọc phần viết bài trong sgk?
? Có mấy cách mở bài?
? Yêu cầu khi viết bài cần phải như thế nào?
? Đọc phần 4 trong SGK?
? Phần đọc lại và sửa chữa có tác dụng gì?
? Qua việc tìm hiểu trên em rút ra kết luận gì?
? Đọc ghi nhớ trong SGK?
GV chốt rồi chuyển.
- Suy nghĩ về nhân vật ông Hai
- Xác định yêu cầu của đề bài.
- Đặt các câu hỏi và trả lời cho các câu hỏi đó.
- Giới thiệu tác phẩm và nhân vật
- Tình yêu làng, tình yêu đất nước: Tác giả sử dụng các dẫn chứng và lý lẽ chứng minh.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tác giả sử dụng các lí lẽ và dẫn chứng chứng minh
- Nhận xét khái quát khẳng định lại vấn đề.
- Bài văn cần có những cảm nhận đánh giá về đặc điểm nổi bật của nhân vật về đặc sắc trong cách thể hiện của nhà văn, các luận điểm của bài văn phải được phân tích, chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động trong tác phẩm.
- Kiểm tra lại và sửa.
- Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.
II - Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích).
1/. Tìm hiểu đề và tìm ý.
2/. Lập dàn bài
3/. Viết bài
4/. Đọc sửa chữa.
*Ghi nhớ trong SGK
4/. Hoạt động 4: Tổ chức cho học sinh luyện tập.
- Đọc đề bài phần luyện tập.
- Xác định yêu cầu của đề bài.
- Cho học sinh viết mở và 1 đoạn thân bài theo nhóm, mỗi nhóm viết một đoạn.
5/. Hướng dẫn về nhà.
- Viết thành 1 văn bản ở đề bài phần luyện tập.
- Nắm được nội dung bài học
- Đọc và thực hiện phần chuẩn bị ở nhà ở bài luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích).
Soạn:
Giảng:
Tiết 120: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện
(Hoặc đoạn trích).
I - Mục tiêu
1/. Kiến thức: Giúp học sinh
- Củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích) đã học ở tiết trước.
2/. Kỹ năng
- Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành tạo thêm lỹ năng tìm ý, lập ý, kỹ năng viết 1 bài nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích).
II - Chuẩn bị
- Ôn lại các bước làm bài nghị luận.
- Đọc lại truyện "Chiếc lược ngà".
III - Tiến trình trên lớp.
1/. ổn dịnh tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Nêu cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích)?
3/. Dạy bài mới.
a) Giới thiệu bài.
ở những tiết trước các em đã học cách làm bài gnhị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích). Để giúp các em củng cố và làm quen với việc làm bài nghị luận đó hôm nay chúng ta học tiết luyện tập.
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
*Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh luyện tập.
- Mục tiêu: Tổ chức cho học sinh nắm được yêu cầu của đề và tập viết bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Đọc và xác định yêu cầu của đề bài?
? Cần chú ý đến các từ nào trong đề để định hướng đúng phương hướng làm bài?
GV tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm lập dàn ý rồi triển khai viết đoạn. GV giao cho mỗi nhóm viết 1 đoạn.
? Nhóm 1: Viết mở bài
? Nhóm 2: Viết đoạn 1 thân bài.
? Nhóm 3: Viết đoạn 2 thân bài.
? Nhóm 4: Viết đoạn 3 thân bài.
? Nhóm 5: Viết đoạn kết bài.
GV dành 20' cho các nhóm viết và trình bày, gọi nhóm khác nhận xét chéo.
- Giáo viên tổng hợp đánh giá kết quả.
- Giáo viên chốt rồi chuyển
- Từ: Cảm nhận, đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà"
- Tìm ý: Trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK
- Lập dàn ý
*MB: Giới thiệu về truyện ngắn và đoạn trích.
- Nêu cảm nhận chung khái quát (truyện ngắn hay xúc động ...)
*Thân bài: 
1/. Tình cha con sâu nặng
a) Khi ông Sáu về thăm nhà
- Khát khao gặp con của ông Sáu.
- Sự ương ngạnh không nhận cha của bé Thu.
- Khi nhận ra cha tình cảm cha con bột phát sâu sắc.
b) Khi ở khu căn cứ.
- Hành động và t/c của ông Sáu
- Tình cảnh éo le trong chiến tranh
2/. Nghệ thuật tạo tình huống truyện và xây dựng nhân vật.
*Kết bài
- Khẳng định lại giá trị đoạn trích
I - Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1/. Xác định yêu cầu của đề bài, tìm ý.
2/. Lập dàn ý
3/. Viết bài
4/. Đọc lại bài và sửa chữa.
*Hoạt động 2: Tổ chức hướng dẫn học sinh viết bài ở nhà bài Tập làm văn số 6 - văn nghị luận văn học.
- Mục tiêu: Nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện sau:
+ Biết cách vận dụng kiến thức và kỹ năng làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã được học ở tiết trước.
+ Biết vận dụng 1 cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận ... làm tốt bài nghị luận.
+ Có kỹ năng làm bài Tập làm văn nói chung.
- Giáo viên đề ra bài học sinh chép vào vở về nhà.
Đề bài
Truyện ngắn "Làng" của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm bài.
- Giáo viên quy định thời gian nộp bài
Yêu cầu chung
- Học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học về thể loại nghị luận văn học giải quyết tốt các yêu cầu chung của đề bài.
- Bài viết cần đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và hình thức.
Biểu điểm
I - Mở bài (1,5đ)
- Giới thiệu về truyện ngắn Làng và hoàn cảnh sáng tác truyện (0,5đ)
- Nêu ý kiến thể hiện suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm của các nhân vật: Ông Hai, các nhân vật khác: Đó là tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước (1đ)
II - Thân bài (6đ)
1/. Tình yêu làng của ông Hai: là sự gắn bó sâu nặng với làng có tình cảm truyền thống (2đ)
- Nhớ làng
- Tự hào về làng
- Khoe và kể về làng
2/. Sự chuyển biến về tình cảm với Làng (4đ)
- Tự hào về làng theo 1 cách mới là tự hào về tinh thần kháng chiến của làng.
- Nghe tin làng theo giặc thì đau xót và thù làng.
- Càng yêu làng hơn khi nghe tin cải chính.
- Mội người đều quan tâm tới việc theo giặc hay không theo giặc.
đ Tình yêu làng nằm trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến.
III - Kết bài (1,5đ)
- Khẳng định lại những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt nam thời chống Pháp trong Văn bản Làng (1đ)
- Đánh giá thành công của truyện ngắn và rút ra bài học về tình yêu làng, yêu nước cho bản thân (0,5đ)
*Lưu ý: Bài viết phải phân tích, cảm thụ các tình huống thú vị, các chi tiết hay trong tác phẩm. Có dẫn chứng, lý lẽ rõ rnàg có bố cục hợp lý chặt chẽ. Bài viết hay xúc động .. được thưởng 1đ.
5/. Hướng dẫn về nhà
- Làm bào và nộp vào tiết sau.
- Đọc và nghiên cứu bài mới bài: Nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 hoc ki 2 3 cot.doc