Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 34: Kiều ở lầu ngưng bích

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 34: Kiều ở lầu ngưng bích

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Thông qua đọc, hiểu văn bản giúp học sinh cảm nhận được đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một bức tranh tâm tình đầy xúc động, thể hiện tâm trạng bi kịch của Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích: buồn nhớ, sầu tủi, cô đơn và hãi hùng.

- Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.

- Tìm hiểu bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du, và nghệ thuật miêu tả nhân vật.

- Giáo dục tình cảm cho học sinh cảm thông với số phận người phụ nữ trong xã hội cũ và biết ơn, tự hào về chế độ xã hội mới.

- Tích hợp: "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, những câu thơ trong truyện Kiều về cảnh vật chỉ từ, điệp ngữ, nghĩa của từ, từ láy, câu hỏi tu từ

 

doc 8 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 34: Kiều ở lầu ngưng bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31
Kiều ở lầu ngưng bích
- Trích "Truyện Kiều" - Nguyễn Du - 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Thông qua đọc, hiểu văn bản giúp học sinh cảm nhận được đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một bức tranh tâm tình đầy xúc động, thể hiện tâm trạng bi kịch của Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích: buồn nhớ, sầu tủi, cô đơn và hãi hùng.
- Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
- Tìm hiểu bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du, và nghệ thuật miêu tả nhân vật.
- Giáo dục tình cảm cho học sinh cảm thông với số phận người phụ nữ trong xã hội cũ và biết ơn, tự hào về chế độ xã hội mới.
- Tích hợp: "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, những câu thơ trong truyện Kiều về cảnh vật chỉ từ, điệp ngữ, nghĩa của từ, từ láy, câu hỏi tu từ
B. Chuẩn bị
Giáo viên: Giáo án, tác phẩm "truyện Kiều" tranh minh hoạ, TLTK "BGVH9"
Học sinh: Đọc kĩ đoạn trích, tìm hiểu phần chú thích, học bài cũ.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động
1. ổn định: 1'
2. Kiểm tra: 5'
Đọc thuộc lòng đoạn trích "cảnh ngày xuân"? Cho biết giá trị của đoạn thơ? (bức tranh xuân, nghệ thuật tả cảnh).
3. Bài mới: 37'
* GTB
Thiên nhiên trong "truyện Kiều" cũng thật kì diệu, Hoài Thanh - nhà nghiên cứu và phân tích văn học đã nhận xét: "Thiên nhiên trong truyện Kiều cũng là một nhân vật. Một nhân vật vẫn thường kính đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn thắm đượm "tình người". Các em đã thấy phần nào điều này qua "cảnh ngày xuân". Học đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" chúng ta hiểu rõ hơn điều đó.
Hoạt động của thầy trò
- Giáo viên hướng dẫn đọc: giọng chậm buồn, nhấn mạnh các từ: bẽ bàng, buồn trông.
- Yêu cầu học sinh đọc chú thích.
H: Cho biết xuất xứ đoạn trích - tranh minh hoạ.
Giáo viên: Khi nhận xét đoạn trích này, giáo sư Đặng Thanh Lê đã viết: "yếu tố nhân văn kết hợp với bút lực tài hoa đã sáng tạo nên một trong những đoạn thơ nổi tiếng nhất trong truyện Kiều"
- Giáo viên yêu cầu học sinh giải nghĩa một số từ:
- "Sân Lai", Lai Phủ tuổi gần 70 mà cha mẹ vẫn còn. Nhà nghèo, ông vất vả cày cấy để nuôi cha mẹ. Để cha mẹ khỏi buồn vào những buổi chiều, ông mặc áo năm sắc múa hát ở trước sân, có lúc giả vờ ngã để cha mẹ cười vui -> Ng. bóng chỉ sân nhà cha mẹ.
- Học sinh đọc lại đoạn trích.
H: Xác định bố cục của đoạn trích 
(3 đoạn)
H: Theo em, vì sao có thể tách đoạn đoạn như vậy? (Mỗi đoạn diễn tả tương đối trọn vẹn một nội dung).
H: Vậy, có thể xem đây là đoạn thơ tả cảnh? Tả tình? vừa tả cảnh, vừa tả tình? Giải thích?
H: Đoạn thơ nào gợi thương cảm cho em nhất? vì sao?
- Học sinh đọc 6 câu thơ đầu. Cảnh trước lầu Ngưng Bích, đọc nội dung miêu tả ở hai góc độ gần và xa.
H: Cảnh gần được miêu tả bằng hình ảnh nào? Miêu tả bằng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
GV: Trăng trong thơ mơi: "Thơ xưa thiên ái thiên nhiên mỹ - Mây gió trăng hoa tuyết núi sông" Đỗ Phủ, LL, BCD, Nguyễn Trãi  đều có hình ảnh trăng trong thơ.
H: Cảnh xa được miêu tả qua những hình ảnh nào?
H: Nhận xét về không gian, cảnh vật được miêu tả ở đây? 
GV: "Vẻ non xa" mờ mịt như vô hình vô ảnh, ngoảnh nhìn khắp "bốn bề" đến tận "xa trông" cũng chỉ thấy "bát ngát" của "cát vàng cồn nọ" và "bụi hồng dặm kia". Từ láy "bát ngát", chỉ từ "nọ, kia" không chỉ vẽ nên không gian mênh mông của cảnh mà còn vẽ ra cái bộn bề ngổn ngang của tâm trạng.
H: Qua phân tích cảnh trước lầu Ngưng Bích, ấn tượng sâu sắc nhất của cảnh vật này như thế nào?
H: Em hiểu từ láy "bẽ bàng" và thành ngữ "Mây sớm đèn khuya" diễn tả một tâm trạng như thế nào?
+ Bẽ bàng, chán ngán, buồn tủi.
+ Mây sớm đèn khuya: diễn tả nỗi cô đơn (tâm trạng Thuý Kiều cô đơn vò xé)
- Học sinh đọc 8 câu tiếp
H: Đoạn thơ là những tâm sự gì của Thuý Kiều?
(Nhớ người yêu: 4 câu đầu. thương nhớ cha mẹ)
H: TS dòng tâm sự của Thuý Kiều dành cho Kim Trọng trước?
(Nhớ Kim Trọng đầu tiên) - > phù hợp với quy luật tâm lý - > ngòi bút Nguyễn Du rất tinh tế.
H: Khi nhớ Kim Trọng, Thuý Kiều nhớ những gì? (Đêm trăng thề nguyền, giờ đây cách biệt, nàng xót thương)
H: Em hiểu "tấm son" có nghĩa là gì?
(tấm lòng son, chỉ sự chung thuỷ gắn bó với Kim Trọng)
- Liên hệ thơ Hồ Xuân Hương "Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
H: Qua phân tích 4 câu thơ đã bộc lộ nỗi lòng của Thuý Kiều với Kim Trọng như thế nào?
- Học sinh đọc 4 câu sau.
H: Kiều Thương và xót xa, thương cha mẹ sớm chiều ngóng tin con, trông mong sự đỡ đần. Nàng xót xa cha mẹ già yếu mà nàng không chăm sóc được.
H: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong đoạn này? (thành ngữ "Quạt nồng", điền cố "sân lai, gốc tử".
H: Qua đó em hiểu gì về tấm lòng của Kiều?
+ Tất cả đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều.
- > Trong cảnh ngộ này Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng lại không nghĩ đến mình mà nhớ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.
H: Tình cảm của Thuý Kiều gợi cho em những suy nghĩ gì về tình cảm trách nhiệm của con đối với cha mẹ?
- Học sinh đọc 8 câu cuối.
H: Cảm nhận chung về âm điệu và đoạn thơ? (âm điệu buồn, hãi hùng)
H: Chỉ ra việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của nội dung rất đặc sắc?
- Giáo viên đưa, giới thiệu các bức tranh minh hoạ cảnh.
Cảnh 1:
Học sinh quan sát tranh.
H: Bức tranh có những cảnh vật nào và cảnh vật đó gợi nên những cảm xúc gì?
+ Cảnh cửa bể chiều hôm, thuyền thấp thoáng, buồm xa xa.
+ Không gian bao la, con thuyền mỏng manh.
Cảnh 2:
H: Bức tranh hai đã thay cảnh, đó là cảnh gì? cảnh ấy có vui tươi hơn không? cảnh gợi sự liên tưởng về con người như thế nào?
+ Ngọn nước mới xa, hoa trôi man mác.
+ Cảnh buồn như số phận mong manh trôi nổi của người.
Cảnh 3:
H: Em có nhận xét gì về cảnh vật và màu sắc của bức tranh, gợi cảm giác như thế nào?
+ Nội cỏ, chân mây, mặt đất.
+ Màu sắc nhạt nhoà, ảm đạm.
+ Cảm giác buồn bã gợi tưởng tương lai mờ mịt.
Cảnh 4:
H: Bức tranh thứ 4 so với 3 bức tranh trên được miêu tả như thế nào? có đặc điểm gì khác?
+ Âm thanh dữ dội của sóng.
+ Cảnh hãi hùng.
H: Qua 4 bức tranh "buồn trông" em hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả "tình và cảnh" trong thơ Nguyễn Du? (tả cảnh ngụ tình) => cảnh bộc lộ tình, tình thấm vào cảnh.
H: Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn?
Nội dung cần đạt
I- Đọc, hiểu chú thích:
1/ Đọc:
2/ Chú thích
a) Vị trí đoạn trích:
- Đoạn trích gồm 22 câu thơ lục bát (từ câu 1033 đến câu 1054) nằm ở phần hai (gia biến và lưu lạc)
b) Từ khó:
- "Chén đồng"
- Sân Lai.
- Gốc Tử.
- Duềnh.
3/ Bố cục văn bản: 3 đoạn.
+ Đoạn 1: 6 câu đầu => Cảnh tác động đến tâm trạng Thuý Kiều.
+ Đoạn 2: 8 câu tiếp =>Tâm trạng của Thuý Kiều.
+ Đoạn 3: 8 câu còn lại => Nỗi buồn thấm vào cảnh vật.
=> Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình. Nét đặc sắc của đoạn thơ là cảnh vật thiên nhiên được nhìn, được tả qua con mắt, tâm trạng của nhân vật trữ tình: một tâm trạng rất cô đơn, buồn nhớ, rất đỗi bơ vơ.
II- Đọc, hiểu văn bản:22'
1/ Cảnh vật tác động đến tâm trạng của Thuý Kiều: 
- Hình ảnh nhân hoá: "tấm trăng gần ở chung" (cảnh gần).
=> Trăng không phải hình ảnh mới lạ, không mới, ở đây là sử dụng nghệ thuật, biện pháp tu từ. Trăng vốn xa, bỗng chốc nên gần, cảnh rất gần.
- Cảnh xa: Vẻ non xa, bốn bề bát ngát, cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
-> Không gian rộng lớn, cảnh vật mờ nhạt, vắng lặng, buồn.
=> Cảnh thiên nhiên mênh mông, vắng lặng. Bức tranh thiên nhiên dường như càng mở ra với nỗi lòng thương nhớ của Kiều "bẽ bàng  tấm lòng"
=>Sự không ngang bằng giữa người và cảnh mới gạn chắt được những xót xa thầm kín, mới thực sự vò xé. Một nửa là tâm sự của Thuý Kiều, một nửa là cảnh vật. Hai mối ấy phụ hoạ cho nhau khiến lòng nàng tan nát, dồn tới lớp lớp những nỗi niềm chua xót đau thương, tâm trạng của Thuý Kiều cô đơn, vò xé.
2/ Tâm trạng của Thuý Kiều:
* Nỗi nhớ chàng Kim:
- Đầu tiên kiều nhớ tới Kim Trọng, điều này phù hợp với quy luật tâm lý, thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du.
- Nhớ người tình là nhớ tới tình yêu nên Kiều bao giờ cũng nhớ tới lời thề đôi lứa. Nàng tưởng tượng Kim Trọng cũng đang hướng về mình, đêm ngày đau đáu chờ tin mà uổng công vô ích "Tin sương  chờ". Nỗi nhớ thương Kim Trọng day dứt không nguôi.
* Nỗi nhớ thương cha mẹ:
- Xót người tựa cửa hôm mai
- Quạt nồng 
- Sân Lai
- Có khi gốc tử 
=> Ngôn ngữ của Nguyễn Du thật sắc sảo. Khi Kiều nhớ đến Kim Trọng Nguyễn Du viết "tưởng" còn khi nhớ đến cha mẹ tác giả bắt đầu bằng từ "xót".
- Những điển cố, thành ngữ đã diễn tả tâm trạng tâm trạng yêu thương, xót xa của Kiều khi nhớ về cha mẹ đang già yếu ngóng trông con.
3/ Nỗi nhớ thấm vào cảnh vật:
- Một loạt từ láy gợi tả hình ảnh xa vắng, ảm đạm, đơn độc, mỏng manh, dữ dội, từ láy gợi màu sắc héo úa, lụi tàn, âm thanh dữ dội, cảm giác buồn bã, hãi hùng.
- Điệp ngữ liên hoàn "Buồn trông" vang lên dồn dập như điệp khúc của bài ca buồn thảm. "Buồn trông" rất điển hình cho tâm trạng nhân vật trữ tình. Đó là bốn tầng hiện hữu chồng chất lên nhau, nối tiếp nhau như một cuộn phim 4 lần thay cảnh.
=> Cảnh "cửa bể" gợi không gian mênh mông "cửa bể chiều hôm" gợi thêm sự vắng lặng. "Chiều" chứa chất tâm sự của người xa quê, gợi nỗi nhớ quê. Đối lập giữa cái mênh mông vô hạn của biển với cánh buồm thấp thoáng gợi sự đơn độc cảnh đời đơn độc như chính thân phận Kiều.
=> Như để tìm một chút lãng quên, Kiều nhìn sang hướng khác lại bắt gặp ngọn nước từ trên thác đổ xuống, cái cảm giác ấy thật kinh hãi, cảnh ngọn nước buồn. Dưới chân ngọn nước cảnh tượng còn buồn hơn: Hoa rụng bập bềnh trôi đi để lại lặng lẽ buồn bã quá. Chính Kiều như đoá hoa đơn độc mỏng manh trên dòng nước trôi dạt không biết về đâu.
-> Đến cảnh thứ ba tất cả nhạt nhoà thưa vắng chỉ còn nền của bức tranh, không còn tranh trên đó, cỏ thì ủ ê như đang dần héo hắt, không phải "cỏ non xanh rơn " như khi Kiều đi hội Thanh Minh. đồng cỏ cuối mùa buồn bã như chính lòng người "Chân mây  đất" cả một không gian mờ mịt, ảm đạm. Buồn mà trông cảnh để mong được giải toả làm vợi đi nỗi sầu nhưng càng trông lại càng buồn. Tình cứ thấm sâu vào cảnh.
-> Không còn cái tĩnh lặng như ở ba cảnh trên mà gió, sóng nổi lên dữ dội tắt cả cái không gian dài rộng không trở nên hùng vĩ mà trái lại hãi hùng ghê rợn. Con người đã nhập vào cảnh, ngoại cảnh trùm lên phủ lấy con người, nỗi buồn đã đến lúc tột cùng của cao trào, bức tranh còn như một dự cảm về những tai hoạ sắp giáng xuống cuộc đời Kiều.
III- Tổng kết: Ghi nhớ (SGK trang 96)
* Ghi nhớ (SGK)
4/ Củng cố: 2'
- Giáo viên khái quát lại giá trị nghệ thuật của hai đoạn trích.
5/ hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng cả hai đoạn thơ.
- Soạn "Thuý Kiều báo ân báo oán"

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 36.doc