Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 32

Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 32

Văn bản: Con chó Bấc

 Trích Tiếng gọi nơi hoang dã - G. Lân đơn

 A. Mục tiêu cần đạt

 Qua bài học giúp học sinh

 - Cảm nhận được những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của G. Lơn Đơn khi viết về con chó Bấc, qua đó bồi dưỡng cho học sinh tình thương yêu loài vật.

 - Rèn kĩ nanưg tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả , đặc biệt là nghệ thuật miêu tảcon chó Bấc.

 B. Chuẩn bị:

 - GV: sgk + sgv Ngữ văn 9

 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên

 C. Tiến trình hoạt động

 Bước 1; Tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 Bước 2: Kiểm tra bài cũ

 - Tóm tắt truyện ngắn Bố của Xi - mông?

 - Qua câu chuyện cần rút ra bài học gì về cách đối xử với bạn bè nhất là với những người không may.

 Bước 3: Bài

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
	Thứ tư ngày 02 tháng 5 năm 2007
Văn bản: Con chó Bấc
	Trích Tiếng gọi nơi hoang dã - G. Lân đơn
	A. Mục tiêu cần đạt
	Qua bài học giúp học sinh
	- Cảm nhận được những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của G. Lơn Đơn khi viết về con chó Bấc, qua đó bồi dưỡng cho học sinh tình thương yêu loài vật.
	- Rèn kĩ nanưg tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả , đặc biệt là nghệ thuật miêu tảcon chó Bấc.
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9
	- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên
	C. Tiến trình hoạt động
	Bước 1; Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Tóm tắt truyện ngắn Bố của Xi - mông? 
	- Qua câu chuyện cần rút ra bài học gì về cách đối xử với bạn bè nhất là với những người không may.
	Bước 3: Bài 
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
HS theo dõi chú thích sgk - 153
? Nêu vài nét về tác giả?
? Kể tên một số tác phẩm chính của G. Lân đơn?
? Nêu xuất xứ của tác phẩm?
- Gồm 7 chương; đoạn trích thuộc chương 6
? Tóm tắt tác phẩm?
HS đọc văn bản sgk
GV nhận xét cách đọc
? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của mỗi đoạn?
Theo dõi đoạn 1
? Trước khi gặp Thooc - tơn cuộc sống của Bấc diễn ra như thế nào?
? Bấc cảm nhận gì về quãng đời này?
? Từ đó em có nhận xét gì về cuộc sống của Bấc khi ở nhà thẩm phán Mi- lơ?
? Điều gì đã phát sinh bên trong Bấc khi gặp Thooc -tơn?
? Em nhận xét gì về cuộc sống của Bấc qua chi tiết này?
? Đặc điểm nào của con vật này được bộc lộ?
? Tình cảm của Thooc - tơnm dành cho Bấc được biểu hiện qua những chi tiết cụ thể nào?
? Em hiểu gì về cách biểu hiện tình cảm của Thooc tơn đối với Bấc?
? Đó là tình cảm như thế nào?
? Tình cảm của Bấc dành cho Thooc - tơn được biểu hiện cụ thể qua chi tiết nào?
? Những chi tiết đó gợi cho em hiểu gì về tình cảm của Bấc với Thooc -tơn?
? Cách kể chuyện của tác giả trong đoạn văn bản có gì đặc biệt?
- Kể xen tả, miêu tả tâm lý loài vật?
? Qua cách kể chuyện đó, tình cảm yêu thương của Bấc đối với chủ thể hiện như thế nào?
? Từ văn bản, em cảm nhận được gì về tình yêu thương ?
? Tài năng nổi bật của nhà văn thể hiện qua văn bản là gì? 
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
- Giắc Lân Đơn ( 1876 - 1916)
- Là nhà văn mỹ, sớm tiếp cận với tư tưởng của chủ nghĩa xã hội
- Tác phẩm chính: 
+ Tiếng gọi nơi hoang dã ( 1903)
+ Sói biển ( 1904)
+ Gót sắt ( 1907)
+ Nanh trắng ( 1906)
2. Tác phẩm
- Cuốn tiểu thuyết ra đời sau khi ông đi theo nhữngngười tìm vàng đến miền Clăn đai cơ ở Ca na đa trở về.
- Tóm tắt truyện: sgk 
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
- Chú ý: 3,4,7.
2. Bố cục: Chia ba đoạn
- Từ đầu đến khơi dậy lên được: mở đầu
- Tiếp đến đằng ấy hầu như biết nói đấy: Tình cảm của Thooc Tơn đối với Bấc
- Còn lại: Tình cảm của Bấc đối với chủ.
3. Phân tích
a) Giới thiệu con chó Bấc
- đi săn, đi lang thang đây đó cùng con trai ông Thẩm....hoặc hộ vệ những đưa cháu nhỏ....
....chuyện làm ăn cùng hội cùng phường; tình bạn trịnh trọng, đường hoàng....
Bấc hoàn thành trách nhiệm trong vai một đầy tớ ; cuộc sống nhàn hạ nhưng nhạt nhẽo
....tình yêu thương thực sự và nồng nàn, thưng yêu sôi nổi, nông cháy...tôn thờ cuồng nhiệt...
 Bấc có một cuộc sống có ý nghĩa vì thoả mãn được những nhu cầu về tình cảm.
 Bấc khao khát và quý trọng tình yêu thương.
b) Tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc
...không thể nào không chăm sóc....
....không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi trò chuyện với chúng....
....có thói quen dùng hai tay túm chặt lấy đầu Bấc, dựa đầu anh vào đầu nó, lắc nó đẩy tới đẩy lui...khe khẽ thốt lên những tiếng rủa....
Cách biểu hiện tình cảm giản dị, chân thật, hồn nhiên.
Th ooc tơn yêu thương quí trọng và có trách nhiệm với Bấc.
c) Tình cảm của Bấc đối với chủ
...vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh...
...hay há miệng ra cắn lấy bàn tay Thoóc tơn rồi ép răng xuống...đến nỗi vết răng cũng hằn vào da thịt một lúc lâu...
...nằm phục ở chân Thooc- tơn hàng giờ...theo dõi từng biểu hiện thoáng qua...
....không muốn rời Thoóc tơn một bước...trườn qua giá lạnh đến tận mép lều....
...lắng nghe tiếng thơ đều đều của chủ...
Bấc yêu quí, phục tùng, tôn thờ và vô cùng gắn bó với chủ, sẵn sàng hi sinh cho chủ...
d) Nghệ thuật kể chuyện
- Kết hợp kể và tả bằng các chi tiết tỉ mỉ chân thực; câu văn linh hoạt
- Đi sâu vào miêu tả tâm lý loài vật bằng năng lực tưởng tượng .
Bấc có tình yêu thương với chủ giống như tình yêu thưng của con người; đó là nhu cầu sống từ bên trong tâm hồn con người: sâu sắc, quên mình, thuỷ chung.
III. Ghi nhớ: sgk - 154
IV. Luyện tập
1. Con người và loài vật đều cần đến tình yêu thương. Tình yêu thưng nào cũng cần chân thật, sâu sắc và thuỷ chung.
2. Năng lực quan sát nhận xét và trí tưởng tượng phi thường về loài vật. 
Tác giả là người am hiểu và yêu quí loài vật, một biểu hiện của tình cảm nhân đạo trong sáng.
	Bước 4: Củng cố
	 - Con người sẽ được bồi đắp những gì qua tác phẩm này?
	- Em còn biết những tác phẩm nào cũng viết về tình cảm yêu thương của người đối với laòi vật và ngược lại?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Năm vững nội dung.
	- Soạn bài Bắc Sơn
 _____________________________________________________________
Thứ bảy ngày 05 tháng 5 năm 2007
	Ngữ văn. Bài 31. Tiết 157
Tiếng Việt: Kiểm tra 45 phút
	A. Mục tiêu cần đạt
	Qua bài học giúp học sinh:
	- Ôn tập hệ thống các kiến thức Tiếng Việt đã học trong chương trình học kì II
	- Kiểm tra kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Việt và tạo lập văn bản.
	- Rèn ý htức tự giác khi làm bài kiểm tra.
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9
	- HS: Ôn tập các bài đã học
	C. Tiến trình hoạt động
	Bước 1; Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
	Bước 3: Bài mới
I. Đề bài: Có đề bài kèm theo
II. Yêu cầu:
III. Biểu điểm
IV. Học sinh làm bài trong thời gian 45 phút
Bước 4: Củng cố
- Thu bài, nêu nhận xét về giờ làm bài.
Bước 5: Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập toàn bộ chương trình Tiếng Việt.
 ___________________________________________________________
Thứ ngày tháng năm 2007
Ngữ văn. Bài 31. Tiết 158
Tập làm văn: Luyện tập viết hợp đồng
A. Mục tiêu cần đạt
Qua bài học giúp học sinh:
- Ôn lại lý thuyết về đặc điểm và cách viết hợp đồng
- Viết được một bản hợp đồng thông dụng, có nội dung đơn giản và phù hợp với lứa tuổi.
- Có thái độ cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều được kí kết trong hợp đồng.
B. CHuẩn bị
- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9
- HS: Đọc trước bài, sưu tầm một số hợp đồng.
C. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
? Thế nào là hợp đồng?
? Nội dung cơ bản của hợp dodòng là gì?
? Trong các văn bản sau, văn bản nào mang tính chất pháp lý?
- Tường trình - Báo cáo
- Biên bản - Hợp đồng
? Một bản hợp đồng gồm có những mục nào?
? Phần nội dung chính của hợp đồng được trình bày như thế nào?
? NHững yêu cầu về hành văn, số liệu của hợp đồng?
? CHọn cách diễn đạt nào trong các cách diễn đạt ở bài tập 1? Tại sao?
? Dựa vào các thông tin đã cho hãy viết bản hợp đồng cho thuê xe đạp?
- GV chia nhóm
- Các nhóm hoạt động tập thể
- Đại diện các nhóm trình bày.
I. Ôn tập lý thuyết
1. Hợp đồng là hình thức văn bản dùng để ghi lại kết quả đã thoả thuận giữa các tập thể hoặc cá nhân với nhau về một việc nào đó.
- Nội dung: qui định cụ thể và quyềnlợi và nghĩa vụ mà mỗi bên kí hợp đồng phải có trách nhiệm thực hiện cũng như các biện pháp xử lý khi vi phạm hợp đồng.
- Văn bản hợp đồng có tính chất pháp lý
2. Cách viết hợp đồng:
- Phần mở đầu: 
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Tên hợp đồng
+ Cơ sở pháp lý, thời gian địa điểm, các thông tin cần thhiết về các bên kí hợp đồng.
- Phần nội dung:
+ Ghi nội dung theo từng điều khoản
- Phần kết thúc:
+ Họ tên, chức vụ của các bên hợp đồng
+ Kí tên, đóng dấu.
3. Yêu cầu về lời văn:
- Rõ ràng, cụ thể và mang nghĩa tường minh.
- Số liệu, thông tin chính xác.
II. Luyện tập
Bài tập 1: sgk - 157
a) Chọn cách 1
b) Chộn cách 2
c) CHọn cách 2
d) Chọn cách 2
Bài tập 2: sgk - 157
- Các thông tin chính:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Tên hợp đồng
+ Địa điểm, thời gian hợp đồng
+ Thông tin về ngườihco thuê và ngườo thuê
+ Điều kiện thoả thuận...
- Viết thành văn bản hoàn chỉnh
+ HS thảo luận theo nhóm
+ Viết một văn bản của mỗi nhóm
+ Đại diện các nhóm trình bày.
 Bước 4: Củng cố
- Đọc một bản hợp đồng đã viết.
Bước 5: Hướng dẫn về nhà
- Ôn bài. Nắm chắc lý thuyết.
- Làm bài tập 4: sgk - 158
 ______________________________________________________________
Thứ ngày tháng năm 2007
Ngữ văn. Bài 32. Tiết 159
Văn: Tổng kết văn học nước ngoài
A. Mục tiêu cần đạt
Qua bài học giúp học sinh:
- Ôn tập, tổng kết một sô kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã học từ lớp 6
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng so sánh, đối chiếu rút ra điểm chung điểm riêng.
- Tích hợp với các môn học khác.
B. Chuẩn bị:
- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9
- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình hoạt động.
Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp khi ôn tập.
Bước 3: bài mới
STT
Tác phẩm ( Đoạn trích)
Tác giả
Người dịch
Nước
Châu
Thế kỉ
Thể loại
Lớp
1
Xa ngắm thác núi Lư
Lý Bạch
Tương Như dịch
Trung Quốc
Châu á
VIII
tứ tuyệt
7
2
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Lý Bạch
Tương Như dịch
Trung Quốc
Châu á
VIII
Ngũ ngôn tứ tuyệt
7
3
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Hạ TRị Chương
Phạm CHí Vĩ và Trần Trọng San dịch
Trung Quốc
Châu á
VIII
Tứ tuyệt
4
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đỗ Phủ
Khương hữu Dụng dịch
TRung Quốc
Châu á
VIII
Thất ngôn trường thiên

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 32.doc