Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 7

Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 7

Văn bản: Mã Giám Sinh mua Kiều

 ( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du )

A. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức:

Qua bài học:

- Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ.

2. Tích hợp với phần Tiếng Việt và tập làm văn.

 3. Rèn luyện kỹ năng đọc truyện thơ, cảm thụ và phân tích nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm thơ Nôm .

B. Chuẩn bị:

 - GV: sgk, sgv Ngữ văn 9.

 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

C. Tiến trình hoạt động:

 Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 Bước 2: Kiểm tra bài cũ:

 - Đọc diễn cảm đoạn thơ Cảnh ngày xuân?

 - Phân tích nghệ thuật tả cảnh của tác giả qua đoạn thơ trên?

 Bước 3: Bài mới

Giới thiệu bài: Để cứu cha và em thoát khỏi cảnh đánh đập khảo tra vô cớ, Kiều đã quyết định bán mình chuộc cha. Quyết định này đã dẫn đến một bước ngoặt lớn trong cuộc đời nàng. Một cuộc mua bán người dưới hình thức một lễ vấn danh đã diễn ra giữa người con gái xinh đẹp tài hoa và bọ buôn người ti tiện. Đây cũng là khúc dạo đầu của đoạn đời mười lăm năm chìm nổi, bất hạnh của Kiều. Cũng trong đoạn trích này chúng ta sẽ biết thêm một chân dung nhân vật đặc sắc: mã Giám Sinh.

 

doc 8 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày	tháng	năm 2006
 Ngữ văn. Bài 7. Tiết 31.
Văn bản: Mã Giám Sinh mua Kiều
 ( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du )
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:
Qua bài học:
- Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt và tập làm văn.
 3. Rèn luyện kỹ năng đọc truyện thơ, cảm thụ và phân tích nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm thơ Nôm .
B. Chuẩn bị:
	 - GV: sgk, sgv Ngữ văn 9.
 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
	 - Đọc diễn cảm đoạn thơ Cảnh ngày xuân?
	 - Phân tích nghệ thuật tả cảnh của tác giả qua đoạn thơ trên? 
	Bước 3: Bài mới
Giới thiệu bài: Để cứu cha và em thoát khỏi cảnh đánh đập khảo tra vô cớ, Kiều đã quyết định bán mình chuộc cha. Quyết định này đã dẫn đến một bước ngoặt lớn trong cuộc đời nàng. Một cuộc mua bán người dưới hình thức một lễ vấn danh đã diễn ra giữa người con gái xinh đẹp tài hoa và bọ buôn người ti tiện. Đây cũng là khúc dạo đầu của đoạn đời mười lăm năm chìm nổi, bất hạnh của Kiều. Cũng trong đoạn trích này chúng ta sẽ biết thêm một chân dung nhân vật đặc sắc: mã Giám Sinh.
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
GV tóm tắt phần trước đoạn trích:
- Bị thằng bán tơ vu oan cha và em Kiều bị bắt. Để có tiền cứu cha và em, Kiều quyết định bán mình.
GV hướng dẫn HS đọc
GV lưu ý HS một số chú thích.
? Văn bản có thể chia thành? đoạn? nêu nội dung từng đoạn?
? Em hiểu lễ vấn danh là gì?
- Lễ chạm mặt, nhà trai gặp gỡ nhà gái để xin cưới ...
? Đoạn trích có mấy nhân vật chính?( Mã Giám Sinh và Kiều)
Học sinh đọc 6 câu đầu.
? Mã Giám Sinh được giới thiệu qua những câu thơ nào?
- Mã Giám Sinh: chàng học sinh họ Mã trường Quốc Tử Giám.
 ? Theo em, đây có phải là câu trả lời của Mã Giám Sinh không? ( có thể hắn cũng có thể của mụ mối)
? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu Mã Giám Sinh?
? Tìm từ ngữ trực tiếp miêu tả diện mạo của Mã Giám Sinh?
- Dáng điệu, cử chỉ?
? Giải nghĩa từ tót, lao xao?
? Chi tiết trước thầy sau tớ lao xao gợi cảnh tượng như thế nào?
? Nhận xét nghệ thuật miêu tả Mã Giám Sinh ( so sánh với cách miêu tả chị em Thúy Kiều)?
? Qua cách miêu tả này em có nhân xét gì về Mã Giám Sinh?
Vấn danh : lễ ăn hỏi...
? Theo dõi câu trả lời của họ Mã khi được hỏi về tên tuổi quê quán: Nhận xét về cách trả lời của Mã Giám Sinh?
? Những chi tiết nào cho thấy thái độ của Mã khi xem mặt Kiều?
? Nhận xét về cách xem mặt này?
? Khi hỏi giá, Mã dùng lời lẽ như thế nào? Có gì mâu thuẫn trong câu hỏi của hắn? ( dạy - bao nhiêu )
?Từ cách hỏi này bộc lộ bản chất nào của hắn?
? Tác giả đã dùng từ nào để miêu tả thái độ của Mã khi trả giá nàng Kiều?
? Hắn bộc lộ bản chất gì khi mua bán?
? Nhận xét chung về nghệ thuật miêu tả Mã Giám Sinh qua đoạn thơ? Tác dụng ?
? Nêu cảm xúc của em về nhân vật Mã Giám Sinh?
Nghe
Theo dõi chú thích.
Đọc bài.
Trả lời theo phần soạn bài.
Giải nghĩa.
Đọc bài
Theo dõi văn bản, tìm chi tiết.
Nhận xét
Hoạt động độc lập.
Tìm trong văn bản.
Thảo luận tự do
Kết luận
Nhận xét.
Hoạt động độc lập.
Phân tích, nhận xét.
Phân tích từ.
Thảo luận nhóm.
Độc lập.
I. Giới thiệu đoạn trích:
- Vị trí đoạn trích: gồm 34 câu: từ câu 619 đến 652, thuộc phần 2 của tác phẩm.
Tên đoạn trích: do người biên soạn đặt.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc - tìm hiểu chú thích:
- Chú ý: chú thích 1,5,9,10.
2. Bố cục:
- 6 câu đầu: Kiều nhờ mụ mối tìm người mua, lấy danh nghĩa là lễ vấn danh.
- Còn lại: Nội dung cuộc mua bán - vấn danh.
3. Phân tích:
a. Màn kịch vấn danh và chân tướng Mã Giám Sinh.
- Lai lịch.
+ Tên: Mã Giám Sinh
+ Quê: huyện Lâm thanh cũng gần
Cách giới thiệu chung chung , không rõ họ tên, quê quán ( dễ gây nghi ngờ ).
- Ngoại hình, trang phục:
... trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
... trước thầy sau tớ lao xao
... ghế trên ngồi tót sỗ sàng.
Tác giả sử dụng bút pháp hiện thực, tả chi tiết, cụ thể bằng những từ ngữ gợi ấn tượng mạnh và mang ý nghĩa châm biếm.
Mã Giám Sinh cố ý chải chuốt ( khi không còn trẻ), cử chỉ thô lỗ, thái độ nhâng nháo, bất lịch sự, là kẻ vô giáo dục, thiếu văn hóa.
- Thái độ trong lễ vấn danh:
+ Khi chào hỏi: Trả lời cộc lốc, không đúng ngôn ngữ của người đi hỏi vợ.
Thô lỗ, trịch thượng.
+ Khi xem mặt( chọn hàng)
.....đắn đo cân sắc cân tài
....ép cung ... thử tài quạt thơ
Kĩ lưỡng, tỉ mỉ, thô bạo.
+ Khi hỏi giá:
Mua ngọc đến Lam Kiều
Sinh nghi xin dạy bao nhiêu.....
thái độ mềm mỏng, nói năng kiểu cách, ra vẻ lịch sự giả dối xảo quyệt kiểu con buôn.
+ Khi trả giá:
....Có kè bớt một thêm hai
.....Giờ lâu ngã giá...
Keo kiệt, bủn xỉn.
* Kết hợp kể và tả, để nhân vật tự bộc lộ tính cách qua ngôn ngữ, hành vi Mã Giám Sinh là kẻ giả dối, thực dụng, bất nhân.
III.Luyện tập:
- HS tự bộc lộ những suy nghĩ của mình.
	Bước 4: củng cố
	 - Đọc diễn cảm đoạn trích. 
 - Xác định các yếu tố miêu tả trong đoạn thơ? 
 - Nhận xét về cách miêu tả đoạn trích này? 	
 Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	 - Học thuộc đoạn thơ. Nắm vững nội dung đã học.
	 - Tiếp tục tìm hiểu bài.
Thứ ngày	tháng	năm 2006
	 Ngữ văn.Bài 6. Tiết 32:
	Tập làm văn:Miêu tả trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
- Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
B. Chuẩn bị:
	- GV:Sgk + sgv Ngữ văn 9.
	- HS: Làm đủ bài tập, đọc trước bài.
C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chhức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
	- Tóm tăt văn bản tự sự có vai trò gì trong cuộc sống?
	- Các yêu cầu cần có khi tóm tắt văn bản tự sự?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
HS theo dõi bài tập ( sgk - T91)
? Đoạn trích trên kể về trận đánh nào?
? Sự việc ấy diễn ra theo trình tự nào?
? Các sự việc kể trên đây trả lời cho câu hỏi nào sau đây?
- Việc gì đã xảy ra?
- Việc đó xảy ra như thế nào
? Chỉ ra chi tiết miêu tả trong đoạn trích?
? Các chi tiết miêu tả này trả lời cho câu hỏi nào?
? Theo em yếu tố miêu tả có tác dụng gì trong việc diễn đạt?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk
? Tìm những yếu tố tả cảnh, tả người trong 2 đoạn trích: Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân?
? Giá trị của các yếu tố miêu tả trong hai đoạn trích trên là gì?
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.
Theo dõi bài tập
Nhận xét
Tìm và sắp xếp các sự việc theo trình tự. 
Nhận xét.
Tìm yếu tố miêu tả.
Nhận xét
Kết luận.
Đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động độc lập.
Nhận xét
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:
1. Tìm hiểu bài tập
- Đoạn trích kể việc vua Quang Trung chỉ huy tướng sỹ đánh chiếm đồn Ngọc Hồi.
- Trình tự kể các sự việc:
+ Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bứcc rồi tiến sát đến đông Ngọc Hồi.
+ Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.
+ Quân của Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.
+ Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.
Trả lời cho câu hỏi: Việc gì đã xảy ra?
- Miêu tả:
 Nhân có gió Bắc... tự làm hại mình
 Quân thanh... quân Thanh đại bại
Trả lời cho câu hỏi : Việc đó diễn ra như thế nào?
- Nhờ có miêu tả bằng các chi tiết mới thấy được sự việc diễn ra như thế nào.
2.Kết luận:
- Yếu tố miêu tả giúp cho đoạn văn trở nên sinh động có khả năng gợi lại được hình ảnh và không khí của trận đánh.
3.Ghi nhớ ( sgk ).
II. Luỵện tập:
Bài tập 1.
a. Tả người:
- Thúy Vân:
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
- Thúy Kiều:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắn liễu hờn kém xanh
b. Tả cảnh:
- Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
- Tà tà bóng ngả về tây
- Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
 Các yếu tố miêu tả làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn, giàu chất thơ...
Bài tập 2:
- Học sinh hoạt động độc lập.
	Bước 4: Củng cố:
	 - Gọi học sinh đọc bài tập 2.
 - Gọi học sinh khác nhận xét.
	Bước 5: Hướng dẫnvề nhà:
	 - Học bài. Nắm vững nội dung.
	 - Làm bài tập 3 ( sgk )
	Thứ	ngày tháng năm 2006
 Ngữ văn. Bài 7. Tiết 33: 
	Tiếng Việt: Trau dồi vốn từ.
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học, giúp học sinh:
1. Kiến thức: Học sinh thấy được vai trò của việc trau dồi vốn từ trong nói viết và phát triển năng lực tư duy giao tiếp.
2. Tích hợp với Văn qua các đoạn trích trong Truyện Kiều, với Tập làm văn ở các bài đã học
3. Kèn luyện kỹ năng mở rộng và chính xác hóa vốn từ trong giao tiếp và viết văn bản.
 B. Chuẩn bị:
- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 tập 1
- HS: Học bài, làm đủ bài tập.
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
	 - Để phát triển vốn từ vựng, tiếng việt có những cách phát triển nào?
	 - Từ vựng của một ngôn gữ có thể không thay đổi được không?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
HS đọc BT1 ( T99 - sgk )
? Em hiểu ý kiến của cố thủ tướng như thế nào?
? Tiếng Việt có khả năng đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của chúng ta không? Tại sao?
? Muốn phát huy tốt khả năng của Tiếng Việt phải làm gì? Tại sao?
Gọi học sinh đọc bài tập 2 ( sgk - 100)
? Xác định lỗi diễn đạt trong các VD ở BT2 ( T100)
? Em hiểu dự đoán là gì?
Dự đoán: đoán trước tình hình, sự việc có thể xảy ra trong tương lai.
? Nên dùng từ nào phù hợp hơn?
? Vì sao có những lỗi này?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk
Gọi học sinh đọc đoạn văn trong sgk trang 100.
? Nhà văn Tô Hoài nói về vấn đề gì trong đoạn văn?
? Qua câu chuyện đó em rút ra bài học gì?
? Hãy chọn cách giải thích đúng?
? Giải nghĩa các từ có các yếu tố:
- Yếu tố tuyệt
Ví dụ: 
- Loài khủng long đã bị tuyệt chủng
- Các chiến sĩ cách mạng tuyệt thực trong tù .
- Bạch Tuyết là một nàng công chúa đẹp tuyệt trần.....
- Yếu tố đồng với nghĩa là cùng nhau, giống nhau
- Ví dụ:
+ Mẹ em và cô giáo là đồng môn.
+ Quần áo phải mặc đồng bộ mới đẹp.
+ Em mới thuộc một bài hát đồng dao.
+ Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện đồng thoại.
? Sửa lỗi dùng từ chưa chính xác trong các câu sau:
Chọn các từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu văn cho sẵn:
Đọc bài tập 1.
Độc lập.
Đọc bài tập 2.
Nhận xét.
Tìm từ thích hợp.
Đọc bài.
Hoạt động độc lập.
Giải nghĩa từ.
Thảo luận tự do.
Đặt câu với từng từ.
Giải nghĩa từ và đặt câu minh họa.
Thảo luận tự do
Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
1. Tìm hiểu bài tập:
Ví dụ 1: Tiếng việt là một ngôn từ có khái niệm rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người việt. 
Muốn phát huy tốt khả năng của Tiếng Việt mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ.
Ví dụ 2: 
a. Thừa từ đẹp .
 b. Dùng sai từ dự đoán 
nên dùng phỏng đoán, ước đoán
c. dùng sai từ " đẩy mạnh" ( đẩy mạnh thúc đẩy cho phát triển nhanh lên )
Nên dùng: phỏng đoán, ước đoán.
 Nguyên nhân dùng sai: sở dĩ có những lỗi này vì người viết không biết rõ chính xác nghĩa và cách dùng của từ mà mình sử dụng.
2.Ghi nhớ ( sgk )
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ
1. Tìm hiểu bài tập:
- Nhà văn Tô Hoài nói đến việc phải học lời ăn tiếng nói của nhân dân để trau dồi vốn từ của mình.
- Phải rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết để làm tăng vốn từ.
2. Kết luận: Ghi nhớ sgk
III. Luyện tập:
Bài tập 1( sgk )
- Hậu quả: kết quả xấu
- Đoạt: chiếm được phần thắng
- Tinh tú: sao trên trời 
Bài tập 2: ( sgk )
* Giải thích nghĩa của các từ có yếu tố tuyệt:
- tuyệt chủng: bị mất hẳn nòi giống
- Tuyệt giao: cắt đứt giao thiệp
- Tuyệt tự: không có người nối dõi
-Tuyệt thực: nhịn ăn hoàn toàn.
- tuyệt đỉnh: điểm cao nhất, mức cao nhất
- tuyệt mật: giữ bí mật tuyệt đối.
- Tuyệt tác: tác phẩm văn học nghệ thuật hoàn mĩ.
- Tuyệt trần: nhất trên đời, không có gì sánh bằng.
* Giải thích nghĩa của từ có yếu tố đồng: cùng nhau, giống nhau
- đồng âm: có âm giống nhau
- đồng bào: người cùng 1 giống nòi, 1 dân tộc.
- đồng bộ: phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng
- đồng chí: người cùng chí hướng chính trị 
- đồng khởi: cùng vùng dậy dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp
- đồng môn: cùng học 1 thầy, 1 trường, 1 môn phái
- đồng sự: cùng làm việc ở cùng một cơ quan
* đồng: trẻ em:
- đồng ấu: trẻ em 6, 7 tuổi
- đồng dao: lời hát dân gian của trẻ em
- đồng thoại: truyện viết cho trẻ em.
* đồng :chất kim loại 
- Trống đồng: nhạc khí gõ thời cổ, hình cái trống, đúc bằng đồng, trên mặt có trạm họa tiết trang trí.
Bài tập 3: sgk 
a. Thay bằng từ yên tĩnh, vắng lặng
b. Thay bằng từ thiết lập
c. Thay bằng từ cảm động, xúc động, cảm phục
d.Thay bằng phỏng đoán, ước đoán...
Bài tập 6 ( sgk - 103 )
- Điền các từ thích hợp vào chỗ trống
a. điểm yếu
b. mục đích cuối cùng
c. đề đạt
d. láu táu
e. hoảng loạn.
	Bước 4: Củng cố
	 - Để trau dồi vốn từ ta cần phải làm gì?
 - Tại sao chúng ta lại dùng từ chưa đúng trong một số trường hợp?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà:
	 - Học bài. Nắm vững nội dung
	 - Làm bài tập 4,5,7,8 ( sgk - T 103)
	Thứ	ngày tháng năm 2006
 Ngữ văn. Bài 7.Tiết 34 - 35:
Tập làm văn: Viết bài làm văn số 2
	 (Văn bản tự sự )
A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.
B. Chuẩn bị:
- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9
- HS: Vở viết bài.
C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức : Kiểm tra sĩ số.
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
 	- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: bút, vở
	Bước 3: Bài mới
I Đề bài:
Đề 1:
	Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy, kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Đề 2:
	Kể lại một giấc mơ, trong đó em đươc gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
II.Yêu cầu chung:
- Thể loại: Văn bản tự sự.
- Nội dung: Các sự việc được kể phải kết hợp với các yếu tố miêu tả.
- Hình thức: HS có thể tùy ý lựa chọn hình thức phù hợp với từng kiểu bài.
III. Yêu cầu cụ thể:
 Đề 1:
- Nội dung:Tưởng tượng về thăm trường cũ, khi đó em đã trưởng thành, có vị trí xã hội, nghề nghiệp nhất định.
+ Lý do gì khiến em về thăm trường?
- Khi về trường cũ thì:
+ Cảnh sắc của trường như thế nào? Có gì thay đổi so với khi mình còn đi học?
+ Đến trường em gặp ai và không gặp được ai? Vì sao?
+ Cảm xúc khi đến đó và khi ra về? 
- Hình thức: Viết một bức thư gửi một người bạn cũ cùng học với mình khi xưa.
Đề 2:
- Tưởng tượng về một cuộc gặp mặt người thân đã xa cách lâu ngày 
- Giữa người ấy và em phải có kỷ niệm sâu sắc. Đó là kỷ niệm gì
- Khi gặp lai, người thân của em có còn nhớ không?
- Thái độ, tình cảm, dáng hình của người thân trong mơ như thế nào?
 * Các yếu tố miêu tả ngoại cảnh trong mơ phải khác trong đời thực. Ví dụ: Có làn sương khói mờ ảo, cầu vồng...
IV.Biểu điểm:
Điểm 9 - 10: Bài viết đảm bảo đúng thể loại
 Nội dung phong phú.
	 Kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả.
	 Văn viết mạch lạc, đủ ba phần trong bố cục chung.
	 Chữ đẹp, trình bày sạch sẽ, khoa học
Điểm 7 -8: Đảm bảo hầu hết các yêu cầu trên.
	 Có thể thiếu vài ý không cơ bản.
Điểm 5- 6: Đảm bảo hầu hết các yêu cầu trên.
	 Thiếu 1 vài ý cơ bản. Diễn đạt chưa thật lưu loát.
	 Chữ viết chưa thật đẹp.
Điểm dưới 5: Chưa hiểu yêu cầu của đề hoặc diễn đạt kém, sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ chưa chính xác.
	 	Bước 4: Củng cố.
	 	 Thu bài. Nhận xét giờ viết bài.
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	 	Tiếp tục luyện tập văn tự sự kết hợp miêu tả.
_______________________________________________________________________________
 Kí duyệt của tổ chuyên môn Kí duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7.doc