Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 34

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 34

Tiết 161

Soạn 21/4/2009

Dạy 25/4/2009 BẮC SƠN

 (Trích hồi IV vở kịch "Bắc sơn" - Nguyễn Huy Tưởng)

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1 - HS có những hiểu biết cơ bản về tác giả, có những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói – chính kịch. Nắm được những mâu thuẫn xung đột kịch trong hồi IV, tình huống kịch trong đoạn trích.

 Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại vàhành động, thể hiện nội tâm và tính cách các nhân vật trong vở kịch.

 2 - Giáo dục lòng yêu nước, căm thù những kẻ làm tay sai cho giặc.

3 - Rèn luyện kĩ năng đọc phân vai, phân tích xung đột kịch qua tình huống kịch, qua lời đối thoại giữa các nhân vật trong đoạn kịch.

CHUẨN BỊ

 + GV: Chân dung Nguyễn Huy Tưởng

 + GV+HS: Đọc toàn bộ tác phẩm . Xác định vị trí đoạn trích.

 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 20 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Tiết 161	
Soạn 21/4/2009 
Dạy 25/4/2009	
Bắc sơn
 (Trích hồi IV vở kịch "Bắc sơn" - Nguyễn Huy Tưởng)
Mục tiêu cần đạt
1 - HS có những hiểu biết cơ bản về tác giả, có những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói – chính kịch. Nắm được những mâu thuẫn xung đột kịch trong hồi IV, tình huống kịch trong đoạn trích.
	Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại vàhành động, thể hiện nội tâm và tính cách các nhân vật trong vở kịch. 
	2 - Giáo dục lòng yêu nước, căm thù những kẻ làm tay sai cho giặc. 
3 - Rèn luyện kĩ năng đọc phân vai, phân tích xung đột kịch qua tình huống kịch, qua lời đối thoại giữa các nhân vật trong đoạn kịch.
Chuẩn bị
	+ GV: Chân dung Nguyễn Huy Tưởng
	+ GV+HS: Đọc toàn bộ tác phẩm . Xác định vị trí đoạn trích.
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (5')
1. Vì sao nói Giôn Thoóc-tơn là ông chủ lí tưởng của Bấc?
2. Cách nhân hoá khi tả các nhân vật là loài vật của Giắc Lân-đơn so với Tô Hoài hay La Phông-ten có gì giống, khác ? Em thích cách nào hơn ?
3. Kể lại đoạn văn trích học theo lời kể của Bấc. Cách kể như vậy có thể đem lại cho người đọc ấn tượng gì mới ?
C - Bài mới (35')
	GV giới thiệu bài: 
?Nêu hiểu biết của em về tác giả?
-HS trả lời
-GV giới thiệu: Chân dung nhà văn. 
- GV: Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng với tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô một số truyện lịch sử của thiếu nhi: An Dương Vương xây thành ốc, Kể chuyện Quang Trung và các vở kịch lịch sử: Vũ Như Tô, Bắc Sơn...
-HS nêu xuất xứ văn bản, thể loại
?Em hãy kể tên, thể loại các kịch bản văn học sân khấu, tên tác giả mà em đã học trong chương trình THCS? 
+HS kể
I . Giới thiệu chung (10')
1. Tác giả 
2. Tác phẩm 
-Thể loại: Kịch
+GV: Từ chỗ được làm quen với một trích đoạn kịch bản sân khấu chèo cổ đồng bằng Bắc Bộ Quan Âm Thị Kính, trích đoạn hài kịch (kịch nói) Trưởng giả học sang của Mô-li-e (Pháp, thế kỉ XVII), lên chương trình lớp 9, các em tiếp tục học hai đoạn kịch nói Việt Nam hiện đại của Nguyễn Huy Tưởng và Lưu Quang Vũ.
 Bắc Sơn là vở kịch nói đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám lấy đề tài từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940-1941) oai hùng và bi tráng. 
-GV giới thiệu về thể loại Kịch:
-Kịch là một trong 3 loại hình cơ bản của nghệ thuật ngôn từ: Trữ tình, Tự sự và Kịch.
	-Kịch dùng ngôn ngữ trực tiếp của các nhân vật (đối thoại, độc thoại), cử chỉ, hành động để thể hiện mâu thuẫn, xung đột trong hiện thực đời sống.
-Kịch là thể loại nghệ thuật tổng hợp: văn học-sân khấu. Phần văn học gọi là kịch bản - làm cơ sở cho đạo diễn, diễn viên dàn dựng và biểu diễn trên sân khấu.
-Phân loại kịch: Có nhiều cách phân loại dựa theo những cơ sở, tiêu chí khác nhau.
-Kịch có kịch dân gian (chèo, tuồng), hí kịch, kinh kịch (Trung Quốc) và kịch hiện đại, có kịch hát (ca kịch, ôpêra), nhạc kịch, vũ kịch (kịch múa, ba-lê), kịch thơ, kịch nói, hài kịch, bi kịch, chính kịch, kịch câm (không có lời thoại), kịch rối (nước, cạn...), kịch truyền thanh, kịch sân khấu truyền hình...
+Chèo Quan Âm Thị Kính thuộc thể loại ca kịch dân gian (chèo).
+Hài kịch Trưởng giả học sang thuộc thể loại kịch nói (hài kịch)
-Kịch nói (nhân vật nói là chủ yếu) có nguồn gốc từ châu Âu, du nhập vào nước ta từ đầu thế kỉ XX. Kịch nói có hài kịch, bi kịch, chính kịch...
-Nội dung chính của vở kịch được thể hiện trong cốt truyện kịch. Cấu trúc, bố cục của vở kịch có thể chia làm những hồi (màn), lớp (cảnh).
-Cốt lõi, linh hồn của kịch là mâu thuẫn xung đột thể hiện trong những tình huống kịch, trong đối thoại, độc thoại, hành động của nhân vật kịch.
+GV phân các vai đọc:
-Người dẫn chuyện
II . Đọc - hiểu văn bản 
 (25') 
1. Đọc, chú thích (6')
-Thái, Cửu, Thơm, Ngọc
Yêu cầu giọng đọc các đối thoại phù hợp với tình huống và tâm trạng, tính cách nhân vật. Ví dụ: ngời dẫn chuyện: giọng chậm, khách quan; Thái: bình tĩnh, ôn tồn, khẩn trương, lo lắng và tin tưởng; Cửu: nóng nảy, hấp tấp, ngạc nhiên chân thành; Thơm: đầy tâm trạng, chuyển giọng khi nói với Thái, Cửu, khi nói với Ngọc...
Mỗi nhân vật phân công 2 HS đọc nối. GV và HS nhận xét cách đọc.
- HS giải thích từ khó
-HS: Nêu bố cục của đoạn trích?
-Lớp I: Đối thoại giữa vợ chồng Thơm – Ngọc. Mâu thuẫn giữa hai ngời. Thơm dần nhận ra sự thật về Ngọc. Cô đau xót và ân hận.
-Lớp II: Thơm – Thái – Cửu: Giới thiệu tình huống kịch, tạo điều kiện cho mâu thuẫn, xung đột phát triển, tính cách nhân vật bộc lộ, tâm lí, hành động chuyển biến. Thái, Cửu- hai cán bộ, chiến sĩ cách mạng chạy trốn sự lùng bắt gắt gao của bọn quan, lính Pháp và bọn phản động tay sai (Ngọc), tình cờ trong lúc bối rối, vội vã; chạy vào nhà Thơm - Ngọc. Sau phút lo lắng hoảng hốt, Thơm quuyết định tạm để hai anh vào trốn trong buồng ngủ của mình.
 -Lớp III: Thơm - Ngọc: Ngọc đột ngột về nhà. Thơm cố tìm cách giấu chồng, qua câu chuyện, càng bộc lộ tâm trạng mâu thuẫn, day dứt trong lòng Thơm: Một mặt dù đã nhận rab ản chất phản động của Ngọc, đã quyết định che giấu và bảo vệ hai cán bộ cách mạng nhng mặt khác, Thơm vẫn chưa đủ cương quyết để hành động, chỉ mong sao Ngọc không nghi ngờ, không vào buồng ngay lúc ấy. Cuối lớp, Ngọc lại sấp ngửa chạy theo bọn lính Pháp, tiếp tục truy lùng các chiến sĩ
?Mâu thuẫn-xung đột kịch trong hồi bốn là mâu thuẫn - xung đột gì? Giữa ai với ai ?
-HS trả lời
-GV: -Các mâu thuẫn - xung đột ấy được nảy sinh và phát triển trong tình huống kịch gay cấn, đột ngột và
2. Bố cục (4')
Trích đoạn hồi bốn. Gồm:
-Lớp I
-Lớp II
-Lớp III
3. Phân tích (15')
a) Tìm hiểu mâu thuẫn – xung đột kịch trong hồi bốn, tình huống kịch trong đoạn trích
 -Mẫu thuẫn - xung đột cơ bản là mâu thuẫn - xung đột ta-địch, giữa những cán bộ, chiến sĩ cách mạng (Thái, Cửu) với bọn giặc Pháp (quan, lính) và bọn tay sai
kịch liệt: Cuộc khởi nghĩa thất bại. Giặc lùng bắt gắt gao các cán bộ chiến sĩ. Thái, Cửu sẽ đối phó thế nào? Ngọc có phát hiện ra Thái, Cửu?...
phản động (Ngọc) lồng trong mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn nội tâm giữa Thơm - Ngọc (người vợ đẹp hiền, trung thực và người chồng hèn nhát, phản bội làm tay sai cho Pháp).
D . Củng cố (2')
	- Vai trò của Nguyễn Huy Tưởng trong sự phát triển của kịchViệt Nam
	- Thể loại kịch
	- Nghệ thuật tạo dựng tình huống, mâu thuẫn kịch
E . Hướng dẫn về nhà (2')
	- Nắm chắc khái niệm kịch, tình huống xung đột kịch
	- Tìm đọc cả tác phẩm, soạn tiết 2
*********************************************
Tiết 162	
Soạn 21/4/2009 
Dạy 27/4/2009	
Bắc sơn
 (Trích "Bắc sơn" - Nguyễn Huy Tưởng)
Mục tiêu cần đạt
1 - HS nắm vững nội dung, ý nghĩa đoạn trích lớp II, III, hồi bốn ở vở kịch Bắc Sơn: Xung đột cơ bản của kịch đợc bộc lộ gay gắt, tác động đến tâm lí nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.
	Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại vàhành động, thể hiện nội tâm và tính cách các nhân vật trong vở kịch. 
	2 - Giáo dục lòng yêu nước, căm thù những kẻ làm tay sai cho giặc. 
3 - Rèn luyện kĩ năng đọc phân vai, phân tích xung đột kịch qua tình huống kịch, qua lời đối thoại giữa các nhân vật trong đoạn kịch.
Chuẩn bị 
	+ GV+HS: Đọc toàn bộ tác phẩm . Xác định vị trí đoạn trích.
	Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (5')
?Nêu đặc điểm của kịch? Kết cấu của một vở kịch?
?Phân tích mâu thuẫn - xung đột kịch trong hồi 4 trích vở kịch Bắc sơn?
C - Bài mới (35')
	GV giới thiệu bài: GV chuyển: Mâu thuật - xung đột ấy được thể hiện cụ thể và phát triển trong các lớp II - III , hồi bốn như thế nào ?
?Tình huống kịch làm nền cho mẫu thuẫn - xung đột phát triển ở đây là gì?
+GV:Kể lại những nét chính về nhân vật Thơm ở các hồi trước
Thơm - người dân tộc Tày ở Bắc Sơn - là con gái lớn của cụ Phương, chị ruột Sáng và là vợ Ngọc - một nho lại (làm việc văn thư hành chính) trong bộ máy chính quyền địa phương. Đã quen với cuộc sống an nhàn, được chồng chiều chuộng, lại thích sắm sửa, ăn diện, vì thế khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra, Thơm vẫn thờ ơ đứng ngoài cuộc, trong khi cha và em trai đã trở thành những quần chúng tích cực tham gia. Nhưng Thơm vẫn chưa đánh mất bản chất trung thực, lòng thương người, lòng tự trọng của một cô gái sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân lao động. Vì thế, Thơm rất quý trọng ông giáo Thái - người cán bộ cách mạng có trách nhiệm củng cố phong trào khi cuộc khởi nghĩa thất bại và bị đàn áp. Khi biết cha và em trai đều hi sinh, Thơm rất thương xót và ân hận. Cô càng bị dày vò, day dứt hơn khi dần dần biết được rằng chồng mình đang làm tay sai cho Pháp, dẫn quân Pháp về đánh úp nghĩa quân.
Hoàn cảnh hiện tại: Mẹ đẻ Thơm phát điên, bỏ đi. Thơm nghe nhiều người nói Ngọc nhiều đêm dẫn quân Pháp đi lùng bắt những người cách mạng. Y dần lộ rõ bộ mặt Việt gian. Nhưng Ngọc vẫn cho Thơm nhiều tiền để mua bán, sắm sửa, thoả mãn nhu cầu ăn diện của cô.
?Trong lớp II, Thơm được đặt trong tình huống như thế nào?
?Phân tích ý nghĩa của tình huống ấy?
-HS: Tình huống ấy buộc cô phải nhanh chóng suy tính và có quyết định ngay: Cứu người hay bỏ mặc, đóng cửa bàng quan. Bỏ qua, để hai người rơi vào tay Pháp thì lòng cô day dứt không yên. Cứu hai anh thì vô 
-GV: Phút đầu, cô ngạc nhiên thấy sự xuất hiện đột ngột của Thái và Cửu, cứ ngỡ cách mạng cử người đi bắt Ngọc - một Việt gian. Nhưng khi hiểu ra hai người đang bị truy lùng, đang sắp bị bắt thì Thơm bộc lộ tâm trạng ra sao?
?Thơm đã quyết định hành động như thế nào? Quyết định đó chứng tỏ có sự chuyển biến gì trong lòng cô?
3. Phân tích (32')
b) Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm
 -Tình huống: căng thẳng, đầy kịch tính: Thái , Cửu - hai cán bộ, chiến sĩ cách mạng đang bị Pháp lùng bắt gắt gao chạy thẳng vào trước cửa nhà cô, trong khi Ngọc - chồng cô - kẻ đang đi lùng bắt các anh có thể trở về bất cứ lúc này.
-Lo lắng, hốt hoảng, lúng túng: Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không? Làm thế nào bây giờ?
- Hai lần cô khẳng định dứt khoát, nhất định không tiếp tay cho giặc: +Không đời nào cô định bắt hai anh, cũng không 
-GV: Với hành động táo bạo, bất ngờ này, Thơm đã thoát ra khỏi trạng thái day dứt, trù trừ để đứng hẳn vào hàng ngũ quần chúng cảm tình với cách mạng, hành động này không phải ngẫu nhiên, tuỳ hứng, tuỳ tiện hay xếp đặt mà có nguyên nhân bên trong, bên ngoài, chủ quan, khách quan rất hợp lí hợp tình: lòng thương ngời, lòng kính phục Thái, cảm tình với cách mạng, nhớ đến cái chết của cha, của em, hoàn cảnh gia đình và việc nhận ra bộ mặt thật của chồng
?Tình huống kịch tiếp tục được đẩy lên làm tăng tình hấp dẫn. Em hãy chỉ ra?
-HS: Ngọc bất chợt trở về , đặt trước Thơm một tình huống nguy hiểm hơn nhiều. Đến đây, Thơm buộc phải tìm cách che mắt chồng, đóng kịch với Ngọc để hắn không nghi ngờ gì chính vợ y đã ... : Để thực hiện lời hứa với Vũ Nương, ngay sau khi được trở về trần gian, Phan Lang đã tìm đến nhà Trương Sinh. Khi gặp nhau, Trương Sinh ngỡ ngàng kêu lên:
-Trời ơi ! Thế mà người ta đồn rằng huynh đã bị chết đuối rồi...
Phan Lang mỉm cười:
-Đúng là tôi đã bị chết đuối, nhưng lại được Linh Phi cứu sống và cho về cõi trần!
Mắt Trương Sinh chợt sáng lên:
-Nghĩa là huynh đã xuống tận Thuỷ cung rồi phải không?
Phan Lang gật đầu:
-Và đã gặp nàng Vũ Nương ở dưới đó...
Nghe Phan Lang nói thế, Trương Sinh sững sờ, chân tay bủn rủn, buột miệng kêu khẽ:
-Vũ Nương nàng ơi, ta có tội với nàng...
Đợi cho Trương Sinh qua cơn xúc động, Phan Lang mới từ tốn nói:
-Vũ Nương có nhờ tôi mang về cho huynh một chiếc thoa vàng và một lời nhắn...
Vừa nói, Phan Lang vừa trao cho Trương Sinh một cái gói nhỏ bọc bằng vải đỏ. Trương Sinh run run đa hai bàn tay nhận lấy kỉ vật của người vợ yêu quý và thì thào:
-Nàng nhắn nhủ tôi điều gì, huynh cho tôi biết ngay đi?
-Nàng bảo huynh hãy lập đền giải oan bên bờ Hoàng Giang... Rồi nàng sẽ về thăm chồng con...
Nghe lời Phan Lang, Trương Sinh bèn làm đúng như lời nhắn của vợ và chàng thấy Vũ Nương “ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng... lúc ẩn lúc hiện”.
4. Dựa vào đoạn kết của chuyện Người con gái Nam Xương, hãy viết một đoạn văn miêu tả nội tâm của nhân vật Trương Sinh bằng ngô ngữ độc thoại nội tâm:
Gợi ý: Nhận lại chiếc hoa vàng và lời nhắn của Vũ Nơng, Trương Sinh đứng chết lặng nh kẻ mất hồn.. Vũ Nương nàng ơi, ta có tội với nàng! Chỉ vì một phút nông nổi hồ đồ mà ta đã mất một người vợ vô cùng nết na chung thuỷ! Sao ta lại nỡ đẩy nàng đến một cái chết đau đớn, oan nghiệt như vậy? Trời ơi, nếu không vì bé Đản còn quá ngây thơ non nớt thì ta cũng có thể đâm đầu xuống dòng Hoàng Giang để được gặp nàng và để được quỳ trước mặt nàng mà tạ tội! Than ôi, bây giờ thì âm dương đôi ngả, nghìn thu vĩnh quyết, lòng ta đớn đau tan nát biết bao giờ nguôi? Vũ Nương nàng ơi, ta sẽ lập đền giải oan cho nàng và nguyện ngày đêm chăm chỉ hoa thơm hương toả để phần nào an ủi cho vong linh của nàng và cũng là để tỏ tấm lòng thành khẩn ăn năn hối lỗi của ta đối với nàng! Nếu có khôn thiêng thì nàng hãy đoái thương chồng con của nàng, thỉnh thoảng hiện về cho chồng con nàng được nhìn thấy cái bóng hình thân yêu nhất của mình! Vũ Nương nàng ơi, nếu lời khẩn cầu của ta mà linh ứng thì xin nàng hãy cho một làn gió mát thoảng qua... Thế là kẻ có tội này sẽ được thanh thản phần nào...
**********************************************************
Tiết 165	
Soạn 25/4/2009 
Dạy 02/5/2009	
Tôi và chúng ta
 (Trích cảnh III - Lưu quang Vũ)
(Tiết 1)
Mục tiêu cần đạt
1 - HS được củng cố kiến thức về thể loại kịch. Hiểu được vấn đề cơ bản vở kịch đặt ra và ý nghĩa của nó với thực tiễn xã hội ta thời kì bấy giờ. Hiểu được mâu thuẫn-xung đột cơ bản trong vở kịch và cảnh kịch được trích học.
	2 - Giáo dục thái đọ quan tâm đến sự phát triển của đất nước, có ý thức tham gia thúc đẩy sự phát triển ấy.
3 - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu mâu thuẫn, xung đột kịch, tình huống kịch và tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại
Chuẩn bị 
	+ GV: Đọc toàn văn vở kịch. Chân dung Lữu Quang Vũ
	+ HS: Soạn bài
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1')
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4')
	?Diến biến tâm trạng và hành động của Thơm trong đoạn trích hồi IV vở kịch "Bắc Sơn"?
C - Bài mới (36')
GV giới thiệu bài: 
- HS nêu hiểu biết của mình về tác giả
-GV bổ sung, nhấn mạnh:
 +Lưu Quang Vũ (1948-1988) nhà thơ-nhà viết kịch nổi tiếng của văn học Việt Nam những năm 70-80 thế kỉ XX.
+Là chồng của nữ thi sĩ tài hoa Xuân Quỳnh, cha của người dẫn nhiều chương trình VTV3 Lưu Minh Vũ, đồng tác giả của tập thơ Hương cây- Bếp lửa và nhiều truyện ngắn hay. Lưu Quang Vũ được biết đến với hơn 50 vở kịch đề cập đến những vấn đề nóng bỏng và gai góc của xã hội Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XX: Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Bệnh sĩ; Vụ án 2000 ngày... Trong đó Tôi và chúng ta là một vở từng làm sôi động kịch trường khi ấy.
-GV cho HS xem ảnh chân dung tác giả, cuốn Kịch Lưu Quang Vũ
?Bối cảnh XH khi vở kịch ra đời?
-Sau năm 1975, nhiệm vụ chính trị hàng đầu của đất nước là khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế... Trước yêu cầu này, nhiều phương thức sản xuất cũ tỏ ra lạc hậu. Cần phải thay đổi tư duy, phương thức tổ chức quản lí, đổi mới cách làm... 
?Thể loại?
-HS xác định thể loại
 -GV: Tóm tắt toàn bộ nội dung vở kịch:
I. Giới thiệu chung (8') 
1. Tác giả: SGK
2. Tác phẩm	
*Hoàn cảnh sáng tác
*Thể loại
 Kịch nói (chính kịch)
*Nội dung
 Xí nghiệp Thắng Lợi – một cái tên do tác giả sáng tạo ra - là một trong những nhà máy xí nghiệp khá phổ biến ở nước ta đầu những năm 80, thế kỉ XX. Tình trạng của nó là: máy móc cũ kĩ, công nghệ sản xuất lạc hậu, quy mô sản xuất bị thu hẹp, tổ chức, phân công lao động không hợp lí, đời sống của anh chị em cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn. Yêu cầu sống còn đặt ra là phải nhánh chóng và mạnh mẽ thay đổi phương thức tổ chức, quản lý sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Những con người tiên tiến đã nhận ra điều ấy và hăm hở, khao khát thực hiện. Nhưng họ đã vấp phải sự chống đối quyết liệt của những kẻ bảo thủ, xu nịnh. Đó là những ai và cuộc đấu tranh giữa cũ-mới sẽ diễn ra như thế nào ? Đây là cảnh đối đầu công khai giữa những con người cùng làm việc trong xí nghiệp đó... 
-GV giới thiệu bố cục vở kịch: 9 cảnh - Không chia hồi lớp (So sánh với Bắc Sơn) và vị trí của văn bản
-GV giới thiệu: ở hai cảnh trước, Lưu quang Vũ đã hé mở tình huống mâu thuẫn, tính cách của các nhân vật chính. Đến cảnh này, tác giả dựng lại cuộc đối đầu gay gắt, công khai đầu tiên giữa hai tuyến nhân vật.
-GV nêu yêu cầu đọc, phân công HS đọc các vai nhân vật và lời dẫn. Chú ý lời đối thoại của Hoàng Việt: tự tin, bình tĩnh, cương quyết; Lê Sơn: giọng rụt rè, lúng túng, sau bắt đầu chắc chắn, tự tin hơn; Nguyễn Chính; ngọt nhạt, thủ đoạn, vừa tỏ ra thông cảm vừa có vẻ đe doạ; giọng quản đốc Trương ngạc nhiên, hốt hoảng và sợ hãi...
-GV đọc thử một vài câu thoại của các nhân vật khác nhau, sau đó để HS đọc theo vai đã được phân công. -GV nhận xét.
-Giải thích từ khó: Theo 2 chú thích trong SGK; bổ sung các từ quản đốc phân xưởng: người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình sản xuất của một phân xưởng trước Ban giám đốc; phòng tài vụ: cơ quan chuyên lo việc tài chính, tiền nong.
-HS xác định vấn đề cơ bản của vở kịch
*Bố cục: 9 cảnh
*Vị trí của văn bản: Cảnh 3
II. Đọc - hiểu văn bản (28')
1. Đọc, chú thích (6')
2. Phân tích (22')
a.Vấn đề cơ bản của vở kịch 
 (5')
-Để giải quyết mâu thuẫn, xung đột cũ - mới trong tình hình hiện tại của xí nghiệp, không thể khư khư giữ mãi những 
?Em hiểu thế nào về nhan đề của vở kịch?
-HS thảo luận, trả lời
-GV: Đó là vấn đề thời sự của đất nước ta những năm 80 thế kỉ XX, những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước.
?Cho biết mâu thuẫn, xung đột cơ bản của vở kịch?
?Mâu thuẫn kịch thể hiện qua những nhân vật cụ thể nào?
?Mâu thuẫn (...) được bộc lộ qua tình huống nào?
nguyên tắc, cơ chế, lề lối làm ăn, sản xuất đã trở nên lạc hậu, xơ cứng; phải mạnh dạn, dũng cảm thay đổi phương thức tổ chức, quản lý sản xuất mới để thúc đẩy sản xuất phát triển, mang lại hiệu quả thiết thực và cụ thể. Đừng chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn. Mục đích cuối cùng của xí nghiệp là làm ra nhiều sản phẩm để đóng góp cho Nhà nước và nâng cao đời sống của người lao động.
-ý nghĩa nhan đề Tôi và chúng ta: Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, chung và riêng cần được nhìn nhận mới: không có chủ nghĩa tập thể chung chung, dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”. Cái chúng ta tạo thành từ những cái tôi cá nhân cụ thể. Khi quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được đảm bảo và thống nhất với quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể, thì khi đó sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp và chắc chắn. Còn ngược lại, chỉ nói đến cái chúng ta chung chung, chỉ kêu gọi quyết tâm mà không tạo điều kiện và cơ chế để người lao động sản xuất có hiệu quả, lại cứ bám vào những nguyên tắc, chỉ thị lỗi thời, thì tất cả vẫn là giáo điều, giậm chân tại chỗ và vẫn chỉ là lời kêu gọi suông mà thôi! Tôi trong chúng ta, thống nhất với chúng ta. Vì thế cần quan tâm đến quyền lợi của mỗi cái tôi một cách thiết thực.
b. Diễn biến mâu thuẫn, xung đột trong đoạn trích (17')
+Mâu thuẫn-xung đột cơ bản: cũ-mới trong nội bộ nhân dân, trong đời sống sản xuất khi đất nước hoà bình thống nhất những năm 80 thế kỉ XX... (ở Bắc Sơn là xung đột địch - ta, trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của đất nước đầu những năm 40 thế kỉ XX).
+GĐ Hoàng Việt
+Kĩ sư Lê Sơn
Tiến bộ, khoa học >
 +Phó GĐ Ng Chính
 +Quản đốc Trương
 +Tr phòng tài vụ 
< Bảo thủ, lạc hậu
+Tình huống kịch: Tình trạng lạc hậu của xí nghiệp dẫn đến kết quả sản xuất rất thấp, đời sống cán bộ công nhân viên càng khó khăn. Yêu cầu đổi mới toàn diện và cơ bản, đồng bộ là 
?Khi GĐ đột ngột công bố bản kế hoạch SX mới, thái độ của những người nghe như thế nào?
-HS nêu thái độ của mỗi nhân vật
?Nhận xét về thái độ của các nhân vật?
?Vì sao họ có thái độ như vậy?
- Khi đại diện cho Ban giám đốc, cho tập thể lãnh đạo, cho cái mới, giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và thay đổi tổ chức sản xuất - nghĩa là công khai lần đầu tiên tuyên chiến với cơ chế làm ăn và tư tưởng bảo thủ cũ của xí nghiệp thì ngay lập tức nhận được thái độ, phản ứng khác nhau của mọi người. Đó cũng là lẽ dĩ nhiên và dễ hiểu.
-GV: Để được chấp nhận và chiến thắng, HV đã phải vượt qua nhiều cuộc đấu tranh mới mà đây là trận đánh đầu tiên
bức thiết là tất yếu. Một số người tha thiết và mạnh dạn đổi mới. Một số khác lại khư khư bảo thủ, muốn giữ nguyên hiện trạng. Hơn một năm bổ nhiệm trôi qua, hôm nay, Giám đốc Hoàng Việt công bố Kế hoạch sản xuất mới trước toàn thể cán bộ xí nghiệp.
+Kĩ sư Lê Sơn: Hoài nghi, sợ hãi, phân vân, coi đó chỉ là bản kế hoạch có trên giấy, không thể thực hiện được. Sau đó, được sự động viên của HV, anh đã vượt qua và sẵn sàng nhập cuộc.
 +Trưởng phòng Tổ chức, trưởng phòng Tài vụ: Phản ứng về việc tuyển thêm nhiều nhân công, về tiền lương mới bám vào những nguyên tắc cứng nhắc. lỗi thời. Trước sự dứt khoát của GĐ, họ miễn cưỡng chấp hành
+Quản đốc Trương: Phản ứng vì thói quen được lãnh đạo, nay bỗng nhiên bị xoá bỏ. Ông ta sẽ mất cái quyền được hách dịch, sai phái anh chị em công nhân.
+Phó Giám đốc Nguyễn Chính - người đại diện tiêu biểu cho cơ chế cũ, cho sự bảo thủ, lạc hậu, máy móc, cá nhân lọc lõi, khôn ngoan - Phản ứng quyết liệt, dựa vào cấp trên uy hiếp HV
->Phản ứng khác nhau, xung đột gay gắt
D. Củng cố (2')
	-Đặc điểm của thể kịch
	-ý nghĩa của vở kịch đối với đời sống xã hội
E. Hướng dẫn về nhà (2')
	Học bài nắm được nội dung, ý nghĩa của vở kịch; soạn tiết 2

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34.doc