Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 8 đến tiết 12

Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 8 đến tiết 12

TIẾT 8. TIẾNG VIỆT.

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

(TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.

 - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ:

 -HS: Đọc bài, soạn.

 -GV: SGK, SGV.

III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc 17 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 8 đến tiết 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 8. TIẾNG VIỆT.
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
(TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
 - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (5’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Hãy nêu phương châm về lương và phương châm về chất trong hội thoại? Cho ví dụ về trường hợp vi phạm các phương châm đó?
-Ở tiết trước các em vừa tìm hiểu hai phương châm hội thoại thường gặp trong cuộc sống. Hôm nay, ta sẽ tiếp tục nghiên cứu một vài phương châm hội thoại khác cũng quan trọng không kém trong giao tiếp.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Phần 1,2 ở vở và cho một ví dụ.
* Hoạt động 2 (18’)
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Phương châm quan hệ:
Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
II.Phương châm cách thức:
Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
III.Phương châm lịch sự:
Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
-Gọi HS đọc BT ở phần (I), xác định yêu cầu. Thực hiện (giải quyết 2 yêu cầu).
-Hỏi: Qua đó, các em có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu về phương châm cách thức.
-Gọi HS đọc BT1(II), xác định yêu cầu. Thực hiện (giải quyết 2 yêu cầu).
-Hỏi: Từ đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
-Gọi HS đọc BT2(II), xác định yêu cầu. Thực hiện 1 yêu cầu.
-Hỏi: Để người nghe không hiểu lầm, ta phải nói như thế nào?
-Hỏi: Vì vậy trong giao tiếp ta phải tuân thủ điều gì? (tránh cách nói như thế nào?).
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một phương châm hội thoại nữa trong giao tiếp.
-Gọi HS đọc BT phần III, xác định yêu cầu. Thực hiện 1 yêu cầu.
-Hỏi: Em có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này?
-Hỏi: Vậy phương châm lịch sự trong giao tiếp là như thế nào?
* Chuyển ý:Để nắm rõ hơn về các phương châm hội thoại trong giapo tiếp, chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập.
-HS đọc. Trả lời: +Mỗi ngư6ời nói một đàng, không khớp nhau, không hiểu nhau.
+Con người sẽ không giao tiếp với nhau được và những hoạt động của xã hội sẽ trở nên rối loạn.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời: +Thành ngữ 1: Cách nói dài dòng, rườm rà; thành ngữ 2: cách nói ấp úng không thành lời, không rành mạch.
+Người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung được truyền đạt ® làm cho giao tiếp không đạt kết quả mong muốn.
-Trả lời: Ghi nội dung “khi . . . rành mạch”.
-HS đọc. Trả lời: Có thể hiểu câu trên theo hai cách: 
+Nếu của ông ấy bổ nghĩa cho nhận định thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
+Nếu của ông ấy bổ nghĩa cho truyện ngắn thì câu trên có thể hiểu: Tôi đồng ý với những nhận định của một người nào đó về truyện ngắn của ông ấy.
-Trả lời: Ta phải nói một trong những cách:
+Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
+Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác.
+Tôi đồng ý với những nhận định của các bạn về truyện ngắn của ông ấy.
-Trả lời (như nôïi dung ghi tiếp theo).
-HS đọc. Trả lời: Tuy hai người đều không có của cải nhưng cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia đã dành cho mình (đặc biệt klà tình cảm mà cậu bé đã dành cho ông lão).
 -Trả lời: Rút ra bài học: Trong giap tiếp, dù địa vị và hoàn cảnh xã hội của người đối thoại như thế nào đi chăng nữa thì người cũng phải giữ cách nói tôn trọng, không nên dùng những lời lẽ thiếu lịch sự.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (20’)
(LUYỆN TẬP)
IV.Luyện tập:
1.Khuyên dạy ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.
2.Đó là phép tu từ nói giảm nói tránh.
3.a.nói mát.
b.nói hớt.
c.nói móc.
d.nói leo.
e.nói ra đầu ra đũa.
Câu a,b,c,d (lịch sự); câu e (cách thức).
4.a.Tránh để người nghe hiểu mình không tuân thủ phương châm quan hệ.
b.Giảm nhẹ sử dụng chạm tới người nghe ® tuân thủ phương châm lịch sự.
c.Báo hiệu cho người nghe là người đó vi phạm phương châm lịch sự.
5.-Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo (phương châm lịch sự).
-Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu (phương châm lịch sự).
-Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết (phương châm lịch sự).
-Nửa úp nửa mở: nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý (phương châm cách thức).
-Mồm loa mép giải: lắm lời, đanh đá, nói át người khác (phương châm lịch sự).
-Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh không muốn tham dự một việc nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đố thoại đang trao đổi (phương châm quan hệ).
-Nói như dùi đục chấm mắm cáy: nói không khéo, thô cộc, thiếu tế nhị (phương châm lịch sự).
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần.
-Gọi HS đọc BT4, xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần.
-Gọi HS đọc BT5, xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần.
-HS chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi). HS cho ví dụ.
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 4 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
-Học bài. Chuẩn bị “sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh”.
* Câu hỏi soạn: 
BT1,2 tr 24, 25.
-HS đọc.
TIẾT 9. TẬP LÀM VĂN.
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Giúp HS hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì văn bản mới hay.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn, bảng con.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (2’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS.
-Trong văn bản thuyết minh, khi phải trình bày các đối tượng cụ thể trong đời sống, bên cạnh việc thuyết minh rõ ràng, mạch lạc các đặc điểm, giá trị, quá trình hình thành của đối tượng thuyết minh. Song song đó ta cũng cần vận dụng thêm yếu tố miêu tả. Vận dụng thêm yếu tố ấy để làm gì? có tác dụng thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Tổ trưởng báo cáo.
* Hoạt động 2 (18’)
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:
Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi, gây ấn tượng.
-Gọi HS đọc văn bản ở BT1.
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần a,b,c,d.
-Hỏi: Vì vậy khi thuyết minh, muốn sinh động, hấp dẫn ta cần chú ý điều gì? Nó có tác dụng như thế nào?
* Chuyển ý: Để hiểu và nắm rõ hơn về vấn đề sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập.
-2 HS thay nhau đọc.
-HS đọc. Trả lời: 
a.Vị trí, vai trò cây chuối trong đời sống con người Việt Nam.
b.Đặc điểm của chuối ở các câu:
+Đoạn 1: Câu 1 và hai câu cuối đoạn.
+Đoạn 2: “cây chuối là . . . hoa quả”.
+Đ8oạn 3: Giới thiệu những loại chuối và các công dụng: chuối chín để ăn, chuối xanh để chế biến thức ăn, chuối để thờ cúng.
c.HS chỉ ra và nêu tác dụng của những câu văn miêu tả: thân chuối, chuối trứng cuốc, gốc chuối . . . Tác dụng: giàu hình ảnh, gợi hình tượng . . .
d.Tùy theo ý kiến cá nhân những gì HS chứng kiến trong cuộc sống.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (23’)
(LUYỆN TẬP)
II.Luyện tập:
1. (cho HS ghi cách điền đúng, hay).
3. (cho HS ghi ý đúng, hay).
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn, GV phát bảng con).
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Yêu cầu về nhà thực hiện.
-Gọi HS đọc BT3 (2-3 HS đọc), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện trình bày ý kiến.
-HS đọc. Trả lời: 
-HS đọc. Trả lời: 
* Hoạt động 4 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-Học bài. Chuẩn bị “luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh”.
* Câu hỏi soạn: 
BT1,2 (I) tr 28 SGK.
-HS đọc.
TIẾT 10. TẬP LÀM VĂN.
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Giúp HS rèn luyện kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (3’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS.
-Ở tiết học trước, các em đã biết được sự cần thiết của việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Hôm nay, ta sẽ càng thấy được vai trò quan trọng ấy qua bài “luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh”.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Tổ trưởng báo cáo.
* Hoạt động 2 (39’)
(LUYỆN TẬP)
I.Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý:
1.Tìm hiểu đề:
-Đề yêu cầu thuyết minh vấn đề con trâu ở làng quê Việt Nam.
-Trình bày vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân, trong nghề nông của người Việt Nam.
2.Tìm ý và lập dàn ý:
a.Mở bài: Giới thiệu chung (trâu được nuôi ở đâu? N ... xét.
-HS nhận xét.
-HS đọc.
* Hoạt động 3 (3’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Chuẩn bị “tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”.
* Câu hỏi soạn: 
1.Em biết gì về tình hình và đời sống trẻ em trên thế giới và nước ta hiện nay? 2.Em biết tổ chức nào của nước ta hiện nay thể hiện ý nghĩa chăm sóc trẻ em Việt Nam?
TUẦN 3
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
TIẾT 11-12. VĂN HỌC.
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA TRẺ EM
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
 -Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (6’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Cuộc chạy đua vũ trang đã ảnh hưởng đến cuộc sống con người thế nào? Nhiệm vụ đấu tranh cho hòa bình ra sao?
-Những năm cuối thế kỷ XX, khoa học kỷ thuật phát triển, kinh tế tăng trưởng, tính cộng đồng, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới được củng cố, mở rộng. Bên cạnh đó tình trạng chiến tranh và bạo lực ở nhiều nơi trên thế giới, trer3 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tàn tật, bị bóc lột, thất học có nguy cơ càng nhiều. Nhưng trên thế giới đã có một sự việc đáng chú ý đã xảy ra, đó là sự việc gì? bài học hôn nay sẽ giúp ta tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Phần phân tích 2,4 ở vở.
* Hoạt động 2 (66’)
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN).
I.Tìm hiểu chung:
-Xuất xứ: Trích tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em vào 30-9 1900.
II.Phân tích văn bản:
1.Sự thách thức: Số phận của trẻ em:
-Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, phân biệt chủng tộc 
-Đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ . . . 
-Suy dinh dưỡng, bệnh ® nhiều trẻ em chết mỗi ngày.
HẾT TIẾT 11.
2.Cơ hội:
-Liên kết giữa các quốc gia, thành lập công ước quyền trẻ em.
-Đoàn kết quốc tế, giải trừ quân bị, phục vụ mục tiêu kinh tế . . .
3.Nhiệm vụ:
-Tăng cường sức khỏe, chế độ dinh dưỡng.
-Quan tâm, chăm sóc trẻ em tàn tật, có hoàn cảnh khó khăn
-Thực hiện nam nữ bình đẳng.
-Xóa mù chữ, phổ cập giáo dục cơ sở.
-Quan tâm sức khỏe bà mẹ ® trẻ em.
-Tham gia hoạt động xã hội.
=>Nhiệm vụ đưa ra cụ thể, toàn diện.
-Hướng dẫn đọc văn bản: to, rõ, phát âm chuẩn. GV đọc mẫu một đoạn, gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
-Gọi HS nêu xuất xứ của văn bản.
-Gọi HS chia bố cục của bài. Phân tích tính chặt chẽ, hợp lí của bố cục.
* Chuyển ý:Chúng ta sẽ cùng phân tích văn bản theo vố cục đã chia.
-Gọi HS đọc lại đoạn 1.
-Hỏi: Ở phần này, bản tuyên bố đã nêu lên thực tế trẻ em trên thế giới ra sao?
-GV giải thích, mở rộng thêm về chế độ a-pác-thai.
-Hỏi: Em biết gì về tình hình đời sống trẻ em trên thế giới và nước ta hiện nay?
* Chuyển ý: Cũng ở bản công ước này, trẻ em sẽ có những cơ hội gì?
-Gọi HS đọc lại phần 2.
-Hỏi: Việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hện nay có những điều kiện thuận lợi gì?
-Hỏi: Trình bày những suy nghĩ về điều kiện của đất nước ta hiện nay?
-Hỏi: Em biết những tổ chức nào nước ta thể hiện ý nghĩa chăm sóc trẻ em Việt Nam?
* Chuyển ý: Như vậy, trong thời buổi hiện nay chúng ta cần phải làm gì để thực hiện quyền được sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em?
-Hỏi: Bản tuyên bố đã đưa lên khá nhiều điểm mà thế giới cần phải hành động ngay, đó là những hành động gì?
-Hỏi: Có ý kiến cho rằng: “nhiệm vụ trong bản tuyên bố đã đưa có nội dung rất toàn diện”. Ý kiến em thế nào?
* Chuyển ý: Cúng ta sẽ tìm hiểu phần ý nghĩa chung mà văn bản đã đề cập.
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời: 2 đoạn đầu SGK khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của trẻ em. Phần còn lại chia ra ba phần:
+Sự thách thức, thực trạng và hiểm họa.
+Cơ hội: Khẳng định những điều kiện sống thuận lợi ® bảo vệ chăm sóc trẻ em. 
+Nhiệm vụ: Nêu nhiệm vụ cụ thể.
=> Bản thân các tiêu đề ở SGK đã nói lên tính chặt chẽ, hợp lí của bố cục.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: vẩn còn trẻ em lang thang, lao động sớm . . .
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Được Đảng, nhà nước quan tâm; nhiều người, tổ chức xã hội tham gia chăm sóc, bảo vệ trẻ em . . .
-Trả lời: các cơ sở y tế công lập,
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Nhiệm vụ đưa ra cụ thể, toàn diện, thể hiện nhiều mặt, cấp thiết.
* Hoạt động 3 (15’)
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trong, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu mà bản tuyên bố đã khẳng định và thực hiện.
-Hỏi: Qua bản tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề cần bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?
* Luyện tập:
-Gọi HS đọc phần luyện tập SGK. Yêu cầu thực hiện.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời: (nêu ở địa phương của bản thân các em).
* Hoạt động 4 (3’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-Học bài. Chuẩn bị “các phương châm hội thoại (tiếp theo)”.
* Câu hỏi soạn: 
BT (I), nghiên cứu các tình huống 1,2,3,4 (II) tr 36, 37.
-HS đọc.
TIẾT 13. TIẾNG VIỆT.
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
 (TIẾP THEO)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
 -Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buột trong mọi tình huống giao tiếp; vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn, bảng phụ.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (5’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-GV cho ví dụ về một trường hợp dùng sai phương châm hội thoại (bảng phụ) và cho biết trường hợp dùng sai ấy là phương châm gì?
-Để giao tiếp thành công, ngưới nói không chỉ cần nắm vững các phương châm hội thoại mà còn xác định rõ những đặc điểm của tình huống giao tiếp: Phải biết rõ đang nói với ai, nói khi nào, nói ở đâu và nói nhằm mục đích gì. Để hiểu được vấn đề ấy, chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học hôm nay.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Cho ví dụ và nhận xét.
* Hoạt động 2 (23’)
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp:
Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?)
II.Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ:
-Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp;
-Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;
-Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
-Gọi HS đọc truyện cười “chào hỏi”.
-Hỏi: Nhân vật chàng rễ có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao em nhận xét như vậy?
-Yêu cầu HS tìm ngữ cảnh thích hợp cho câu hỏi của chàng trai trên?
-Hỏi: Có thể rút ra bài học gì qua câu chuyện này?
* Chuyển ý: Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
-Gọi HS đọc BT1(II), xác định yêu cầu. Thực hiện. (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc BT2(II), xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần.
-Gọi HS đọc BT3(II), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT4(II), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Họi HS đọc ghi nhớ SGK.
* Chuyển ý: Để hiểu thêm về các trường hợp của phương châm hội thoại, chúng ta sẽ tìm hiểu phần luyện tập.
-HS đọc.
-Trả lời: Ở trướng hợp khác thì được coi là lịch sự, quan tâm đến người khác nhưng ở đây là quấy rối, phiền hà cho người khác.
-Trả lời: (tìm ngữ cảnh đúng).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến: Tất cả (trừ tình huống trong bài phương châm lịch sự).
-HS đọc. Trả lời: Không đáp ứng. Không tuân thủ phương châm về lượng. Vì người nói không biết chính xác nên trả lời chung chung.
-HS đọc. Trả lời: +Không tuân thủ phương châm về chất vì đã nói điều mà mình không tin là đúng; đó là việc làm nhân đạo để bệnh nhân lạc quan . . . 
-HS đọc. Trả lời: Xét nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng. Xét nghĩa hàm ý thì câu này có nội dung, đảm bảo phương châm về lượng.
+Ý nghĩa của câu: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, không phải là mục đích cuối cùng của con người. Nó răn dạy người ta không nên chạy theo tiền bạc mà quên đ8i những điều thiêng liêng trong cuộc sống.
-HS đọc (ghi nội dung).
* Hoạt động 3 (15’)
(LUYỆN TẬP)
III.Luyện tập:
1.Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. Một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được tuyển tập truyện ngắn Nam Cao.
2.Vi phạm phương châm lịch sự. Không chính đáng vì không thích hợp tình huống giao tiếp.
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện. (HĐ nhóm 2 HS).
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 4 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-Học bài. Chuẩn bị “viết bài tập làm văn số 1-văn thuyết minh”. 
-HS đọc.

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 v9.doc