Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 96 đến tiết 175

Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 96 đến tiết 175

 Bài 19-Tiết 96:

 VĂN BẢN:

 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (trích)

 Nguyễn Đình Thi

A- Mục tiêu bài dạy:

 Giúp học sinh

 - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệucủa nó đối với đời sống con người.Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

B-Chuẩn bị:

- Giáo viên: Chân dung Nguyễn Đình Thi, toàn văn bài viết.

- Học sinh : Tìm đọc toàn văn bài viết trong “ mấy vấn đề về văn học”, hoặc tuyển tập Nguyễn Đình Thi (tập3).

C- Tiến trình bài dạy:

* Hoạt động 1: Khởi động:

1- Tổ chức: Sĩ số 9A2:

 2.Kiểm tra:

Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi 1: Phân tích tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách ? Nhận xét về cách trình bày luận điểm này của tác giả?

 Câu hỏi 2: Cần chọn sách và đọc sách như thế nào?

Kiểm tra sự chuẩn bị bài , đồ dùng học tập của học sinh.

 3.Giới thiệu bài:

- Văn nghệ có nội dung và sức mạnh như thế nào? Nhà nghệ sỹ sáng tác tác phẩm với mục đích gì? Văn nghệ đến với người tiếp nhận bằng con đường nào? Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã góp phần trả lời câu hỏi trên qua bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ”-văn bản mà chúng ta được tìm hiểu trong giờ học hôm nay.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản:

 

doc 193 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 96 đến tiết 175", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25/1/08
Ngày giảng:28/1/08
Tuần 20
 Bài 19-Tiết 96: 
 Văn bản:
 Tiếng nói của văn nghệ (trích)
 Nguyễn Đình Thi 
A- Mục tiêu bài dạy:
 Giúp học sinh 
 - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệucủa nó đối với đời sống con người.Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
B-Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chân dung Nguyễn Đình Thi, toàn văn bài viết.
- Học sinh : Tìm đọc toàn văn bài viết trong “ mấy vấn đề về văn học”, hoặc tuyển tập Nguyễn Đình Thi (tập3).
C- Tiến trình bài dạy:
* Hoạt động 1: Khởi động:
Tổ chức: Sĩ số 9A2: 
 2.Kiểm tra:
Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi 1: Phân tích tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách ? Nhận xét về cách trình bày luận điểm này của tác giả?
 Câu hỏi 2: Cần chọn sách và đọc sách như thế nào?
Kiểm tra sự chuẩn bị bài , đồ dùng học tập của học sinh.
 3.Giới thiệu bài:
- Văn nghệ có nội dung và sức mạnh như thế nào? Nhà nghệ sỹ sáng tác tác phẩm với mục đích gì? Văn nghệ đến với người tiếp nhận bằng con đường nào? Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã góp phần trả lời câu hỏi trên qua bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ”-văn bản mà chúng ta được tìm hiểu trong giờ học hôm nay.
* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản:
GV hướng dẫn HS đọc.
Yêu cầu đọc to, rõ, chính xác, diễn cảm.
GV đọc mẫu- học sinh đọc. 
GV nhận xét học sinh đọc.
? Dựa vào phần chú thích * trong SGK, hãy giới thiệu những nét chính về tác giả.
Kể tên tác phẩm mà em biết?
?Cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản.
Chú ý các chú thích 1,2,3,4,6,11.
? Xác định kiểu văn bản.
? VB (trích) được chia làm mấy phần, nêu luận điểm của từng phần.
Nhận xét về bố cục? hệ thống luận điểm của văn bản.
 Nêu chủ đề của tác phẩm?
- Theo dõi văn bản: Phần 1(Từ đầu đến Nguyễn Du hay Tônx Tôi).
? ở phần này t/g đặt ra vấn đề gi? Được trình bày bằng luận điểm nào?
? Luận điểm này đươc thể hiện trong những câu văn nào.
Qua đó em hiểu ntn về mqh giữ văn nghệ với đời sống?
? Để làm sáng tỏ luận điểm trên, tác giả đã đưa ra và phân tích những dẫn chứng nào.
? Nhận xét về cách lập luận của tác giả.
?** Em học tập được gì ở phương pháp lập luận của tác giả khi tạo lập VB nghị luận. Thảo luận (Chọn lọc dẫn chứng, lập luận chặt chẽ sẽ tạo lập được văn bản có sức thuyết phục với người đọc)
- Tiếp tục theo dõi phần (đoạn văn từ “Lời gửi của nghệ thuật đến một cách sống của tâm hồn”)
? Theo tác giả, lời gửi của nghệ thuật, ta cần hiểu như thế nào cho đúng.
? Để thuyết phục người đọc người nghe, tác giả đưa ra những dẫn chứng nào.
? Vậy lời gửi của nghệ thuật, hiểu một cách ngắn gọn nhất là gì.
? Như vậy nội dung của văn nghệ là gì.
? Tiểu luận: Nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học xã hội khác ở những điểm nào.
I-Tiếp xúc văn bản:
1- Đọc văn bản:
2- Tìm hiểu chú thích: (SGK trang 16,17)
* Tác giả Nguyễn Đình Thi (1924-2003)
- Quê ở Hà Nội
- Hoạt động văn nghệ khá đa dạng: làm thơ, viết văn, soạn kịch, sáng tác nhạc, viết lý luận phê bình
- Năm 1996 ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Các TP chính: *TT: Xung kích, Vỡ bờ,Vào lửa...
 *Truyện : Thu đông năm nay, Bên bờ sông Lô, Cái Tết của Mèo con.
 *Thơ: Người chiến sĩ, bài thơ Hắc Hải
 *Tiểu luận: Mấy vấn đề văn học, Công việc của người viết tiểu thuyết
 *Kịch: Con nai đen, Hoa & Ngần.
 * Hoàn cảnh ra đời của tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ”. 
- Viết năm 1948- Trong thời kỳ chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới đậm đà tính dân tộc đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân: K/c chống Pháp.
- In trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”(XB năm 1956).
*Chú thích (SGK)
3- Bố cục:
- Kiểu văn bản nghị luận về một vấn đề văn nghệ.
- 3 phần:
(1): Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”.
Trình bày luận điểm: Nội dung của văn nghệ: cùng với thực tại khách quan, nội dung của VN còn là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng tình cản của cá nhân nghệ sỹ. 
(2): Tiếp đến “trang giấy”
 Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến chống Pháp gian khổ, ác liệt.
(3) Còn lại: VN có khả năng cảm hoá , sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa từ trái tim.
- Các phần trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc, các luận điểm vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được tiếp xúc tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.
4.Chủ đề: VB đề cập tới nội dung & sức mạnh kì diệu của văn nghệ. VN nối sợi dây đồng cảm kì diệugiữa nghệ sĩ với bạn đọc, giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. 
II- Phân tích văn bản:
1- Nội dung phản ánh thể hiện của văn nghệ:
- Vấn đề mối quan hệ giữa văn nghệ với thực tế đời sống.
* Luận điểm: VN không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tư tưởng, tình cảm của nghệ sỹ, thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác.
“Tác phẩm nghệ thuật góp vào đời sống xung quanh”
T/p nghệ thuật lấy chất liệu ở hiện thực đời sống khách quan, nhưng không phải sự sao chép, chụp ảnh nguyên xi thực tại. Khi sáng tạo 1 t/p nghệ thuật nghệ sĩ còn gửi vào đó một cách nhìn, 1 lời nhắn nhủ của riêng mình. Nộidung của t/p VN đâu phải chỉ là câu chuyện, là con người như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của ngườinghệ sĩ gửi gắm trong đó, bằng cách p/ánh đời sống nghệ sĩ muốn bộc lộ cách nhìn nhận của riêng mình, qua đó góp tiếng nói của mình vào sự phát triển của đ/s. (Vnghệ không chỉ p/a thực tại khách quan mà còn biểu hiện chủ quan của người sáng tạo )
* Đưa ra 2 dẫn chứng:
(1)- Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân trong “Truyện Kiều” với lời bình:
- Hai câu thơ làm chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã miêu tả.
-“ cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy”.
Đó chính là lời gửi, lời nhắn - một trong những nội dung của “Truyện Kiều”.
(2)- Cái chết thảm khốc của An-na Ca rê- nhi- na (Trong tiểu thuyết cùng tên của L. Tônx tôi) làm cho người đọc “đầu óc bâng khuâng nặng những suy nghĩ trong lòng còn vương vấn những vui buồn không bao giờ quên được nữa” .
 Đó chính là lời gửi, lời nhắn của L.Tônx tôi.
Chọn lọc đưa ra 2 dẫn chứng tiêu biểu, dẫn ra từ 2 tác phẩm nổi tiếng của 2 tác giả vĩ đại của VH dân tộc và thế giới cùng với những lời phân tích bình luận sâu sắc.
* Lời gửi của nghệ thuật: 
- “Lời gửi của nghệ thuật không những là một bài học luận lí hay một triết lý về đời người hay những lời khuyên xử thế hay một sự thực tâm lý hoặc xã hội”.
- Lời gửi của nghệ thuật còn là tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phấn khích”
 Đưa ra 2 dẫn chứng(“Truyện Kiều”, tiểu thuyết “An-na Ca-rê-nhi-na”)
 ->Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lý khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sỹ. Nó mang đến cho chúng ta bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã rất quen thuộc.
* Nội dung của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và đời sống tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sỹ.
 Nội dung của văn nghệ còn là dung cảm là nhận thức của người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng , phát huy vô tận qua thế hệ người đọc, người xem. 
(Những bộ môn khoa học khác như: Lịch sử, địa lý khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã, hội các quy luật khách quan. Văn nghệ tập chung khám phá thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong tâm lý, tâm hồn con người.)
 * Hoạt động 3: Tổng kết, ghi nhớ.
(Thực hiện ở tiết sau)
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
Khắc sâu: nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ?
Về nhà học bài: - Câu hỏi: Phân tích nội dung phản ánh , thể hiện của văn nghệ.
 - Chuẩn bị tốt cho giờ học tiếp theo
 - Đọc trước: Các thành phần biệt lập của câu.
Bài 19- Tiếp 97:
 Văn bản:
Tiếng nói của văn nghệ (tiếp)
Ngày soạn: 26/1/08 Nguyễn Đình Thi 
 Ngày giảng:29/1/2008
A-Mục tiêu bài dạy.
 Giúp học sinh:
- Hiểu được sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ với đời sống con người.
 - Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn , chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
B- Chuẩn bị.
 1.GV: sưu tầm toàn văn bài viết trong “ Mấy vấn đề về văn học” hoặc “Tuyển tập Nguyễn Đình Thi” (tập III)
2. HS: soạn kỹ bài.
C- Tiến trình bài dạy.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1-Tổ chức: Sĩ số 9A2:
2- Kiểm tra:
- Kiểm tra bài cũ: Phân tích nội dung phản ánh của văn nghệ trong phần I của văn bản .
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh 
3- Giới thiệu bài
Tiết trước , chúng ta đã cùng tìm hiểu nội dung phản ánh của văn nghệ. Giờ học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của văn bản , để thấy được sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.
* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản (tiếp)
? Để hiểu được sức mạnh kì diệu của văn nghệ, trước hết phải lý giải được vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ?
(Chú ý đoạn văn “ chúng ta nhận của những nghệ sĩ.cách sống của tâm hồn”).
? Lấy VD từ các tác phẩm văn nghệ đã được học và đọc thêm để làm sáng tỏ.
VN có ý nghĩa ntn trong trường hợp con người bị ngăn cách với t/giới bên ngoài?
Đ/v c/s sinh hoạt lam lũ, vất vả của người lao động VN có t/dụng gì?
? Như vậy nếu không có văn nghệ thì đời sống con người sẽ ra sao.
*Chú ý phần văn bản từ “sự sống ấy “ đến hết
?Trong đoạn văn T/G đã đưa ra quan niệm của mình về bản chất của văn nghệ. Vậy bản chất của văn nghệ là gì?
?Từ bản chất của văn nghệ, t/g đã diễn giải và làm rõ con đường đến với người tiếp nhận- tạo nên sức mạnh kì diệu của nghệ thuật là gì?
? Khi tác động bằng nội dung và cách thức đặc biệt này thì văn nghệ đã giúp con người điều gì.
? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của T/G, tác dụng của nghệ thuật lập luận đó.
* Hoạt động 3 
? cảm nhận của em về cách viết văn nghị luận của tác giả qua văn bản này
? Nêu nội dung chính của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”.
* Hoạt động 4.
II- Phân tích văn bản
1- Nội dung của văn nghệ
2- Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người.
* Con người cần đến tiếng nói của văn nghệ:
-Văn nghệ giúp cho chúng ta được cuộc sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời, với chính mình.
“ Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riênglàm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.
 VD: Các bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy, gợi cho ta suy nghĩ về cách sống hãy trân trọng quá khứ, nhắc nhở ta thái độ đ/với quá khứ, đối với cội nguồn...T/p Mãi mãi tuổi 20, Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm gợi cho tuổi trẻ hiện nay những suy nghĩ về cách sống...
- Tiếng nói của VN càng là sợi dây buộc chặt họ với đời thường bên ngoài, với tất cả sự sống, vui buồn gần gũi.(Khi con tu hú-Tố Hữu).Văn nghệ với đời sống quần chúng nhân dân-những c ... t.
C) Tiến trình bài dạy:
*Hoạt động 1. Khởi động.
1)Tổ chức:
2)Kiểm tra:
3)Giới thiệu bài:
đSự cần thiết phải có tiết trả bài để học sinh phát huy và khắc phục những kết quả cụ thể của bài KT. 
*Hoạt động 2. Bài mới
G/V yêu cầu: H/S đọc lại 5 câu hỏi trắc nghiệm?
?ý kiến về chọn P/A đúng?
G/V: Nhận xét việc làm bài phần trắc nghiệm của H/S?
+G/V yêu cầu học sinh đọc câu 1 của bài KT văn?
?Yêu cầu của câu 1 là gì?
(Nêu yêu cầu cụ thể về nội dung và diễn đạt?)
+G/V: Nhận xét việc làm câu 1 của H/S.
(Những điểm tốt và 1 số hạn chế cụ thể; nêu kq’ cụ thể một số bài khá, giỏi).
+G/V yêu cầu HS đọc câu 2 của bài KT văn?
?Yêu cầu của câu 2 là gì?
(Nêu yêu cầu cụ thể về ND về diễn đạt)
+G/V: Nhận xét việc làm câu 2 của HS.
+Những lỗi, những điểm còn hạn chế trong diễn đạt ở câu 2 (G/V nhận xét).
+G/V trả bài cho học sinh.
+H/S tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong bài KT của mình.
+H/S: Tự sửa lỗi trong việc viết đoạn ở câu 2.
+H/S: Đề xuất những thắc mắc (Nếu có)
+G/V: Kiểm tra phần chữa bài của học sinh.
*Bài kiểm tra Văn (Phần Truyện)
I)Đề bài, yêu cầu của đề:
A.Phần trắc nghiệm
-Chọn P/A đúng:
Câu 1: Đánh dấu X vào 2 truyện “Chiếc Lược Ngà” “Những Ngôi Sao Xa Xôi”
Câu 2: D Câu 4: D
Câu 3: A Câu 5: B
-Nhận xét: Câu 1 còn có sự nhầm lẫn chưa đúng ở 1 số bài
Câu 2,3,4,5: Kết quả tốt.
B.Phần tự luận:
*Yêu cầu Câu 1: Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Nhĩ trong phần trích học; Qua đó NMC muốn gửi gắm triết lí về cuộc đời, con người: Hãy biết yêu quý những vẻ đẹp bình dị., gần gũi, thân thiết trong cuộc đời, thức tỉnh về những giá trị của vẻ đẹp ấy.
 +Nhận xét: Phần phân tích cảm xúc của nhân vật Nhĩ đã làm rõ sự thể hiện với thiên nhiên, cảnh vật của quê hương với gia đình, những người gần gũi. Tình cảm cảm xúc của Nhĩ giống như một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn. Phần gửi gắm triết lí của TG nêu còn thiếu chưa sâu sắc.
*Yêu cầu Câu 2: Hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là sự cống hiến hết mình dũng cảm, anh hùng.
Trong những cuộc thử lửa đầy cam go tâm hôn của họ vẫn hồn nhiên trong sáng, lạc quan, giàu mơ mộng...
+Nhận xét: Thể hiện cảm nghĩ của cá nhân đã tập trung được về những nội dung theo yêu cầu câu hỏi đã nêu.
Tuy vậy còn mắc lỗi ở viết câu văn chưa biểu cảm; cảm nghĩ chưa sâu ở mỗi nội dung.
II.Trả bài cho học sinh:
-H/S nhận bài với kết quả cụ thể về điểm và những nhận xét chung về việc làm bài KT văn.
-H/S tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu trong bài viết của mình
III.H/S tự sửa lỗi và G/V giải đáp thắc mắc (Nếu có). 
-H/S sửa lỗi: Phần tự luận viết lại đoạn văn theo yêu cầu đã nêu.
-G/V giải đáp thắc mắc (Nếu có).
*Hoạt động 3. luyện tập
đ Tiếp tục sửa lỗi trong bài KT của mình
*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò
*Phần về nhà:
+Tiếp tục sửa lỗi phần viết đoạn văn ở câu 1,2.
+Đọc các tác phẩm truyện hiện đại VN đã học ở lớp 9.
-Đọc lại câu hỏi của bài KT và nêu rõ yêu cầu của các câu hỏi.
-Tiếp tục viết lại những đoạn văn ở phần tự luận.
-Đọc lại các tác phẩm truyện hiện đại VN đã học ở lớp 9 
Ngày soạn:	 Bài 34- Tiết 174:
 trả bài kiểm tra văn, tiếng việt 
Ngày giảng: 	 
A)Mục tiêu cần đạt:
-H/S nhận được kết quả hai bài KT Văn và Tiếng việt của mình.
Nhận ra những nhận xét vê hai bài KT và có ý thức sửa chữa bài KT khi còn hạn chế.
-Giáo dục ý thức thái độ học tập.
B)Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; Các số liệu của 2 bài kiểm tra để phân tích..
-H/S: Các yêu cầu của 2 bài kiểm tra Văn, Tiếng việt.
C) Tiến trình bài dạy:
*Hoạt động 1. Khởi động.
1)Tổ chức:
2)Kiểm tra:
3)Giới thiệu bài:
đSự cần thiết phải có tiết trả bài để học sinh phát huy và khắc phục những kết quả cụ thể của bài KT.
*Hoạt động 2. Bài mới
?H/S đọc câu hỏi 1?
?Nêu Y/C của câu hỏi 1?
?Đáp án đúng?
G/V: Nhận xét việc làm bài của H/S ở câu 1.
H/S: Đọc câu 2
?Y/C của câu 2?
?Trả lời câu 2?
G/V: Chốt lại đáp án đúng ở câu 2.
G/V: nhận xét: việc làm bài ở câu 2.
H/S:Đọc câu 3.
?Yêu cầu câu 3?
?Trả lời câu?
*G/V chốt lại đáp án câu 3?
G/V: NX việc làm bài ở câu 3.
(Những điểm tốt và hạn chế)
H/S: Đọc câu 4
?Y/c câu 3?
?Đáp án Câu 4?
G/V? Nhận xét việc làm câu 4.
(Chú ý những lỗi của phần viết đoạn?)
G/V: Trả bài cho H/S
H/S: Tự sửa lỗi trong bài KT?
G/V: Nêu những bài làm điểm cao.
G/V: Giải đáp những thắc mắc của H/S (nếu có).
*Bài kiểm tra Tiếng Việt
I) Câu hỏi:
Câu hỏi 1: 
Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ:
-Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”
 (Lê Minh Khuê) 
+Đáp án: Khơi ngữ là “Mắt tôi”
Viết lại: “Nhìn mắt tôi các anh lái xe bảo....”
+Nhận xét: Tìm đúng KN và biết cách viết lại thành câu như đáp án.
Câu hỏi 2:
Nêu rõ sự liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu trong 1 đoạn văn cũng như giữa các đoạn trong một văn bản.
+Đáp án:
Liên kết nội dung: Bao gồm liên kết chủ đề, liên kết lôgíc.
Liên kết hình thức: Được thể hiện bằng các phép liên kết.
+Nhận xét: Nêu được phần liên kết ND;phần liên kết hình thức chưa rõ các phép: Đồng nghĩa, trái nghĩa.
Câu hỏi 3: Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn văn trích sau đây:
“Hoạ sĩ nào cũng đến SaPa!
ở đây tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm: Trước CMT8 tôi trở lên chở về mãi nhiều hoạ sĩ như bác. Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiệt này...
+Đáp án:
Phép lặp từ ngữ: Hoạ sĩ, hoạ sĩ phép thế: Sapa, đấy. 
+Nhận xét:
Chỉ rõ được 2 phép l/k trong đoạn văn đó là phép lặp, phép thế.
Câu hỏi 4:
Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn :Bến quê” của Nguyễn Minh Châu có dùng khởi ngữ và dùng câu chứa thành phần tình thái.
+Đáp án:
Nội dung giới thiệu vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Bến quê” trong đoạn văn có dùng khởi ngữ và dùng câu chứa đựng thành phần tình thái.
+Nhận xét:
Câu viết đoạn văn thực hiện chưa tốt bằng các câu 1,2,3 vì phần dùng khởi ngữ; dùng câu chứa thành phần tình thái chưa có hiệu quả.
II.Trả bài cho H/S; H/S tự sửa lỗi trong bài KT.
Chú ý: Câu hỏi 4: Viết lại đoạn văn theo yêu cầu.
III.ý kiến đề xuất của H/S và giải đáp thắc mắc của H/S (nếu có)
*Hoạt động 3. luyện tập
*Phần luyện tập
H/S: Sửa lỗi trong bài KT?
-Sửa lỗi trong bài KT
-KT phần chữa bài của H/S
*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò
G/V: KT phần chữa bài của H/S?
G/V Nêu yêu cầu về nhà BT viết đ/v dùng các kiến thức phần T/Việt đã học.
-Làm các bài tập trong bài ôn tập Tiếng Việt.
-Tiếp tục viết các đoạn văn giới thiệu tác phẩm, tác giả, vận dụng các thành phần câu, sự liên kết câu đã học. 
Ngày soạn:	 Bài 34- Tiết 175:
 trả bài kiểm tra văn tổng hợp 
Ngày giảng: 	 
A)Mục tiêu cần đạt:
-H/S nhận được kết quả hai bài KT tổng hợp kỳ II.
-Phát hiện và sửa những lỗi đã mắc của bài KT.
-Giáo dục: ý thức, thái độ học tập.
B)Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; những số liệu cụ thể cần phân tích.
-H/S: Các yêu cầu bài kiểm tra tổng hợp.
C) Tiến trình bài dạy:
*Hoạt động 1. Khởi động.
1)Tổ chức:
2)Kiểm tra:
3)Giới thiệu bài:
Sự cần thiết của việc trả bài, sửa lỗi để hoàn thiện kiến thức; xác định những kiến thức trọng tâm của môn ngữ văn ở THCS.
*Hoạt động 2. Bài mới
G/V: Yêu cầu học sinh đọc lại 20 câu hỏi trắc nghiệm cho mỗi đề yêu cầu H/S:
?Trả lời từng câu hỏi? 
G/V: Nhận xét; kết luận rõ những đáp án đúng.
?Phạm vi kiến thức phần trắc nghiệm hỏi về những nội dung gì?
+G/V yêu cầu H/S đọc đề tự luận.
? H/S trả lời yêu cầu của đề?
?Cần giải quyết nhưũng nội dung cụ thể nào?
? Mở bài cần nêu những yêu cầu gì.
? Thân bài cần đưa ra những luận điểm 
nào.
+G/V: Kết luận lại đáp án cho phần tự luận.
+G/V: Đọc điểm; yêu cầu học sinh sửa lỗi cho bài KT của mình.
I.Đề bài:
A.Phần trắc nghiệm: 4 điểm.
Đáp án: Đề 1: 
Câu 1: D Câu 11: A
Câu 2: A Câu 12: C
Câu 3: A Câu 13: D
Câu 4: B Câu 14: A
Câu 5: A Câu 15: C
Câu 6: A Câu 16: C
Câu 7: C Câu 17: B
Câu 8: A Câu 18: A
Câu 9: B Câu 19: B
Câu 10: B Câu 20: C
Đáp án: Đề 2: 
Câu 1: A Câu 11: A
Câu 2: D Câu 12: B
Câu 3: B Câu 13: D
Câu 4: D Câu 14: B
Câu 5: A Câu 15: C
Câu 6: A Câu 16: D
Câu 7: C Câu 17: B
Câu 8: C Câu 18: A
Câu 9: C Câu 19: D
Câu 10: B Câu 20: A
B.Phần tự luận: 6 điểm.
*Đề bài: Vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ “Mây Và Sóng” (Ta-Go).
*Đáp án: 
Phần II: Tự luận:
A.Yêu cầu chung:
-Đề bài không đưa ra những định hướng qua việc cụ thể với mục đích không gò ép sự cảm thụ tích cực của học sinh. Tuy nhiên trong bài viết, học sinh phải thể hiện được sự cảm thụ sâu sắc của mình về bài thơ, tự định hướng được vẻ đẹp của bài thơ là những vẻ đẹp gì? ý nghĩa của bài thơ là gì để từ đó bài làm có nội dung, có chủ đề rõ ràng, các luận điểm được tổ chức thành hệ thống mạch lạc.
-Biết cách vận dung các kiến thứuc và kỹ năng khi làm bài nghị luận vê một bài thơ đã được học vào bài làm; Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng trong quá trình làm bài.
B.Yêu cầu cụ thể
1.Mở bài
-Giới thiệu bài thơ “Mây và Sóng”
-Khái quát được vẻ đẹp và ý nghĩa của bài thơ: Đó là vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp cuộc sống con người, của tình người – tình mẫu tử. 
2.Thân bài:
Trình bày những cảm nhận của người viết về vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ:
 Vẻ đẹp của bài thơ:
- Vẻ đẹp tình mẫu tử: Bài thơ là lời độc thoại của em bé với mẹ. Em đã thổ lộ tình cảm của mình với mẹ một cách tự nhiên. Nhưng đây không phải là lời bộc lộ thông thường mà là sự thổ lộ trong tình huống có thử thách.
- Học sinh nêu hai tình huống thử thách: Lời rủ rê, mời gọi của những người sống trên mây và những người sống trong sóng.Mặc dù hình thức tổ chức câu thơ, ý thơ ở hai phần là tương đối giống nhau nhưng ẩn sau những những hình ảnh của từng phần là mạch cảm xúc phát triển, lời mời gọi quyến rũ hơn lời mời gọi trước.
+ Lời gọi từ mây: Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà- Bọn tớ chơi với vầng trăng bạc
+ Lời gọi từ sóng: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn – Bọn tớ ngao du nơi này, nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào.
...
- Em bé đã phần nào bị lôi cuốn nhưng em không đánh đổi thú vui chơi với việc xa rời mẹ. - Tình thương yêu mẹ đã chiến thắng lời mời gọi của những người sống trên mây và trong sóng.
- Tình cảm với mẹ, sức mạnh của tình mẫu tử đã kéo tâm hồn phiêu lưu của em về với cuộc sống, về với mẹ.
II.Trả bài cho H/S:
Đọc điểm và cho học sinh nhận xét bài làm của mình so với yêu cầu đáp án đã nêu.
Sửa những lỗi còn mắc trong bài KT.
III.Giải đáp những thắc mắc của H/S (Nếu có).
*Hoạt động 3. luyện tập
G/V: Nêu yêu cầu phần luyện tập.
(Yêu cầu chữa lỗi đã mắc)
-Yêu cầu của bài KT
-G/V KT phần chữa bài của H/S những lỗi còn mắc là gì.
*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò
G/Vnêu Y/C về nhà
(3 yêu cầu)
+Chú ý: Nghị luận về những tác phẩm VH hiện đại VN.
-Học lại các bài ôn tập về Văn, Tiếng Việt và TLV ở SGK NV9 kỳ II.
-Tập viết các bài văn theo 4 dạng nghị luận đã học ở lớp 9.
-Học thuộc lòng các bài thơ hiện đại VN; tóm tắt được những tác phẩm truyện hiện đại VN.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 9 tuan 1936.doc