Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 5, 6

Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 5, 6

TIẾT 21.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS nắm được :

- Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển

- Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.

II. Chuẩn bị của GV và HS

- GV: soạn bài

- HS: đọc trước bài

III. Các hoạt động dạy- học.

 1. Kiểm tra: Trình bày cách dẫn tực tiếp, cách dẫn gián tiếp

2. Bài mới:

Giới thiệu bài

 

doc 21 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 5, 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Ngày dạy: 4/ 7/ 2007
Tiết 21.
Sự phát triển của từ vựng
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS nắm được :
- Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển
- Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: soạn bài
- HS: đọc trước bài
III. Các hoạt động dạy- học.
	1. Kiểm tra: Trình bày cách dẫn tực tiếp, cách dẫn gián tiếp
2. Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 HĐ1. Tìm hiểu sự biến đổi và phát triển của từ vựng.
HS: Đọc ví dụ ( câu thơ trong bài"cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông")
GV: Từ "kinh tế" trong bài thơ có nghĩa là gì?
HS: kinh tế: nói tắt chữ kinh bang tế thế
GV: Từ "Kinh tế" ngày nay thường dùng có nghĩa như vậy không?
GV: Qua đó em nhận xét gì về nghĩa của từ
HS: Nghĩa của từ có thể thay đổi theo thời gian - nghĩa cũ mất đi, nghĩa mới được hình thành
HS: Đọc hai câu thơ:
+ Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân(1) 
+Ngày xuân(2) em hãy còn dài
GV: Nghĩa của từ "xuân"(2) được chuyển bằng cách nào?
HS đọc ví dụ b.
- Phát triển "tay" ( trao tay)
GV: Chuyển nghĩa theo phương thức nào?
HS: Hoán dụ
=> Ghi nhớ
HS: Đọc ghi nhớ
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
GV: Hãy xác định nghĩa từ chân trong mỗi câu.
HS: Đọc yêu cầu của bài tập.
GV: Nhận xét về nghĩa của từ "trà" trong cách dùng trà átisô, trà sâm, trà linh chi...
HS: Đọc yêu cầu bài tập
GV: Tìm ví dụ để chứng minh các từ "hội chứng", "ngân hàng", "sốt", "vua" là từ nhiều nghĩa.
I. Sự biến đổi và phát triển của từ vựng
* Ví dụ1
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
- Kinh tế: trị nước cứu đời
- Kinh tế ( dùng hiện nay):
Hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải làm ra.
* Ví dụ 2
a. 
Xuân1: một mùa trong năm
Xuân 2 : tuổi trẻ ( nghĩa chuyển)
-> chuyển nhĩa theo phương thức ẩn dụ.
b. 
Tay ( trao tay): bộ phận trên cơ thể người
Tay ( Tay buôn người): người giỏi về một môn, một nghề nào đó. -> nghĩa chuyển.
* Ghi nhớ ( SGK)
II. Luyện tập.
Bài tập 1 (T56) 
a. Nghĩa gốc
b. Nghĩa chuyển (phương thức hoán dụ)
c. Nghĩa chuyển ( phương thức ẩn dụ) 
d. Nghĩa chuyển ( phương tức ẩn dụ)
Bài tập 2 (T56)
- Trà Atisô, trà linh chi, trà sâm, trà hà thủ ô-> dùng theo nghĩa chuyển: là sản phẩm thực vật được chế biến thành dạng khô dùng để pha nước uống. ( chuyển theo phương thức ẩn dụ)
Bài tập 4 ( T57) 
* Sốt
- Tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh: sốt cao, sốt xuất huyết.
- Trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu khiến hàng trở nên khan hiếm, tăng nhanh: sốt vàng, sốt đất...
* Ngân hàng
- Ngân hàng ngoại thương, ngân hàng nông nghiệp.
- Ngân hàng máu, ngân hàng gen
* Vua.
- Vua ( Lý Thái Tổ)
- Vua bóng đá, vua nhạc rốc...
* Hội chứng
- Hội chứng suy giảm miễn dịch
VD: Lạm phát , thất nghiệp là:
Hội chứng suy giảm kinh tế, hội chứng loạm phát. 
3. Củng cố.
	- Các cách phát triển từ ngữ
4. Hướng dãn học ở nhà.
	- Học bài
	- Làm bài tập 3 (T57)
	- Chuẩn bị bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Tiết 22.
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
(Trích Vũ Trung tuỳ bút)
Phạm Đình hổ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS: 
- Thấy được cuộc sống sa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
	- GV: soạn bài 
	- Học diễn cảm, soạn bài
III. Các hoạt dộng dạy học
1. Tổ chức:
 9C Tổng số Vắng	Dạy
2. Kiểm tra: Phẩm chất của nhân vật Vũ Nương bộc lộ như thế nào quá "Chuyện người con gái Nam Xương"
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích .
- GV hướng dẫn đọc .
- HS đọc văn bản.
- lưu ý HS các chú thích 3, 7, 8,9,12, 13, 14
HĐ2. Tìm hiểu chung
- Trình bày những hiểu biết của em về " Vũ Trung tuỳ bút"
(+ Tuỳ bút viết trong những ngày mưa . viết vào đầu thế kỉ XIX
 + Tác phẩm gồm 88 mẩu chuyện nhỏ viết theo thể tuỳ bút)
- Em hiểu tuỳ bút là gì?
( Ghi chép tuỳ hứng, tản mạn)
- Tuỳ bút là thể văn ghi chép về những sự việc, con người có thực trong đời sống.
- Vậy "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" gần với thể loại nào?
( Gần với kiểu văn bản tự sự)
- "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" tập trung vào những sự việc chính nào?
(+Thú ăn chơi của chúa Trịnh
 + Sự tham lam, nhũng nhiễu của quan lại trong phủ chúa Trịnh)
- Hãy xác định các ứng với nội dung trên.
HĐ3. Tìm hiểu về thú ăn chơi của chúa Trịnh.
- Chúa Trịnh là ai?
( Thịnh Vương Trịnh Sâm (1742 - 1782)
GV: Lúc mới lên ngôi, Trịnh Sâm là người cứng rắn, thông minh, quyết đoán, trí tuệ nhưng sau khi dẹp song các phe phái chống đối, trật tự kỉ cương được lập -> kiêu căng, đắm chìm trong cuộc sống xa hoa, ăn chơi hưởng lạc, nhất là sau khi lấy Đặng Thị Huệ.
-> Phế con trưởng, lập con thứ -> gây biến động tranh giành quyền lực dánh giết lẫn nhau.
- Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hậu cận trong phủ trong phủ chúa Trịnh được miêu tả như thế nào?
- Cảnh dạo chơi bên hồ được tác giả miêu tả như thế nào?
(+ Binh lính hầu vòng quanh bốn mặt hồ.
 + Nội thần trong trang phục đàn bà bày bán hàng quanh bờ hồ
 + Hoà nhạc )
- Em nhận xét đó là cảnh ăn chơi như thế nào?
HĐ4. Tìm hiểu về sự tham lam, nhũng nhiễu của quan lại trong phủ chúa.
- Để phục vụ cho thói ăn chơi xa xỉ, chúa Trịnh còn có hành động gì?
- Câu văn nào nêu rõ hành động cướp đoạt ấy?
( Bao nhiêu loại chân cầm dị thú... không thiếu một thứ gì)
- Chi tiết nào được miêu tả rõ nét ?
( Lấy cây đa to)
- Để được cây đa về phủ đã tốn kém bao nhiêu công sức như thế nào?
(Một cơ binh mới khiêng nổi)
- Qua đó, em thấy chúa Trịnh đã thoả mãn thú chơi cây cảnh bằng cách nào?
- Em có suy nghĩ gì về cách hưởng thụ của chúa Trịnh?
( Không phải sự hưởng thụ chính đáng. Đó là sự chiếm đoạt)
GV: Nhờ sự chiếm đoạt đó mà vườn của chúa Trịnh đủ thứ, không thiếu thứ gì.
- Khu vườn đó được miêu tả như thế nào?
( "Trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch" tô vẽ như "bến bể, đầu non" âm thanh "vượn hót chim kêu" "ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn")
- Em có nhận xét gì về cảnh được miêu tả đó?
( Gợi sự tan tác đau thương, điềm gở chẳng lành)
- Qua thú chơi đèn đuốc và chơi cây cảnh của chúa Trịnh Sâm, em hiểu gì về cách sống của vua chúa thời phong kiến suy tàn?
( Chỉ lo ăn chơi xa xỉ, không no việc nước)
- Bọn quan lại được giới thiệu như thế nào?
( Vơ vét của cải)
- Thủ đoạn này gây ra tai hoạ như thế nào cho người dân?
( Của cải mất, tinh thần căng thẳng)
- Em có nhận xét gì về bản chất của bọn quan lại trong phủ chúa?
( Tham lam, lộng hành)
- Sống dưới xã hội vua quan như thế thì cuộc sống người dân sẽ như thế nào?
( Dân chúng khổ cực, xã hội rối loạn, bất an)
- Tác giả kết thúc bài viết bằng cách nào?
(Kể việc xảy ra ở nhà mình)
- Việc kể như vậy có tác dụng gì?
( + Làm cho sự việc kể khách quan hơn
 + Sự thối nát trong phủ chúa là điều không thể chối cãi
 + Thấy rõ cuộc sống bất an của người dân)
- Đọc "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh"em hiểu thêm sự thật nào về xã hội Việt Nam vào thời vau lê, chúa Trịnh suy tan.
(+ Triều đình mục ruỗng , thối nát.
 + Đời sống nhân dân cực khổ)
- Qua đó em hiểu tác giả có thái độ như thế nào đối với xã hội phong kiến suy vong?
(+ Phê phán xã hội
 +Dự báo trước sự suy vong)
=> Ghi nhớ (SGK) 
- HS đọc ghi nhớ
HĐ5. Luyện tập
- HS đọc bài đọc thêm
- Viết đoạn văn theo yêu cầu
- HS đọc đoạn văn
- GV nhận xét
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
1. thú ăn chơi của chúa Trịnh
- Xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở nhiều nơi
- Những cuộc dạo chơi ở Tây Hồ diễn ra thường xuyên
=> Tốn kém, xô bồ, thiếu văn hoá.
2. Sự tham lam, nhũng nhiễu của quan lại trong phủ chúa. 
* Vua 
- Cướp của quý thiên hạ về điểm to cho nơi ở.
- Dùng quyền để cưỡng đoạt
- Không ngại tốn kém 
=> Vua chỉ lo ăn chơi, xa xỉ, không lo việc nước, ăn chơi xa xỉ, thiếu văn hoá.
* Quan
- Vơ vét của cải trong thiên hạ.
=> tham lam, lộng hành
* Ghi nhớ
III. Luyện tập 
 4. Củng cố
	- Giá trị phản ánh hiện thực của tác phẩm
5. Hướng dẫn học ở nhà
	- Học bài 
	- Tìm hiểu bài: Hoàng Lê nhất thống chí
Tiết 23
Hoàng Lê nhất thống chí
Hồi thứ mười bốn
Đánh Ngọc Hồi, quân thanh bị thua trận 
Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài
I. Mục tiêu cân đạt
Giúp HS:
- Hiểu biết vài nét sơ lược về tác phẩm " Hoàng Lê nhất thống chí" về nhóm "Ngô Gia văn phái", về thể "chí"
- Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân thanh
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: sạon bài, tranh tượng đài Quang Trung
	- HS: đọc, tìm hiểu văn bản 
III. Các hoạt động dạy học
1.Tổ chức:
 9C Tổng số Vắng	Dạy
2. Kiểm tra: cảm nhận của em về tình hình đất nước ta dưới thời vua Lê, Chúa Trịnh?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1.Tìm hiểu vài nét sơ lược về tác giả, tác phẩm.
- Em biết gì về Ngô Văn gia phái?
( Nhóm tác giả họ Ngô; gồm hai tác giả chính là
+ Ngô Thì Chí - em Ngô Thì Nhậm
+ Ngô Thì Du - anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí)
- Hãy trình bày vài nét sơ lược về "Hoàng Lê nhất thống chí"
( Tác phẩm chữ Hán - 17 hồi - tái hiện chân thực một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX)
HĐ2. Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
- GV hướng dẫn đọc 
- HS đọc
- Kiểm tra một số chú thích : 2, 6, 9, 10, 14, 22, 25, 29.
HĐ3. Tìm hiểu chung
- Dựa vào chú thích, cho biết thể chí có đặc điểm gì?
( Thể văn vừa có tính văn học, vừa có tính lịch sử)
- Vì sao tác phẩm có tên " Hoàng Lê nhất thống chí"?
( Cuốn sách ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê, viết theo thể chí)
- Hồi thứ 14 này phản anh giai đoạn lịch sử nào của xã hội phong kiến Việt Nam?
( Cuối thế kỉ XVIII, Lê Chiêu Thống lo sợ cho ngai vàng mục ruỗng của mình -> cầu viện nhà Thanh...
Nguyễn Huệ (anh hùng dân tộc) đại phá quân Thanh, lập nên triều đại Tây Sơn)
- Đoạn trích được chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần?
- HS trả lời - GV nhận xét
Đoạn 1: Từ đầu -> "mậu thân (1788) 
( Nghe tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, thân chinh đi dẹp giắc.)
Đoạn 2: Tiép đến -> "kéo vào thành( cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của Quang Trung )
Đoạn 3: còn lại ( sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh)
HĐ4. Tìm hiểu sự việc Quang Trung chuẩn bị tiến quân ra Bắc
- HS theo rõi phần đầu văn bản
- Khi nghe tin quan Thanh đến Thăng Long, Bắc bình Vương phản ứng như thế nào?
- Phản ứng cho thấy Bắc Bình Vương là người như thế nào?
- Tại sao ông không cầm quân đi ngay?
( Các tướng sĩ khuy ... GV bình sâu về ngôn ngữ kể chuyện: với ba hình thức Trực tiếp (lời nhân vật)
 	 Gián tiếp ( lời tác giả)
	 Nửa trực tiếp ( lời tác giả mang suy nghĩ và giọng điệu nhân vật)
I. Nguyễn Du.
1. Cuộc đời - con người.
- Sinh trưởng trong thời đại có nhiều biến động dữ dội xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc.
- Là người có hiểu biết sâu rộng vốn sống phong phú.
2. Sự nghiệp
- Thơ chữ hán: ba tập (243 bài)
- Thơ chữ Nôm:
+Truyện Kiều
+ Văn chiêu hồn
-> Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
II. Truyện Kiệu
1. Tóm tắt.
Phần 1: gặp gỡ và đính ước
Phần 2: gia biến, lưu lạc
Phần 3: đoàn tụ
2. Giá trị nội dung bản và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung.
- phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời, tố cáo bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị.
-> giá trị hiện thực 
- Thông cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người 
b. Giá trị nghệ thuật.
- Ngôn ngữ nghệ thuật
- Chức năng biểu đạt, biểu cảm
- Chức năng thẩm mĩ
- Ngôn ngữ giàu - đẹp
- Nghệ thuật tự sự
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm
4. Củng cố:
	- Cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du
	- Giá trị của truyện Kiều
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
	- Tìm đọc truyện Kiều
	- Soạn bài: Chị em Thuý Kiều
Tiết 27
Chị em Thuý Kiều
(Trích truyện Kiều)
I Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: khắc hoạ những nét riêng về nham sắc, tài năng, tính cách, số phận của Thuý Vân vàThuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển
- Thấy được cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều, trân trọng ca ngợi vẻ đẹp của con người.
- biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật
II. Chuẩn bị của GV - HS
- GV: đọc tài liệu "Đọc - hiểu Ngữ văn", "Tuyện Kiều - những lời bình"
- HS: đọc tìm hiểu văn bản
III. Các hoạt động dạy học
1. Tổ chức:
 9C Tổng số Vắng	Dạy
2. Kiểm tra: - Tóm tắt nội dung truyện Kiều
	- Vị trí của Nguyễn Du và truyện Kiều trong nền văn học nước nhà
3. Bài mới:
Giới thiệu bài
hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
- GV hướng dẫn đọc : đọc đúng, chú ý cách ngắt nhịp của thể thơ lục bát. Đọc đoạn thơ bằng giọng kể xen lẫn miêu tả -> làm nổi bật vẻ đẹp chị em Thuý Kiều
- GV đọc mẫu
- HS đọc
- Nhận xét
- GV kiểm tra các chú thích 3,5, 6, 12
HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu chung 
- HS thảo luận: Tìm kết cấu đoạn thơ
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét
( 4 câu thơ đầu: Giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều
4 câu thơ tiếp theo: vẻ đẹp của Thuý Vân
12 câu thơ tiếp theo: vẻ đẹp của Thuý Kiều
4 câu thơ cuối: Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em.)
HĐ3. Tìm hiểu 4 câu thơ đầu
- HS đọc 4 câu thơ đầu
- 4 câu thơ này nói tớiai? Nói về điều gì?
( Vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều)
- Vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều được miêu tả qua hình ảnh nào?
( Mai cốt các, tuyết tinh thần.)
- Em có nhận xét gì về hình ảnh đó?
( Hình ảnh ước lệ)
- Việc sử dụng hình ảnh ước lệ ấy có tác dụng gì?
( Khái quát được vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng của hai chị em Thuý Kiều)
- Vậy vẻ đẹp chung là gì? Vẻ đẹp riêng là gì?
( Riêng: mỗi người một vẻ
 Chung: mười phân vẹn mười)
- Vẻ đẹp mười phân vẹn mười là vẻ đẹp như thế nào?
( hoàn thiện, hoàn mĩ)
HĐ4. Tìm hiểu vẻ đẹp của Thuý Vân
- Câu thơ nào giới thiệu vẻ đẹp của Thuý Vân?
- Có thể nói hai câu thơ "Vân xem trang trọng khác vời- Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang" vừa giới thiệu, vừa khái quát vẻ đẹp của Vân được không? 
- Tác gả sử dụng hình ảnh nào để miêu tả vẻ đẹp của Vân?
- Vẻ đẹp trang trọng là vẻ đẹp như thế nào? Câu thơ " Khuôn trăng đầyđặn, nét ngài nở nang" gợi ra vẻ đẹp như thế nào?
( Trang trọng: cao sang, quý phái
 Khuôn trăng đầy đặn...: đầy đặn, phúc hậu.)
- ở hai câu thơ này, tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
( ước lệ, tượng trưng) 
- Tiếng cười, giọng nói của Vân được miêu tả như thế nào?
( Hoa cười ngọc thốt đoan trang)
- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu thơ đó?
( So sánh, nhân hoá: miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong như ngọc...)
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
- Nếu thay "thốt " bằng " nói" thì ý nghĩa câu thơ có sự thay đổi không?
- Qua đó em có nhận xét gì về nghệ thuật ngôn từ của tác giả?
GV: Có thể nói Nguyễn Du là bậc thầy ngôn ngữ của dân tộc...
- Trước vẻ đẹp của Thuý Vân, thiên nhiên có thái độ như thế nào?
( Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da)
- Câu thơ gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc đời Thuý Vân?
- Từ đó có thể thấy chân dung của Thuý Vân được miêu tả ở những khía cạnh nào?
( Nhan sắc, tính cách,số phận)
GV: Khẳng định tài năng miêu tả của Nguyễn Du.
HĐ5. Tìm hiểu vẻ đẹp của Thuý Kiều
- Câu thơ nào khài quát đặc điểm của nhân vật?
- Đó là vẻ đẹp như thế nào?
( Vể đẹp chí tuệ, tâm hồn)
- Tả Thuý Kiều, tác giả vẫn sử dụng những hình ảnh ước lệ. Đó là những hình ảnh nào?
- Em hiểu hình ảnh đó như thế nào?
( "Làn thu thuỷ": nước mùa thu -> Đôi mắt trong sáng, long lanh...
"nét xuân sơn": núi mùa xuân -> Đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung)
- Tại sao khi tả Thuý Kiều, tác giả lại tập trung tả vẻ đẹp của đôi mắt?
( Đôi mắt thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ)
- Trước vẻ đẹp của Kiều, thiên nhiên có thái độ như thế nào?
- Các từ "ghen" "hờn" gợi cho em suy nghĩ gì về số phận của Kiều?
- Tác giả tả Thuý Kiều có gì khác với tả Thuý Vân?
(Tài năng của Kiều)
- Đó là những tài năng gì?
- Em có nhận xét gì về tài năng của Thuý Kiều?
- Trong hai bức chân dung Thuý Kiều và Thuý Vân, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn? Vì sao?
(+ Thuý Vân: chủ yếu là vẻ đẹp ngoại hình.
 + Thuý Kiều: tài - sắc - tình -> Nổi bật hơn Thuý Vân)
- Theo em, tại sao tác giả lại tả Thuý Vân trước, Thuý Kiều sau?
( Nghệ thuật đòn bẩy, làm nổi bật chân dung Thuý Kiều) - GV khái quát => Ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ
HĐ6. Luyện tập
- HS đọc đoạn trích "Kim Vân Kiều truyện" (SGK)
- So sánh đoạn trích từ "Kim Vân Kiều truyện" với đoạn trích vừa tìm hiểu
( HS nhận xét về trật tự sắp xếp thứ tự tả các nhân vật, về phương thức biểu đạt) 
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Chị em Thuý Kiều.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần.
-. Hình ảnh ước lệ, vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng.
-> Vẻ đẹp hoàn mĩ
2. Thuý Vân
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
-> Vẻ đẹp cao sang, quý phái, đầy đặn, phúc hậu.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
-> miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong như ngọc
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
-> Tạo sự hoà hợp, êm đềm-> cuộc đời bình lặng, yên ổn.
3. Thuý Kiều
Sắc sảo, mặn mà
trí tuệ tâm hồn
- Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
-> Hình ảnh ước lệ -> Giai nhân tuyệt thế
- Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
-> Dự báo một số phận éo le, đau khổ
- Tài: đàn, thi, hoạ
-> Tài năng đạt đến mức lí tưởng
* Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố:
	- Khái quát nội dung, nghệ thuật của đoạn trích
5. Hướng dẫn học ở nhà
	- Học bài, nắm rõ nội dung và nghệ thuật của văn bản
	- Học thuộc lòng đoạn trích
	- Chuẩn bị bài: Cảnh ngày xuân.
Tiết 28
Cảnh ngày xuân
(Trích "Truyện Kiều" - Nguyễn Du)
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
	- Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du: kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. tác giả miêu tả cảnh mà nói nên được tâm trạng của nhân vật.
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: đọc tài liệu
	- HS: đọc bài và soạn bài	
III. Các hoạt động dạy học
1. Tổ chức:
 9C Tổng số Vắng	Dạy
2. Kiểm tra: học thuộc lòng đoạn trích "Chị em Thuý kiều" phân tích đoạn thơ tả Thuý Kiều
3. bái mới:
 Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
- GV hướng dẫn HS đọc: đọc đúng vần, nhịp, chú ý nhấn giọng ở câu thơ miêu tả.
- Đọc chậm biểu thị sắc thái của các từ láy : nô nức, dập dìu, ngổn ngang...
- HS đọc 
- nhận xét.
- kiểm tra các chú thích: 1, 2, 6
HĐ2. Tìm hiểu chung
- Đoạn trích được kết cấu theo trình tự nào?
( thời gian cuộc du xuân)
- Phân tích kết cấu
( Bốn câu đầu: Khung cảnh mùa xuân
Tám câu thơ tiếp: khung cảnh lễ họi trong tết thanh minh
Sáu câu thơ cuối: chị em Thuý Kiều du xuân trở về)
HĐ3. Tìm hiểu khung cảnh mùa xuân được miêu tả trong bài 
- Hai câu thơ đầu gợi tả điều gì?
(thời gian và không gian)
- Những chi tiết nào gợi nên đặc điểm riêng của mùa xuân? Phân tích các hình ảnh chi tiết.
- Em có nhận xét gì về cảnh vật trong bức tranh mùa xuân?
- Háy diễn xuôi đoạn thơ trên thành một đoạn văn
( Thảm cỏ dải rộng đến tận chân trời, làm nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm một vài bông hoa lê trắng)
HĐ4. Tìm hiểu khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
- Trong ngày thanh minh có nhưng hoạt động nào diễn ra?
( Lẽ hội tảo mộ, hội đạp thanh)
- Hãy tìm những từ ngữ gợi khung cảnh lễ hội.
- Em có những nhận xét gì về các từ ngữ ấy?
- Những từ ngữ ấy gợi nên khung cảnh lễ hội như thế nào?
- Nói "Nô nức yếm anh" tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?
(ẩn dụ)
- Tác dụng của hình ảnh ẩn dụ đó?
( Gợi khung cảnh nhộn nhịp...)
- Qua cuộc du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả muốn khắc hoạ điều gì?
(Truyền thống văn hoá)
HĐ5. Tìm hiểu cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.
- Cảnh không khí, mùa xuân ở đây có gì khác so với bốn câu thơ đầu?
( Cảnh nhạt dần, lặng dần)
- Vì sao có sự khác biệt như vậy?
( Thời gian, không gian và tâm trạng nhân vật thay đổi)
-Tìm các từ ngữ miêu tả ở đoạn cuối bài thơ.
Em có nhận xét gì về các từ ngữ này?
( Từ láy)
- Sử dụng một loạt từ láy như vậy có tác dụng gì?
- Từ "Nao nao" gợi cảm giác như thế nào?
( Bâng khuâng, xao xuyến...)
-GV: cảm giác bâng khuâng, xao xuyến và linh cảm về điều sắp sảy ra.
- Theo em "nao nao dòng nước uốn quanh" sẽ là báo trước điều gì?
( Gặp mộ Đạm Tiên và gặp Kim Trọng)
=> Khái quát, ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ.
HĐ6. Luyện tập
- Phân tích so sánh cảnh ngày xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc và cảnh ngày xuân trong thơ Nguyễn Du. (SGK - T87)
- HS trình bày
- GV nhận xét. 
I. Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Khung cảnh mùa xuân
- Cỏ non -> mới mẻ, tinh khôi đầy sức sống.
- Xanh tận chân trời -> khoáng đạt, trong trẻo
- Trắng điểm... -> nhẹ nhàng, tinh khiết
=> Cảnh vật sinh động, có hồn.
2. Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
- Gần xa, nô nức, yếm anh, dập dìu, tài tử, giai nhân, sắm sửa bộ hành.
-> gợi không khí nhộn nhịp tươi vui, náo nhiệt làm rõ tâm trạng người đi hội.
3. Chị em Thuý kiều du xuân trở về.
- Tà tà, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ.
-> Biểu đạt sắc thái cảnh vật, bộc lộ tâm trạng con người.
* Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập
4. Củng cố ( )
	- Những đặc sắc về nghệ thuật tả cảnh thiên nhien trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân"
5. Hướng dẫn học ở nhà ( )
	- Học thuộc bài thơ
	- Học bài
	- Chuẩn bị bài: Thuật ngữ

Tài liệu đính kèm:

  • docv9 tuan 5- 6.doc