Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9 - Trường THCS Chí hoà

Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9 - Trường THCS Chí hoà

 A NHỮNG YÊU CẦU CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG.

 - Việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải gắn liền với giáo dục tư tưởng, đạo đức, các em vừa được bồi dưỡng và phát huy năng khiếu vừa được có ý thức học tập và học tập nghiêm túc các môn học khác.

 - Tránh các khuynh hướng ''Nuôi gà chọi, ''Thành tích chủ nghĩa, ''Tính thời vụ.

 - Phải động viên được sự quan tâm của tập thể học sinh, nhất là giúp đỡ ,động viên của gia đình và các đoàn thể địa phương đối với việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Đồng thời bản thân học sinh có năng khiếu, phải phát huy được vai trò tích cực đối với việc học tập của tập thể.

 

doc 98 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9 - Trường THCS Chí hoà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phần thứ nhất
 Một số hình thức
 bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9
 *****	
 A Những yêu cầu có tính nguyên tắc trong việc bồi dưỡng.
 - Việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải gắn liền với giáo dục tư tưởng, đạo đức, các em vừa được bồi dưỡng và phát huy năng khiếu vừa được có ý thức học tập và học tập nghiêm túc các môn học khác.
 - Tránh các khuynh hướng ''Nuôi gà chọi’’, ''Thành tích chủ nghĩa’’, ''Tính thời vụ’’.
 - Phải động viên được sự quan tâm của tập thể học sinh, nhất là giúp đỡ ,động viên của gia đình và các đoàn thể địa phương đối với việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Đồng thời bản thân học sinh có năng khiếu, phải phát huy được vai trò tích cực đối với việc học tập của tập thể.
 B Một số biện pháp và hình thức bồi dưỡng.
 Như đã nói ở trên khó khăn lớn nhất của các giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là tài liệu, sách tham khảo còn quá nghèo nàn, vì vậy mà các giáo viên phải mày mò sáng tạo ra những phương pháp cho phù hợp với từng bộ môn. Qua nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, kết hợp với một số anh chị em đồng nghiệp tôi mạnh dạn đưa ra những hình thức bồi dưỡng sau:
 1- Tổ chức kiểm tra năng lực, năng khiếu của học sinh:
 Đây là công việc đầu tiên của người giáo viên dạy bồi dưỡng. Mỗi giáo viên phải nắm được năng lực của từng học sinh trong đội tuyển: năng lực diễn đạt, năng lực cảm nhận, năng lực sáng tạo...Công việc này được tiến hành bằng cách giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra tại lớp. Sau khi đã có bài giáo viên chấm chữa bài cho học sinh lấy kết quả, phân loại chất lượng học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng.
 2- Kiểm tra khả năng nắm kiến thức cơ bản của học sinh.
 Sở dĩ phải có bước này bởi một yêu cầu đối với học sinh giỏi là phải nắm vững kiến thức cơ bản cái gọi là phần ''Nền, rồi mới khơi gợi và nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc, lòng yêu mến văn chương và nhu cầu sáng tạo nghệ thuật cho các em. Đây là biện pháp có tính phương pháp, thậm chí gần như một nguyên tắc trong dạy học văn cho học sinh giỏi.
 3 - Cung cấp những kiến thức về lý luận văn học cho học sinh.
 Qua một số năm giảng dạy, tôi nhận thấy, ở lớp 8 học sinh chưa được học những kiến về thức lý luận văn học, các em hiểu những khái niệm về lý luận văn học còn chàng màng cụ thể là những kiến thức về tác phẩm văn học, đặc trưng cơ bản của văn học, nhân vật, cốt truyện... Vì vậy mà giáo viên cần cung cấp những kiến thức lí luận này cho học sinh, giúp học sinh hiểu rõ hơn để từ đó học sinh biết vận dụng nó khi phân tích, cảm thụ tác phẩm văn chương.
 4 - Hướng dẫn học sinh phương pháp, kỹ năng làm bài.
 Sau khi cung cấp những kiến thức về lý luận văn học cho học sinh, giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh kỹ năng phương pháp làm bài. Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể từng bước cho học sinh bởi tuy là học sinh giỏi nhưng ngay cả những cách dùng từ, đặt câu, viết đoạn học sinh cũng còn có nhiều vướng mắc. Vì vậy mà giáo viên phải dành một khoảng thời gian nhất định, có ít nhất là từ 5 buổi học để rèn kỹ năng lập dàn ý, dựng đoạn, liên kết đoạn... 
 5 - Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng.
 Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng cho học sinh là một công việc cần thiết. Song, giáo viên phải xây dựng có hệ thống,phân chia theo mảng, chuyên đề, chủ đề không được dạy tràn lan, chung chung, thích chỗ nào dạy chỗ ấy. Dĩ nhiên hệ thống câu hỏi phải bám sát chương trình nội dung kiến thức mà các em đã được học.
 VD : Một số chuyên đề, chủ đề tiêu biểu
- Thơ văn Nguyễn Trãi 
- Thơ văn Nguyễn Du
- Thơ văn Hồ Chí Minh
- Chủ đề yêu nước 
- Chủ đề về người phụ nữ 
- Chủ đề về Bác 
- Chủ đề về người lính 
- Chủ đề người nông dân Việt Nam...
 * Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo chuyên đề, hệ thống câu hỏi.
 Từ những chuyên đề, chủ đề trên giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành dưới hình thức ra đề bài yêu cầu học sinh thực hành, sau đó chấm chữa, nhận xét, đánh giá những ưu khuyết điểm của từng học sinh, giúp học sinh nhận ra được những lỗi sai của mình, những thiếu sót phải bổ sung. Đồng thời hướng dẫn học sinh cách làm bài một cách tỉ mỉ .
 VD: Khi hướng dẫn học sinh thực hành chủ đề về ''Người phụ nữ trong văn học cổ, giáo viên phải hướng dẫn một cách cụ thể: Từ cách viết mở bài sao cho hấp dẫn, cách trình bày ý sao cho hợp lý. Ngoài việc hướng dẫn học sinh cảm nhận về nội dung, giáo viên lưu ý với học sinh phải biết sắp xếp nhân vật theo tiến trình của lịch sử văn học, không nên trình bày lộn xộn , nhớ tới nhân vật nào thì nói tới nhân vật ấy . 
 Phải hướng dẫn các em biết chủ động mở rộng và thu hẹp về dung lượng bài viết theo giới hạn khác nhau mà bài viết vẫn giàu cảm xúc và thể hiện bật nổi tư tưởng , chủ đề .Đây là hình thức quan trọng và phải tiến hành thường xuyên bởi học sinh càng làm quen với nhiều dạng đề, càng viết nhiều thì sẽ thành thói quen , có nhiều kinh nghiệm khi viết '' Trăm hay không bằng tay quen,,. Bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng, viết bài, hình thức này còn cung cấp bổ sung rất nhiều kiến thức cho học sinh . 
 Một yêu cầu đối với hình thức này là phải cho học sinh thực hành trên lớp,
hạn chế ra bài tập cho học sinh về nhà bởi ở nhà học sinh thường có thói quen tham khảo, sao chép nhiều trong tài liệu .Vì vậy bài viết sẽ không thể hiện được thực chất khả năng , năng lực vốn có của học sinh . 
 6- Kết hợp tập làm văn với việc bồi dưỡng kiến thức tiếng việt .
 Thông thường một đề thi học sinh giỏi văn có hai phần : Phần văn học và phần tiếng việt. Vì vậy trong quá trình bồi dưỡng giáo viên không được bỏ qua ôn luyện giảng dạy tiếng việt. Đặc biệt phải biết hợp nó với phân môn tập làm văn. Giáo viên có thể tiến hành với những hình thức sau :
Hệ thống những kiến thức đã học: - Kiến thức về từ 
Kiến thức về câu
kiến thức về vản bản 
Những biện pháp tu từ 
 Đối với từng loại đơn vị kiến thức giáo viên hứng dẫn học sinh ôn tập và phải có hệ thống bài tập ứng dụng với từng loại. Thường thì học sinh có thói quen khi làm bài tiếng việt hay trả lời vắn tắt , nhưng đối với học sinh giỏi thì phải trình bày rõ ràng, mạch lạc khoa học cho nên giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho học sinh từ cách trình bày, cách phân tích giá trị của từ , biện pháp tu từ...
 VD : Khi phân tích giá trị của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ:
 Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ 
 Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cách trình bày của một bài tiếng việt với những bước sau: - Giới thiệu câu thơ. 
 - Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ.
 - Phân tích giá trị tu từ của biện pháp làm nổi bật chủ đề tư tưởng của bài thơ. 
 - Nêu những suy nghĩ, cảm xúc, nhận xét đánh giá về cách sử dụng biện pháp tu từ đó của nhà thơ .
 7- Tổ chức cho học sinh nhận xét văn người và sửa văn mình.
 Song song với việc tổ chức cho học sinh luyện tập thực hành, giáo viên cho học sinh tự đọc văn bạn để sửa văn mình. Thông qua cách làm này học sinh có thể tìm ra được những nhược điểm của nhau và sửa chữa cho nhau, ngoài ra còn có thể học tập ở nhau những điểm tốt. Hoặc học sinh có thể sửa bài của mình sau khi thầy cô giáo đã chấm. Chú ý những thiếu sót mà thầy giáo đã phát hiện, viết lại theo chỉ dẫn. Ngoài ra giáo viên dành ít thời gian để hướng dẫn học sinh đọc tài liệu tham khảo, nhất là đọc các bài văn đạt giải để giúp học sinh học tập thêm ở văn người hoặc có thể tham khảo những bài làm tốt của học sinh ở ngay trong đội tuyển.
 Với những hình thức này đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu nhiều tài liệu, năng sưu tầm mới có thể cung cấp được nhiều tài liệu cho học sinh. Đồng thời cũng yêu cầu học sinh phải có sổ tích luỹ văn học mới học tập được ở bạn và có thêm nhiều vốn văn học . 
 8- Thảo luận trao đổi, giải đáp thắc mắc
 Sau khi đã sử dụng các hình thức trên, giáo viên dành một thời gian nhất định một đến hai buổi học cho học sinh thảo luận những kiến thức đã được học .Tập hợp những ý kiến thắc mắc, băn khoăn, vướng mắc để giải đáp bổ sung củng cố lại giúp các em có một lượng kiến thức vững vàng trước kỳ thi .
 Phần thứ hai
 Kế hoạch, nội dung bồi dưỡng HSG 
 môn ngữ văn 9
 *****
 Kế hoạch dạy đội tuyến hsg văn 9
Thời gian
Tên chuyên đề
Nội dung cơ bản
Tháng 8
1. Củng cố, ôn tập một số đơn vị kiến thức cũ.
2. Chuyên đề 1:
Văn nghị luận
1.1. Khái quát một số kiến thức về văn bản trong chương trình Ngữ văn 6,7,8.
1.2. Ôn tập kiểu bài nghị luận chứng minh.
1.3. Ôn tập kiểu bài nghị luận giải thích.
1.4. Kiểu bài nghị luận tổng hợp. 
2.1. Nghị luận văn học: Nghị luận về một tác phẩm thơ, truyện hoặc một đoạn trích.
2.2 Nghị luận xã hội: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; một vườn đề tư tưởng đạo lí.
2.3. Củng có khắc sâu kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận với các đề văn cụ thể gắn với các kiến HS đã hoc ở các lớp dưới.
Tháng 9
Tháng 10
3. Chuyên đề 2:
Tìm hiểu về một số vườn đề lí luận văn học.
4. Chuyên đề 3:
Khái quát về văn học trung đại Việt Nam
5. Chuyên đề 3: Nguyễn Dữ và tập “Truyền kì mạn lục”
6. Chuyên đề 4:
Kĩ năng làm văn nghị luận.
3.1. Cung cấp một số kiến thức lí luận: văn học là gì, các chức năng văn học, thể loại văn học, nhà văn và quá trình sáng tác, văn học và sự tiếp nhận văn học
3.2. Hươngs dẫn cách vận dụng lí luận văn học trong làm văn nghị luận.
4.1. Khái quát chung về văn học trung đại Việt Nam: thành phần cấu tạo, các nội dung chính, đặc điểm thi pháp
4.2. Giới thiệu chi tiết về văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ VI đến thế kỉ XVIII.
4.3. Các bài tập củng cố chuyên đề.
5.1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tập “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.
5.2. Tìm hiểu chi tiết về “Chuyện người con gái Nam Xương”
5.3. Luyện đề củng cố kiến thức chuyên đề.
6.1. Rèn luyện các kĩ năng xác định đề, xây dựng dàn ý, dựng đoạn, hành văn, khái quát, liên hệ, nâng cao, vận dụng lí luận văn học
6.2. Kết hợp luyện đề với kiến thức các chuyên đề đã học và các kiến thức mở rộng, tổng hợp.
Tháng 10
Tháng 11
7. Chuyên đề 5: “Truyện Kiều” Nguyễn Du
7.1. Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”.
7.2. Tìm hiểu chi tiết các đoạn trích học và đọc thêm trong “Truyện Kiều”.
7.3. Luyện đề với các kiểu bài: thuyết minh, nghị luận, đặc biệt là các đề văn nâng cao mang tính khái quát so sánh.
Tháng 11
8. Chuyên đề 6:
Tác giả Nguyễn Đình Chiểu và “Truyện Lục Vân Tiên”.
8.1. Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm.
8.2. Tìm hiểu chi tiết các đoạn trích học và các văn bản khác của tác giả để hiểu thêm vẻ đẹp thơ văn và tâm hồn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
8.3. Luyện đề khắc sâu kiến thức và tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm văn.
Tháng 12
Tháng 1
9. Chuyên đề 8:
Văn học hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
9.1. Khái quát những nét lớn về lịch sử Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 và những đặc điểm của tình hình văn học thời kì này.
9.2. Tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu được học trong chương trình.
9.3. Tìm hiểu m ...  vầng trăng quỏ khứ
 Trước hết là hỡnh ảnh vầng trăng tỡnh nghĩa, hiền hậu, bỡnh dị gắn liền với kỉ niệm một thời đó qua, một thời nhà thơ hằng gắn bú. 
- Ánh trăng gắn với những kỉ niệm trong sỏng thời thơ ấu tại làng quờ:
“Hồi nhỏ sống với rừng 
 Với sụng rồi với biển”
- Nhớ đến trăng là nhớ đến khụng gian bao la. Những “đồng, sụng, bể” gọi một vựng khụng gian quen thuộc của tuổi ấu thơ, cú những lỳc sung sướng đến hả hờ được chan hoà, ngụp lặn trong cỏi mỏt lành của quờ hương như dũng sữa ngọt. 
- Những năm thỏng gian lao nơi chiến trường, trăng thành người bạn tri kỉ, gắn với những kỉ niệm khụng thể nào quờn của cuộc chiến tranh ỏc liệt của người lớnh trong rừng sõu: khi trăng treo trờn đầu sỳng, trăng soi sỏng đường hành quõn. Vầng trăng ấy cũng là “quầng lửa” theo cỏch gọi của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Trăng thành người bạn chia sẻ ngọt bựi, đồng cảm cộng khổ và những mất mỏt hi sinh, vầng trăng trở thành người bạn tri kỉ với người lớnh. 
“Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
 Trần trụi với thiờn nhiờn
Hồn nhiờn như cõy cỏ
 Ngỡ khụng bao giờ quờn
 Cỏi vầng trăng tỡnh nghĩa”
- Con người khi đú sống giản dị, thanh cao, chõn thật trong sự hoà hợp với thiờn nhiờn trong lành: “trần trụi với thiờn nhiờn - hồn nhiờn như cõy cỏ”. Cuộc sống trong sỏng và đẹp đẽ lạ thường.
- Hụm nay, cỏi vầng trăng tri kỉ, tỡnh nghĩa ấy đó là quỏ khứ kỉ niệm của con người. Đú là một quỏ khứ đẹp đẽ, õn tỡnh, gắn với hạnh phỳc và gian lao của mỗi con người và của đất nước.
- Lời thơ kể khụng tả mà cú sức gợi nhớ, õm điệu của lời thơ như trựng xuống trong mạch cảm xỳc bồi hồi.
b. Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.
* Vầng trăng - người dưng qua đường.
- Sau tuổi thơ và chiến tranh, người lớnh từ gió nỳi rừng trở về thành phố - nơi đụ thị hiện đại. Khi đú mọi chuyện bắt đầu đổi khỏc:
 Từ hồi về thành phố
 Quen ỏnh điện cửa gương
 Vầng trăng đi qua ngừ
 Như người dưng qua đường
- Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đó trở thành “người dưng” - người khỏch qua đường xa lạ, cũn con người đõu cũn son sắt thuỷ chung? => Một sự thay đổi phũ phàng khiến người ta khụng khỏi nhúi đau. Tỡnh cảm xưa kia nay chia lỡa. 
- NT đối lập với khổ 1,2, giọng thơ thầm thỡ như trũ chuyện tõm tỡnh, giói bày tõm sự với chớnh mỡnh. Tỏc giả đó lớ giải sự thay đổi trong mối quan hệ tỡnh cảm một cỏch lụ gớc.
- Vỡ sao lại cú sự xa lạ, cỏch biệt này? 
+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- khụng gian khỏc biệt, thời gian cỏch biệt, điều kiện sống cỏch biệt: Từ hồi về thành phố, người lớnh xưa bắt đầu quen sống với những tiện nghi hiện đại như “ỏnh điện, cửa gương”. Cuộc sống cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ của điện gương đó làm ỏt đi sức sống của ỏnh trăng trong tõm hồn con người. Trăng lướt nhanh như cuộc sống hiện đại gấp gỏp, hối hả khụng cú điều kiện để con người nhớ về quỏ khứ. Và anh lớnh đó quờn đi chớnh ỏnh trăng đó đồng cam cộng khổ cựng người lớnh, quờn đi tỡnh cảm chõn thành, quỏ khứ cao đẹp nhưng đầy tỡnh người. Cõu thơ dưng dưng - lạnh lựng - nhức nhối, xút xa miờu tả một điều gỡ bội bạc, nhẫn tõm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. Cú lẽ nào sự biến đổi về kinh tế, về điều kiện sống tiện nghi lại kộo theo sự thay dạ đổi lũng? (liờn hệ: bởi thế mà ca dao mới lờn tiếng hỏi: “Thuyền về cú nhớ bến chăng?”; Tố Hữu, nhõn dõn Việt bắc ở lại cũng băn khoăn một tõm trạng ấy khi tiễn đưa cỏn bộ về xuụi: 
Mỡnh về thành thị xa xụi
Nhà cao cũn thấy nỳi đồi nữa chăng?
Phố đụng cũn nhớ bản làng
Sỏng đờm cũn nhớ mảnh trăng giữa rừng? ) 
=> Từ sự xa lạ giữa người với trăng ấy, nhà thơ muốn nhắc nhở: đừng để những giỏ trị vật chất điều khiển chỳng ta....
* Niềm suy tư của tỏc giả và tấm lũng của vầng trăng.
- Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng thật đột ngột, ở vào một thời điểm khụng ngờ. Tỡnh huống mất điện đột ngột trong đờm khiến con người vốn đó quen với ỏnh sỏng, khụng thể chịu nổi cảnh tối om nơi căn phũng buyn đinh hiện đại. Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền nhau diễn tả sự khú chịu và hành động khẩn trương, hối hả của tỏc giả để đi tỡm nguồn sỏng. Và hỡnh ảnh vầng trăng trũn tỡnh cờ mà tự nhiờn, đột ngột hiện ra vằng vặc giữa trời, chiếu vào căn phũng tối om kia, chiếu lờn khuụn mặt đang ngửa lờn nhỡn trời, nhỡn trăng kia. 
=> Tỡnh huống gặp lại trăng là bước ngoặt tạo nờn sự chuyển biến mạnh mẽ trong tỡnh cảm và suy nghĩ của nhõn vật trữ tỡnh với vầng trăng. Vầng trăng đến đột ngột đó làm sỏng lờn cỏi gúc tối ở con người, đỏnh thức sự ngủ quờn trong điều kiện sống của con người đó hoàn toàn đổi khỏc. 
- Bất ngờ đối diện với vầng trăng, con người đó cú cử chỉ, tõm trạng: 
Ngửa mặt lờn nhỡn mặt
Cú cỏi gỡ rưng rưng. 
- Tư thế “ngửa mặt lờn nhỡn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đõy chớnh là vầng trăng trũn. Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào. Cỏch viết thật lạ và sõu sắc!
- Cảm xỳc “rưng rưng” là biểu thị của một tõm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thương khi gặp lại bạn tri kỉ. Ngụn ngữ bõy giờ là nước mắt dưới hàng mi. Một tỡnh cảm chừng như nộn lại nhưng cứ trào ra đến thổn thức, xút xa. Cuộc gặp gỡ khụng tay bắt mặt mừng này đó lắng xuống ở độ sõu của cảm nghĩ. Trăng thỡ vẫn phúng khoỏng, vụ tư, độ lượng biết bao, như “bể”, như “rừng” mà con người thỡ phụ tỡnh, phụ nghĩa.
- Trước cỏi nhỡn sỏm hối của nhà thơ, vầng trăng một lần nữa như gợi lờn bao cỏi “cũn” mà con người tưởng chừng như đó mất. Đú là kỉ niệm quỏ khứ tốt đẹp khi cuộc sống cũn nghốo nàn, gian lao. Lỳc ấy con người với thiờn nhiờn - vầng trăng là bạn tri kỉ, là tỡnh nghĩa. Nhịp thơ hối hả dõng trào như tỡnh người dào dạt. Niềm hạnh phỳc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiờm bao. 
- Bài thơ khộp lại ở hỡnh ảnh: 
“Trăng cứ trũn vành vạnh
.......... đủ cho ta giật mỡnh”
- Trăng hiện lờn đỏng giỏ biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào. Ở đõy cú sự đối lập giữa “trũn vành vạnh” và “kẻ vụ tỡnh”, giữa cỏi im lặng của ỏnh trăng với sự “giật mỡnh” thức tỉnh của con người. 
+ Trăng trũn vành vạnh, trăng im phăng phắc khụng giận hờn trỏch múc mà chỉ nhỡn thụi, một cỏi nhỡn thật sõu như soi tận đỏy tim người lớnh đủ để giật mỡnh nghĩ về cuộc sống hoà bỡnh hụm nay. Họ đó quờn mất đi chớnh mỡnh, quờn những gỡ đẹp đẽ, thiờng liờng nhất của quỏ khứ để chỡm đắm trong một cuộc sống xụ bồ, phồn hoa mà ớt nhiều sẽ mất đi những gỡ tốt đẹp nhất của chớnh mỡnh. 
+ Trăng trũn vành vạnh là hiện diện cho quỏ khứ đẹp đẽ khụng thể phai mờ. Ánh trăng chớnh là người bạn nghĩa tỡnh mà nghiờm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chỳng ta: con người cú thể vụ tỡnh, cú thể lóng quờn nhưng thiờn nhiờn, nghĩa tỡnh quỏ khứ thỡ luụn trũn đầy, bất diệt.
- Sự khụng vui, sự trỏch múc trong lặng im của vầng trăng là sự tự vấn lương tõm dẫn đến cỏi “giật mỡnh” ở cõu thơ cuối. Cỏi “giật mỡnh” là cảm giỏc và phản xạ tõm lớ cú thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vụ tỡnh, bạc bẽo, sự nụng nổi trong cỏch sống của mỡnh. Cỏi “giật mỡnh” của sự ăn năn, tự trỏch, tự thấy phải đổi thay trong cỏch sống. Cỏi “giật mỡnh” tự nhắc nhở bản thõn khụng bao giờ được làm người phản bội quỏ khứ, phản bội thiờn nhiờn, sựng bỏi hiện tại mà coi rẻ thiờn nhiờn. Cõu thơ thầm nhắc nhở chớnh mỡnh và cũng đồng thời nhắc nhở chỳng ta, những người đang sống trong hoà bỡnh, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quờn cụng sức đấu tranh cỏch mạng của biết bao người đi trước. 
III. Kết luận:
Cỏch 1:
Bài thơ “Ánh trăng” là một lần “giật mỡnh” của Nguyễn Duy về sự vụ tỡnh trước thiờn nhiờn, vụ tỡnh với những kỉ niệm nghĩa tỡnh của một thời đó qua. Thơ của Nguyễn Duy khụng hề khai thỏc cỏi đẹp của trăng, nhưng ỏnh trăng trong thơ ụng vẫn mói làm day dứt người đọc - sự day dứt về những điều được và mất, nờn và khụng, khi sống trong cuộc đời. Vẻ đẹp ấy mới chớnh là vẻ đẹp của văn chương cỏch mạng vỡ thơ khụng chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiờn nhiờn, con người mà cũn “dạy” ta cỏch học làm người. Thỡ ra những bài học sõu sắc về đạo lớ làm người đõu cứ phải tỡm trong sỏch vở hay từ những khỏi niệm trừu tượng xa xụi. Ánh trăng thật sự đó như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mỡnh, để tỡm lại cỏi đẹp tinh khụi mà chỳng ta tưởng đó ngủ ngon trong quờn lóng.
Cỏch 2: Bài thơ khộp lại nhưng đó để lại ấn tượng sõu sắc trong lũng người đọc. Nguyễn Duy - một phong cỏch rất giản dị nhưng mang triết lớ sõu xa. Nú gợi ra trong lũng chỳng ta nhiều suy ngẫm sõu sắc về cỏch sống, cỏch làm người “uống nước nhớ nguồn” õn nghĩa thuỷ chung cựng quỏ khứ.
1.Phương pháp lí thuyết.
 Bước đầu dạy cho học sinh những khái niệm về từng thể loại văn, làm quen với những đề văn mẫu, những bài văn mẫu và tìm hiểu cụ thể từng bài qua các tiết học: Lí thuyết về đoạn văn. Qua đó, giúp học sinh học, tìm hiểu cách xây dựng đoạn văn, bố cục đoạn văn, các câu chốt (câu chủ đề) trong đoạn văn, viết theo các cách diễn dịch, qui nạp, song hành, móc xích Từ đó, cho học sinh tập viết đoạn văn, có vận dụng lí thuyết về thể loại văn ấy. Tuy nhiên, phương pháp lí thuyết không quá nặng.
2.Phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu.
Học sinh là chủ thể trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong quá trình tiếp nhận. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu cho học sinh tự thân vận động là chính, giáo viên im lặng đến mức tối đa để khuyến khích học sinh sáng tạo trong giờ Tập làm văn. Vậy, trong tiết học Tập làm văn mà đặc biệt là tiết rèn luyện viết đoạn văn, hướng dẫn các kĩ năng nghiên cứu, tìm hiểu để vận dụng các kiến thức đã học để dựng đoạn theo đặc điểm thể loại để tạo lập văn bản.
3.Phương pháp kiểm tra, khảo sát.
Với phương pháp này, đòi hỏi học sinh phải thực hành liên tục, chắc chắn các thao tác từ lí thuyết về thể loại sau đó đến nghiên cứu, tìm hiểu. Từ đó, ta mới đi vào kiểm tra, khảo sát để thấy được sự vận dụng tổng hợp, để sáng tạo văn bản qua nhiều bước trong quá trình rèn luyện các kĩ năng. Đó là điều kiện để đánh giá học sinh thông qua bài kiểm tra, bài viết ở lớp (hoặc ở nhà) đòi hỏi phải đánh giá đúng năng lực của học sinh và đòi hỏi một sự nhạy cảm của thầy trước yêu cầu thực hành của học sinh.
4. Phương pháp cố vấn, chuyên gia.
Đây là những phương pháp khó đối với học sinh. Học sinh thường không chú ý đến những cái khó khăn này và cũng không cần hỏi ai những vấn đề cần tháo gỡ, cần đến chuyên gia cố vấn. 
 Mặc dù, mức độ lí thuyết mang tính trừu tượng, việc kiểm tra, đánh giá, cố vấn, chuyên gia, giáo viên giúp học sinh vận dụng kiến thức vào viết văn rõ ràng hơn.
 Như vậy, việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nói chung và viết đoạn văn biểu cảm nói riêng giáo viên phải định hướng cho các em biết đối chiếu giữa thực hành và lí thuyết, đối chiếu kết quả thực hành của mình với yêu cầu chung. Nhưng, phương pháp cố vấn, chuyên gia phải được liên hệ một cách chặt chẽ giữa giáo viên với học sinh. 
Trên đây là một số các phương pháp nghiên cứu đối với việc rèn luyện các kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm cho học sinh THCS.

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach va noi dung boi gioi vav9doc.doc