Chuyên đề Nghị luận xã hội

Chuyên đề Nghị luận xã hội

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

A. THAO TÁC

 - Các dạng bài nghị luận xã hội đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận.

1. Giải thích :

a. Mục đích : Hiểu.

b. Các bước :

- Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề :

+ Nêu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn.

+ Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ đó.

+ Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào ? (miêu tả, nhận diện )

 Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết.

+ Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước câu hỏi LÀ GÌ ?

- Tìm hiểu cơ sở của vấn đề :

+ Trả lời câu hỏi tại sao có vấn đề đó ? (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, logic về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng.

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 839Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A. THAO TÁC 
 - Các dạng bài nghị luận xã hội đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận.
1. Giải thích :
a. Mục đích : Hiểu.
b. Các bước :
- Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề :
+ Nêu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn.
+ Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ đó.
+ Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào ? (miêu tả, nhận diện)
à Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết. 
+ Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước câu hỏi LÀ GÌ ?
- Tìm hiểu cơ sở của vấn đề :
+ Trả lời câu hỏi tại sao có vấn đề đó ? (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, logic về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng.
+ Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi TẠI SAO ?
- Nêu hướng vận dụng của vấn đề :
+ Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào ? Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan niệm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào.
+ Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này là bước trả lời câu hỏi NHƯ THẾ NÀO ?
c. Lưu ý :
- Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (LÀ SAO, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO ?) vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của nhà văn.
- Mục đích đặt câu hỏi : để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (LÀ SAO, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO ?) vào bài làm, nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang trả lời lần lượt từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó.
- Tùy theo thực tế của đề và thực tế bài làm, bước NHƯ THẾ NÀO ? có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc.
2. Chứng minh
3. Bình luận
Mục đích :
Tin
Đồng tình
Các bước
- Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
- Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh họa, nhằm làm sáng tỏ điều cần chứng minh,
- Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện tượng (đúng hoặc sai). 
à Làm tốt phần này là đã bước đầu đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.
- Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm chí là góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn.
- Khẳng định tác dụng, ý nghĩa vấn đề trong cuộc sống hiện tại.
B. KĨ NĂNG 
- Trước khi tìm hiểu đề phải thực hiện ba thao tác :
+ Đọc kĩ đề bài.
+ Gạch chân các từ quan trọng.
+ Ngăn vế (nếu có).
- Tìm hiểu đề :
a. Tìm hiểu về nội dung (đề có những ý nào)
b. Thao tác chính (thao tác làm văn)
c. Phạm vi xác định dẫn chứng của đề bài.
C. PHÂN LOẠI 
NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Mở bài :
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận.
- Trích dẫn câu nói hoặc vấn đề cần bàn.
II. Thân bài :
- Giải thích :Từ ngữ, hoặc khái niệm đạo lí đang tìm hiểu.
- Chứng minh trong cuộc sống.
- Bàn luận, khẳng định, mở rộng vấn đề.
- Phản đề (nếu có, tùy thuộc dạng đề).
III. Kết bài :
- Khẳng định vấn đề là ĐÚNG.
- Bài học rút ra được.
I. Mở bài :
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận.
II.Thân bài :
- Dẫn chứng trong đời sống.
à Xét tính đúng sai của hiện tượng đó.
- Chứng minh trong cuộc sống.
- Bàn luận, khẳng định, mở rộng vấn đề.
- Phản đề (nếu có, tùy thuộc dạng đề).
III. Kết bài :
- Khẳng định vấn đề là ĐÚNG hay SAI ? 
- Bài học rút ra được.
D. CÁC DẠNG ĐỀ THAM KHẢO 
NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ : Suy nghĩ của em về :
- Câu tục ngữ : “Có chí thì nên”.
- Đạo lí : “ Uống nước nhớ nguồn “. (TS 10 – 07).
- Tinh thần tự học.
- Tinh thần đoàn kết.
- Thầy cô và trách nhiệm của học sinh.
- Tình yêu quê hương. (TS 10 – 2009)
- Sự tự tin.
- Các tấm gương vượt khó học giỏi.
- Sách và việc đọc sách ngày nay.
- Câu nói : “Ôi, sống đẹp là thế nào, hỡi bạn” (Tố Hữu)
- Câu nói : “Tình thương là hạnh phúc con người”
- Câu thành ngữ : “Tôn sư trọng đạo”.
- Câu nói : “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” (Lỗ Tấn)
- Đức hi sinh (TS 10 – 2008)
- Đức tính khiêm nhường.
- Đức tính trung thực.
- Đức tính khiêm tốn.
- Đức tính hiếu thảo.
- Lòng vị tha. (bao dung)
- Lòng kiên nhẫn.
- Lòng tự trọng.
- Lòng dũng cảm. (HK2 – 2009)
- Câu ca dao : 
 “ Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra “
- Câu nói : “Thất bại là mẹ thành công”
- Câu nói : “ Thời gian là vàng bạc “.
- “ Học hỏi là một việc phải làm suốt đời “ (HCM)
NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG : Suy nghĩ của em về :
- Văn minh đô thị ngày nay.
- Lớp trẻ ngày nay.
- Thể hiện bản thân trong môi trường học đường. (TS 10 – 2010)
- Cách ứng xử tốt đẹp trong quan hệ bạn bè. (HK2 – 2010)
- Tình trạng ô nhiễm môi trường sống và trách nhiệm của người dân.
- Hiện tượng chảy máu chất xám.
- Tình trạng bạo hành, ngược đãi trẻ em.
- Câu nói của một số bạn trẻ ngày nay : “Trước hết là phải sống cho mình”.
- ĐỒNG CẢM và SẺ CHIA.
- Tình bạn, tình yêu tuổi học trò.
- Quan điểm của mình trước cuộc vận động : “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
- Lòng yêu nước.
- Tệ nạn nghiện ma túy.
- Nghiệm game online.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_nghi_luan_xa_hoi.doc