Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9

Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn chuyên đề

 Cách mạng tháng Tám là mốc lịch sử trọng đại mở ra một thời kì mới cho lịch sử dân tộc và cũng mở ra một kỉ nguyên mới cho văn học. Trong suốt ba mươi năm (1945-1975) văn học Việt Nam đã nảy nở và phát triển gắn bó mật thiết với những bước đi của lịch sử dân tộc, với vận mệnh của Tổ quốc. Cuộc sống chiến đấu và lao động sản xuất được khắc hoạ một cách chân thật và đẹp đẽ qua văn học mà tiêu biểu là qua những vần thơ mượt mà đằm thắm có lúc khoẻ khoắn và hùng tráng đến kì lạ. Thơ ca thời kì này đã cất lên tiếng nói trữ tình mới mẻ, khoẻ khoắn có nhiều tìm tòi sáng tạo.

 Xuất phát từ điều đó, tôi thấy việc tìm hiểu tiếng nói trữ tình trong thơ 1945-1975 là một việc làm cần thiết giúp học sinh có một cái nhìn khái quát về giá trị của thơ ca Việt Nam 1945-1975 từ đó trau dồi thêm tình yêu quê hương, đất nước con người, bồi dưỡng tinh thần lạc quan cho thế hệ trẻ thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 

doc 39 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 883Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
1. Lí do chọn chuyên đề
	Cách mạng tháng Tám là mốc lịch sử trọng đại mở ra một thời kì mới cho lịch sử dân tộc và cũng mở ra một kỉ nguyên mới cho văn học. Trong suốt ba mươi năm (1945-1975) văn học Việt Nam đã nảy nở và phát triển gắn bó mật thiết với những bước đi của lịch sử dân tộc, với vận mệnh của Tổ quốc. Cuộc sống chiến đấu và lao động sản xuất được khắc hoạ một cách chân thật và đẹp đẽ qua văn học mà tiêu biểu là qua những vần thơ mượt mà đằm thắm có lúc khoẻ khoắn và hùng tráng đến kì lạ. Thơ ca thời kì này đã cất lên tiếng nói trữ tình mới mẻ, khoẻ khoắn có nhiều tìm tòi sáng tạo.
	Xuất phát từ điều đó, tôi thấy việc tìm hiểu tiếng nói trữ tình trong thơ 1945-1975 là một việc làm cần thiết giúp học sinh có một cái nhìn khái quát về giá trị của thơ ca Việt Nam 1945-1975 từ đó trau dồi thêm tình yêu quê hương, đất nước con người, bồi dưỡng tinh thần lạc quan cho thế hệ trẻ thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Phạm vi, đối tượng, mục đích của chuyên đề
	- Phạm vi: các văn bản quen thuộc đã học trong chương trình THCS như Lượm(Tố Hữu), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)...
- Đối tượng: chuyên đề chủ yếu phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9, ngoài ra còn là tài liệu tham khảo để dạy học sinh đại trà
	- Mục đích: nâng cao kiến thức, bồi dưỡng, rèn luyện khả năng cảm thụ thơ văn, rèn năng lực khải quát, tổng hợp cho học sinh, đồng thời giúp giáo viên nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn.
Phần nội dung
I. nội dung
 1. Cơ sở lí luận khoa học
	“Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”(Sóng Hồng). Từ xưa đến nay, thơ có mặt ở mọi nơi trong cuộc sống, ở đâu có sự sống thì ở đó có chất liệu thi ca. Cuộc sống với tất cả sự bề bộn của nó là những nguồn đề tài vô tận cho thơ. Và sự có mặt của thơ ca chân chính trong đời sống góp phần chứng minh sự tồn tại của con người đang luôn thiết tha đấu tranh cho một lẽ sống, một chân lí tốt đẹp.
	Nhưng thơ còn là tiếng nói của tâm hồn, của niềm mơ ước. Thơ luôn bộc lộ khát vọng vươn tới một lý tưởng đẹp đẽ và cao thượng. Tiếng thơ là tiếng nói của tâm hồn, là sự thôi thúc thầm kín nhưng vô cùng mãnh liệt của nội tâm. Thơ là tiếng lòng nhưng thơ cũng chính là cuộc sống. Tiếng thơ là sự thôi thúc yêu cầu của thời đại. Nhà thơ phải biết lắng nghe, quan sát, xúc động để bắt lấy tiếng nói sâu xa của cuộc sống để khơi dậy hoài bão và niềm tin tốt đẹp vào con người.
Văn học không chỉ phát triển theo qui luật nội tại của nó mà còn chịu sự chi phối của lịch sử và thời đại. Từ 1945 đến 1975 trên đất nước ta đã xảy ra nhiều biến cố tác động sâu sắc tới toàn bộ đời sống xã hội và con người. Trong suốt ba mươi năm ấy, cả dân tộc phải liên tiếp tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược để bảo vệ nền độc lập và thống nhất Tổ quốc, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những biến cố to lớn ấy đã đưa tới những biến đổi sâu rộng trong lịch sử văn hoá mở ra thời kì mới cho nền văn học dân tộc. Không còn theo nhiều khuynh hướng, nhiều trào lưu khác nhau nữa mà tất cả các sáng tác văn học thời kì này đều hướng vào đời sống cách mạng, vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, thể hiện hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với những nhận thức mới mẻ, với những tình cảm mới và ý thức dân tộc.
Kế thừa những truyền thống và kinh nghiệm của các thời kì trước, văn học Việt Nam 1945- 1975 đã xứng đáng với sứ mệnh cao cả của một nền văn học trong thời đại mới. Văn học đã gắn bó mật thiết với sự nghiệp cách mạng, với vận mệnh của đất nước đã sáng tạo nhiều hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và con người Việt Nam thuộc nhiều tầng lớp, thế hệ trong chiến đấu, lao động, sinh hoạt, trong mối quan hệ, gắn bó với cộng đồng. Về nội dung tư tưởng, văn học thời kì này đã phát huy những nét lớn trong trong truyền thống tinh thần dân tộc - cũng là nét nổi bật trong phẩm chất con người Việt Nam của thời đại ấy đó là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo.
Về mặt thể loại, văn học thời kì này cũng có những thành tựu đáng kể. Các thể loại phát triển khá toàn diện như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kí... trong đó thơ ca vẫn là nổi trội hơn cả. Với hai cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, thơ đã đem đến cho người đọc một tiếng nói trữ tình mới mẻ, khoẻ khoắn - tiếng nói trữ tình của quần chúng nhân dân. Các nhà thơ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ như Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu, Huy Cận, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật... đã có nhiều tìm tòi, sáng tạo góp phần đổi mới thi ca Việt Nam.
 2. Đối tượng phục vụ quá trình nghiên cứu và xây dựng chuyên đề
	- Người dạy: giáo viên Ngữ văn THCS
	- Người học: học sinh giỏi và học sinh đại trà lớp 9
 3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Ghi lại được những hình ảnh không thể phai mờ của một thời kì lịch sử đầy gian lao, hi sinh nhưng hết sức vẻ vang của dân tộc.
Đã hàng nghìn năm lịch sử trôi qua tiếng thơ vẫn là tiếng nói tươi trẻ nhất của đời sống. Nhà phê bình văn học Nga V. Bi-ê-lin-xki đã viết: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật. Phục vụ cuộc sống, phục vụ con người là mục đích lớn nhất của thơ chân chính”. Chính những chi tiết chân thực, sống động của cuộc đời đã khơi dậy những tình cảm sâu sắc, mới mẻ cho các nhà thơ. Và cuộc chiến đấu gian lao của dân tộc ta trong suốt ba mươi năm ấy đã khơi nguồn sáng tạo cho thơ ca, đem đến cho văn học Việt Nam thời kì này những tác phẩm thơ giàu giá trị phản ánh hiện thực. Đó là những tác phẩm bám sát thực tế đời sống dân tộc, phản ánh chân thực và sinh động hiện thực cuộc sống vĩ đại của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến và trong công cuộc xây dựng đất nước ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm trường kì là nguồn đề tài vô tận của thơ ca kháng chiến. Bám sát thực tế, thơ ca thời kì này đã phản ánh cuộc sống gian lao của dân tộc ta trong những ngày đầu kháng chiến. Các tác giả đã khai thác những chi tiết, hình ảnh tự nhiên, bình dị mà giàu sức biểu cảm của cuộc đời. Họ đã tìm thấy chất thơ ngay trong cái bình dị, bình thường, gắn văn học với hiện thực đời sống kháng chiến gian khổ của nhân dân:
“áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày.”
 (Đồng chí – Chính Hữu)
Đoạn thơ thật đến từng chi tiết, hình ảnh đã tái hiện lại cuộc sống gian khổ, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ. Thiếu vũ khí, thiếu quân trang, thiếu lương thực, thuốc men... người lính ra trận “áo vải chân không” rách tả tơi, ốm đau bệnh tật, sốt rét rừng:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi”
Chỉ cần mấy câu ngắn gọn hình ảnh anh bộ đội thời chống Pháp hiện lên rõ nét và điển hình. Khó khăn, vất vả, thiếu thốn nhưng điều đó sẽ được giảm đi rất nhiều vì giữa họ có cái ấm áp của tình người. Cái tình ấy được bồi đắp từ cuộc sống “đồng cam cộng khổ”. Chỉ có nơi nào gian khó, chia chung “áo anh”, “quần tôi”, mới tìm thấy cái thực sự của tình người:
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Không nói lời hoa mỹ, không lý lẽ, giải trình mà chỉ có tình yêu giữa những người đồng đội mới tạo nên sức mạnh vô địch mà kẻ thù phải khiếp sợ. Chính họ là những người đã trải qua:
Năm mươi sáu ngày đêm
Khoét núi
Ngủ hầm
Mưa dầm
Cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không mòn.
 (Hoan hô chiến sỹ Điện Biên – Tố Hữu)
để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy non sông, chấn động địa cầu, làm nên Vành hoa đỏ và thiên sử vàng cho dân tộc.
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi nhưng một nửa đất nước vẫn còn chìm trong bóng đêm của chế độ Mĩ - Nguỵ. Để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, thơ ca đã theo kịp bước đi của lịch sử, ghi lại những trang sử hào hùng của cả dân tộc ta thời đánh Mĩ. Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật viết năm 1969 nhưng hơn ba mươi năm sau người đọc vẫn cảm thấy hừng hực không khí chiến trường và khí thế ra trận của những binh đoàn vận tải quân sự. Tác giả đã làm sống dậy một thời gian khổ oanh liệt của những anh bộ đội Cụ Hồ Trường Sơn. ở đó có cái dữ dội, khốc liệt của chiến tranh: chiếc xe vận tải mang đầy thương tích không mui, không đèn, thùng xe lại bị xước. Nhưng ở đó lại tồn tại những tiểu đội xe không kính như những gia đình nhỏ:
	Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Nhà thơ đã ghi lại chân thực nhịp sống thời chiến bằng những hình ảnh thật đặc sắc, điển hình. Bếp lửa như tín hiệu gọi nhau về xum họp, rồi võng mắc chông chênh chung bát đũa. Bữa cơm dã chiến chỉ có bát canh rau rừng, lương khô mà đoàng hoàng, đậm đà tình nghĩa. Trải qua mấy trăm cây số đường rừng mưa bom bão đạn, họ gặp nhau trong chốc lát, chỉ kip Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi để rồi lại tiếp tục lên đường theo tiếng gọi của tiền phương “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”. 
Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét: “Chỗ đặc sắc trong thơ Phạm Tiến Duật : lấy cuộc sống để để nói tình cảm. Cái đặc sắc tình cảm trong thơ anh phải tìm trong cuộc sống, không tìm trong chữ nghĩa”. Quả thật, thơ của ông có giọng chắc khoẻ, đượm chất văn xuôi - một giọng thơ riêng biệt, mới mẻ trong nền thơ chống Mĩ. Những hình ảnh trần trụi, những từ ngữ thường ngày, những sự vật không nên thơ chút nào lại toả sáng trong thơ ông. Những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật vì xưa nay ít có hoặc ít thấy loại xe như thế đi lại trên đường. Thế mà trên tuyến đường Trường Sơn có hàng nghìn, hàng vạn chiếc xe như thế. Thật độc đáo, thật li kì. Đó chính là sự khốc liệt, dữ dội của chiến tranh được toát ra từ hình ảnh này. Trong bài thơ còn có những câu mang dáng vẻ thô mộc, bình dị rất lính tráng thời trận mạc:
 - Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
 - Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
	Nhưng cũng có những câu thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
 Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
	Chất hiện thực ngồn ngộn về đời sống chiến đấu gian khổ mà hào hùng của các chiến sĩ lái xe kết hợp hài hoà với cảm hứng trữ tình giàu chất sử thi đã tạo nên những vần thơ đầy ấn tượng. Đọc lại bài thơ dường như ta vẫn nghe trong gió rít, bụi mù và bom nổ tiếng cười nói râm ran, sôi nổi và trẻ trung của các anh lính lái xe. Đây là khúc tráng ca anh hùng của anh bộ đội Cụ Hồ thời đánh Mĩ.
	Nếu Bài thơ về tiểu đội xe không kính là khúc tráng ca anh hùng của người lính trên mặt trận chiến đấu thì bài thì bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là khúc tráng ca đẹp ca ngợi người lao động trên biển cả làm chủ lao động và Tổ quốc. Trước Cách mạng tháng Tám, người ta biết đến Huy Cận với một hồn thơ buồn vạn ... hương, chịu khó, chăm lo cho đàn gà chóng lớn, đẻ được nhiều trứng hồng để “Cuối năm bán gà / Cháu được quần áo mới”. Bà đã vất vả chắt chiu, dành dụm cho cháu có một cuộc sống đầy đủ hơn.. Tiếng gà trưa mang bao tình yêu thương của bà:
	Tiếng gà trưa
	Mang bao nhiêu hạnh phúc
	Đêm cháu về nằm mơ
	Giấc ngủ hồng sắc trứng
	Tiếng gà trưa xao xác nơi ngõ xóm đã gợi nhớ gợi thương trong lòng người lính trẻ ra trận. Trước kia trong làn nắng mới và âm thanh đồng quê “xao xác gà trưa gáy não nùng” Lưu trọng Lư “rượi buồn” nhớ về tuổi thơ, nhớ “nụ cười đen nhánh”, nhớ màu áo đỏ của người mẹ hiền đã đi xa thì nay Xuân Quỳnh đã tìm thấy được một cách nói với về kỉ niệm tuổi thơ, về tình bà cháu chan hoà trong tình yêu quê hương đất nước:
	Cháu chiến đấu hôm nay
	Vì lòng yêu Tổ quốc
	Vì xóm làng thân thuộc
	`	Bà ơi cũng vì bà
	Vì tiếng gà cục tác
	ổ trứng hồng tuổi thơ
	Nếu âm thanh tiếng gà trưa đã gợi những tình cảm bị bỏ quên thì Bếp lửa là tín hiệu gọi đứa con xa trở về với hồn quê, hồn non nước, nơi ấy có người bà tần tảo, chịu nắng, chịu mưa để nuôi cháu nên người. Bếp lửa của Bằng Việt đã để lại trong lòng người đọc cảm xúc dạt dào của hoài niệm, của tình yêu lan toả với cái nóng, cái nồng đượm của bếp lửa quê nhà, với sự ấm áp, ấp iu của “ngọn lửa lòng người”. Qua Bếp lửa, Bằng Việt đã dắt người đọc vào sâu trong mạch kể, mạch hồi tưởng với một hồi ức đẹp một đi không trở lại và được tái hiện từ hình ảnh giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng - bếp lửa:
	Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
	Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
	Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
	Bếp lửa - người bà, hai hình ảnh lúc nào cũng toả sáng lạ kì, trở thành điểm đi về trong cõi nhớ. Bếp lửa gợi nhớ những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tác giả, đưa tác giả tìm về với bếp lửa quê nhà cũng là tìm về với tuổi thơ sống bên bà, trong sự che chở, nâng niu đầy trìu mến. Trong cảm nhận, nỗi nhớ đầu tiên của đứa cháu phương xa là “bếp lửa củi rơm ” và “tình bà” cũng hiện lên với cái ấm áp đượm đà, gắn bó đã sưởi ấm suốt thời thơ ấu:
	Nhóm bếp lửa ấp iu nống đượm
	Nhóm niền yêu thương khoai sắn ngọt bùi
	Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
	Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
	Bếp lửa là ẩn dụ của tình cảm nồng hậu nơi người bà và tình cảm của người bà chính là hình ảnh ẩn dụ của ngọn lửa - tượng trưng cho một tình yêu cao nhất. Bếp lửa là tượng trưng của cái đơn sơ khiêm nhường nhưng ấm áp, nồng đượm. Người bà cũng vậy: thật chân chất, mộc mạc, dân dã song cũng ẩn chứa tình yêu vô bờ bến, thiết tha, chan chứa. Lấy bếp lửa để nói về tình cảm của bà, Bằng Việt hẳn phải mặn lòng với bà, với quê hương lắm lắm!
	Bằng Việt - đứa con xa quê - luôn thường trực trong tim nỗi nhớ về bếp lửa, về tình yêu nồng ấm của bà. Nhưng nhớ về bếp lửa cũng là nhớ về quê nhà. Nhớ về bà đồng nghĩa với nhớ về tổ ấm gia đình trong niềm vui sum họp. Như thế trong tình cảm của bà còn có cả tình cảm của đất nước. Tác giả nhớ về bà cũng là yêu đất nước, quê hương:
	Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trắng trăm tàu
	Có lửa trăm nhà. Có niềm vui trăm ngả
	Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở
	Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
	Trong suốt bài thơ bằng Việt đã đưa ta theo một hành trình cao cả: từ bếp lửa củi rơm đậm đà mùi quê hương tới bếp lửa, ngọn lửa của lòng bà ngọt ngào, ấm áp; từ tiếng chim tu hú đến vị ngọt bùi của khoai sắn, của nồi xôi gạo mới. đó chính là hồn quê, hồn non nước. Hành trình ấy tựa như hành trình của những giọt nước hoà vào suối, suối đổ ra sông, sông ra biển vậy.
	Như thế, mỗi con người khi sinh ra đều mang một tâm hồn được ấp ủ bởi hoa thơm trái ngọt của tình yêu trần thế. Tâm hồn chúng ta được đón nhận những giọt sương rơi, những chồi non, lộc non, cây cỏ vườn nhà, cảm thấm nguyên lành nghĩa tình với gia đình, đồng bào, quê hương, đất nước... Tất cả điều đó đến với con người và di dưỡng, tinh thần con người qua lời ru của mẹ ngay từ thuở ấu thơ. Đó là dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn con người từ bao đời nay. Trong những bước đi của thời gian con người muốn ngược nước, ngược dòng trở về với cội nguồn. Chế Lan Viên đã mượn lời người mẹ để hát ru con bằng những lời ru con cò truyền thống đưa ta trở về với điệu hồn dân tộc. Bài thơ Con cò của ông là một khúc hát ru hiện đại. Tứ thơ được vận động từ hình ảnh con cò trong lời hát ru của mẹ. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh con cò nhưng hình ảnh người mẹ cứ hiện dần lên qua những lời hát ru đó. Mẹ ru con bằng những lời ru đằm thắm:
	Con cò bay la
	Con cò bay lả
	Con cò cổng phủ
	Con cò Đồng Đăng
	Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào trong tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời. Bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ, con cò như bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn con người, theo cùng và nâng đỡ tâm hồn con người:
	Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
	Cho cò trắng đến làm quen
	Cò đứng ở quanh nôi
	Rồi cò vào trong tổ
	Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
	Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi
	Mai khôn lớn con theo cò đi học
	Cánh cò bay theo gót đôi chân
	Cứ như vậy hình ảnh con cò gợi nhiều ý nghĩa. Nó biểu tượng cho lòng mẹ, cho sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng và bền bỉ của mẹ. Nhưng cao đẹp hơn những bài ca dao mẹ hát đã thấm sâu vào máu thịt, vào tâm hồn con, nuôi nấng trong lòng con một tình yêu bền bỉ với thi ca. Mẹ ước con lớn lên làm thi sĩ để mang lòng từ tâm như một thứ hương hoa nhuần khiết dâng cho cõi người để lưu giữ cội nguòn nhân bản cho cuộc đời. Và cuối cùng Chế lan Viên đã khái quát thành một triết lý bất di, bất dịch về tình cảm của người mẹ đối với con:
	Con dù lớn vẫn là con của mẹ
	Đi hết đời lòng mẹ vẫn yêu con.
	Qua bài thơ ta thấy Chế Lan Viên đập cùng nhịp yêu thương mênh mông của người mẹ để vỗ về đứa con yêu. Tình cảm ấy được truyền qua lớp ngôn từ giản dị, hồn nhiên nhưng chứa đựng một quan niệm đẹp, một cách hướng con người vào cội nguồn cái thiện tựa như gió mát thổi vào hồn mỗi chúng ta.
 Khai thác những điều tưởng chừng như giản dị nhưng lại có sức khái quát lớn đó là một trong những xu hướng chính của thơ ca 1945-1975. Thơ ca thời kì này đã khám phá những nguồn tình cảm lớn: yêu nước, yêu dân tộc, yêu đồng chí, đồng đội, yêu gia đình... Đó là ngọn nguồn sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. 
3 Tiếng nói lạc quan, yêu đời
	Dân tộc ta trong mấy nghìn năm lịch sử đã chứng tỏ một sức sống mãnh liệt, bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn khắc nghiệt để vươn tới trỗi dậy chiến thắng hướng tới tương lai tươi sáng. Đó cũng là nét đẹp truyên thống trong tâm hồn con người Việt Nam mọi thời đại. Thơ ca Việt Nam 1945-1975 cũng thể hiện một sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan của dân tộc.
	Đọc thơ ca kháng chiến ta thấy có nụ cười, có tiếng hát. Đó là nụ cười “buốt giá” trong thơ Chính Hữu. Nụ cười ấy bừng sáng lên trong cơn gió rét, trong sương muối, trong đêm trăng ... của người lính chân không giày, áo rách, quần vá, tê tái khó nhọc. Nụ cười ấy là nụ cười của tình đồng chí, tình thương yêu vô bờ bến trong im lặng, trong hơi ấm của bàn tay nắm lấy bàn tay. Đây chính là sức mạnh khiến họ đứng vững bên nhau để quên đi khó khăn thiếu thốn, tìm thấy niềm vui, chất thơ trong cuộc sống:
	Đêm nay rừng hoang sương muối
	Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
	Đầu súng trăng treo
	Đầu súng trăng treo - hình ảnh đẹp nhất trong thơ 1945-1975 vì nó có sự hoà quyện nhuần nhuyễn giữa hiện thực và chất thơ lãng mạn, bay bổng. Trăng biểu tượng cho cuộc sống tươi đẹp, hoà bình, hạnh phúc của nhân loại và cũng là ước mơ hướng tới của con người. Ngược lại, súng xuất hiện, biểu tượng cho chiến tranh, nhưng súng cũng là một là một lý tưởng cao đẹp, tinh thần chiến đấu vì cuộc sống hoà bình. Tuy đối lập nhau nhưng hai hình tượng này đã tôn thêm vẻ đẹp cho nhau tạo nên vẻ đẹp hoàn mĩ nhất: vẻ dẹp người lính lạc quan, yêu đời. Chính Hữu đã tạo nên một cái nhìn đầy chất thơ nhằm khẳng định cái khát vọng về cuộc sống yên lành và để có một cuộc sống yên lành thì những người lính như ông còn phải cầm súng chiến đấu.
	Trở về với Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật đưa ta trở về với con đường Trường Sơn khét nồng bom đạn thời chống Mĩ. Anh lính lái xe không chỉ dũng cảm can trường mà còn rất lạc quan yêu đời. Lạc quan, yêu đời đó chính là sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Người lính lái xe ung dung, trên những chiếc xe không kính, ngồi phơi mặt trước gió, trước sương mà vẫn phát hiện ra những nét đẹp bất ngờ của thiên nhiên:
	Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
	Thiên nhiên sao trời và cánh chim như sa, ùa vào buồng lái quấn lấy người lính. Và chính trong thiên nhiên đẹp đẽ, lì lạ đó tầm vóc của ngời lính lái xe được nâng bổng lên ngang tầm với vũ trụ. Người đọc không khỏi ngạc nhiên trước khám phá này của Phạm Tiến Duật. Hiện thực khốc liệt là thế mà nhà thơ - chiến sỹ vẫn nhận thấy vẻ đẹp lãng mạn của đời lính. Và dường như càng khó khăn càng vững tay lái, càng làm tăng thêm phẩm chất kiêu hùng, ngang tàng của người lính lái xe. Các anh vẫn sẵn sàng thách thức và chấp nhận sự thật:
	Không có kính ừ thì có bụi
	Bụi phun tóc trắng như người già
	Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
	`	Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
	Một mái tóc xanh của chàng lính trẻ sau mấy dặm trường đã có sự thay đổi “bụi phun”. Một kiểu hút thuốc phì phèo rất lính. Một nụ cười lạc quan yêu đời được cất lên từ một gương mặt lấm khi đồng đội gặp nhau. Hình ảnh những người lính lái xe bỗng bừng sáng lên vẻ đẹp lạc quan tinh nghịch giữa chốn bom đạn của giặc thù.
	Trong chiến đấu, con người Việt Nam vừa dũng cảm, vừa yêu đời. Trong lao động họ cũng tràn đầy một niềm hứng khởi lạc quan. Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận đã ghi lại hình ảnh những con người đang náo nức xây dựng cuộc sống mới. Bao trùm toàn bài thơ là cảm xúc trữ tình đằm thắm của một hồn thơ luông tin yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, đất nước và con người. Tác giả đã sáng tạo hình ảnh kì thú, mới mẻ - cảnh hoàng hôn - làm cái nền để khúc ca lao động vút lên phơi phới, lạc quan. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong tiếng hát khoẻ khoắn, sôi nổi. Người lao động hát vang bài ca tiến quân ra biển cả. Họ hát bài ca gọi cá vào. Và nhà thơ cũng hát khúc tráng ca ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ, với một niềm vui. Lao động mà nên thơ, nên nhạc, mặc dù đó là thứ lao động vất vả. Tiếng hát của nhà thơ khắc hoạ cái hồn của không khí náo nức, phơi phới của những con người say mê “tập làm chủ, tập làm người xây dựng, dám vươn mình cai quả cả thiên nhiên” (Tố Hữu). Họ ra đi trong câu hát và trở về trong câu hát. Đó là một niềm tin yêu cuộc sống mới của những con người làm chủ đất nước, làm chủ bản thân. Phải tắm mình trong cuộc sống dạt dào đó thì tác giả mới thổi vào bài thơ một ngọn gió của niềm tin yêu cuộc sống mới, một chất men say lãng mạn cách mạng đẹp như thế.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de HSG Van 9.doc