Chuyên đề Phương pháp giảng dạy tiết kiểm tra thực hành môn vật lí

Chuyên đề Phương pháp giảng dạy tiết kiểm tra thực hành môn vật lí

 Đối với môn khoa học thực nghiệm như Vật lí, có thể nói: “Trăm nghe không bằng một thấy; trăm thấy không bằng một làm”. Nếu không có sự trải nghiệm nhất định trong thực tế thì sự lĩnh hội kiến thức không sâu sắc và bền chặt được. Hơn nữa, sự hiểu biết thế giới vật lí không thể đạt được đơn thuần bằng suy diễn lôgic. Chỉ có những quan sát và thực nghiệm mới cho phép kiểm tra được sự đúng đắn của một nhận định về thế giới. Vì vậy, yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy đối với môn vật lí còn có một sắc thái riêng, phải hướng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động thực nghiệm và cao hơn nữa, cho học sinh tập dượt giải quyết một số vấn đề vật lí trong thực tế.

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2727Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phương pháp giảng dạy tiết kiểm tra thực hành môn vật lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Chợ Lầu. Thời gian thực hiện: 01/2012.
Tổ Lí - Hóa - Sinh. Môn Vật lí 9
GV viết chuyên đề: Nguyễn Cao Hách. 
 Chuyên đề: 
 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾT KIỂM TRA THỰC HÀNH
 MÔN VẬT LÍ.
I.Lí do chọn chuyên đề:
 Đối với môn khoa học thực nghiệm như Vật lí, có thể nói: “Trăm nghe không bằng một thấy; trăm thấy không bằng một làm”. Nếu không có sự trải nghiệm nhất định trong thực tế thì sự lĩnh hội kiến thức không sâu sắc và bền chặt được. Hơn nữa, sự hiểu biết thế giới vật lí không thể đạt được đơn thuần bằng suy diễn lôgic. Chỉ có những quan sát và thực nghiệm mới cho phép kiểm tra được sự đúng đắn của một nhận định về thế giới. Vì vậy, yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy đối với môn vật lí còn có một sắc thái riêng, phải hướng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động thực nghiệm và cao hơn nữa, cho học sinh tập dượt giải quyết một số vấn đề vật lí trong thực tế.
 Trong quá trình đổi mới giáo dục, bao gồm việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, tất yếu phải đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong việc đánh giá kết quả học tập cần chú trọng đánh giá một cách toàn diện. Việc kiểm tra không chỉ tập trung ở việc học sinh tái hiện, làm lại những kiến thức lí thuyết, kĩ năng thực hành thí nghiệm đã học, mà cần đánh giá cao khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng xử lí và giải quyết sáng tạo những tình huống mới. Vì vậy trong một tiết kiểm tra thực hành môn Vật lí, GV cần có kĩ năng đứng lớp để giảng dạy sau cho việc đánh giá kết quả học tập của học sinh khách quan, chính xác, công bằng.
II.Nội dung chuyên đề:
 1.Tiêu chí của việc kiểm tra, đánh giá là phải đảm bảo tính toàn diện: đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, ý thức, thái độ, hành vi của học sinh.
 Đảm bảo độ tin cậy: Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng, phản ánh được chất lượng thực của học sinh.
 Đảm bảo yêu cầu phân hóa: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của học sinh.
 2.Các bài học thực hành vật lí có phương pháp dạy học chung là:
 a.Kiểm tra phần chuẩn bị lí thuyết của học sinh cho bài thực hành. Cụ thể là kiểm tra học sinh trả lời các câu hỏi đã cho trong phần 1 của mẫu báo cáo trong SGK như thế nào. Có thể yêu cầu một vài học sinh trả lời các câu hỏi này trước cả lớp và cho cả lớp thảo luận, bổ sung và hoàn chỉnh câu trả lời cần có.
 b.Chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm thực hành trên một bộ dụng cụ thí nghiệm.
 c.Đối với từng thí nghiệm, Trước hết giáo viên cần yêu cầu đại diện các nhóm nêu rõ mục tiêu và các bước tiến hành, sau đó mới tiến hành cụ thể.
 d.Hoạt động nhóm được tiến hành như thường lệ. Giáo viên theo dõi, nhắc nhở, lưu ý các kĩ năng thực hành và giúp đỡ các nhóm khi cần thiết.
 e.Học sinh hoàn thành phần báo cáo thực hành.
 g.Cuối giờ học, giáo viên thu báo cáo thực hành của học sinh, đồng thời nêu nhận xét về ý thức, thái độ và tác phong thực hành của các nhóm, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt và nhắc nhở các nhóm làm chưa tốt. Sau khi chấm báo cáo thực hành, cho điểm trong giờ học sau đó, giáo viên nêu lên các đánh giá và nhận xét cần thiết trước lớp khi trả lại báo cáo cho học sinh rồi thu lại nộp cho phòng thực hành để lưu giữ. 
 3.Yêu cầu mới trong việc kiểm tra thí nghiệm thực hành:
 a.Mục tiêu:
 - Đánh giá năng lực thực hiện các thí nghiệm của học sinh.
 - Thu thập thêm thông tin về trình độ nắm kiến thức, kĩ năng của học sinh cũng như thái độ trung thực, hợp tác, thận trọngtrong khi làm thí nghiệm và khai thác kết quả thí nghiệm.
 - Gây hứng thú cho học sinh trong việc học vật lí.
 b.Những điều cần lưu ý khi thực hiện:
 Đối với bài thực hành được tiến hành trong giờ học kiểm tra thực hành. Cần tận dụng bài này để đánh giá năng lực làm thí nghiệm vật lí của học sinh. GV cần theo dõi hoạt động của từng nhóm và từng cá nhân trong suốt buổi thực hành, đọc kĩ báo cáo thực hành của từng học sinh để có thể đánh giá được các mặt sau đây:
 + Đánh giá ý thức thái độ tham gia hoạt động của từng cá nhân trong nhóm thực hành. Điểm về nội dung này có thể từ 0 đến 3 điểm. Cụ thể như sau:
 • Không tham gia: 0 điểm.
 • Tham gia một cách thụ động, chỉ dừng lại ở việc quan sát và lập lại một cách máy móc các thao tác thực hành: 1 điểm.
 • Tham gia một cách chủ động nhưng hiệu quả chưa cao, đã lặp lại được các thao tác thực hành nhưng chưa thành thạo: 2 điểm.
 • Tham gia một cách chủ động, tích cực và có hiệu quả, chủ động thực hiện được các thao tác thực hành: 3 điểm.
 + Đánh giá chất lượng của bản báo cáo cá nhân. Điểm về nội dung này có thể cho từ 0 đến 7 điểm. Trong khi cho điểm cần đánh giá cao những nội dung có tính sáng tạo của cá nhân và phê phán nghiêm khắc bằng cách trừ điểm đối với những biểu hiện không trung thực trong báo cáo. Việc phân phối điểm cụ thể cho nội dung này tùy thuộc vào từng bài thí nghiệm thực hành.
 4.Biểu điểm cụ thể cho một số bài thực hành Vật lí:
 4.1.Bài kiểm tra thực hành Vật lí 6: Xác định khối lượng riêng của sỏi. 
 a/ Đánh giá kĩ năng thực hành (4đ).
 (yêu cầu GV phải quan sát HS khi làm thực hành).
 -Thành thạo trong công việc đo khối lượng: 2đ.
 -Còn lúng túng: 1đ.
 -Thành thạo trong công việc đo thể tích: 2đ.
 -Còn lúng túng: 1đ.
 b/Đánh giá kết quả thực hành (4đ).
 -Báo cáo đầy đủ, trả lời chính xác: 2đ
 -Báo cáo không đầy đủ, có chỗ không chính xác: 1đ.
 -Kết quả phù hợp, có đổi đơn vị: 2đ.
 -Còn thiếu sót: 1đ.
 c/Đánh giá thái độ, tác phong (2đ).
 -Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực: 2đ.
 -Thái độ tác phong chưa tốt: 1đ.
 4.2 Bài kiểm tra thực hành Vật lí 9: Xác định công suất của các dụng cụ điện.
 a/ Đánh giá thái độ, tác phong (3đ).
 • Không tham gia: 0 điểm.
 • Tham gia một cách thụ động, chỉ dừng lại ở việc quan sát và lập lại một cách máy móc các thao tác thực hành: 1 điểm.
 • Tham gia một cách chủ động nhưng hiệu quả chưa cao, đã lặp lại được các thao tác thực hành nhưng chưa thành thạo: 2 điểm.
 • Tham gia một cách chủ động, tích cực và có hiệu quả, chủ động thực hiện được các thao tác thực hành: 3 điểm.
 b/ Đánh giá chất lượng của bản báo cáo cá nhân (7đ).
 - Đánh giá kĩ năng thực hành (4đ):
 •Thành thạo trong việc xác định công suất của bóng đèn; lặp được bảng 1: 2 điểm.
 Chưa thành thạo, lặp bảng 1 còn sai: 1 điểm.
 •Thành thạo trong việc xác định công suất của quạt điện; lặp được bảng 2: 2 điểm.
 Chưa thành thạo, lặp bảng 2 còn sai: 1 điểm.
 - Đánh giá kết quả thực hành (3đ).
 •Báo cáo đầy đủ, trả lời chính xác mục 1.a, b, c: 1 điểm.
 Báo cáo chưa đầy đủ, trả lời có chỗ còn sai: 0 điểm.
 •Báo cáo đầy đủ, dúng kết quả mục 2.b, 3.b: 2 điểm
 Báo cáo chưa đầy đủ, có chỗ còn sai: 1 điểm.
Trường THCS Chợ Lầu. Thời gian thực hiện: HKII.
Tổ Lí - Hóa - Sinh. Môn Công nghệ 8
GV viết chuyên đề: Nguyễn Cao Hách. Năm học 2014 - 2015
 Chuyên đề: 
DẠY HỌC MỘT TIẾT THỰC HÀNH MÔN CÔNG NGHỆ 8.
I.Lí do chọn chuyên đề:
 Hiện nay việc dạy học môn Công nghệ ở trường THCS nói chung và môn Công nghệ 8 nói riêng vẫn trong tình trạng thiếu giáo viên chuyên trách, chủ yếu là giáo viên Vật Lý giảng dạy là nhiều. Bên cạnh đó do việc nhận thức chưa đúng về vị trí, ý nghĩa của môn học, trang thiết bị phục vụ cho dạy học Công Nghệ còn thiếu thốn hoặc không có nên khi dạy giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình theo kiểu "thầy giảng, trò nghe và chép". Sau đó học sinh học thuộc theo SGK và bài ghi, ít cần tìm tòi, động não. Do đó học sinh học tập một cách thụ động, không phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong giờ học. Mà đặc thù môn Công nghệ là tiết thực hành chiếm số lượng lớn nhưng lại không phát huy hiệu quả vì giáo viên khi đi tập huấn chuyên môn thường không chú tâm phương pháp giảng dạy đặc thù của bộ môn nên thường sử dụng phương pháp dạy học của các bộ môn khác để áp dụng cho việc dạy môn Công Nghệ, tiết dạy thực hành cũng soạn và dạy như một tiết lí thuyết, vì vậy làm giảm hiểu quả của việc rèn luyện kĩ năng của học sinh, giáo viên còn nhiều lúng túng khi đứng lớp giảng dạy tiết thực hành. Nay giáo viên nhóm Lý - Công Nghệ mạnh dạn đưa chuyên đề dạy học một tiết thực hành Công nghệ 8 ra trao đổi, dạy thao giảng để rút kinh nghiệm và cùng nhau tháo gỡ những khó khăn gặp phải khi giảng dạy một tiết môn Công nghệ qua đó góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên đối với bộ môn này.
II.Nội dung chuyên đề:
 Mục tiêu chủ yếu của dạy học thực hành là củng cố lí thuyết và rèn luyện kĩ năng cho HS. Do đó, cấu trúc bài dạy thực hành phải hướng tới những mục tiêu này. Kĩ năng có nhiều loại (kĩ năng chung, kĩ năng chuyên biệt, ...) nhưng chúng được hình thành theo những qui luật chung trong các điều kiện xác định. 
 *Giai đoạn 1:
 Hướng dẫn ban đầu nhằm tạo hình ảnh, biểu tượng vận động và chuyển chúng thành động hình vận động về công việc cần thực hiện, gồm các hoạt động sau:
 - GV nêu rõ mục tiêu cụ thể của bài học (cần hoàn thành công việc gì ? Hình thành được kĩ năng gì ? Thời gian và mức độ cần hoàn thành ? Điều kiện thực hiện ? cách đánh giá ? ...)
 - Kiểm tra, hồi phục lại những kiến thức – kĩ năng có liên quan đến bài thực hành, cung cấp hiểu biết và những hướng dẫn mới cần thiết.
 - Nêu khái quát trình tự công việc, phương tiện, cách thức tiến hành, các thao tác, động tác chính,... Có thể dùng các biểu mẫu, sơ đồ, sản phẩm mẫu, ... để minh họa. Tùy điều kiện cụ thể của bài mà áp dụng một trong ba mức độ sau:
 +Mức 1: GV nêu toàn bộ qui trình và làm mẫu, HS luyện tập theo qui trình.
 +Mức 2: GV nêu một phần qui trình và làm mẫu, HS xây dựng tiếp qui trình và luyện tập.
 +Mức 3: GV hướng dẫn HS xây dựng qui trình và kế hoạch thực hiện.
 - GV biểu diễn hành động mẫu và kiểm tra kết quả của giai đoạn này.
 *Giai đoạn 2:
 Giai đoạn thực hành nhằm hình thành kĩ năng ban đầu:
 Giai đoạn này được thực hiện tuuỳ theo mục tiêu, nội dung bài thực hành. Các hoạt động chính gồm:
 - Phân chia vị trí, vật liệu, dụng cụ (theo cá nhân hoặc theo nhóm HS).
 - HS tổ chức chỗ làm việc, tái hiện, bắt chước hành động mẫu của GV, quan sát các phương tiện trực quan hoặc bản hướng dẫn ... và luyện tập theo trình tự công việc được giao.
 - GV theo dõi uốn nắn, hướng dẫn thường xuyên và kiểm tra từng bước, từng phần công việc của HS. Đặc biệt chú ý hướng dẫn HS tự kiểm tra và điều chỉnh hành động.
 *Giai đoạn 3:
 Giai đoạn kết thúc và đánh giá, gồm các hoạt động sau:
 -GV yêu cầu HS ngừng luyện tập và tự đánh giá kết quả.
 -GV đánh giá kết quả thực hành kết hợp với quá trình theo dõi ở giai đoạn trên.
 HS thu dọn vật liệu, dụng cụ, vệ sinh lớp học.
 *Nhận xét:
 - Mỗi giai đoạn của bài dạy đều có mục tiêu, kết quả xác định và các mục tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau. Vì thế, trong từng bước cần làm cho HS ý thức được một cách rõ ràng mục tiêu cần đạt đến.
 - Trong mỗi giai đoạn của bài dạy, cần thiết kế được các hoạt động để phân vai cụ thể từng hành động của GV với từng hành động của HS nhằm vào kết quả, mục tiêu tương ứng. Nghĩa là HS phải "học tập trong hoạt động và bằng hoạt động".
 - Hành động mẫu của GV phải được biểu diễn chuẩn xác, đúng trình tự các động tác, thao tác kèm theo sự giải thích rõ ràng để HS có được các động hình vận động đúng.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de Li Cong nghe.doc