Đề học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2006 – 2007 đề thi môn: sinh học

Đề học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2006 – 2007 đề thi môn: sinh học

Câu1: (3,5 điểm)

Hãy nêu khái niệm về biến dị tổ hợp, cho thí dụ. Vì sao biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá?

Câu2: (3,5 điểm)

Hãy giải thích ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với di truyền và đối với sinh trưởng phát triển của cơ thể.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1137Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2006 – 2007 đề thi môn: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Bát Xát Đề học sinh giỏi lớp 9
TRƯỜNG THCSTHỊ TRẤN 	 Năm học: 2006 – 2007
 Đề thi môn: Sinh học 
 (Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu1: (3,5 điểm)
Hãy nêu khái niệm về biến dị tổ hợp, cho thí dụ. Vì sao biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá?
Câu2: (3,5 điểm)
Hãy giải thích ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với di truyền và đối với sinh trưởng phát triển của cơ thể.
Câu3: (4,0 điểm)
Giải thích cơ sở khoa học trong các trường hợp sau: 
a/ Những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi bốn đời thì không được kết hôn với nhau.
b/ Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?
Câu4: (5,0 điểm)
ở người, bệnh bạch tạng trên da do gen lặn d nằm trên NST thường quy định, gen trội D quy định da bình thường.
Trong một gia đình, mẹ có kiểu hình bình thường, bố bị bạch tạng, họ sinh được đứa con gái bị bệnh bạch tạng.
a/ Giải thích và lập sơ đồ lai.
b/ Nếu bà ngoại của người con gái trên có kiểu hình bình thường. Hãy xác định kiểu hình của ông ngoại.
Câu5: (4,0 điểm)
Một gen có chiều dài 0,51 micrômet.Gen này nhân đôi một số lần, mỗi gen con tạo ra đều tổng hợp một phân tử A RN và trong các phân tử A RN có chứa tất cả 24000 ribônuclêôtit
a/ Tính số lần nhân đôi của gen. 
b/ Số lượng nuclêôtit có trong các gen con và số lượng nuclêôtit môi trường đã cung cấp cho gen nhân đôi ( Biết 1 micrômet = 104 A0)
 -----------------------------------------------
Phòng GD Bát Xát hướng dẫn chấm môn sinh học lớp 9 
 Năm học: 2006- 2007
Câu
Bài làm
Điểm
Câu 1
(3,5 điểm)
* Khái niệm và thí dụ về biến dị tổ hợp :
- Khái niệm: Biến dị tổ hợp là loại biến dị do sự sắp xếp các đặc điểm di truyền của bố mẹ trong quá trình sinh sản, dẫn đến ở thế hệ con, cháu xuất hiện kiểu hình khác với bố mẹ.
- Thí dụ: 
Thực hiện phép lai hai cặp tính trạng ở đậu Hà Lan
P: Hạt vàng, trơn( Thuần chủng) x Hạt xanh, nhăn (Thuần chủng) 
F1: Tất cả đều có hạt vàng, trơn
F1 tự thụ phấn
F2: 9 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 3 hạt xanh, trơn: 1 hạt xanh, nhăn
- Sự sắp xếp lại các đặc điểm di truyền trong quá trình sinh sản đã tạo ra biến dị tổ hợp ở F2 là hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn.
* Biến dị tổ hợp là nguyên liệu quan trọng của tiến hoá và chọn giống: 
Vì biến dị tổ hợp tạo ra ở sinh vật nhiều kiểu gen và kiểu hình à làm tăng tính đa dạng ở loài. 
- Trong tiến hoá:
Tính đa dạng ở sinh vật là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và giúp cho loài có thể sống và phân bố được ở những môi trường sống khác nhau.
- Trong chọn giống: 
Tính đa dạng ở vật nuôi và cây trồng cung cấp cho con người nguồn nguyên liệu để dễ dàng chọn giữ lại các đặc điểm mà nhà sản xuất mong muốn.
0,5
0,75
0,25
0,5
0,75
0,75
Câu2
(3,5 điểm)
*ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền: 
- Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể ở các loài sinh sản vô tính.
- Bộ NST đặc trưng của loài được ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa hai cơ chế là nhân đôi NST (xảy ra ở kỳ trung gian) và phân li NST (xảy ra ở kỳ sau).
* ý nghĩa của nguyên phân đối với sinh trưởng phát triển cơ thể:
- Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, giúp cho sự sinh trưởng của các mô, cơ quan và nhờ đó tạo cho các cơ thể đa bào lớn lên được.
- ở các mô, cơ quan, cơ thể còn non thì tốc độ nguyên phân diễn ra mạnh. Khi các mô, cơ quan đạt khối lượng tới hạn thì ngừng sinh trưởng, lúc này nguyên phân bị ức chế.
- Nguyên phân còn giúp các tế bào mới bù đắp các tế bào của các mô bị tổn thương hoặc thay thế các tế bào già, tế bào chết. 
0,75
0,75
0,75
0,75
0,5
Câu3
(4,0 điểm)
a.Những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi bốn đời thì không được kết hôn với nhau:
- Hôn nhân giữa những người có quan hệ huyết thống gọi là hôn phối gần; điều này theo luật hôn nhân và gia đình thì bị cấm vì thường các đột biến gen lặn có hại khi xuất hiện đều không biểu hiện nếu ở trạng thái dị hợp (Aa).
 Tuy nhiên nếu xảy ra thì hôn phối gần sẽ tạo điều kiện cho các gen lặn tổ hợp tạo thể đồng hợp biểu hiện kiểu hình gây hại và đây cũng là một nguyên nhân làm suy thoái nòi giống.
Thí dụ: Aa (Tính trội) x Aa (Tính trội) à F1 : 1/4 aa (Tính lặn xấu)
Vì vậy, quy định những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi bốn đời không được kết hôn với nhau là có cơ sở khoa học và phù hợp. 
b. Phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35: 
 - Qua nghiên cứu cho thấy tỉ lệ của trẻ sinh ra bị mắc bệnh, tật di truyền như: bệnh Đao, bệnh Tớc nơ, câm điếc bẩm sinhtăng theo tuổi sinh đẻ của người mẹ, đặc biệt là khi người mẹ từ 35 tuổi trở đi.
+ Lí do bởi ở tuổi này trở đi các yếu tố gây đột biến của môi trường tích luỹ trong tế bào của bố, mẹ nhiều hơn và phát huy tác hại của nó và dễ dẫn đến phát sinh đột biến trong quá trình sinh sản.
+ Thí dụ: Sự tăng tỉ lệ sơ sinh mắc bệnh Đao theo độ tuổi của các bà mẹ được thống kê như sau: 
Tuổi các bà mẹ
Tỉ lệ % trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao
20- 24
25- 29
30- 34
35- 39
40 và cao hơn
0,02- 0,04
0,04- 0,08
0,11- 0,13
0,33- 0,42
0,80- 1,88
1,0
0,25
0,25
0,5 
0,5 
0,5
1,0
Câu4
(5,0 điểm)
a.Giải thích và lập sơ đồ lai:
-Giải thích:
+ Bố bị bạch tạng mang kiểu gen dd
+ Con gái bạch tạng cũng mang kiểu gen dd. Suy ra đứa con gái đã nhận một giao tử d từ mẹ .
+ Mẹ có kiểu hình bình thường tạo được giao tử d. Vậy kiểu gen của mẹ là Dd
- Sơ đồ lai: 
P: mẹ Dd (bình thường) x bố dd ( bạch tạng)
GP: D, d d
F1: Kiểu gen: 1Dd: 1dd
 Kiểu hình: - 1 bình thường (không xuất hiện )
 - 1 bạch tạng (là đứa con gái được đề cập)
b. Xác định kiểu hình ông ngoại, nếu bà ngoại bình thường:
Bà ngoại có kiểu hình bình thường mang kiểu gen DD hoặc Dd , mẹ được sinh ra từ ông ngoại và bà ngoại . Mẹ có kiểu gen Dd.
* Trường hợp 1: 
- Nếu bà ngoại mang kiểu gen DD. Kiểu gen này chỉ tạo một loại giao tử D.Suy ra mẹ mang gen D đã nhận giao tử d từ ông ngoại .
Ông ngoại tạo được d có thể mang kiểu gen Dd, kiểu hình bình thường, hoặc ông ngoại mang kiểu gen dd, kiểu hình bạch tạng.
* Trường hợp 2:
Nếu bà ngoại mang kiểu gen Dd, tạo được hai loại giao tử là D và d.
- Nếu mẹ (Dd) nhận D từ bà ngoại, thì mẹ đã nhận d từ ông ngoại . Vậy ông ngoại đã tạo được d , tức là có kiểu gen Dd ( kiểu hình bình thường) hoặc ông ngoại mang gen dd (kiểu hình bạch tạng)
- Nếu mẹ (Dd) nhận d từ bà ngoại thì mẹ đã nhận D từ ông ngoại . ông ngoại tạo được D, tức có kiểu gen DD hoặc Dd, kiểu hình ông ngoại bình thường.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
Câu5
(4,0 điểm)
a. Số lần nhân đôi của gen:
- Chiều dài của gen: 0,51 micrômet = 0,51 . 104 A0 = 5100 A0
Số lượng Nu của gen: N = 2. L/ 3,4 = 2 . 5100/ 3,4 = 3000 (Nu)
- Số lượng ribônuclêôtit của phân tử ARN:
N/ 2= 3000/ 2 =1500 (ribônuclêôtit)
Gọi x là số lần nhân đôi của gen à số gen con = 2x 
Mỗi gen con tổng hợp1 phân tử A RN à số phân tử A RN = 2x
Số lượng ribônuclêôtit có trong phân tử ARN: 2x . N/2 = 24000
à 2x = 24000/1500 = 16 = 24 à x= 4
Vậy gen đã nhân đôi 4 lần.
b. Số lượng nuclêôtit có trong các gen con:
2x . N = 16 . 3000 = 48000 (Nu)
Số lượng nuclêôtit môi trường đã cung cấp cho gen nhân đôi:
(2x – 1) . N = (16- 1).3000 = 45000 (Nu)
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDE HSG S 9 dap an chi tiet.doc