Đề khảo sát chất lượng ôn vào 10 môn Ngữ Văn

Đề khảo sát chất lượng ôn vào 10 môn Ngữ Văn

Câu 1: (1 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:

 Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

 Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

 ( "Bếp lửa"- Bằng Việt).

Câu 2: (2,5 điểm)

a/ Nêu hiểu biết của em về hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.

b/ Phương Định- nhân vật chính trong truyện là một cô gái thanh niên xung phong thật đáng yêu có nhiều phẩm chất tốt đẹp.

 Em ấn tượng nhất ở Phương Định phẩm chất nào? Hãy trình bày cảm nghĩ của em về phẩm chất ấy bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 15 đến 20 dòng giấy thi. Trong đoạn có sử dụng thành phần tình thái, phép nối (hãy chỉ rõ).

Câu 3: (2,5 điểm)

 Đọc câu chuyện sau:

 Truyện kể rằng, có một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

 - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là.

 Người thầy giáo già hoảng hốt:

 - Thưa ngài, ngài là.

 - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào.

 Hãy viết một bài văn khoảng 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng ôn vào 10 môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD- ĐT l‏‎YÙ NHÂN Đề KHảO SáT CHấT Lượng ôn vào 10
TRường thcs nhân hậu.	 MÔN NGữ VĂN
 (Thờì gian 120 phút không kể thời gian phát đề).
Câu 1: (1 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:
 Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
 ( "Bếp lửa"- Bằng Việt).
Câu 2: (2,5 điểm) 
a/ Nêu hiểu biết của em về hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. 
b/ Phương Định- nhân vật chính trong truyện là một cô gái thanh niên xung phong thật đáng yêu có nhiều phẩm chất tốt đẹp.
 Em ấn tượng nhất ở Phương Định phẩm chất nào? Hãy trình bày cảm nghĩ của em về phẩm chất ấy bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 15 đến 20 dòng giấy thi. Trong đoạn có sử dụng thành phần tình thái, phép nối (hãy chỉ rõ). 
Câu 3: (2,5 điểm) 
 Đọc câu chuyện sau:
 Truyện kể rằng, có một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
 - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là....
 Người thầy giáo già hoảng hốt:
 - Thưa ngài, ngài là...
 - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...
 Hãy viết một bài văn khoảng 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.
Câu 4: (4 điểm) 
 Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 Người đồng mình thương lắm con ơi
 Cao đo nỗi buồn 
 Xa nuôi chí lớn
 Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
 ..............................................
 Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
 Còn quê hươngthì làm phong tục.
............................. Hết................................
Hướng dẫn chấm đề thi thử vào 10
Năm học: 2011- 2012.
I- Hướng dẫn chung:
 Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh; chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề bài thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm.
 Chỉ cho điểm tối đa nếu đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kỹ năng (bài viết đủ yự, bố cục chặt chẽ, hoàn chỉnh, diễn đạt tốt, có cảm xúc; không hoặc mắc ít lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp, chữ viết cẩn thận). Những bài bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, có sáng tạo cần được khuyến khích). 
II- Các yêu cầu cụ thể và thang điểm: 
Câu 1: (1,0 điểm)
 Chỉ ra và phân tích được tác dụng của các biên pháp tu từ sau:
- Điệp ngữ "một bếp lửa" nhấn mạnh hình ảnh một bếp lửa của bà lung linh, sống động, gần gũi, thân thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam (0,25 điểm).
- ẩn dụ "bếp lửa ấp iu nồng đượm" gợi tình cảm ấm cúng của bà, chăm sóc cho cháu từng li từng tí (0,25 điểm). 
- ẩn dụ "biết mấy nắng mưa" gợi cuộc đời bà vất vả, lo toan chưa một ngày được an nhàn(0,25 điểm).
=> Các biện pháp tu từ trên cùng với giọng điệu sâu lắng đã làm nổi bật hình ảnh bếp lửa, tình cảm của bà và nỗi nhớ thương bà của người cháu ở phương xa(0,25 điểm).
Câu 2: (2,5 điểm).
a/ Nêu đúng, đủ về hoàn cảnh sáng tác văn bản (0,5 điểm). 
b/ Đoạn văn diễn dịch trình bày ấn tượng về một vẻ đẹp phẩm chất bất kỳ của Phương Định (2 điểm).
Trong đó:
 - MĐ: (Câu chủ đề) Giới thiệu tác giả, văn bản và phẩm chất của nhân vật...(0,5 điểm).
 - TĐ: ( 1,0 điểm) HS có thể trình bày suy nghĩ về một phẩm chất bất kỳ miễn là hợp ly. Viết logic, có cảm xúc, đúng số dòng ( chỉ cho phép quá 3 dòng nếu vượt quá số dòng quy định, phần này đúng cũng chỉ cho 1/2 số điểm). 
 * Vận dụng đúng kiến thức Tiếng Việt về khởi ngữ và phép nối và chỉ rõ cho 0,5 điểm. Nếu không chỉ rõ, không cho điểm.
Câu 3: ( 2,5 điểm)
- Yêu cầu HS viết bài văn ngắn có bố cục 3 phần: Mở, Thân, Kết. Trình bày mạch lạc, logic, có cảm xúc cho 0,5 điểm.
- Xác định đúng được vấn đề nghị luận trong bài viết là: Lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. 
- Cụ thể: bài viết cần đảm bảo các nội dung sau: 
 * MB: Giới thiệu về truyền thống "tôn sư trọng đạo" và dẫn ra vấn đề nghị luận.
*TB: 
- Phân tích ngắn gọn nội dung câu chuyện để rút ra bài học đạo lí: Lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo... ( 0,5 điểm)
- Khẳng định vấn đề đúng và giải thích vì sao đúng: (0,75 điểm)
 + Thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai của mình không những dạy kiến thức mà còn dạy cách làm người.
 + Lòng biết ơn và kính trọng thầy cô giáo là tình cảm đẹp tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện; một xã hội tốt đẹp sống có văn hoá.
 + "Tôn sư trọng đạo" là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa.
- Nêu ra một số dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh .....( 0,25 điểm)
- Nêu ra những biểu hiện trái với đạo lí trên để lên án, phê phán và liên hệ bản thân đã, đang và sẽ thể hiện lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo của mình như thế nào. (0,5 điểm).
* KB: Suy nghĩ chung của em.
Câu 4: ( 4 điểm).
1/ Yêu cầu về kỹ năng:
- Viết đúng yêu cầu bài nghị luận về đoạn thơ. 
- Trình bày mạch lạc, đúng chính tả, cảm xúc
2/ Yêu cầu về kiến thức:
a/ Giới thiệu những nét chính về tác giả, văn bản và vấn đề nghị luận: đây là lời người cha nói với con về những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình( 0,25 điểm).
b/ Bài viết phải thể hiện được các nội dung sau:
* Cha truyền cho con niềm tự hào về những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình: (2,5điểm).
- Câu thơ đầu ' Thương lắm...." không chỉ là tình cảm yêu thương, lòng tự hào của cha về người đồng mình mà còn là sự thấu hiểu về những con người ấy.
- Người đồng mình thật bản lĩnh, yự chí thật lớn lao.
- Người đồng mình tuy còn cực nhọc, đói nghèo nhưng họ vẫn kiên trì, bền bỉ, thuỷ chung gắn bó với quê hương.
- Người đồng mình sống mạnh mẽ, hồn nhiên, khoáng đạt.
- Người đồng mình mộc mạc, giản dị nhưng giàu chí khí, niềm tin.
- Người đồng mình có yự chí tự lực, tự cường, tinh thần tự tôn dân tộc.
 c/ Nghệ thuật: từ ngữ, hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị, phù hợp với tư duy và tình cảm người miền núi; các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, điệp ngữ, đối lập, giọng điệu tâm tình...làm cho lời dăn trở nên nhẹ nhàng, thấm thía, sâu sắc (0,5 điểm).
d/ Kết luận, đánh giá chung về đoạn thơ. Từ lời cha nói với con, rút ra bài học về thái độ với truyền thống, cội nguồn, tình yêu quê hương, gia đình và vấn đề lẽ sống của mỗi người cho 0,5 điểm ( HS có thể liên hệ dựa vào ghi nhớ SGK) nếu không liên hệ không có điểm phần này. 
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docNhan Hau.doc