Đề kiểm tra 1 tiết học kì II năm học 2008 - 2009 môn học: Ngữ văn 6

Đề kiểm tra 1 tiết học kì II năm học 2008 - 2009 môn học: Ngữ văn 6

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2008-2009

Môn học : Ngữ văn 6

Kiểm tra : Lần I - Tuần: 23- Tiết: 88- Viết bài TLV ở nhà

 Đề I:

 Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoăc cây mai vàng vào dịp tết đế, xuân về.

Yêu cầu chung: -Bài viết phải rõ ràng, phải lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu và phải theo trình tự hợp lý. Bài viết giàu cảm xúc.

Phải có bố cục rõ ràng, các phần Mở bài, Thân, Kềt bài phải mạch lạc, liên kết.

 *Dàn bài chung:

 a/ Mở bài: Giới thiệu về cây đào hoặc mai mình sẽ tả.

b/ Thân bài: Miêu tả chi tiết, cụ thể đặc diểm của cây đó: Tán lá; thân; lá; rễ; cành; hoa .

c/ Kết bài: khẳng định ý nghĩa của nó vào dịp tết

- Tình cảm của em dành cho cây ây như thế nào?

 *BIỂU ĐIỂM CHUNG:

 - Điểm 9-10: Bài làm đầy đủ nội dung, Miêu tả sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc

 Bố cục rõ ràng, không sai lỗi chính tả

 -Điểm 7-8: Bài làm đầy đủ nội dung, miêu tả chưa sâu sắc

 Bố cục rõ ràng, sai lỗi chính tả không đáng kể.

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì II năm học 2008 - 2009 môn học: Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2008-2009
Môn học : Ngữ văn 6
Kiểm tra : Lần I - Tuần: 23- Tiết: 88- Viết bài TLV ở nhà
 Đề I:
 Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoăc cây mai vàng vào dịp tết đế, xuân về.
Yêu cầu chung: -Bài viết phải rõ ràng, phải lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu và phải theo trình tự hợp lý. Bài viết giàu cảm xúc.
Phải có bố cục rõ ràng, các phần Mở bài, Thân, Kềt bài phải mạch lạc, liên kết.
 *Dàn bài chung:
 a/ Mở bài: Giới thiệu về cây đào hoặc mai mình sẽ tả.
b/ Thân bài: Miêu tả chi tiết, cụ thể đặc diểm của cây đó: Tán lá; thân; lá; rễ; cành; hoa.
c/ Kết bài: khẳng định ý nghĩa của nó vào dịp tết
- Tình cảm của em dành cho cây ây như thế nào?
 *BIỂU ĐIỂM CHUNG:
 - Điểm 9-10: Bài làm đầy đủ nội dung, Miêu tả sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc
 Bố cục rõ ràng, không sai lỗi chính tả 
 -Điểm 7-8: Bài làm đầy đủ nội dung, miêu tả chưa sâu sắc
 Bố cục rõ ràng, sai lỗi chính tả không đáng kể.
 - Điểm 5-6 : Nắm được cách làm bài nhưng chi tiết chọn để tả chưa nổi bậc; chưa giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về đối tượng được tả
 Bố cục rõ ràng, sai lỗi nhiều lỗi chính tả 
 - Điểm 3-4:, nội dung chưa đầy đủ, bài viết còn lộn xộn
 Bố cục không rõ ràng, sai lỗi chính tảquá nhiều
 - Điểm 1-2: bài viết mang tính đối phó, chiếu lệ. 
 Bài viết không có bố cục, sai lỗi chính ta quá nhiều 
 Điểm 0: HS bỏ giấy trắng.
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2008-2009
Môn học : Ngữ văn 6
Kiểm tra : Lần I - Tuần: 23- Tiết: 88- Viết bài TLV ở nhà
Đề II:Hãy tả lại cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.
Yêu cầu chung: -Bài viết phải rõ ràng, phải lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu và phải theo trình tự hợp lý. Bài viết giàu cảm xúc. Phải có liên tưởng so sánh
Phải có bố cục rõ ràng, các phần Mở bài, Thân, Kềt bài phải mạch lạc, liên kết.
 *Dàn bài chung:
 a/ Mở bài: Giới thiệu chung về ngôi trường của em và không khí chung của giờ ra chơi ở trường
b/ Thân bài: Miêu tả chi tiết, cụ thể từng hoạt động tiêu biểu như: tập thể dục giữa giờ; những trò chơi của các bạn;không khí của ngôi trường khi đó..so sánh liên tưởng của em khi quan sát..
c/ Kết bài: khẳng định ý nghĩa của giờ ra chơi..
 _ Hứa phấn đấu học tập
 *BIỂU ĐIỂM CHUNG:
 - Điểm 9-10: Bài làm đầy đủ nội dung, Miêu tả sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc
 Bố cục rõ ràng, không sai lỗi chính tả 
 -Điểm 7-8: Bài làm đầy đủ nội dung, miêu tả chưa sâu sắc
 Bố cục rõ ràng, sai lỗi chính tả không đáng kể.
 - Điểm 5-6 : Nắm được cách làm bài nhưng chi tiết chọn để tả chưa nổi bậc; chưa giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về đối tượng được tả
 Bố cục rõ ràng, sai lỗi nhiều lỗi chính tả 
 - Điểm 3-4:, nội dung chưa đầy đủ, bài viết còn lộn xộn
 Bố cục không rõ ràng, sai lỗi chính tảquá nhiều
 - Điểm 1-2: bài viết mang tính đối phó, chiếu lệ. 
 Bài viết không có bố cục, sai lỗi chính ta quá nhiều 
 Điểm 0: HS bỏ giấy trắng.
 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II 
 NĂM HỌC 2008-2009
 Môn học : Ngữ văn 6
 Kiểm tra : Lần II - Tuần: 26 Tiết: 97 Kiểm tra văn
 Đề I:
 A- PHẦN TRẮC NGHIỆM( 4 ĐIỂM) 
 I. Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lởi đúng(2,5 diểm)
 Câu 1:Qua đoạn một từ đầu đến “ cóthể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”, em có nhận xét gì về tính cách của Dế Mèn?
 a. Khiêm tốn, thật thà b. Tự trọng cao 
 c. Kiêu căng, xốc nổi d. Yếu đuối, uỷ mị
 Câu 2:Câu nào dưới đây chính là nội dung bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho mình?
a/Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
b/Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại
c/Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân
 d/ Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì.
 Câu 3:Bài văn “ Sông nước Cà Mau” miêu tả cảnh gì?
 a/ Cảnh buôn bán của người dân vùng sông nước.
 b/ Cảnh sông nước Cà Mau ở cực Nam Tổ Quốc.
 c/Miêu tả cảnh rừng đước hai bên bờ dòng sông Năm Căn.
 d/ Miêu tả những con bọ mắt ở kênh Bọ Mắt.
 Câu 4:Tác giả cảm nhận về cảnh sông nước Cà Mau bằng những giác quan nào?
 a/ Thị giác và khứu giác; b/ Xúc giác và vị giác
 c/ Thị giác và thính giác ; d/ Thính giác và xúc giác.
 Câu 5:Trong truyện “ Bức tranh của em gái tôi”, người anh cảm thấy như thế nào sau khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện?
 a/ Buồn bã và thất vọng về mình; b/ Thầm cảm phục tài năng của em gái mình
 c/Có thái độ khó chịu, hay gắt gỏng,không còn thân với em gái như trước.
 d/ cả ba đáp án trên
 Câu 6:Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người trong văn bản “ Vượt thác” là;
a/ Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh và nhân hóa đặc sắc
b/ Sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc ; c/ Sử dụng nhiều động từ mạnh
 d/ Sử dụng nhiều hình ảnh hóan dụ và ẩn dụ.
 Câu 7: Vì sao câu chuyện của An-phông-xơ Đô- đê lại có nhan đề “Buổi học cuối cùng”
 a/ Vì đó là câu chuyện về buổi học cuối cùng của cậu bé Phrăng, từ hôm sau cậu phải ở nhà giúp bố mẹ làm viếc
 b/ Vì đó là câu chuyện về buổi học cuối cùng của thầy giáo Ha-men, từ ngày hôm sau thầy được đề bạt làm hiệu trưởng nhà trường.
c/ Vì đó là câu chuyện về buổi học cuối cùng của các em học sinh, từ hôm sau các em bắt đầu được nghỉ hè.
 d/ Vì đó là câu chuyện về buổi học cuối cùng của các em học sinh Pháp ở vùng An-dát được học tiếng Pháp, từ hôm sau các em sẽ phải học tiếng Đức-tiếng của kẻ ngoại bang thắng trận.
 Câu 8:Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” được làm theo thể thơ nào?
 a/ Thất ngôn bát cú; b/ Lục bát; c/ Ngũ ngôn; d/ Tứ tuyệt
 Câu 9: Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”đã dược miêu tả qua cái nhìn và cảm nghĩ của ai?
a/ Bác Hồ; b/ Anh đội viên; c/ dân công; d/ Người cán bộ chỉ huy
 Câu 10: Trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”, theo em vì sao Bác không ngủ?
a/ Vì Bác lo lắng cho những người chiến sĩ đang chiến đấu nơi chiến trường
 b/ Vì Bác thương đòan dân công trong đêm mưa gió phải ngủ ngòai rừng
c/ Vì Bác lo lắng cho chiến dịch và vận mệnh đất nước.
 d/ cả 3 đáp án trên
 II. Điền vào chỗ trống cho thích hợp( 1,5 điểm)
 Tên tác phẩm (đọan trích)
 Tên tác giả
1. Sông nước Cà Mau
a/
 2. Đêm nay Bác không ngủ
b/
 3. Bài học đường đời đầu tiên
c/
 4. Vượt thác
d/
 5. Bức tranh của em gái tôi
e/
 6.Buổi học cuối cùng
f/
 B. PHẦN TỰ LUẬN:( 6 điểm)
 Câu 1:( 2 điểm) Em hãy nêu tóm tắt nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Bài học đường đời đâu tiên? Qua đó em rút ra đực bài học gì cho bản thân mình?
 Câu 2: (4 điểm) Em hãy chép lại bốn khổ cuối của bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”?
ĐÁP ÁN
A- PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn chử cái đầu câu trả lời đúng
 Câu 1:c ; Câu 2 c: ; Câu 3 b : ; Câu 4 c : ; Câu 5: d
 Câu 6: a ; Câu 7: d ; Câu 8: c ; Câu 9: b ; Câu 10: d ;
 II.Điền từ
 a/Đòan Giỏi; b/ Minh Huệ; c/ Tô Hoài ; d/ Võ Quảng
 e/Tạ Duy Anh ; f.An- phông-xơ Đô- đê.
 B. PHẦN TỰ LUẬN:( 6 điểm)
 Câu 1:Tóm tắt nội dung và nghệ thuật.
 -Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời cho mình.
 -Nghệ thuật miêun tả lòai vật của Tô Hoài rất simh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
 - Hs tự rút ra bài học
 Câu 2: Hs chép từ câu: “ Bác thương đòan dân công
 ..
 Vì một lẽ thường tình
 Bác là Hồ Chí Minh”
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2008-2009
Môn học : Ngữ văn 6
Kiểm tra : Lần II Tuần: 26 -Tiết: 97 Kiểm tra văn
 Đề II:
Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lởi đúng(2,5 diểm)
 Câu 1: Qua đoạn một từ đầu đến “ cóthể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”, em có nhận xét gì về tính cách của Dế Mèn?
 a. Khiêm tốn, thật thà b. Tự trọng cao 
 c. Kiêu căng, xốc nổi d. Yếu đuối, uỷ mị
 Câu 2:Trước cái chết thảm thương và oan uổng của Dế Choắt, thái độ của Dế Mèn như thế nào?
a/ Sung sướng; b/ Không mảy may suy nghĩ
c/ Hồi hộp; d/ Hối hận và xót thương.
 Câu 3:Tỉnh Cà Mau thuộc vùng nào dưới đây?
a/Đồng bằng sông Hồng; b/Duyên hải Nam Trung Bộ
c/ Tây Nguyên; d/ Đồng bằng sông Cửu Long
 Câu 4:Điểm nhìn để quan sát và miêu tả cảnh sông nước Cà Mau của người kể chuyện trong bài này là ở đâu?
a/ Ngồi một chỗ hồi tưởng lại cảnh sông nước Cà Mau
 b/Trên cao nhìn xuống; c/Ngồi trên thuyền xuôi theo các kênh rạch
d/Trên bờ dòng sông Năm Căn
 Câu 5:Trong truyện “ Bức tranh của em gái tôi”, khi đứng trứơc bức tranh của em gái mình vẽ, người anh muốn nói với mẹ điều gì khi mẹ hỏi “Con đã nhận ra con chưa?”
a/ Con nhận ra rồi mẹ ạ!; b/ em vẽ con đẹp quá
c/ Em vẽ con chưa được giống lắm
 d/ Không phải con đâu.Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.
 Câu 6: Qua truyện “ Bức tranh của em gái tôi”, chúng ta rút ra được bài học gì về thái độ ứng xử trước tài năng hay thành công của người khác?
a/ Cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để cùng chia sẻ, vui mừng trước thành công của người khác.
b/ Tự ti, xấu hổ trước tài năng, thành công của người khác.
c/ Lòng nhân hậu và sự độ lượng sẽ giúp chúng ta vượt lên bản thân mình, thực sự vui mừng và quý trọng tài năng của người khác. 
d/ Câu a,c đúng
 Câu 7: Qua văn bản “Vượt thác”,tác giả muốn gửi gắm điều gì?
a/ Ca ngợi vẻ đẹp con sông thu Bồn.
b/ Ca ngợi sức mạnh, tinh thần quả cảm, sự giỏi giang của con người trong lao động.
c/ Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương sâu sắc và sự khâm phục, kính trọng của nhà văn đối với những người lao động.
d/ Cả a,b, c
 Câu 8:Trong văn bản “ Buổi học cuối cùng” tại sao cậu bé Phrăng lại có tâm trạng tiếc nuối và ân hận ?
a/ Vì không còn được gặp lại thầy Ha- men nữa
b/ Vì không còn được gặp lại bạn bè nữa
c/ Vì sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.
d/ Vì cậu bé đã đến lớp muộn
 Câu 9: Trong văn bản “ Buổi học cuối cùng”, tác giả đã viết :“Phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờquên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ của mình thì nắm được chìa khóa chốn lao tù”
Vũ khí B. Khí thế
 C. Tiếng nói D. Sự dũng cảm 
 Câu 10: Trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”, theo em vì sao Bác không ngủ?
a/ Vì Bác lo lắng cho những người chiến sĩ đang chiến đấu nơi chiến trường
 b/ Vì Bác thương đòan dân công trong đêm mưa gió phải ngủ ngòai rừng
c/ Vì Bác lo lắng cho chiến dịch và vận mệnh đất nước.
 d/ cả 3 đáp án trên
 II. Điền vào chỗ trống cho thích hợp( 1,5 điểm)
 Tên tác phẩm (đọan trích)
 Tên tác giả
1.Buổi học cuối cùng
a/
 2. Bức tranh của em gái tôi 
b/
 3. Bài học đường đời đầu tiên
c/
 4. Vượt thác
d/
 5. Đêm nay Bác không ngủ
e/
 6.Sông nước Cà Mau
f/
 B/ Phần tự luận:
 Câu1: Nêu vài nét về nhân vật phrăng trong truyện “ Buổi học cuối cùng”.Từ những sai lầm và sựihối hận của câụi bé em hãy rút ra bài học cho bản thân mình.
 Câu 2: (4 điểm) Em hãy chép lại bốn khổ cuối của bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”?	
 ĐÁP ÁN
A- PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn chử cái  ... xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước
d/ Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước
 Câu 6: Aån dụ là gì?
a/ Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.
b/Là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
c/ Là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người
d/ Là gọi tên sự vật , hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó.
 Câu 7:Nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng kiểu hóan dụ nào trong câu thơ dưới đây? 
 Aùo chàm đưa buổi phân li
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
a.Lấy một bộ phận để gọi tòan thể; 
b/ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
 c/ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vât.
 d/Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
 Câu 8:Câu sau đây mắc lỗi gì trong cách dùng từ?
 “ Cô giáo em nhìn em với ánh mắt trìu mến nên em thấy kính yêu cô giáo em vô cùng”
 a/ Lặp từ ; b/ Lẫn lộn các từ gần âm
 c/ Dùng từ không đúng nghĩa; d/ Viết sai lỗi chính tả.
 Câu 9: Câu văn sau có mấy vị ngữ?
 “ Bọn trẻ nằm sát chân giường, co quắp, im thin thít”
a/ Một ; b/ Hai ; c/ Ba ; d/ Bốn
 Câu 10:Nhà văn Thép mới dùng câu trần thuật đơn sau đây để làm gì?
“Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”
a/ Dùng để giới thiệu; b/ Dùng để tả
 c/ Dùng để kể ; d/ Dùng để nêu một ý kiến.
 Câu 11:Nhận định nào đúng với đặc điểm của câu trần thuật đơn?
a/ Dùng để hỏi và yêu cầu trả lời; b/Dùng để yêu cầu, ra lệnh, chúc tụng
 c/ Dùng để kể, miêu tả, giới thiệu ; d/ Dùng để bọc lộ cảm xúc.
 Câu 12:Trong những câu sau đây, câu nào là câu trần thuật đơn có từ là?
a/Vua nhớ công ơn tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương.
b/Dế Mèn trêu chọc chị Cốc là dại
 c/ Khi con người không còn gì để nuối tiếc, tôi gọi đó là dấu chấm hết của cuộc đời.
 d/ Bởi lẽ mảnh đất này là quê hương thứ hai của anh.
II.Ghép cột A (Các câu thơ, câu văn) với cột B (Các phép tu từ) Sao cho phù hợp (1 điểm)
 Cột A
 Ghép
 Cột B
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
 Lớn lên với trời xanh
1-
a/ Nhân hóa
2. Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
2-
b/ Aån dụ
 3.Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lê lửa hồng
3-
c/ So sánh
 4.Ngày Huế đỗ máu
 Chú Hà Nội về
4-
d/ Điệp ngữ
e/ Hóan dụ
f. Nói quá
 B- PHẦN TỰ LUẬN:
 Câu 1: ( 2 điểm) Hóan dụ và ẩn du có gì giống và khác nhau? Cho ví dụ minh họa?
 Câu 2: ( 4 điểm) Viết một đọan văn ngắn từ 8-10 dòng , trong đó có sử dụng ít như 3 phép tu từ đã học ( So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hóan dụ..)?
ĐÁP ÁN
A- PHẦN TRẮC NGHIỆM
I.Khoanh tròn chử cái đầu câu trả lời đúng
 Câu 1: ; Câu 2: ; Câu 3 : ; Câu 4: ; Câu 5: 
 Câu 6: ; Câu 7: ; Câu 8: ; Câu 9: ; Câu 10: ;
 II.Ghép
 1- c ; 2- a ; 3- b ; 4- e ;
 B. PHẦN TỰ LUẬN:( 6 điểm)
 Câu 1: so sánh:
Giống : Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khác
Khác:
 Aån dụ
 Hóan dụ
 Dựa vào quan hệ tương đồng
Cụ thể là tương đồng về:
Hình thức
Cách thức
Phẩm chất
Cảm giác
Dựa vào quan hệ tương cận.
Cụ thể:
-Bộ phận- tòan thể
- Vật chứa đựng- Vật bị chứa đựng
-Dấu hiệu của sự vật- Sự vât
- Cụ thể- trừu tượng
 Câu 2: Hs tự làm
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2008-2009
Môn học : Ngữ văn 6
Kiểm tra lần IV Tuần: 30 Tiết: 115 Kiểm tra Tiếng Việt
 ĐềII:
 A/ Phần trắc nghiệm: (4điểm) 
I.Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lởi đúng(3 điểm)
 Câu 1:Có mấy loại phó từ?
 A.Hai B. Ba C. Bốn D.Năm
 Câu 2: Xác định phó từ trong câu sau: “Thế là mùa xuân mong ước đã đến”
 a/ Thế ; b/ thế là ; c/ đã; d/ đến
 Câu 3: Xác định kiểu so sánh được sử dụng trong đọan thơ sau:
 “Quê hương tôi có con sông xanh biếc
 Nước gương trong soi tóc những hàng tre
 Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
 Tỏa nắng xuống lòng sông lấp lóang” 
a/ So sánh ngang bằng; b/ so sánh không ngang bằng
 Câu 4: Trong các mô hình dưới đây, đâu là mô hình đầy đủ của phép so sánh?
 A.
Vế A (sự vật được so sánh)
Vế B( sự vật dùng để so sánh)
 B.
Vế A (sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Vế B( sự vật dùng để so sánh)
 C. 
Vế A (sự vật được so sánh)
 Từ so sánh
Vế B( sự vật dùng để so sánh)
 D.
Vế A (sự vật được so sánh)
 Phương diện so sánh 
Từ so sánh
Vế B( sự vật dùng để so sánh)
 Câu 5: Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng kiểu ẩn dụ nào trong câu thơ dưới đây?
 “ Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
 a/ Aån dụ hình thức; b Ẩn dụ cách thức
 c/ Aån dụ chuyển đổi cảm giác; d/ Aån dụ phẩm chất
 Câu 6: Nhân hóa là gì? 
a/ Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.
b/Là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
c/ Là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người
d/ Là gọi tên sự vật , hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó.
 Câu 7: Câu văn sau có mấy chủ ngữ: “ Chân, tay, tai, mắt, miệng là những bộ phận trên cơ thể con người”?
a/ Bốn ; b/ Năm ; c/ Sáu; d/ Bảy
 Câu 8: Câu trần thuật đơn là gì?
a/ Là câu gồm hơn một kết cấu C –V;
 b/ Là loại câu do một cụm C-V tạo thành
 c/ Là câu không có đầy đủ cả hai bộ phận chính làm nồng cốt câu
d/Là câu chỉ có một bộ phận làm nồng cốt,không phân biệt được đó là chủ ngữ hay vị ngữ.
 Câu 9:Nhà văn Thép mới dùng câu trần thuật đơn sau đây để làm gì?
“Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”
a/ Dùng để giới thiệu; b/ Dùng để tả
 c/ Dùng để kể ; d/ Dùng để nêu một ý kiến.
 Câu 10:Nhà văn Nguyễn Tuân viết câu trần thuật đơn có từ “là” dười đây có mục đích gì?
“ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa”
a/ Câu định nghĩa ; b/ Câu giới thiệu; c/ Câu miêu tả;d/ câu đánh giá.
 Câu 11: Nhận định nào đúng với đặc điểm của câu trần thuật đơn?
a/ Dùng để hỏi và yêu cầu trả lời; b/Dùng để yêu cầu, ra lệnh, chúc tụng
 c/ Dùng để kể, miêu tả, giới thiệu ; d/ Dùng để bọc lộ cảm xúc.
 Câu 12: Thành phần chính của câu là gì?
 a/ Là những thành phần không bắt buộc phài có trong câu
 b/ Là những thành phần được thêm vào để câu được rõ nghĩa
 c/Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hòan chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn
 d/ Là những thành phần có thể có hoặc không cần thiết trong câu.
 II.Ghép cột A (Các câu thơ, câu văn) với cột B (Các phép tu từ) Sao cho phù hợp (1 điểm)
 Cột A
 Ghép
 Cột B
 1. Con đi trăm suối ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
1-
a/ Nhân hóa
 2. Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ru6ộng trâu cày với ta
2-
b/ Aån dụ
 3. Aùo chàm đưa buổi phân li
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
3-
c/ So sánh
4. Aên quả nhớ kẻ trồng cây
4-
d/ Điệp ngữ
e/ Hóan dụ
f. Nói quá
 B- PHẦN TỰ LUẬN( 6 điểm)
 Câu 1:(2 điểm)Hóan dụ là gì? Kể tên các kiểu hóan dụ?
Câu 2: ( 4 điểm) Viết một đọan văn ngắn từ 8-10 dòng , trong đó có sử dụng ít như 3 phép tu từ đã học ( So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hóan dụ..)?
ĐÁP ÁN
A- PHẦN TRẮC NGHIỆM
I.Khoanh tròn chử cái đầu câu trả lời đúng
 Câu 1: ; Câu 2: ; Câu 3 : ; Câu 4: ; Câu 5: 
 Câu 6: ; Câu 7: ; Câu 8: ; Câu 9: ; Câu 10: ;
 II.Ghép
 1- ; 2- ; 3- ; 4- ;
 B. PHẦN TỰ LUẬN:( 6 điểm)
 Câu 1: - Hóan dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có bốn kiểu hóan dụ:
+Lấy một bộ phận để gọi tòan thể; 
+Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vât.
+Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
 Câu 2: Hs tự làm
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2008-2009
Môn học : Ngữ văn
Kiểm tra lần:V Tuần: 32 Tiết: 121-122- Viết bài TLV miêu tả sáng tạo
 ĐềI: Xã ta chưa có chợ, em hãy tưởng tượng và tả lại quang cảnh phiên ch ợ ở xã mình.
 Yêu cầu chung: -Bài viết phải rõ ràng, phải lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu và phải theo trình tự hợp lý. Bài viết giàu cảm xúc. Phải có liên tưởng so sánh
Phải có bố cục rõ ràng, các phần Mở bài, Thân, Kềt bài phải mạch lạc, liên kết.
 *Dàn bài chung:
 a/ Mở bài: Giới thiệu chung về phiên chợ quê em trong tưởng tượng của em. 
b/ Thân bài: Miêu tả chi tiết, cụ thể cảnh buôn bán, không khí buổi chợ, hàng hóahoạt động của mọi người..
c/ Kết bài: Ý nghĩa quan trọng của phiên chợ ấy
- Tình cảm của em đối với quê mình
 _ Hứa phấn đấu học tập để xây dựng quê mình..
 *BIỂU ĐIỂM CHUNG:
 - Điểm 9-10: Bài làm đầy đủ nội dung, Miêu tả sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc
 Bố cục rõ ràng, không sai lỗi chính tả 
 -Điểm 7-8: Bài làm đầy đủ nội dung, miêu tả chưa sâu sắc
 Bố cục rõ ràng, sai lỗi chính tả không đáng kể.
 - Điểm 5-6 : Nắm được cách làm bài nhưng chi tiết chọn để tả chưa nổi bậc; chưa giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về đối tượng được tả
 Bố cục rõ ràng, sai lỗi nhiều lỗi chính tả 
 - Điểm 3-4:, nội dung chưa đầy đủ, bài viết còn lộn xộn
 Bố cục không rõ ràng, sai lỗi chính tảquá nhiều
 - Điểm 1-2: bài viết mang tính đối phó, chiếu lệ. 
 Bài viết không có bố cục, sai lỗi chính ta quá nhiều 
 Điểm 0: HS bỏ giấy trắng.
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2008-2009
Môn học : Ngữ văn
Kiểm tra lần:V Tuần: 32 Tiết: 121-122- Viết bài TLV miêu tả sáng tạo
 ĐềII:Em đã từng ga95p ông Tiên trong những câu chuyện cổ tích, hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo tí tưởng tượng của em.
 Yêu cầu chung: -Bài viết phải rõ ràng, phải lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu và phải theo trình tự hợp lý. Bài viết giàu cảm xúc. Phải có liên tưởng so sánh
Phải có bố cục rõ ràng, các phần Mở bài, Thân, Kềt bài phải mạch lạc, liên kết.
 *Dàn bài chung:
 a/ Mở bài: Giới thiệu chung về những câu chuyện cổ tích, về hìanh ảnh của một ông Tiên trong tưởng tượng của em. 
b/ Thân bài: Miêu tả chi tiết, cụ thể hình dáng, cử chỉ, việc làm của ông Tiên đối với mọi ngưòi và đối với em
c/ Kết bài: Ý nghĩa của nhân vật này trong đời sống
- suy nghĩ của em về cuộc sống công bằng, mọi người yêu thương giúp đỡ nhau
Hứa phấn đấu học tập để tạo nên cuộc sông tốt đẹp đầy tình người
 *BIỂU ĐIỂM CHUNG:
 - Điểm 9-10: Bài làm đầy đủ nội dung, Miêu tả sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc
 Bố cục rõ ràng, không sai lỗi chính tả 
 -Điểm 7-8: Bài làm đầy đủ nội dung, miêu tả chưa sâu sắc
 Bố cục rõ ràng, sai lỗi chính tả không đáng kể.
 - Điểm 5-6 : Nắm được cách làm bài nhưng chi tiết chọn để tả chưa nổi bậc; chưa giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về đối tượng được tả
 Bố cục rõ ràng, sai lỗi nhiều lỗi chính tả 
 - Điểm 3-4:, nội dung chưa đầy đủ, bài viết còn lộn xộn
 Bố cục không rõ ràng, sai lỗi chính tảquá nhiều
 - Điểm 1-2: bài viết mang tính đối phó, chiếu lệ. 
 Bài viết không có bố cục, sai lỗi chính ta quá nhiều 
 Điểm 0: HS bỏ giấy trắng.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe KT van 6 HKII moi nhat.doc