Đề kiểm tra 15 phút tham khảo – Văn 9 – Kì I

Đề kiểm tra 15 phút tham khảo – Văn 9 – Kì I

Đề1:

1/ Thế nào là phương châm về lượng? Cho ví dụ một đoạn hội thoại ngắn có 1 lược lời vi phạm phương châm hội thoại này. (3đ)

2/ Em có suy nghĩ gì về thanh niên trong thời kì hội nhập? (7đ)

Đề2:

1/ Giải thích thành ngữ “ Nói như đấm vào tai” Thành ngữ này liên quan đến phương châm hội thoại nào? (3đ)

2/ Trong thời kì hội nhập này, em học tập được gì từ phong cách Hồ Chí Minh qua bài viết của Lê Anh Trà? (7đ)

Đề3:

1/ Viết đoạn văn ngắn có dùng lời dẫn trực tiếp câu ca dao:

 “ Lời nói chẳng mất tiền mua

 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (3đ)

2/ Từ những nhóm quyền trẻ em mà em được biết qua Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em, em nghĩ gì đến nghĩa vụ của học sinh từ những quyền mà các em được hưởng? (7đ)

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút tham khảo – Văn 9 – Kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 15P THAM KHẢO – VĂN 9 – Kì I
Đề1:
1/ Thế nào là phương châm về lượng? Cho ví dụ một đoạn hội thoại ngắn có 1 lược lời vi phạm phương châm hội thoại này. (3đ)
2/ Em có suy nghĩ gì về thanh niên trong thời kì hội nhập? (7đ)
Đề2:
1/ Giải thích thành ngữ “ Nói như đấm vào tai” Thành ngữ này liên quan đến phương châm hội thoại nào? (3đ)
2/ Trong thời kì hội nhập này, em học tập được gì từ phong cách Hồ Chí Minh qua bài viết của Lê Anh Trà? (7đ)
Đề3:
1/ Viết đoạn văn ngắn có dùng lời dẫn trực tiếp câu ca dao: 
	“ Lời nói chẳng mất tiền mua
	Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (3đ)
2/ Từ những nhóm quyền trẻ em mà em được biết qua Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em, em nghĩ gì đến nghĩa vụ của học sinh từ những quyền mà các em được hưởng? (7đ)
Đề4:
1/ Vẽ sơ đồ về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt. Cho ví dụ về trường hợp phát triển từ vựng bằng cách tạo từ ngữ mới. (3đ)
2/ Phân tích 4 câu thơ đầu trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” (Nguyễn Du) (7đ)
Đề5:
1/ Thuật ngữ là gì? Cho 4 thuật ngữ được sử trong bộ môn Lịch sử. (3đ)
2/ Phân tích chân dung của Thuý Vân ( Chị em Thuý Kiều - Nguyễn Du ) (7đ)
Đề6:
1/ Để trau dồi vốn từ ta phải làm gì? Đặt một câu có từ tuyệt giao. (3đ)
2/ Phân tích một số câu thơ để thấy tài năng của Lục Vân Tiên ( Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu) (7đ)
Đề7:
1/ Giải thích nghĩa yếu tố Hán Việt “đồng” trong từ đồng dao và đồng bào. Đặt câu có từ đồng dao. (3đ)
2/ Phân tích để thấy Lục Vân Tiên ( Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu) là người vị nghĩa vong thân (7đ)
Đề8:
1/ Viết đoạn văn tả cảnh đêm trăng, trong đó có sử dụng từ đơn và từ láy (gạch chân những từ đó) (4đ)
2/ Vua chúa ăn chơi xa xỉ, quan lại hà hiếp dân lành ( Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ ). Sống trong xã hội đó, em hình dung đời sống nhân dân ta như thế nào? (6đ)
Đề9:
1/ Bộ phận từ mượn quan trong nhất trong tiếng Việt là mượn tiếng nước nào? Đặt một câu có từ mượn đó, gạch chân. (3đ)
2/ Phân tích khổ thơ cuối trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) (7đ)
Đề10:
1/ Cho ví dụ một trường hợp dùng từ sai mà em gặp. Giải thích vì sao trường hợp đó dùng sai? (3đ)
2/ Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) (7đ)
Đề11:
1/ Viết câu văn tả cảnh 1 cơn mưa rào, trong đó có dùng ít nhất 1 từ tượng thanh và 1 từ tượng hình. Gạch chân những từ đó. (3đ)
2/ Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) có nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ. Phân tích một số hình ảnh để thấy điều đó. (7đ)
Đề12:
1/ Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về nhà văn Nguyễn Duy. (3đ)
2/ Chép nguyên văn và phân tích khổ thơ cuối bài Ánh trăng (Nguyễn Duy) (7đ)
Đề13:
1/ Những giá trị nghệ thuật nào được nhà văn Kim Lân sử dụng thành công trong truyện Làng? (3đ)
2/ Phân tích tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc. (7đ)
Đề14:
1/ Giới thiệu đôi nét chính về nhà văn Nguyễn Thành Long (3đ)
2/ Suy nghĩ về cách sống và làm việc của anh thanh nhiên trong Lặng lẽ SaPa (Nguyễn Thành Long) gợi cho em những suy nghĩ gì? (7đ)
Đề15:
1/ Đâu là tình huống trong truyện Lặng lẽ SaPa (Nguyễn Thành Long)? (3đ)
2/ Công việc của anh thanh niên là gì? Cái khó nhất là anh phải vượt qua là gì? Vì sao? (7đ)
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT THAM KHẢO – VĂN 9 – Kì I.
Đề 1:
1/ Tóm tắt tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) từ đầu đến Vũ Nương gieo mình xuống sông. (2đ)
2/ Phân tích nhân vật Vũ Nương ( Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) để thấy nàng là người phụ nữ đảm đang, nàng dâu hiếu thảo, người vợ chung thuỷ. (8đ)
Đề 2:
1/ Giới thiệu đôi nét chính về bối cảnh lịch sử của xã hội phong kiến những năm cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX liên quan đến những vấn đề mà Hoàng Lê nhất thống chí và Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh đã phản ánh. (2đ)
2/ Bộ mặt giai cấp thống trị của xã hội phong kiến được phản ánh như thế nào qua văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Phạm Đình Hổ)? (8đ)
Đề 3:
1/ Giới thiệu đôi nét chính về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí ( Ngô gia văn phái) (3đ)
2/ Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ qua hồi thứ 14 (Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái) đã học. (7đ)
Đề 4:
1/ Tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều của Nguyễn Du. (3đ)
2/ Phân tích vẻ đẹp của Thuý Kiều qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều. (7đ)
Đề 5:
1/ Tóm tắt hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí ( Ngô gia văn phái) (2đ)
2/ Phân tích sắc đẹp của Thuý Kiều qua văn bản Chị em Thuý Kiều (Nguyễn Du). (3đ)
3/ Phân tích để thấy sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh qua hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí ( Ngô gia văn phái). (5đ)
Đề 6:
1/ Giới thiệu những nét chính về Nguyễn Du liên quan đến sự thành công của Truyện Kiều. (3đ)
2/ Phân tích tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.( 7đ)
Đề 7:
1/ Giải thích nhan đề TRuyền kì mạn lục và chỉ ra yếu tố truyền kì trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) (2đ).
2/ Phân tích hai câu thơ tả diện mạo của Mã Giám Sinh (Mã Giám sinh mua Kiều - Nguyễn Du) (3đ)
3/ Nỗi đau đầu đời của nàng Kiều được Nguyễn Du khắc hoạ như thế nào qua đoạn trích Mã Giám sinh mua Kiều ? (5đ)
Đề 8:
1/ Hình ảnh nghệ thuật nào trong bài Bếp lửa ( Bằng Việt ) mà em thích nhất? Viết đoạn văn trình bày những cảm nhận đó. (3đ)
2/ Phân tích hình ảnh người bà trong bài Bếp lửa ( Bằng Việt ). (7đ) 
Đề 9:
1/ Nêu những giá trị nghệ thuật mà nhà thơ Chính Hữu sử dụng thành công trong bài Đồng chí. (2đ)
2/ Phân tích khổ thơ cuối trong bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận). (3đ)
3/ Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. (5đ)
Đề 10:
1/ Nêu tình huống của truyện Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng). (2đ)
2/ Tóm tắt văn bản Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) mà em đã học (3đ).
3/ Phân tích nhân vật bé Thu (Chiếc lược ngà -Nguyễn Quang Sáng). (5đ)
Đề 11:
1/ Tóm tắt truyện Lặng lẽ SaPa (Nguyễn Thành Long). (3đ)
2/ Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Lặng lẽ SaPa (Nguyễn Thành Long). (2đ)
3/ Trong công việc, anh thanh niên ( Lặng lẽ SaPa - Nguyễn Thành Long) là người như thế nào? Phân tích để thấy điều đó. (5đ)
Đề 12:
1/ Tóm tắt văn bản Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng). (3đ)
2/ Văn bản Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) thể hiện tình cha con thật xúc động. Phân tích để thấy điều đó. (7đ)
Đề 13:
1/ Giới thiệu những nét chính về nhà văn Kim Lân liên quan đến sự thành công trong truyện ngắn Làng. (2đ)
2/ Trong Làng, nhà văn Kim Lân rất thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai. Chứng minh. (4đ)
3/ Phân tích tám câu trong bài Bếp lửa từ “ Tám năm ròng ” đến “ Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa” (4đ)
Đề 14:
1/ Hình ảnh thực, ngôn ngữ mộc mạc được Chính Hữu thể hiện tiêu biểu qua những câu thơ nào trong bài Đồng chí? (2đ)
2/ Hình ảnh người lính qua hai bài thơ Đồng chí ( Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật). (8đ)
Đề 15:
1/ Khi lên “nhà” anh thanh niên ( Lặng lẽ SaPa - Nguyễn Thành Long), ông hoạ sĩ bất ngờ bởi điều gì? Điều đó nói lên anh có cách sống như thế nào? (2đ)
2/ Vẻ đẹp trong cách sống, tâm hồn, suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên (Lặng lẽ SaPa - Nguyễn Thành Long). (8đ)
ĐÈ KIỂM TRA THAM KHẢO – TIẾNG VIỆT 9 – Kì I.
Đề 1:
1/ Nêu các phương châm hội thoại đã học. Cho 1 thành ngữ liên quan đến phương châm về chất và giải thích thành ngữ đó. (3đ)
2/ Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ tiếng Việt, đó là gì? Đặt hai câu có từ tay, trong đó một câu từ tay mang nghĩa gốc, một câu mang nghĩa chuyển. (3đ)
3/ Viết đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Gạch chân từ ngữ ẩn dụ đó. (4đ)
Đề 2:
1/ Có mấy cách để phát triển số lượng của từ ngữ tiếng Việt, đó là gì? Tìm 4 từ được cấu tạo theo mô hình: x + hoá. (3đ)
2/ Giải thích nghĩa thành ngữ “Mười ông voi không được bát nước xáo”. Thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học? (3đ)
3/ Viết đoạn văn hội thoại trong đó có sử dụng ít nhất 4 thuật ngữ, gạch chân 4 thuật ngữ đó. (4đ)
Đề 3:
1/ Giải thích nghĩa thành ngữ “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học? (3đ)
2/ Kể tên 5 phương châm hội thoại đã học. Thế nào là phương châm về lượng? Cho ví dụ một trường hợp vi phạm phương châm hội thoại này. (3đ)
3/ Viết đoạn văn ngắn giải thích ý nghĩa và có sử dụng lời dẫn trực tiếp câu ca dao: 
	Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
	Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. (4đ)
Đề 4:
1/ Những trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại? (1,5đ) Cho ví dụ một trường hợp vi phạm do người nói ưu tiên cho một yêu cầu khác quan trọng hơn. (1,5đ)
2/ Tìm ba từ trong cùng một ngôi xưng hô để thấy vốn từ xưng hô trong tiếng Việt phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm (phân tích cụ thể). (3đ)
3/ Viết đoạn văn có sử dụng gián tiếp câu nói của Bác: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không một phần lớn ở công học tập của các cháu” (4đ)
Đề 5:
1/ Thế nào là phương châm về chất? Tìm một thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nầy và giải thích. (3đ)
2/ Biện pháp tu từ nào sau đây liên quan đến phương châm lịch sự: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, nói giảm nói tránh? Cho ví dụ một trường hợp và chỉ ra tác dụng khi dùng biện pháp tu từ đó. (3đ)
3/ Viết đoạn văn ngắn chỉ ra cái hay của những từ láy được sử dụng trong khổ thơ:
	Chú bé loắt choắt
	Cái xắc xinh xinh
	Cái chân thoăn thoắt
	Cái đầu nghênh nghênh
Hoặc: 	Nao nao dòng nước uốn quanh
	Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
	Rầu rầu nắm đất bên đường
	Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh

Tài liệu đính kèm:

  • docdekt.doc