Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2012 - 2013 môn Ngữ văn 9

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2012 - 2013 môn Ngữ văn 9

Trường THCS Hải Đông

 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I

 Năm học 2012-2013

 Môn Ngữ văn 9

 ( Thời gian làm bài 90 phút)

 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(2,0 điểm)

 Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu1: Thành ngữ “Ông nói gà bà nói vịt”có liên quan đến phương châm hội thoại nào ?

 A. Phương châm cách thức . B. Phương châm về lượng .

 C. Phương châm về chất. D. Phương châm quan hệ.

Câu2: Câu thơ "Ngựa xe như nước áo quần như nêm" (Truyện Kiều - Nguyễn Du) sử dụng biện pháp tu từ nào?

 A. So sánh- hoán dụ B. Nhân hóa - hoán dụ

 C. So sánh - nhân hóa D. Ẩn dụ - hoán dụ

Câu3: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào đúng với lời nhắn nhủ của tác giả gửi gắm qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy ?

 A.Ăn cây nào rào cây ấy . B.Gieo gió thì sẽ gặp bão.

 C. Uống nước nhớ nguồn D. Yêu nên tốt, ghét nên xấu.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2012 - 2013 môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hải Đông
 đề kiểm tra chất lượng học kỳ I
 Năm học 2012-2013
 Môn Ngữ văn 9
 ( Thời gian làm bài 90 phút)
 Phần I: Trắc nghiệm khách quan(2,0 điểm)
 Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu1: Thành ngữ “Ông nói gà bà nói vịt”có liên quan đến phương châm hội thoại nào ? 
 A. Phương châm cách thức . B. Phương châm về lượng . 
 C. Phương châm về chất. D. Phương châm quan hệ.
Câu2: Câu thơ "Ngựa xe như nước áo quần như nêm" (Truyện Kiều - Nguyễn Du) sử dụng biện pháp tu từ nào?
 A. So sánh- hoán dụ B. Nhân hóa - hoán dụ 
 C. So sánh - nhân hóa D. ẩn dụ - hoán dụ
Câu3: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào đúng với lời nhắn nhủ của tác giả gửi gắm qua bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy ? 
 A.Ăn cây nào rào cây ấy . B.Gieo gió thì sẽ gặp bão.
 C. Uống nước nhớ nguồn D. Yêu nên tốt, ghét nên xấu.
Câu 4: Được sử dụng trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả chủ yếu có tác dụng gì?
 A.Làm rõ đặc điểm nhân vật.
 B. Làm rõ mạch tình cảm, cảm xúc của câu chuyện.
 C. Làm cho câu chuyện sinh động, gợi cảm và hấp dẫn. 
 D. Làm cho câu chuyện thêm biểu cảm.
Câu 5:"Tạo từ ngữ mới" và "Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài" là cách thức phát triển từ vựng về :
 A.Nghĩa. B. Số lượng
Câu 6: Nhận xét nào sau đây đúng với chủ đề của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận ?
 A. Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về cảnh biển đêm.
 B. Bài thơ là khúc tráng ca ngợi ca thiên nhiên đất nước, ngợi ca lao động và người lao động.
 C.Bài thơ là bức tranh tráng lệ và hào hùng về đoàn thuyền đánh cá . . D.Bài thơ là khúc tráng ca ngợi ca quê hương, đất nước. 
Câu7: Trong các bài thơ sau bài thơ nào được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp ?
 A.Đồng chí B.Bài thơ về Tiểu đội xe không kính 
 C.Đoàn thuyền đánh cá D. Bếp lửa
Câu 8: Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn tự sự ?
A.Làm cho câu chuyện trở lên hấp dẫn gợi cảm. 
B.Làm cho câu chuyện giàu sức biểu cảm . 
C. Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí . 
 D. Làm cho câu chuyện sinh động . 
 PhầnII: Tự luận(8,0 điểm) 
 Câu 1: (1,5 điểm)
 Thế nào là thuật ngữ ? Nêu đặc điểm của thuật ngữ ? Trong Kinh Tế học thuật ngữ thị trường là nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa còn trong Quang học thuật ngữ thị trường lại chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được. Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc của thuật ngữ không ?
Câu 2 (2,0 điểm): 
 Truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được kể qua lời kể của nhân vật nào ? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì ? Hãy lí giải vì sao tác giả đặt tên cho truyện ngắn là Chiếc lược ngà ?
Câu 3: (4,5 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài "bếp lửa" của Bằng Việt :
 "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm.
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm 
 Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
 Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
 Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
 Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
 Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
 Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!"
 ------------Hết----------------
Phòng giáo dục & đào tạo Hướng dẫn chấm
 huyện hải hậu kiểm tra chất lượng học kỳ I
 năm học 2012 -2013
 Môn ngữ văn lớp 9
I -phần trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm):
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
A
C
c
B
B
A
C
*Yêu cầu: Ghi đúng các chữ cái ở đầu mỗi câu như trên .
* Cho điểm: Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm . Ghi sai hoặc ghi 2 chữ cái trở lên không cho điểm.
II - Phần tự luận (8,0 điểm):
Câu 1(1,5 điểm):
- Nêu được khái niệm:
 + Thuật ngữ là những từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.(0,5 điểm)
- Đặc điểm: Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại. Thuật ngữ không có tính biểu cảm. (0,5 điểm) 
- Hiện tượng đồng âm này không vi phạm nguyên tắc của thuật ngữ vì nằm ở hai lĩnh vực khoa học khác nhau. (0,5 điểm)
Câu 2:(2,0 điểm) 
- Truyện được kể qua lời của nhân vật bác Ba - một người bạn thân của ông Sáu (0,5 điểm)
- Tác dụng : Người kể chuyện trong vai người bạn thân thiết của ông Sáu chứng kiến cảnh ngộ éo le của hai cha con làm cho câu chuyện trở lên đáng tin cậy. Người kể chuyện hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc người nghe. Đây là một yếu tố quan trọng làm lên sự thành công của tác phẩm (0,5 điểm)
- Lí giải vì sao tác giả đặt tên truyện là Chiếc lược ngà. HS có thể diễn đạt nhiều cách nhưng cần nêu được 2 ý cơ bản sau:(1,0điểm)
+ Chiếc lược ngà là một chi tiết quan trọng trở đi trở lại trong tác phẩm, là đầu mối câu chuyện và tạo sự phát triển của các tình tiết truyện.
+ Chiếc lược ngà có ý nghĩa như một biểu tượng của tình cảm cha con thiêng liêng, sâu nặng mà bom đạn chiến tranh không thể hủy diệt được, là chi tiết thắp sáng chủ đề tác phẩm.
Câu 3(4,5 điểm)
Mở bài(0,25 điểm):
*Yêu cầu:Giới thiệu về tác giả, về đoạn thơ, nêu khái quát nội dung của đoạn thơ: Từ hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn cảm xúc cho người cháu nhớ về bà và kỉ niệm sống bên bà.
* Cho điểm:
- Cho 0,25 điểm: Đạt như yêu cầu.
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
B. Thân bài(4,0 điểm):
*Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn dòng cảm xúc hồi tưởng về bà (3 câu đầu) (1,75đ)
- Hình ảnh bếp lửa:
+ Hình ảnh bếp lửa được gợi nhớ bằng nhiều giác quan với trí tưởng tượng phong phú. Tác giả hướng mọi giác quan của mình quay về sống lại cùng hình ảnh bếp lửa.
+Việc sử dụng từ ngữ của tác giả cũng rất sáng tạo và độc đáo: Một bếp lửa nhóm lên trong sương sớm với ngọn lửa "chờn vờn" sống động; Từ láy "ấp iu" đầy sáng tạo, có giá trị gợi tả cụ thể tạo lên sự liên tưởng phong phú. Điệp ngữ "Một bếp lửa" nhấn mạnh hình ảnh trung tâm của bài thơ.
- Hình ảnh bà:
+ Từ hình ảnh bếp lửa nhà thơ liên tưởng đến người nhóm lửa, gợi nỗi nhớ thương bà của người cháu. "biết mấy nắng mưa" là cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả gian lao của bà. Chữ "thương" làm cho cảm xúc lan tỏa thấm sâu vào hồn người.
+ Hình ảnh "Một bếp lửa ấp iu nồng đượm" là sự hóa thân tình cảm của bà dành cho cháu.
* Hình ảnh bếp lửa gắn với hồi tưởng về tuổi thơ sông bên bà (5 câu cuối) (1,75đ)
+ Kỉ niệm năm lên 4 tuổi và nạn đói 1945 đã trở thành ấn tượng ám ảnh nhà thơ.
+Nhà thơ vừa kể chuyện (Lên bốn tuổi...), vừa tả (Đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy, khói hun nhèm mắt) lại vừa biểu cảm (Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn 
cay). Những hình ảnh này gợi nhớ cuộc sống cực nhọc của hai bà cháu 
+ ấn tượng đậm nét nhất là mùi khói bếp. Đó là dòng hồi tưởng mãnh liệt trong nỗi nhớ thương ngậm ngùi của người thanh niên đang học tập trên nước bạn.
* Hình ảnh bếp lửa được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ vừa có nghĩa thực vừa có nghĩa biểu tượng. Nhà thơ kết hợp hài hòa bút pháp hiện thực và lãng mạn. Hình ảnh thơ vừa mới mẻ sáng tạo, vừa kế thừa thơ ca dân tộc. (0,5đ)
* Lưu ý :
- Cho 3,25 – 4,0 điểm: Đáp ứng đầy đủ, sâu sắc các yêu cầu trên . Lời văn sinh động, hấp dẫn.
- Cho 2,25 – 3,0 điểm: Đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu trên. Phần cảm nhận có đôi chỗ chưa sâu sắc.
- Cho 1,25 – 2,0 điểm: nội dung cảm nhận còn sơ sài, đôi chỗ khô cứng, diễn đạt còn vụng về.
- Cho 0,25 – 1,0 điểm : Có ý chạm vào yêu cầu.
- Cho 0 điểm: Sai hoàn toàn.
C.Kết bài (0,25 điểm)
* Yêu cầu: khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ .
* Cách cho điểm: 
- Cho 0,25 điểm :Đạt như yêu cầu.
- Cho 0 điểm: thiếu hoặc sai hoàn toàn.
* Lưu ý:
- Căn cứ khung điểm và chất lượng bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm thích hợp, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.
- Nếu bài sai từ 5- 10 lỗi từ, câu, chính tả, diễn đạt trừ 0,5 điểm. Trên 10 lỗi thì trừ 1,0 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docH.Dong.doc