Đề kiểm tra học kì I lớp 11

Đề kiểm tra học kì I lớp 11

 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 11

 Năm học 200-200

 Đề chính thức ( dùng cho chương trình Nâng cao )

 Môn Ngữ văn

 Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian giao đề)

 ĐỀ CHẴN

 ( Học sinh ghi rõ chữ “Đề chẵn” vào sau chữ “ Bài làm” của tờ giấy thi )

 A.PHẦN TRẮC NGHIỆM.

I. Đọc kĩ các câu hỏi để trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án mà em cho là đúng nhất vào bài làm :

1. Cách gieo vần trong bài thơ “ Câu cá mùa thu” có gì đặc sắc ?

A.Chữ cuối cùng của các câu 1, 2, 4, 6 và 8 đều có thanh bằng

B.Chữ cuối cùng của các câu 1, 2 ,4 , 6 và 8 hiệp vần với nhau

C. Chữ cuối cùng của các câu 3, 5 và 7 đều có thanh trắc

D. Các câu trong bài thơ đối với nhau theo từng cặp một.

2. Bối cảnh văn hoá , xã hội , chính trị cuộc giao tiếp của hai chị em Liên trong văn bản

 “ Hai đứa trẻ” ( Thạch Lam) là:

A.Cửa hàng của hai chị em Liên

B.Ga tàu nhỏ và tối

C.Phố huyện Cẩm Giàng- quê hương của nhà văn

D.Xã hội Việt Nam khi còn là thuộc địa của thực dân Pháp với cuộc sống nghèo khổ, tăm tối, lay lắt.

3. Trong văn bản “ Vịnh khoa thi Hương ” ( Trần Tế Xương) câu nào dưới đây là vế đối của câu “Lọng cắm rợp trời quan sứ đến”?

A.Váy lê quét đất mụ đầm ra

B.Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

C.Ậm oẹ quan trường miệng thét loa

D.Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề kiểm tra học kì I lớp 11
 Năm học 200-200 
 Đề chính thức ( dùng cho chương trình Nâng cao )
 Môn Ngữ văn
 Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian giao đề)
 Đề chẵn
 ( Học sinh ghi rõ chữ “Đề chẵn” vào sau chữ “ Bài làm” của tờ giấy thi )
 A.Phần trắc nghiệm. 
I. Đọc kĩ các câu hỏi để trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án mà em cho là đúng nhất vào bài làm :
Cách gieo vần trong bài thơ “ Câu cá mùa thu” có gì đặc sắc ?
A.Chữ cuối cùng của các câu 1, 2, 4, 6 và 8 đều có thanh bằng
B.Chữ cuối cùng của các câu 1, 2 ,4 , 6 và 8 hiệp vần với nhau
C. Chữ cuối cùng của các câu 3, 5 và 7 đều có thanh trắc
D. Các câu trong bài thơ đối với nhau theo từng cặp một.
Bối cảnh văn hoá , xã hội , chính trị cuộc giao tiếp của hai chị em Liên trong văn bản
 “ Hai đứa trẻ” ( Thạch Lam) là:
A.Cửa hàng của hai chị em Liên
B.Ga tàu nhỏ và tối
C.Phố huyện Cẩm Giàng- quê hương của nhà văn
D.Xã hội Việt Nam khi còn là thuộc địa của thực dân Pháp với cuộc sống nghèo khổ, tăm tối, lay lắt.
Trong văn bản “ Vịnh khoa thi Hương ” ( Trần Tế Xương) câu nào dưới đây là vế đối của câu “Lọng cắm rợp trời quan sứ đến”?
A.Váy lê quét đất mụ đầm ra
B.Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
C.ậm oẹ quan trường miệng thét loa
D.Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
Trong văn học hiện đại, căn cứ vào đâu để phân biệt truyện ngắn , truyện vừa và tiểu thuyết ?
A.Số lượng nhân vật trong tác phẩm
B. Phạm vi phản ánh của tác phẩm
C.Quy mô văn bản và dung lượng hiện thực của tác phẩm
D.Số lượng tác giả tham gia viết truyện.
 II. Điền từ hoặc cụm từ còn thiếu vào các đoạn văn sau :
“ ...(1) không cần đến ...(2) , làm theo một vài...(3) đưa cho. Văn chương chỉ ...(4) những người biết đào sâu , biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và ...(5) những cái gì chưa có.” ( “ Đời thừa” – Nam Cao)
“ Hoả mai đánh bằng ...(1) , cũng đốt xong nhà dạy đạo kia ; gươm đeo dùng bằng ...(2) , cũng chém rớt đầu quan hai nọ.Chi nhọc quan quản giống ... (3) , đạp rào lướt tới , coi giặc cũng như không ; nào ... (4) thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to , ...(5) , liều mình như chẳng có.” ( “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” –Nguyễn Đình Chiểu)
B. Phần tự luận.
 Tâm hồn của Nguyễn Khuyến qua văn bản “ Thu điếu”
 Đề kiểm tra học kì I lớp 11
 Năm học 2006-2007 
 Đề chính thức ( dùng cho chương trình Nâng cao )
 Môn Ngữ văn
 Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian giao đề)
 Đề Lẻ
 ( Học sinh ghi rõ chữ “Đề lẻ” vào sau chữ “ Bài làm” của tờ giấy thi )
A.Phần trắc nghiệm. 
Đọc kĩ các câu hỏi để trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án mà em cho là đúng nhất vào bài làm :
 1.Tác phẩm nào dưới đây được làm theo thể hát nói ?
A.“ Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến
B. “ Thương vợ ” của Trần Tế Xương
C. “ Truyện Lục Vân Tiên ” của Nguyễn Đình Chiểu
D. “ Bài ca phong cảnh Hương Sơn ” của Chu Mạnh Trinh
 2.Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào trong hai câu thơ :
 “ Cũng cờ cũng biển cũng cân đai
 Cũng gọi ông nghè có kém ai.”
 ( Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương) 
A.Phép đối C. Nhân hoá
B.Điệp từ D. So sánh
 3.Mối quan hệ chủ yếu của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao là gì ?
A.Mối quan hệ với Bá Kiến, Thị Nở và bối cảnh xã hội làng Vũ Đại
B.Mối quan hệ với chính lương tâm nhân vật
C.Mối quan hệ với nhà tù thực dân , với bọn quan lại
D.Mối quan hệ với xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
4.Truyền thống quý báu của văn học dân tộc được phát huy qua các thời kì là gì?
A.Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân chủ
B.Chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần dân chủ
C.Tinh thần dân chủ và tinh thần nhân nghĩa 
D.Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.
Điền từ hoặc cụm từ còn thiếu vào các câu hoặc đoạn văn sau:
5. “ Cái đầu thì ...(1) ,cái răng cạo ...( 2) , cái mặt thì ...(3)mà rất ...(4) , hai mắt ...(5) trông gớm chết ”( “ Chí Phèo”- Nam Cao)
6.“ Thật là đủ ....(1) , nên họ chim nhau, ....(2) với nhau , bình phẩm nhau, ...(3) nhau , ghen tuông nhau , ...(4) nhau, bằng những vẻ mặt ....(5) của những người đi đưa ma ”
( “ Hạnh phúc của một tang gia” – Vũ Trọng Phụng) 
B. Phần tự luận.
 Tình người trong văn bản “ Hai đứa trẻ”( Thạch Lam)
 Đáp án và biểu điểm
 Đề chẵn:
A.Phần trắc nghiệm ( 3 điểm): mỗi câu đúng 0,5 điểm :
I. 1. B 2. D 3. A 4. C 
II. 
5. (1): Văn chương 
 (2): những nguời thợ khéo tay
 (3): kiểu mẫu
 (4): dung nạp
 (5): sáng tạo.
 6. (1): rơm con cúi
 (2): lưỡi dao phay
 (3): trống kỳ trống giục
 (4): sợ
 (5): xô cửa xông vào.
B.Phần tự luận (7 điểm) :
 Học sinh cần đạt các ý sau:
Về nội dung: 4 điểm
 - Khái quát về tác giả , tác phẩm (0,5 điểm)
 - Cảm nhận về tâm hồn của Nguyễn Khuyến qua “ Thu điếu ” ở những khía cạnh sau:(3 điểm)
+ Tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết và gắn bó với quê hương đất nước biểu hiện qua cách miêu tả cảnh thu mang đặc trưng riêng của đồng bằng Bắc Bộ (1 điểm)
+ Tâm hồn tinh tế , nhạy cảm nắm bắt được cái hồn của cảnh vật( 1 điểm)
+ Tâm hồn trĩu nặng nỗi niềm về thời thế ( 1 điểm)
 - Liên hệ , đối chiếu với hai bài thơ Thu còn lại ( 0,5 điểm).
Về hình thức , kĩ năng : 3 điểm
Làm đúng kiểu bài cảm nhận(1 điểm)
Luận điểm rõ ràng ( 0,5 điểm)
Dẫn chứng tiêu biểu , phù hợp ( 0,5 điểm)
Văn sáng tạo , cảm xúc ( 0,5 điểm)
Chính tả , ngữ pháp , câu ( 0,5 điểm).
 Đề lẻ:
Phần trắc nghiệm : ( 3 điểm) : mỗi câu đúng 0,5 điểm:
I. 1.D 2.B 3.A 4.D
 II. 5. (1) : trọc lóc
 (2) : trắng hớn
 (3) :đen
 (4) : cơng cơng
 (5) : gườm gườm.
(1) :giai thanh gái lịch
 (2) : cười tình
 (3) : chê bai
 (4) : hẹn hò
 (5) : buồn rầu.
B.Phần tự luận (7 điểm) :
 Học sinh cần đạt các ý sau:
Về nội dung: 4 điểm
 - Khái quát về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
 - Cảm nhận về tình người trong văn bản:(3 điểm)
+ Sự quan tâm sẻ chia một cách thầm lặngcủa những con người nghèo khổ, sống hiu hắt nơi phố huyện : Sự quan tâm của Liên với chị Tí , vói những đứa trẻ nghèo, với bà cụ Thi... (1 điểm)
+ Tình cảm của chị em Liên đối với phố huyện : gắn bó thân thuộc qua những cảm nhận về cảnh vật, về sinh hoạt của con người phố huyện (1 điểm)
+ Tấm lòng của tác giả đối với những con người có cuộc sống hiu hắt , những mảnh đời nhỏ bé , thầm lặng, tội nghiệp trước Cách mạng tháng Tám (1 điểm)
 - Nhận xét khái quát về tình người nói chung trong văn bản và rút ra bài học cho bản thân.(0,5 điểm).
Về hình thức , kĩ năng : 3 điểm
Làm đúng kiểu bài cảm nhận(1 điểm)
Luận điểm rõ ràng ( 0,5 điểm)
Dẫn chứng tiêu biểu , phù hợp ( 0,5 điểm)
Văn sáng tạo , cảm xúc ( 0,5 điểm)
Chính tả , ngữ pháp , câu ( 0,5 điểm).

Tài liệu đính kèm:

  • docDE VA DAP AN KIEM TRA HK2 VAN 11 SO 1.doc