Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 9 năm học 2011 - 2012

Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 9 năm học 2011 - 2012

Câu 1(2 điểm)

 a. Xác định thành phần biêt lập trong những câu sau và cho biết đó là thành phần nào trong các thành phần biệt lập đã học.

 - Sương chùng chình qua ngõ

 Hình như thu đã về

(Sang thu- Hữu Thỉnh)

 - Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hữu hãn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long)

 b. Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ.

 - Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm"!

 (Lê Minh Khuê)

Câu 2(3 điểm)

 Từ văn bản " Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm, hãy viết một đoạn văn ngắn từ 8 đến 10 câu trình bày cách dọc sách.

Câu 3(5 điểm)

 Tình cảm chân thành tha thiết cả nhà thơ Viễn Phương cũng như của nhân dân đối với Bác Hồ kính yêu qua hai khổ thơ cuối bài thơ "Viếng lăng Bác":

 " Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

 Mai về miền Nam thương trào nước mắt

 Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

 Muốn làm đoá hoa tỏ hương đâu đây

 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."

 ( Viếng lăng Bác- Viễn Phương)

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 9 năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2011 -2012
 Mức độ
Tờn 
chủ đề
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Tiếng 
 Vi ệt
Các thành phần biệt lập
Phát hiện và phân biệt thành phần biệt lập.
Số câu: 01
Số điểm:01
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 01
Số điểm: 01
Tỉ lệ: 10%
Khởi ngữ
Phát hiện khởi ngữ trong câu
Số câu: 01
Số điểm0,5
Tỉ lệ: 5%
Biến đổi câu có khởi ngữ thành câu không có khởi ngữ
Số câu: 01
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 02
Số điểm: 01
Tỉ lệ: 10%
3. Văn
Văn bản " Bàn về đọc sách"
Từ tác phẩm đã học, biết vận dụng kiến thức để viết 1 đoạn văn trình bày về cách đọc sách có hiệu quả
Số câu: 01
Số điểm: 03
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 01
Số điểm: 03
Tỉ lệ: 30%
3 Tập làm văn 
Nghị luận về văn học. 
Viết bài nghị luận văn học hoàn chỉnh nêu được những nhận xét, đánh giá và 
cảm thụ riêng về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ 
Số câu: 01
Số điểm: 05
Tỉ lệ: 50%
Số câu 1
Số điểm 5
Tỉ lệ: 50% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 2
Số điểm 1,5
Tỉ lệ 15%
Số câu 2 
Số điểm 0,5
Tỉ lệ 5%
Số câu 1 
Số điểm 3
Tỉ lệ 30%
Số câu 1
Số điểm 5
Tỉ lệ 50%
Số câu 4
Số điểm10
Tỉ lệ 100%
ĐỀ
Câu 1(2 điểm)
 a. Xác định thành phần biêt lập trong những câu sau và cho biết đó là thành phần nào trong các thành phần biệt lập đã học.
 - Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về
(Sang thu- Hữu Thỉnh)
 - Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hữu hãn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long)
 b. Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ.
 - Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm"!
 (Lê Minh Khuê)
Câu 2(3 điểm)
 Từ văn bản " Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm, hãy viết một đoạn văn ngắn từ 8 đến 10 câu trình bày cách dọc sách. 
Câu 3(5 điểm)
 Tình cảm chân thành tha thiết cả nhà thơ Viễn Phương cũng như của nhân dân đối với Bác Hồ kính yêu qua hai khổ thơ cuối bài thơ "Viếng lăng Bác":
 " Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
 Mai về miền Nam thương trào nước mắt
 Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
 Muốn làm đoá hoa tỏ hương đâu đây
 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."
 ( Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1(2 điểm)
a. Thành phần biệt lập:
- "Hình như" : Thành phần tình thái 0,5 điểm
- "Chao ôi": Thành phần cảm thán	0,5 điểm
b. Xác định đúng khởi ngữ trong câu: "mắt tôi" 0,5 điểm
- Viết lại câu thành câu không có khởi ngữ 0,5 điểm
 Ví dụ: Nhìn vào mắt tôi, các anh lái xe bảo:" Cô có cái nhìn sao mà xa xăm"
Câu 2(3 điểm) 
a. Yêu cầu chung của đoạn văn
* Hình thức:
- Viết đúng đoạn văn đảm bảo từ 8 đến 10 câu. Hành văn rõ ràng, mạch lạc không mắc lỗi chính tả, lỗi câu.
* Nội dung: Đề cập được các ý sau:
- Nêu tác dụng của sách: Là sản phẩm trí tuệ của con người, là tài sản vô giá giúp con người mở rộng tri thức và bồi dưỡng tâm hồn.
- Cách đọc sách có hiệu quả:
+ Tìm đọc sách ở nhiều nơi: Thư viện, nhà trường, gia đình, bạn bè.
+ Lựa chọn sách để đọc phải phù hợp: Đọc sách thưởng thức và đọc sách chuyên môn.
+ Cần kết hợp đọc rộng và đọc sâu, phải có thói quen ghi chép những điều quan trọng.
+ Kiên trì đọc sách luyện thành thói quen.
+ Vân dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
b. Biểu điểm
- 2,5->3,0 điểm: Hiểu đề nêu được cơ bản các yêu cầu. Diễn đạt tốt.
-1,5-> 2,0 điểm: Hiểu đề, nêu được nội dung cơ bản. Diễn đạt khá, còn sai sót nhỏ
- 1 điểm: Nôi dung sơ lược. Diễn đạt lúng túng. Sai nhiều lỗi
- 0 điểm: Sai lạc cả nội dung và phương pháp
Câu 3(5 điểm)
a. Yêu cầu chung 
 - Hình thức: Bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh, bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
 - Nội dung: nêu được những nhận xét, đánh giá và cảm thụ riêng về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, làm rõ tình cảm chân thành, tha thiết của nhà thơ cũng như của nhân dân ta đối với Bác Hồ kính yêu.
b. Yêu cầu cụ thể: Bài viết cần đạt được những nội dung cơ bản sau:
 	 Mở bài: - Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, đoạn thơ
 	 Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, làm rõ tình cảm chân thành, tha thiết của nhà thơ cũng như của nhân dân ta đối với Bác Hồ kính yêu.
 	 Thân bài:
 	Khổ1: - Những cảm xúc suy ngẫm khi vào trong lăng, đối diện với linh cữu của Bác
- Lời thơ giản dị, gợi cảm giác thời gian và không gian như ngưng đọng, khung cảnh, không khí trong lăng yên tĩnh, trang nghiêm, ánh sáng dịu nhẹ tưởng như Bác đang "nằm trong giấc ngủ bình yên" sau những đêm không ngủ để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ.
- Hình ảnh nhân hoá giàu liên tưởng"Vầng trăng dịu hiền"gơi tâm hồn đẹp, sáng trong và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
- Hình ảnh ẩn dụ " Trời xanh" kết hợp với cụm từ "nghe nhói ở trong tim" cặp từ tương phản "vẫn " "mà" đã diễn tả thật cảm động tâm trạng, mâu thuẫn đầy xúc động của nhà thơ. Vẫn biết Bác còn mãi với non sông, đất nước như hình ảnh trời xanh nhưng trái tim không khỏi buồn đau vì sự ra đi của Người. 
+ Khổ 2
- Xúc động đến " thương trào nước mắt" khi nghĩ đến lúc phải xa Bác, trong khi chẳng muốn rời xa.
- Đành gửi lòng mình bằng ước nguyện: Muốn hoá thân thành con chim hót, làm bông hoa toả hương, làm cây tre trung hiếu, hoà nhập với cảnh vật trong lăng để mãi được ở bên Bác, camh giấc ngủ cho Người và trở thành người trung với nước, hiếu với dân. Hình ảnh cây tre được nhắc lại như có ý nghĩa mới.
Kết bài: Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ
- Nôi dung cảm xúc ấy đã được thể hiện bằng hình thức phù hợp: giọng điệu trang trọng, tha thiết hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm. Lời thơ cô đức, giầu cảm xúc diễn tả được chân thực, sâu sắc, tình cảm chân thành tha thiết của nhà thơ, của người dân đối với Bác- đó cũng là nét đẹp trong tâm hồn, đạo lí Việt Nam
c. Biểu điểm:
- 5,0 điểm: Bài viết đạt được các ý cơ bản trên, văn viết mạch lạc, cảm xúc tốt, không mắc lỗi.
- 4,0 điểm: Bài viết đủ các ý cơ bản trên, diễn đạt mạch lạc, còn sai sót nhỏ
- 3 điểm: Bài viết đạt phần lớn các ý cơ bản trên, còn mắc lỗi
- 1,0- 2,0 điểm: Xác định chưa hết yêu cầu của đề bài, bài viết sơ sài, còn mắc nhiều lỗi
(Người chấm căn cứ vào bài làm của HS và yêu cầu của đề để cho điểm phù hợp, điểm lẻ đến 0,25 điểm)
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT- TIẾT 134
MÔN NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2011 -2012
Mức độ
Tờn Chủ đề 
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
 Văn bản 
" Mùa xuân nho nhỏ"
Nhớ lại thơ, nhận biết được tác giả, tác phẩm
Số câu: 01
Số điểm: 02
Tỉ lệ: 20%
Cảm nhận được cái hay của câu thơ
Số câu: 01
Số điểm: 03
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 02
Số điểm: 05
Tỉ lệ: 50%
Văn bản
" Sang thu"
Phân tích được nôi dung và nghệ thuật của đoạn thơ
Số câu: 01
Số điểm:05
Tỉ lệ: 50%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 01
Số điểm 01
Tỉ lệ 20%
Số câu 01 
Số điểm 05
Tỉ lệ 50%
Số câu 01
Số điểm 03
Tỉ lệ 30%
Số câu 3
Số điểm10
Tỉ lệ 100%
ĐỀ
Câu 1 (2 điểm): Cho câu thơ sau: 
" Mọc giữa dòng sông xanh"
 a. Chép lại 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
 b. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? của ai?
Câu 2 (3 điểm): Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
 Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng
Câu 3 (5 điểm): Phân tích khổ thơ đầu bài thơ " Sang thu" của Hữu Thỉnh.
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1(2 điểm)
a. Hoàn thành 5 câu thơ tiếp theo không được sai từ, không sai chính tả (1,0 điểm)
b. - Tác phẩm " Mùa xuân nho nhỏ” (0,5 điểm)
 - Tác giả: Thanh Hải (0,5 điểm)
Câu 2(3 điểm)
* Hình thức: Viết thành một đoạn văn. Văn trôi chảy, trong sáng, có cảm xúc
* Nội dung: Cần nêu được các ý cơ bản sau: 
- Đây là hai câu thơ hay trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải 
- Giọt long lanh có thể hiểu: giọt mưa xuân, giọt sương sớm. Giọt long lanh cũng có thể hiểu giọt âm thanh của tiếng chim. Nếu hiểu như vây câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác - thị giác - xúc giác
- Tác giả say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân...
 (Tuỳ theo bài làm của HS, GV cho điểm phù hợp)
Câu 3(5 điểm)
 * Hình thức: Viết thành một bài văn ngắn. Diễn đạt lưu loát . Lời văn trong sáng có cảm xúc
 * Nội dung: 
- Giới thiêu được tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, đoạn thơ
- Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:
 + Nhà thơ cảm nhận tinh tế những biến chuyển của đất trời lúc vào thu qua các tín hiệu: hương ổi chín nồng nàn phả vào trong gió se, lan toả trong không gian và qua làn suơng mỏng " chùng chình" chuyển động chậm chạp, nhẹ nhàng như một con người đang bước những bước chân chậm chạp đến giữa đất trời
 + Nhà thơ cảm nhận thu về bằng các giác quan khác nhau: khứu giác- xúc giác- thị giác- lí trí
 + Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của tác giả qua các từ "Bỗng" và "hình như"
* Biểu điểm
- 5,0 điểm: Bài viết đạt được các ý cơ bản trên, văn viết mạch lạc, cảm xúc tốt, không mắc lỗi.
- 4,0 điểm: Bài viết đủ các ý cơ bản trên, diễn đạt mạch lạc, còn sai sót nhỏ.
- 3 điểm: Bài viết đạt phần lớn các ý cơ bản trên, còn mắc lỗi.
- 1,0- 2,0 điểm: Xác định chưa hết yêu cầu của đề bài, bài viết sơ sài, còn mắc nhiều lỗi.
Trường THCS Đoàn Thượng 
GV ra đề: Phạm Thị Li 
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT- TIẾT 160
MÔN NGỮ VĂN 9
 NĂM HỌC 2011 -2012
Mức độ
Tên chủ 
đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
 Văn bản 
" Những ngôi sao xa xôi"
Nhận biết được tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, nhân biết được nhân vật, ngôi kể
Số câu: 01
Số điểm: 02
Tỉ lệ: 20%
Cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật
Số câu: 01
 Số điểm: 06
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 02
Số điểm: 08
Tỉ lệ: 80%
Văn bản" Bến quê"
Nhận thấy và rút ra bài học cho bản thân
Số câu: 01
Số điểm: 02
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 01
Số điểm:02
Tỉ lệ: 20%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 01
Số điểm 02
Tỉ lệ 20%
Số câu: 01
Số điểm: 02
Tỉ lệ: 20%
Số câu 01
Số điểm 06
Tỉ lệ 60%
Số câu 3
Số điểm10
Tỉ lệ 100%
Trường THCS Đoàn Thượng 
GV ra đề: Phạm Thị Li 
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT- TIẾT 160
MÔN NGỮ VĂN 9
 NĂM HỌC 2011 -2012
Câu 1 (2 điểm)
 Cho đoạn trích sau:
 Tôi là một cô gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!"
 ( Lê Minh Khuê- Sách Ngữ văn 9, tập 2)
 a. Đoạn trích trên được rút từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy?
 b. Nhân vật được nói tới trong đoạn trích là ai? Đoạn trích trên kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2 (2 điểm)
 Qua truyện ngắn " Bến quê" em rút ra được những bài học nào cho bản thân?
Câu 3 (6 điểm)
 Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi " của Lê Minh Khuê.
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT- TIẾT 160
MÔN NGỮ VĂN 9
 NĂM HỌC 2011 -2012
Câu 1(2 điểm)
a. Đoạn trích trên rút từ tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê (0,5đ)
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt (năm 1971) (0,5đ)
b. Nhân vật được nói tới trong đoạn trích là Phương Định (0,5đ)
- Kể theo ngôi thứ nhất (xưng tôi) (0,5đ)
Câu 2(2 điểm)
Học sinh rút ra bài học:
- Hãy nâng niu, trân trọng, vẻ đẹp bình dị, gần gũi xung quanh ta (1đ)
- Trong cuộc đời không được sa vào những cái vòng vèo, chùng chình vô bổ, cần sống có ích và có ý nghĩa hơn...(1đ)
Câu 3 (6 điểm)
a. Yêu cầu về hình thức
- Bài văn nghị luận về văn học (tác phẩm truyện)
- Bố cục chặt chẽ diễn đạt trôi chảy, văn trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
b. Yêu cầu về nội dung:
HS có nhiều cách trình bày, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật Phương Định.
 - Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định không tách rời vẻ đẹp của tập thể nữ tổ trinh sát mặt đường và được đặt trong tình huống thử thách của một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
- Nhân vật Phương Định là một cô gái Hà Nội vô tư, hồn nhiên, nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát, quan tâm đến hình thức...
- Nhân vật Phương Định là một nữ xung phong dũng cảm, không sợ hi sinh, trách nhiệm cao với nhiệm vụ, có tinh thần đồng đội, có tinh thần lạc quan..
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật Phương Định (chủ yếu nghệ thuật miêu tả tâm lí):
Truyện kể ở ngôi thứ nhất, tác giả đã miêu tả nổi bật thế giới nội tâm phong phú, cao đẹp của nhân vật...
- Đánh giá: Nhân vật Phương Định tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mĩ. 
c. Biểu điểm:
 - 6,0 điểm: Bài viết đạt được các ý trên, văn viết mạch lạc, cảm xúc tốt, không mắc lỗi.
 - 5,0- 4,0 điểm: Bài viết đủ các ý cơ bản trên, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, còn sai sót nhỏ
 - 3 điểm: Bài viết đạt phần lớn các ý cơ bản trên, còn mắc lỗi
 - 1,0- 2,0 điểm: Xác định chưa hết yêu cầu của đề bài, bài viết sơ sài, còn mắc nhiều lỗi
( Tuỳ theo bài làm của HS, GV cho điểm phù hợp

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kiem tra HKII mon ngu van 9 nam hoc 20112012 co matran.doc