Đề kiểm tra khảo sát giữa học kì II năm học 2012 – 2013 môn: Ngữ văn 9

Đề kiểm tra khảo sát giữa học kì II năm học 2012 – 2013 môn: Ngữ văn 9

TRƯỜNG

THCS TÂN TRƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2012 – 2013

Môn: Ngữ văn 9 – Thời gian 90 phút

Câu 1 (2 điểm):

a. Chép thuộc lại theo trí nhớ khổ thơ cuối cùng của bài “Viếng lăng Bác” và nêu tên tác giả, năm sáng tác của bài thơ? Phép tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ?

b. Nêu ngắn gọn nội dung bài thơ “Viếng lăng Bác”?

Câu 2 (3 điểm)

Viết đoạn văn ngắn làm rõ đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

Câu 3 (5 điểm).

Nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi! Con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng. (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải).

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát giữa học kì II năm học 2012 – 2013 môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG
THCS TÂN TRƯỜNG
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Ngữ văn 9 – Thời gian 90 phút
Câu 1 (2 điểm): 
a. Chép thuộc lại theo trí nhớ khổ thơ cuối cùng của bài “Viếng lăng Bác” và nêu tên tác giả, năm sáng tác của bài thơ? Phép tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ?
b. Nêu ngắn gọn nội dung bài thơ “Viếng lăng Bác”?
Câu 2 (3 điểm)
Viết đoạn văn ngắn làm rõ đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
Câu 3 (5 điểm).
Nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng. (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải).
---- Hết ----
TRƯỜNG
THCS TÂN TRƯỜNG
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Ngữ văn 9 – Thời gian 90 phút
Câu 1 (2 điểm): 
a. Chép thuộc lại theo trí nhớ khổ thơ cuối cùng của bài “Viếng lăng Bác” và nêu tên tác giả, năm sáng tác của bài thơ? Phép tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ?
b. Nêu ngắn gọn nội dung bài thơ “Viếng lăng Bác”?
Câu 2 (3 điểm)
Viết đoạn văn ngắn làm rõ đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
Câu 3 (5 điểm).
Nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng. (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải).
---- Hết ---- 
TRƯỜNG
THCS TÂN TRƯỜNG
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Ngữ văn 9 – Thời gian 90 phút
Đáp án – Hướng dẫn biểu điểm chấm
Câu
Ý
Nội dung, biểu điểm cần đạt
Tổng
Câu 1/
2 điểm
a.
1,5đ
- Chép thuộc lại đúng các câu thơ trong khổ thơ được 0,75 điểm, nếu sai từ 2 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
- Nêu đúng tên tác giả, năm sáng tác giả bài thơ được 0,5 điểm
Tác giả Viễn Phương; Bài thơ viết năm 1975
- Gọi đúng tên phép tu từ được 0,25 điểm:
Phép điệp ngữ (Muốn làm).
1,5
b.
0,5đ
Học sinh nêu được ý cơ bản về nội dung bài thơ, viết dưới dạng câu văn rõ ràng, mạch lạc, được 0,5 điểm:
Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ với Bác Hồ.
0.5
Câu 2 /3 điểm
- Hình thức: Đoạn văn nghị luận – bàn về một tư tưởng, đạo lí. Có luận điểm, có luận cứ phù hợp. Các luận cứ được sắp xếp theo trình tự nhất định.
- Nội dung: Làm rõ quan niệm, thái độ của người viết về tư tưởng, đạo lí ‘Uống nước nhớ nguồn”
Câu 3/
5 điểm
Bài làm cần đạt các yêu cầu:
* Về hình thức: Kiểu bài nghị luận - Cảm nghĩ về đoạn thơ. Bài viết có bố cục, có hệ thống luận điểm, luận cứ. Câu văn, đoạn văn viết chuẩn ngữ pháp văn bản. Lời văn rõ ràng dễ hiểu, có tính biểu cảm. Cách trình bày tự nhiên, chân thành.
* Về nội dung: Bài viết tập trung làm rõ được cảm nghĩ của người viết về đoạn thơ, cảm nghĩ phải bám sát vào đoạn thơ, vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ và đảm bảo được các ý:
- Vẻ đẹp trong sáng, đầy sức sống của xứ Huế mùa xuân: Phân tích các chi tiết miêu tả màu sắc, âm thanh để làm rõ đó là bức tranh mùa xuân được nhà thơ vẽ với sắc màu hài hòa, điểm vào đó là âm thanh cao vút, vui tươi, rộn ràng. Bức tranh có tầng thấp, tầng cao khoáng đạt.
- Cảm nghĩ về cách sử dụng từ, đảo trật tự ngữ pháp để nhấn mạnh làm nổi bật sức sống của bông hoa - tiêu biểu cho mùa xuân xứ Huế.
- Cảm nhận về tình cảm của nhà thơ được thể hiện trong đoạn thơ: 
+ Tình yêu thiên nhiên được thể hiện qua bức tranh mùa xuân, qua câu hỏi: Ơi! Con chim chiền chiện.
+ Thể hiện qua hành động “hứng” giọt long lanh rơi. Phân tích cách sử dụng từ theo phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để làm rõ tình cảm của nhà thơ, một người đang sắp phải từ giã cõi đời: đó là sự níu giữ, yêu thiết tha mùa xuân, yêu cuộc sống, tất cả được dồn vào hành động ấy.
* Biểu điểm.
- Điểm 5: Đạt hoàn hảo các yêu cầu. Lời văn chân thành, có sức thuyết phục
-Điểm 4: Trình bày được đầy đủ cácý làm rõ cảm nghĩ. Đảm bảo đúng kiểu bài.
- Điểm 3: Trình bày được về hình thức. nêu được cảm nghĩ nhưng chưa sâu sắc.
- Điểm 2: Trình bày được bố cục bài văn. Nêu được những cảm nghĩ cơ bản. Viết sơ sài, còn lủng củng.
- Điểm 1: Nêu được các ý cảm nghĩ, viết chưa mạch lạc.
- Điểm 0: Chưa biết làm văn.
Tổng
10

Tài liệu đính kèm:

  • docKHAO SAT VAN 9- II - 013.doc