Đề kiểm tra Tiếng Việt (tiết 159) môn: Ngữ văn 9 - Đề 4

Đề kiểm tra Tiếng Việt (tiết 159) môn: Ngữ văn 9 - Đề 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất:

 1. Từ “nó” trong câu “Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng” là từ loại gì?

 A. Quan hệ từ B. Đại từ C. Tình thái từ D. Chỉ từ

 2. Câu văn “Im ắng lạ” thuộc kiểu câu nào?

 A.Câu đặc biệt B.Câu rút gọn C.Câu đơn D.Câu ghép

 3. Câu “Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa!” được dùng với mục đích gì?

 A. Bày tỏ nghi vấn C. Thể hiện sự cầu khiến

 B Trình bày một sự việc D. Bộc lộ cảm xúc

 4. Cụm từ được gạch chân trong câu “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá” giữ chức vụ cú pháp gì trong câu?

 A. Trạng ngữ B.Chủ ngữ C. Định ngữ D. Khởi ngữ

5. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được khái niệm đúng về khởi ngữ:

“Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước .(1) để nêu lên .(2) được nói đến trong câu.”

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tiếng Việt (tiết 159) môn: Ngữ văn 9 - Đề 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 (TIẾT 159 – THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tổng kết về ngữ pháp
C1(0,25đ)
C2(0,25đ)
C3(0,25đ)
 3
Khởi ngữ
C5(0,25đ)
C4(0,25đ)
2
Các thành phần biệt lập
C6(0,25đ)
 C7(1đ)
C2
(2đ)
C3
(4đ)
4
Nghĩa tường minh,
Hàm ý
C8(0,25đ)
C9(0,25đ)
C1ý1(0,5đ)
C1ý2(0,5đ)
3
Tổng điểm
1
0,5
2
2,5
4
Tỉ lệ
15%
45%
40%
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
 ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 (TIẾT 159 – THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất:
 1. Từ “nó” trong câu “Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng” là từ loại gì?
 A. Quan hệ từ B. Đại từ C. Tình thái từ D. Chỉ từ
 2. Câu văn “Im ắng lạ” thuộc kiểu câu nào?
 A.Câu đặc biệt B.Câu rút gọn C.Câu đơn D.Câu ghép
 3. Câu “Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa!” được dùng với mục đích gì? 
 A. Bày tỏ nghi vấn C. Thể hiện sự cầu khiến
 B Trình bày một sự việc D. Bộc lộ cảm xúc
 4. Cụm từ được gạch chân trong câu “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá” giữ chức vụ cú pháp gì trong câu?
 A. Trạng ngữ B.Chủ ngữ C. Định ngữ D. Khởi ngữ
5. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được khái niệm đúng về khởi ngữ:
“Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước ..(1) để nêu lên.(2) được nói đến trong câu.”
 6. Thành phần cảm thán là thành phần:
Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói.
Dùng để tạo lập quan hệ giao tiếp.
Dùng để duy trì quan hệ giao tiếp.
Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói
 7. Nối các từ ( cụm từ ) in đậm trong các câu ở cột A với thành phần biệt lập tương ứng ở cột B sao cho đúng.
Cột A
Cột B
1. Chẳng lẽ, ông ấy không biết.
a. Thành phần gọi đáp
2. Ôi những cánh đồng quê chảy máu.
b. Thành phần tình thái
3. Thưa ông, ta đi thôi ạ!
c. Thành phần cảm thán
4. Anh Sơn( vốn dân Nam Bộ gốc) bỗng ca lên một câu vọng cổ.
d. Thành phần phụ chú
5.Lúc ấy con gái anh chưa đầy một tuổi.
 8. Nghĩa tường minh là gì?
Phần thông báo được suy ra từ những từ ngữ.
Phần thông báo không được suy ra từ những từ ngữ.
Phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ.
Phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ.
 9. Cần có 2 điều kiện để sử dụng hàm ý đúng hay sai?
 A. Đúng B. Sai
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm )
Câu 1 (1 điểm): Hàm ý là gì? Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau?
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng 
Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.
 (Nguyễn Quang Sáng-Chiếc lược ngà)
Câu 2 (2 điểm): Xác định các thành phần biệt lập trong các câu sau:
a. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. 
 (Nguyễn Quang Sáng-Chiếc lược ngà)
b. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
c. Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
(Kim Lân- Làng)
d. Lão không hiểu, tôi nghĩ vậy, và tôi cũng buồn lắm.
(Nam Cao-Lão Hạc)
Câu 3 (4 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 câu) nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật. Trong đoạn văn đó có các câu chứa thành phần biệt lập?
..Hết..
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 (TIẾT 159 – THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm):Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
8
9
Đáp án
B
A
D
D
1(chủ ngữ)
2(đề tài)
D
C
A
Câu 7 ( 1 điểm) : Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
– b, 2 – c, 3 – a, 4 – d.
II.PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
- Câu chứa hàm ý: “Cơm chín rồi”
0,5đ
0,5đ
Câu 2
- Mỗi câu trả lời đúng được (0,5 điểm)
a. chắc: Thành phần tình thái.
b. Thưa ông: Thành phần gọi – đáp.
c. Ồ: Thành phần cảm thán.
d. tôi nghĩ vậy: Thành phần phụ chú.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3
- Học sinh viết được một đoạn văn hay theo đúng theo yêu cầu, đúng cấu trúc cú pháp.
- Biết sử dụng các thành phần biệt lập trong đoạn văn.
4đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe 04.doc