Đề kiểm tra về thơ năm học 2007 - 2008

Đề kiểm tra về thơ năm học 2007 - 2008

I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)

Đọc kỹ các câu hỏi để trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án mà em cho là đúng nhất vào bài làm (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm, tổng cộng 3 điểm).

1. Bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên được rút trong tập thơ nào?

A. Những bài thơ đánh giặc B. Hoa trên đá

C. Hoa ngày thường, Chim báo bão D. Tuyển tập Chế Lan Viên

2. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là ước nguyện sống cống hiến của một con người. Quan niệm cống hiến đó là gì?

A.Sự cống hiến không ở tuổi tác mà ở tâm huyết sống chân thành và tốt đẹp của con người.

B. Sự cống hiến phải tuỳ thuộc vào tuổi tác.

C. Sự cống hiến phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của một con người.

D.Sự cống hiến không phụ thuộc vào tuổi tác mà phụ thuộc vào điều kiên kinh tế.

3.Cách xưng con của tác giả trong bài thơ “Viếng lăng Bác” có ý nghĩa gì?

A.Bày tỏ tình cảm thương nhớ và kính yêu Bác

B.Bày tỏ tình cảm thương nhớ Bác

C. Bày tỏ tình cảm kính yêu Bác

D.Bày tỏ tình cảm trân trọng với Bác

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra về thơ năm học 2007 - 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra về thơ
Năm học 2007-2008
Thời gian làm bài 45 phút 
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Đọc kỹ các câu hỏi để trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án mà em cho là đúng nhất vào bài làm (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm, tổng cộng 3 điểm).
1. Bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên được rút trong tập thơ nào?
A. Những bài thơ đánh giặc	B. Hoa trên đá
C. Hoa ngày thường, Chim báo bão	D. Tuyển tập Chế Lan Viên
2. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là ước nguyện sống cống hiến của một con người. Quan niệm cống hiến đó là gì?
A.Sự cống hiến không ở tuổi tác mà ở tâm huyết sống chân thành và tốt đẹp của con người.
B. Sự cống hiến phải tuỳ thuộc vào tuổi tác.
C. Sự cống hiến phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của một con người.
D.Sự cống hiến không phụ thuộc vào tuổi tác mà phụ thuộc vào điều kiên kinh tế.
3.Cách xưng con của tác giả trong bài thơ “Viếng lăng Bác” có ý nghĩa gì?
A.Bày tỏ tình cảm thương nhớ và kính yêu Bác
B.Bày tỏ tình cảm thương nhớ Bác
C. Bày tỏ tình cảm kính yêu Bác
D.Bày tỏ tình cảm trân trọng với Bác
4. Từ mặt trời trong câu thơ thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ trong bài thơ Viếng lăng Bác sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
A.So sánh	B. ẩn dụ 
C. Điệp ngữ	D. Hoán dụ
5. Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh là:
A. Tự sự	B. Miêu tả
C. Nghị luận	D. Biểu cảm
6. Bài thơ “Nói với con” là lời của ai, nói với ai?
A. Mẹ nói với con B. Thầy, cô
C. Cha nói với con D. Ông, bà
II. Phần tự luận:(7 điểm)
Câu 1: Phân tích hai câu thơ trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên: (2 điểm) 
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ.
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
	(Con cò - Chế Lan Viên)
Câu 2: Theo em cái hay và vẽ đẹp của khổ thơ: (5 điểm).
	“Có đám mây mùa Hạ.
	Vắt nữa mình sang Thu.
	Sấm cũng bớt bất ngờ.
	Trên hàng cây đứng tuổi”.
	(Hữu Thỉnh - Sang Thu).
Là ở đâu ? Viết một đoạn văn ngắn 6 – 8 câu bày tỏ ý kiến của mình.
đáp án và biểu điệm
Hướng dẫn chung:
- Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai, trình bày và kỷ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,5; 1,0 đến tối đa là 10 (0,25 là tròn thành 0,5)
Hướng dẫn cụ thể:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm): Yêu cầu và cho điểm
Trả lời đúng mỗi câu cho 0,5 điểm
- Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai, trình bày và kỷ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,5; 1,0 đến tối đa là 10 (0,25 là tròn thành 0,5)
Hướng dẫn cụ thể:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm): Yêu cầu và cho điểm
Trả lời đúng mỗi câu cho 0,5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
c
a
 a
b 
 d
 c
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1) Học sinh cần nêu được các ý sau:
+ Giới thiệu chung bài thơ, hình tượng con cò.
+ Hai câu thơ ở cuối đoạn hai, là lời của mẹ nói với con
+ Trong suy nghĩ và quan niệm của mẹ, dưới cái nhìn của mẹ. Con dù lớn, dù trưởng thành đến đâu con vẫn là con của mẹ, con vẫn rất đáng yêu, đáng thương, vẫn cần che chỡ, vẫn là niềm tự hào, niềm tin của mẹ.
+ Dù mẹ có xa con lâu, rất lâu, thậm chí suốt đời không lúc nào lòng mẹ không ở bên cọn.
+ Ngợi ca tình cảm thiêng liêng của người mẹ
Câu 2) (5 điểm)
a) Các yêu cầu về kỹ năng.
- Bố cục rành mạch, hợp lý. Các ý trình bày rõ ràng và triển khai tốt.
- Diễn đạt trôi chảy, có tính sáng tạo.
- Mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b) Yêu cầu về nội dung và cho điểm:
- Các ý trong bài có thể được sắp xép, trình bày, tách và gộp theo những cách khác nhau; miễn là đạt được các nội dung sau:
- Giới thiệu bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh và cảm hứng chủ đạo. Cảm nhận tinh tế, khoảng khắc giao mùa từ Hạ sang Thu ở miền Bắc Việt Nam (0,5 điểm)
- Phát hiện và phân tích cái hay, vẽ đẹp ý nghĩa triết lý của câu thơ
- “Có đám sang Thu” là vẽ đẹp duyên dáng mềm mại của đám mây được hình dung như dáng điệu của người con gái trẻ trung đ quan sát liên tưởng (1 điểm)
- “Sấm cũng tuổi” là quan sát cảm nhận và liên tưởng từ hiện tượng thiên nhiên với sự trưởng thành của tư duy và tâm hồn tính cách (0,5 điểm)
- Nội dung nói về những vấn đề gì: Chiến tranh, hy sinh, ước mơ, hoà bình(1 điểm)
- Những suy nghĩ tình cảm của người viết về người chiễn sĩ lái xe, về cuộc chiến tranh về tương lai (miêu tả nội tâm) (1 điểm)
- Bài học về lẽ sống, niềm tin, tình yêu quê hương đất nước và tình yêu lứa đôi (nghị luận) (1 điểm)
*Lưu ý: Tình huống của đề bài: Là tình huống giả định nên người viết phải sử dụng vốn sống gián tiếp để viết bài.
+ Vận dụng những kíen thức đã học ở phần đọc - hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra ve tho 1 tiet lop 9.doc