Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia

Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia

Nghị quyết TW2 - khóa VIII khẳng định : Giáo dục và đào tạo là Quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Điều 12, 13 chương I luật giáo dục nêu rõ : Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của nhân dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.

 Việc đưa ra hệ thống tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia phải dựa trên thực trạng về trình độ phát triển nền kinh tế đất nước và xu thế toàn cầu hóa, sự hội nhập kinh tế Quốc tế và các tác động của nó đến việc áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực Quốc tế. Dựa vào kết quả tổng hợp kinh nghiệm phát triển và hệ thống các tiêu chuẩn của Trường chuẩn Quốc gia; Phù hợp với các định hướng trong chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước như kết luận của Hội nghị TW6 - khóa IX : " Từng bước hiện đại hóa nhà trường".

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : 
 " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA "
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
	Nghị quyết TW2 - khóa VIII khẳng định : Giáo dục và đào tạo là Quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Điều 12, 13 chương I luật giáo dục nêu rõ : Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của nhân dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.
	Việc đưa ra hệ thống tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia phải dựa trên thực trạng về trình độ phát triển nền kinh tế đất nước và xu thế toàn cầu hóa, sự hội nhập kinh tế Quốc tế và các tác động của nó đến việc áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực Quốc tế. Dựa vào kết quả tổng hợp kinh nghiệm phát triển và hệ thống các tiêu chuẩn của Trường chuẩn Quốc gia; Phù hợp với các định hướng trong chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước như kết luận của Hội nghị TW6 - khóa IX : " Từng bước hiện đại hóa nhà trường".
	Xây dựng Trường chuẩn Quốc gia bậc Trung học là một mục tiêu nằm trong quy hoạch mạng lưới trường, lớp của địa phương; nhằm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 của Chính phủ. Tập trung theo hướng hiện đại hóa về CSVC, về công tác Quản lý, tổ chức dạy học đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện. Nhà trường phải có kế hoạch từng bước xây dựng Trường đạt chuẩn và thực hiện đầy đủ 5 tiêu chuẩn, trên cơ sở nỗ lực đóng góp của thầy và trò, các lực lượng xã hội và tôn trọng thực chất, đảm bảo các bước đi của nhà trường phát triển bền vững, lâu dài, không chạy đua theo thành tích.
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN
	Tân Kỳ là Huyện miền núi được tách ra năm 1963 từ hai Huyện Nghĩa Đàn và Anh Sơn. Là đơn vị có di tích lịch sử KMO với trên 50 km đường mòn Hồ Chí Minh chạy viền 1/2 chu vi Huyện. Trong những năm qua Huyện nhà đã và đang có nhiều khởi sắc về kinh tế, xã hội, đời sống dân sinh. Tuy vậy, là Huyện có nhiều khó khăn, hạn chế về nguồn tài nguyên; 2/3 ngân sách chủ yếu Trung ương phải chu cấp. Kết thúc năm học 2005 - 2006 toàn Huyện chưa có Trường trung học nào đạt chuẩn Quốc gia ( nằm trong tốp Anh Sơn, Kỳ Sơn, Qùy Châu, Quế Phong ); tới thời điểm này mới được 3 đơn vị ( THCS Nghĩa Hoàn ( 2007 ), THCS Nguyễn Trãi ( 2009 ), THCS Nghĩa Đồng ( 2010 ) ).
	Trường THCS Nguyễn Trãi tiền thân là Trường cấp 2 năng khiếu, được thành lập từ ngày 15/10/1992 theo Quyết định số 67/1992/QĐ - UBND của UBND Huyện Tân Kỳ. Năm học 2000 - 2001 Trường chuyển thành đơn vị trọng điểm chất lượng cao theo chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo bỏ trường chuyên, lớp chọn. Nhiệm vụ chính trị của nhà trường tuyển chọn những học sinh xuất sắc từ 22 xã, thị trong toàn Huyện về học tập và rèn luyện nhằm phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương Tân Kỳ. Từ năm học 2005 - 2006 cùng với các đơn vị, Trường THCS Nguyễn Trãi đăng ký lộ trình phấn đấu chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001 - 2010.
	Trên cơ sở nhận thức đầy đủ Quyết định số 27/2001/QĐ - BGD & ĐT ngày 5/7/2001 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy chế công nhận Trường Trung học đạt chuẩn Quốc gia ; Công văn hướng dẫn số 3487/GD - TrH ngày 6/5/2005; Công văn hướng dẫn số 1627/SGD & ĐT ngày 11/10/2006 của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An và các văn bản, chỉ thị của Phòng giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng Trường chuẩn Quốc gia. Đối chiếu với thực tế của nhà trường, sự nhiệt tình năng động của đội ngũ giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh, sự quan tâm lãnh đạo của Ngành, Huyện ủy, UBND Huyện, của các ban ngành, các nhà doanh nghiệp hảo tâm. Để phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội ; sau 2 năm chuẩn bị các điều kiện từ tháng 9/2007 nhà trường đã bắt tay vào thực thi đề án xây dựng Trường THCS Nguyễn Trãi đạt chuẩn Quốc gia.
PHẦN II. NỘI DUNG
 A. THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG TRƯỚC KHI XÂY DỰNG
 TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA 
	Kết thúc năm học 2006 - 2007 Trường có 12 lớp với 509 học sinh. Đối chiếu với 5 tiêu chuẩn của quy chế, bài toán nan giải nhất của đơn vị là cơ sở vật chất, thiết bị và công tác xã hội hóa giáo dục.
	Với khuôn viên diện tích 12.772 m2 trên địa bàn thuộc khối 2 Thị trấn Tân Kỳ là khá lý tưởng. Toàn bộ CSVC được tiếp nhận từ Trường Trung cấp sư phạm miền núi Nghệ An bàn giao lại. Nhà trường chưa có chứng nhận cấp quyền sử dụng đất, hệ thống bờ rào cổng trường đang ở trong tình trạng xuống cấp. Quy hoạch tổng thể chưa được xác lập từ phòng học đến sân chơi bãi tập đang còn bề bộn; Trong lúc đó có 4.200 m2 ao trường nằm trong khuôn viên không có hiệu quả sử dụng, nguồn nước bị ô nhiễm mạnh. Hệ thống phòng học, phòng chức năng đang còn tận dụng cơ sở phòng cấp 4 xây dựng từ năm 1976 đã xuống cấp trầm trọng, cấu trúc không khoa học. Toàn bộ nội thất bên trong của ngôi trường đã quá cũ kỹ, khó đáp ứng với yêu cầu dạy học, giáo dục tại một đơn vị trọng điểm của Ngành.
	Công tác xã hội hóa giáo dục chuyển biến rất chậm so với yêu cầu của đơn vị, khó kêu gọi sự đầu tư. Môi trường giáo dục chưa phòng ngừa được các hiện tượng tiêu cực xâm nhập vào nhà trường như : gây gỗ, nói tục, chơi gêm, điện tử, ăn quà vặt tùy tiệnkhó xây dựng được khuôn viên xanh, sạch, đẹp, an toàn. Cộng vào đó nội bộ liên tục thiếu sự đồng thuận, nhiều biểu hiện mất đoàn kết xẩy ra đến mức phải xử lý kỷ luật, có thời điểm phải nhờ vào sự can thiệp của các ban ngành có liên quan.
	Tóm lại, để làm trường chuẩn với thực trạng trên đòi hỏi phải có những giải pháp mạnh mang tính chất tập trung giải quyết dứt điểm từng nội dung theo 5 tiêu chuẩn một cách có kế hoạch, hiệu quả và khoa học.
B. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC THI ĐỀ ÁN
XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA
	1. Quán triệt yêu cầu, mục tiêu quy chế và các công văn hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng GD & ĐT và các văn bản chỉ đạo của Huyện Uỷ, UBND Huyện trong Hội đồng giáo viên, trong học sinh, phụ huynh về công tác xây dựng Trường trung học đạt chuẩn Quốc gia. Mỗi thành viên phải thấy rõ thực trạng của đơn vị, nhận thức đầy đủ việc xây dựng trường chuẩn là làm chất lượng giáo dục, có bắt tay vào làm mới thu hút được sự đầu tư. Chúng tôi tập trung quán triệt các văn bản sau :
- Công văn số 10167/BGD & ĐT - THPT ngày 18/11/1997 của Bộ GD & ĐT
- Công văn số 6500/BGD & ĐT - THPT ngày 16/7/1999 của Bộ GD & ĐT
- Quyết định số 27/2001/QĐ - BGD & ĐT ngày 05/7/2001 của Bộ GD & ĐT
- Quyết định số 08/2005/QĐ - BGD & ĐT ngày 14/3/2005 của Bộ GD & ĐT
- Công văn số 3481/ BGD & ĐT - THPT ngày 06/5/2005 của Bộ GD & ĐT.
- Công văn hướng dẫn số 504/ GD - TH ngày 16/4/2004 và hướng dẫn số 1627/SGD & ĐT - VP ngày 11/10/2006 của Sở GD & ĐT Nghệ An
- Thông tư mới nhất số 06/2010/TT - BGD & ĐT ngày 26/02/2010 của Bộ GD & ĐT và các công văn chỉ thị của Phòng GD & ĐT, UBND Huyện Tân Kỳ về việc xây dựng Trường chuẩn Quôc gia.
	2. Rà soát đối chiếu các tiêu chuẩn của quy chế, phân định rõ tiêu chuẩn nào thuộc nhà trường, tiêu chuẩn nào thuộc địa phương, tiêu chuẩn nào phải có sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong toàn xã hội : Xúc tiến thành lập và đi vào hoạt động có kế hoạch các tiểu ban xây dựng trường chuẩn bao gồm :
- Ban hồ sơ ( Đ/c Thái Khắc Hoạt - Phó Hiệu trưởng làm trưởng ban, 4 thành viên là các tổ trưởng CM, VP )
- Ban chất lượng giáo dục ( Đ/c Trần Thị Hồ Ly - Phó hiệu trưởng làm trưởng ban, 6 thành viên là tổ trưởng, tổ phó CM )
- Ban xây dựng đội ngũ ( Đ/c Nguyễn Thị Trâm - Chủ tịch CĐ làm trưởng ban, 5 thành viên là là tổ trưởng CM, VP, Đoàn TN )
- Ban cơ sở vật chất, thiết bị - Ban công tác xã hội hóa giáo dục - Ban giám sát, kiểm tra tổng hợp ( Đ/c Trần Xuyên - Hiệu trưởng làm trưởng ban, các thành viên là cấp ủy, BGH, BCH CĐ, Đoàn TN, Đội TNTP, Hội cha mẹ học sinh )
- Ban xây dựng phòng truyền thống ( Đ/c Lê Thanh Huyền - GV mỹ thuật làm trưởng ban, các thành viên là nòng cốt các bộ môn văn, sử, địa, GDCD )
	3. Xây dựng đề án và lộ trình phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia của đơn vị.
	Tập trung có trọng điểm hoàn thiện vững chắc tiêu chuẩn 1, 2, 3. Đầu tư mang tính đột phá giải quyết bằng được quy hoạch tổng thể các khối công trình và khuôn viên theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá đáp ứng ngày càng cao với yêu cầu Trường chuẩn Quốc gia trên diện tích 12.772 m2. Lập tờ trình xin cấp chứng nhận quyền sử dụng đất. Xin đầu tư 8 phòng học cao tầng theo chương trình kiên cố hoá với tổng 1 tỷ 600 triệu đồng, lễ khởi công từ ngày 01/01/2009, công trình đưa vào sử dụng ngày 01/07/2009 thay thế 8 phòng học cấp 4 xây dựng từ năm 1976 của Trường trung cấp sư phạm miền núi Nghệ An bàn giao cho đơn vị. Cho tới thời điểm này Trường có 16 phòng học và phòng chức năng cao tầng. Xin đầu tư nguồn ngân sách Huyện và Tỉnh xây dựng hệ thống 450 m bờ rào có gắn khung sắt hộp và cổng trường với tổng vốn 600 triệu đồng. Lễ khởi công từ ngày 01/05/2009, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 01/08/2009. Động viên sự đóng góp của các bậc phụ huynh chia làm hai năm với tổng vốn đóng góp tự nguyện 500 triệu đồng : San lấp 4.320 m2 ao trường với 7000 m3 đất đào đắp làm sân giáo dục thể chất và lát gạch lục giác men màu tự chèn 2000 m2 sân trường. Xây 30 bồn hoa, cây cảnh, cây bóng mát tạo khuôn viên xanh - sạch - đẹp. Công trình được khởi công từ ngày 15/10/2008 và được đưa vào sử dụng từ ngày 15/10/2009. Bên cạnh đó, nhà trường đã huy động với những chiến dịch thần tốc trên 5000 ngày công của thầy, trò và các bậc phụ huynh bổ sung vào các công trình.
Hoàn thiện cơ sở nội thất trang bị cho các phòng chức năng : Thư viện, thiết bị, hai phòng thực hành lý - công nghệ và hoá sinh, phòng tin học, phòng truyền thống, hệ thống phòng hành chính, ga ra để xe bằng cọc sắt lợp tôn lạnh.
	4. Tæ chøc tham quan häc tËp c¸c ®¬n vÞ ®· ®¹t chuÈn trong vµ ngoµi HuyÖn. §¬n vÞ ®· tù liªn hÖ häc tËp c¸c tr­êng b¹n : Tr­êng THCS NghÜa Hoµn - T©n Kú, Tr­êng THCS Hµ Huy TËp - TP Vinh, Tr­êng THCS DiÔn Kû - DiÔn Ch©u, Tr­êng THCS Xu©n S¬n - §« L­¬ng, Tr­êng THCS Lý NhËt Quang - §« L­¬ng.
C. NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
	Tổng kết năm học 2008 - 2009 Trường có 109 học sinh giỏi Huyện, 10 học sinh giỏi Tỉnh, 1 giải thưởng Kim Đồng Toàn quốc, 1 dũng sỹ ngàn việc tốt tiêu biểu toàn quốc, 12 suất học bổng học sinh nghèo vượt khó vươn lên học tốt. Tuyển sinh vào THPT Chuyên Bộ 10 em, chuyên Phan Bội Châu 5 em; Vào THPT Tân Kỳ chất lượng 3 môn thi Tỉnh xếp thứ 9/446 Trường THCS trong toàn Tỉnh, 1 giáo viên đạt giải nhất thi tìm hiểu 80 năm truyền thống Công đoàn Huyện, 1 giáo viên đạt giải nhì cuộc thi viết tiếp truyền thống nhà giáo trên đất lam Hồng toàn Tỉnh ( Toàn Tỉnh chỉ có 1 giải nhì, 2 giải ba và 5 giải khuyến khích ), 5 giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh.
	C¬ së vËt chÊt ngµy cµng ®­îc bæ sung hoµn thiÖn ®¸p øng víi c¸c yªu cÇu cña Tr­êng chuÈn Quèc gia vµ phong trµo thi ®ua x©y dùng tr­êng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc. §éi ngò CB, GV ®­îc Ngµnh vµ HuyÖn bæ sung chän läc, c¬ cÊu ®ñ c¸c bé m«n, cã t©m huyÕt ®ãng gãp x©y dùng ®¬n vÞ.
Ngày 20/5/2009 Sở GD & ĐT đã tiến hành kiểm tra và kết luận, lập tờ trình đề nghị UBND Tỉnh công nhận Trường THCS Nguyễn Trãi đạt chuẩn Quốc gia.
Ngày 31/7/2009 UBND Tỉnh ra Quyết định số 3666/QĐ - UBND công nhận Trường THCS Nguyễn Trãi đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001 - 2010.
D. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Khảo sát đầy đủ, chính xác tình hình dạy học giáo dục của đơn vị. Tìm cho kỳ được thế mạnh, điểm yếu gắn với 5 tiêu chuẩn của Quy chế Trường chuẩn Quốc gia. Từ đó bắt tay vào xây dựng lộ trình phấn đấu cho từng tháng, kỳ của từng năm học.
- THCS Nghĩa Hoàn, THCS Nghĩa Đồng thế mạnh là công tác xã hội hoá giáo dục. Trường đóng trong một địa phương có nhiều tiềm năng về kinh tế nhất của Huyện Tân Kỳ, người quản lý dễ tham mưu hiệu quả để đạt vững chắc tiêu chuẩn 4 về CSVC - TB nhưng điểm yếu cần tập trung vào tiêu chuẩn 2 và 3.
- THCS Nguyễn Trãi thế mạnh thuộc về tiêu chuẩn 2 và 3 nhưng điểm yếu và trở thành bức xúc nhất mà bao nhiêu năm trường khó vượt qua để đạt chuẩn thuộc về tiêu chuẩn IV : CSVC - TB và tiêu chuẩn V : Công tác xã hội hoá giáo dục. Sau 17 năm kể từ ngày thành lập ( 1992 - 2009 ), Trường được sự quan tâm của Ngành và Huyện nhưng là một Huyện nghèo ( 2/3 nguồn ngân sách phải cấp từ trên xuống, hạn hẹp về nguồn tài nguyên ). Trước đó công tác tham mưu khó có hiệu quả, do nội bộ tính đồng thuận không cao, có nhiều biểu hiện mất đoàn kết buộc phải xử lý kỷ luật, vi phạm cuộc vận động “ hai không”
2. Xác định rõ tầm và bước đi thích hợp của đơn vị trong phong trào thi đua hai tốt; gắn kết việc thực hiện nhiệm vụ năm học với các cuộc vận động và phong trào thi đua lớn của Ngành.
Nhiệm vụ chính trị của nhà trường, vị trí trường đang đứng và chọn bước đi thích hợp hiệu quả là 3 câu hỏi lớn đặt ra cho người Quản lý. Có như thế mới làm được Trường chuẩn và mới làm được chất lượng.
3. Tập trung mọi sự nỗ lực về tinh thần, trí tuệ cho công tác tham mưu với Ngành và Huyện. Tranh thủ tối đa sự ủng hộ, đầu tư của các Ngành, các cấp, các nhà doanh nghiệp hảo tâm, của các bậc phụ huynh học sinh. Bài học này muốn có hiệu quả phải là sự kết hợp hài hoà giữa kế hoạch bài bản và linh hoạt thu hút cảm hoá, không loại trừ khả năng chịu khó, kiên trì của người Quản lý. 
Những kết quả về công tác xã hội hoá giáo dục của đơn vị trong hai năm từ 2007 - 2008 đến 2008 - 2009 :
- Nhà trường đã lập 16 tờ trình gửi Ngành và Huyện uỷ, UBND Huyện, một số ban ngành cấp Huyện có liên quan, 34 công văn gửi cho các Ngành, các cơ quan cấp TW, Tỉnh, Huyện đóng trên địa bàn với nội dung kêu gọi sự đầu tư. Tổng nguồn vốn từ ngân sách đến sự ủng hộ đóng góp tự nguyện đạt được trong hai năm cho đơn vị trên 2 tỷ 700 triệu đồng. Có những nhà doanh nghiệp tự nguyện bỏ vốn đầu tư hệ thống bờ rào, cổng trường như công ty TNHH xây dựng Tám Tài đã cùng với nhà trường hoàn thiện hồ sơ tác nghiệp và chạy vốn đầu tư; miễn là nhà trường sớm hoàn thiện về CSVC - TB để được công nhận và đón bằng đơn vị đạt chuẩn Quốc gia.
- Thường vụ Huyện uỷ dành nhiều phiên họp quan trọng bàn riêng cho việc đầu tư xây dựng Trường trọng điểm THCS Nguyễn Trãi : 
Phiên họp ngày 24/6/2008 kết luận nêu rõ : “ Đầu tư xây dựng Trường chuẩn Quốc gia phải có trọng điểm, chống đầu tư dàn trải. Trước mắt tập trung đầu tư cho Trường THCS Nguyễn Trãi ”.
Phiên họp ngày 18/3/2009 Ban Thường vụ Huyện uỷ kết luận : “ Sau 17 năm Trường THCS Nguyễn Trãi đã có những đóng góp xứng đáng cho Huyện nhà trong việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài; Phát triển năng lực toàn diện cho học sinh; Đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập; Nâng cao tỷ lệ học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi hàng năm. Trường đã tạo dựng được mô hình Trường điển hình bậc THCS trên địa bàn Huyện. Ban thường vụ Huyện Uỷ nhất trí cao với đề án do UBND Huyện trình bày, nhằm phấn đấu xây dựng Trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2009, tiến kịp chất lượng đào tạo với các trường trọng điểm tiêu biểu trong toàn Tỉnh. Về đầu tư CSVC - TB : Hằng năm ngân sách Huyện dành nguồn đầu tư thích đáng cho Trường để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Ngoài ra cho phép nhà trường kêu gọi, vận động sự đầu tư, ủng hộ của các tổ chức bên ngoài và hội phụ huynh học sinh để xây dựng Trường”.
- Tham mưu để Ngành và UBND Huyện ra Quyết định ban hành đề án “ Nâng cao chất lượng Trường trọng điểm THCS Nguyễn Trãi giai đoạn 2009 - 2011 có tính đến năm 2015 ”. Sau khi có sự phê duyệt của Thường vụ Huyện Uỷ và được đưa vào chương trình hội nghị BCH Huyện Đảng bộ. Tập trung vào nội dung công tác tuyển sinh, đội ngũ và CSVC - TB.
- Cảnh quan, khuôn viên nhà trường ngày càng đi vào hướng thân thiện, xanh - sạch - đẹp. Nề nếp tổ chức lỷ luật được duy trì ổn định. Chất lượng dạy học, giáo dục ngày càng vững chắc, tạo cho phụ huynh niềm tin, đồng thuận và sẵn sàng đóng góp đầu tư tự nguyện vào ngôi trường mang tên vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới : Nguyễn Trãi.
4. Người Quản lý phải có tâm huyết với ngôi trường; trăn trở, đầu tư say sưa với công tác xây dựng Trường chuẩn. Tập trung được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường học; Phải năng động, sáng tạo và có bản lĩnh trong chỉ đạo sắp xếp lại khuôn viên, các khối công trình cũng như khâu tổ chức quản lý, điều hành các tiểu ban nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện lộ trình Trường chuẩn Quốc gia mà nhà trường đã đăng ký.
PhÇn III. KÕt luËn
* Điểm lại giá trị về tinh thần và vật chất của Trường chuẩn Quốc gia đã đem lại cho đơn vị những kết quả đáng ghi nhận, với những ứng dụng thực tiễn quý giá :
1. Tổ chức nhà trường được sắp xếp một cách có quy cũ, có kế hoạch từ tổ chức bộ máy đến chất lượng quản lý hồ sơ, phản ánh rõ hoạt động của đơn vị và cá nhân. Đảm bảo được sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Chi bộ trực thuộc Huyện uỷ với 23 Đảng viên trong tổng số 35 GV,CB,CNV.
2. Đội ngũ cán bộ Quản lý, giáo viên và nhân viên được Ngành và Huyện không ngừng đầu tư, chọn lọc theo đề án; Công tác xây dựng đội ngũ được coi trọng. Không có Quản lý, giáo viên và nhân viên trung bình hay yếu, kém về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Một không khí làm việc và thi đua đầy sôi động, hiệu quả được gia tăng trong toàn đơn vị sau khi Trường được công nhận chuẩn Quốc gia.
3. Chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao theo yêu cầu của đơn vị trọng điểm chất lượng cao. Mỗi học sinh được nhà trường chăm lo giáo dục đạo đức, nếp sống, kỹ năng sống, năng lực tự học, tự sáng tạo và được giáo viên phối hợp giáo dục thông tin cập nhật với gia đình kịp thời, chính xác.
4. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học được bổ sung đầu tư sau khi đã có quy hoạch tổng thể về khuôn viên; Các khối công trình, phòng học, phòng chức năng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị đủ máy tính cho phòng học tin và bộ phận hành chính; Động viên giáo viên mua sắm máy tính xách tay ứng dụng các phần mềm quản lý dạy học, soạn giảng giáo án điện tử E - Learning
5. Công tác tham mưu, xã hội hoá giáo dục đã đi vào kế hoạch theo đề án nâng cao chất lượng cho nhà trường của UBND Huyện. Hàng kỳ, hàng năm có sự kiểm tra thẩm định việc đầu tư của các Phòng, ban có liên quan và cho vào kế hoạch trình Hội đồng nhân dân Huyện trong các kỳ họp.
* Những kiến nghị, đề xuất :
1. Phòng GD & ĐT :
- Phòng GD & ĐT phải được xác định là cơ quan chủ quản trực tiếp về đề án và các dự án xây dựng Trường chuẩn trong toàn Huyện.
- Căn cứ vào việc đăng ký lộ trình xây dựng Trường chuẩn Quốc gia của từng đơn vị. Ban chỉ đạo của Ngành tăng cường kiểm tra thẩm định theo chu kỳ, định ra từng mức độ giao cho cơ sở hoàn thiện. Tập trung vào khâu hồ sơ, chất lượng giáo dục và cơ sở vật chất, thiết bị.
- Trong thực tế có những trường rất khó đạt chuẩn; Không chỉ vì gánh nặng về CSVC - TB mà là chất lượng giáo dục. Chúng tôi thiết nghĩ rằng cần có tiêu chí riêng cho những đơn vị đó phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ từng năm học theo đặc trưng của địa phương. Không nên chạy đua theo thành tích chuẩn mà phản tác dụng giáo dục.
2. Uỷ ban nhân dân Huyện :
- Chỉ đạo ban xây dựng trường chuẩn hoạt động có hiệu quả, phân quyền chủ quản trực tiếp về đề án và dự án xây dựng trường chuẩn cho Phòng GD & ĐT.
- Chỉ đạo các phòng, ban có liên quan tập trung đầu tư CSVC - TB có trọng điểm trên cơ sở tham mưu của Phòng GD & ĐT. Tránh trường hợp đầu tư dàn trải, hiện nay có một số đơn vị được đầu tư theo các dự án nhưng hiệu quả sử dụng không cao vì chắc chắn sẽ dư phòng học khi nhập trường. 
3. Sở Giáo dục và đào tạo :
- Thống nhất mẫu thiết kế trường học trong toàn Tỉnh cho các cấp học. Hiện tại các dự án xây dựng về với các trường học rất nhiều mẫu thiết kế của nhiều công ty tư vấn mà Ngành không được tham gia thiết kế và thẩm định cho phù hợp với lứa tuổi ở các cấp học.
- Hệ thống phòng chức năng đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong tiêu chuẩn IV. Hiện tại Ngành chưa có những quy chuẩn thiết kế đảm bảo tính khoa học, sư phạm cho việc xây dựng từ phòng ốc đến cơ sở nội thất bên trong và quy trình kiểm tra thẩm định.
Phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia được nhà trường xác định là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm chuẩn hoá các điều kiện cho việc nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục ở đơn vị trọng điểm của Ngành. Nhìn lại chặng đường phấn đấu, tiếp tục soi kỹ vào 5 tiêu chuẩn, nhà trường còn phải phấn đấu để không ngừng hoàn thiện theo thông tư số 06/2010/TT - BGD & ĐT. Tập trung vào việc đổi mới công tác quản lý, đổi mới PPDH, rèn kỹ năng sống, năng lực tự học, tự sáng tạo, khả năng thích ứng của học sinh trong thời kỳ đất nước đi vào Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tham gia hội nhập kinh tế khu vực và Quốc tế.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNnang cao chat luong giao duc.doc