Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học: 2012 - 2013 môn: Ngữ Văn

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học: 2012 - 2013 môn: Ngữ Văn

Câu 1: (2 điểm)

Chỉ rõ và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ trong các câu sau:

a) “Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới”.

(Trích “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” – G.Macket)

b) “Đất nước như vì sao

 Cứ đi lên phía trước”

(Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải)

c) “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa”.

(Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân)

Câu 2: (3 điểm)

Đọc câu chuyện sau:

“Một người ăn xin già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.”

(Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9 tập 1)

a) Người ăn xin và cậu bé đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Sự tuân thủ đó thể hiện qua từ ngữ nào?

b) Viết đoạn văn khoảng 12 đến 13 câu trình bày suy nghĩ của em khi đọc câu chuyện trên. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập. Gạch chân thành phần biệt lập đó. Đặt nhan đề cho đoạn văn.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học: 2012 - 2013 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT ..
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS
 NĂM HỌC: 2012 - 2013
MÔN: NGỮ VĂN 
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
Chỉ rõ và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ trong các câu sau:
a) “Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới”.
(Trích “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” – G.Macket)
b) 	“Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước”
(Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải)
c) “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa”.
(Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân)
Câu 2: (3 điểm)
Đọc câu chuyện sau:
“Một người ăn xin già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.”
(Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9 tập 1)
a) Người ăn xin và cậu bé đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Sự tuân thủ đó thể hiện qua từ ngữ nào?
b) Viết đoạn văn khoảng 12 đến 13 câu trình bày suy nghĩ của em khi đọc câu chuyện trên. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập. Gạch chân thành phần biệt lập đó. Đặt nhan đề cho đoạn văn.
Câu 3: (5 điểm)
Cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du biểu hiện ở đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du).
PHÒNG GD – ĐT .
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀTHI CHỌN HSG LỚP 9 THCS
 NĂM HỌC: 2102 - 2013
MÔN: NGỮ VĂN 
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
(2 điểm)
a) Biện pháp tu từ so sánh: từ “là đủ”
Tác dụng: Tạo liên tưởng dễ hiểu, cụ thể về mức độ tốn kém của chiến tranh hạt nhân, qua đó góp phần lên án cuộc chiến tranh hạt nhân phi nghĩa.
0,25
0,25
b) Biện pháp tu từ so sánh: “đất nước như vì sao”
Tác dụng: Nhà thơ mượn hình ảnh thiên nhiên “vì sao” sáng đẹp lung linh với sức sống trường tồn thể hiện sự tin tưởng của tác giả vào sự trường tồn, vào tương lai rạng ngời của đất nước.
0,25
0,5
b) Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “cát vàng giòn”
Tác dụng: Tạo ấn tượng cụ thể về sự trong sạch, tinh khiết, rực rỡ và khô, sáng của cát đảo Cô Tô sau bão
0,25
0,5
Câu 2
(3 điểm)
- Người ăn xin và cậu bé tuân thủ phương châm hội thoại lịch sự.
- Qua từ:
+ Xin ông, cháu.
+ Cháu, ông.
+ Cháu ơi, cảm ơn cháu
0,25
0,25
- Viết đoạn văn:
+ Nội dung thể hiện được suy nghĩ về câu chuyện: câu chuyện nói về thái độ sống, cách ứng xử giữa con người với con người. Người ta có thể nghèo nàn về vật chất, không có gì để cho người khác, nhưng sự đồng cảm, thái độ trân trọng, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá nhất dành cho mọi người (kể cả người cho và người nhận). Đó là bài học đạo lý sâu sắc.
+ Đoạn văn viết logic, có cảm xúc, đúng số câu, không mắc lỗi.
+ Có sử dụng thành phần biệt lập, gạch chân thành phần biệt lập.
+ Đặt nhan đề cho đoạn văn phù hợp.
1,0
0,5
0,5
0,5
Lưu ý: Thí sinh có thể nêu những suy nghĩ khác nhau, đặt nhan đề khác nhau, miễn là phù hợp với câu chuyện.
Ý kiến và quan điểm của cá nhân cần được tôn trọng và đánh giá đúng mức.
Câu 3
(5 điểm)
* Yêu cầu chung: Bài viết yêu cầu thí sinh biết vận dụng kiến thức đã học từ đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và những kiến thức, kỹ năng nghị luận về tác phẩm tự sự kết hợp với trữ tình để làm rõ cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: 
- Dẫn dắt vấn đề: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
- Nêu vấn đề: Cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
0,5
2. Thân bài:
a) Giải thích: Cảm hứng nhân văn: cảm hứng trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người, yêu thương, lo lắng cho số phận con người.
b) Phân tích những biểu hiện, cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du tỏa sáng qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.
* Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người.
- Thúy Vân: có vẻ đẹp hài hòa với thiên nhiên: trăng, hoa, mây, tuyết những tạo vật tinh khôi của đất trời, tạo hóa. 
Một vẻ đẹp phúc hậu, quý phái khiến “mây thua”, “tuyết nhường”.
- Thúy Kiều: so bề tài sắc còn hơn cả Thúy Vân. Vẻ đẹp của Kiều lộng lẫy, sắc nước hương trời (cặp mắt đẹp trong xanh như nước hồ mùa thu, nét mày thanh tú như nét núi mùa xuân). Nàng có tư chất thông minh thiên bẩm trời phú (cầm, kỳ, thi, họa) lại thêm tâm hồn mặn mà đa cảm khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn, thiên nhiên cũng phải đố kị, ghen ghét.
* Yêu thương, quan tâm, dự cảm, lo lắng cho tương lai, số phận con người.
- Thúy Vân có vẻ đẹp trang trọng, phúc hậu, quý phái khiến “mây thua”, “tuyết nhường” dự báo trước một cuộc đời yên ổn, vinh hoa phú quý.
- Thúy Kiều có vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” khiến thiên nhiên phải ghen ghét, đố kị dự báo về một cuộc đời gặp nhiều trắc trở của nàng.
Từ giọng điệu, hình tượng thơ đều phảng phất một tình thương, sự lo lắng, quan tâm cho số phận nàng Kiều và gợi nên dự cảm về một kiếp đời tài hoa bạc mệnh.
c) Đánh giá: Niềm yêu thương, trân trọng, ngợi ca cũng đã làm vơi đi nỗi ám ảnh về triết lý “Tài hoa bạc mệnh” đã tạo nên một nét tươi sáng cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du.
4,0
0,5
2,5
1,25
1,25
0,5
3. Kết bài: Khái quát:
- Đoạn trích thể hiện rõ cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du. Đó chính là ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người, dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.
- Suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
0,5
Lưu ý: Hướng dẫn chấm chỉ nêu một hướng giải quyết vấn đề. Khi chấm giám khảo cần chủ động vận dụng linh hoạt biểu điểm. Đối với những cách cảm nhận khác, cách diễn đạt khác mà có lý cần được tôn trọng, đánh giá, cho điểm một cách thỏa đáng.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG Van 9 20122013.doc