Đề thi học kỳ II (năm học 2006 – 2007) môn: Ngữ văn - Lớp 9

Đề thi học kỳ II (năm học 2006 – 2007) môn: Ngữ văn - Lớp 9

Phần I : Trắc nghiệm 10 câu (4 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lỗi học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng”.

(Theo Ngữ văn 9, tập II)

1/ Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào ?

A/ Lập luận

B/ Biểu cảm

C/ Miêu tả

D/ Tự sự

2/ Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ?

A/ Cái mạnh trong học tập của con người Việt Nam

B/ Cái yếu trong lao động của con người Việt Nam

C/ Cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam

D/ Sự sáng tạo của con người Việt Nam trong lao động

 

doc 30 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi học kỳ II (năm học 2006 – 2007) môn: Ngữ văn - Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Du
Giáo viên : Nguyễn Sinh
ĐỀ THI HỌC KỲ II 	(Năm học 2006 – 2007)
 Môn : Ngữ Văn - Lớp 9 - Thời gian 90’
Phần I : Trắc nghiệm 10 câu (4 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lỗi học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng”.
(Theo Ngữ văn 9, tập II)
1/ Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A/ Lập luận
B/ Biểu cảm
C/ Miêu tả
D/ Tự sự
2/ Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ?
A/ Cái mạnh trong học tập của con người Việt Nam
B/ Cái yếu trong lao động của con người Việt Nam
C/ Cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam
D/ Sự sáng tạo của con người Việt Nam trong lao động
3/ Câu nào sau đây nêu chủ đề của đoạn văn trên ?
A/ Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới
B/ Bản chất trời phú ấy rất có ích cho xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu.
C/ Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu
D/ Gồm A và C
4/ Theo tác giả, cái mạnh của con người Việt Nam thể hiện ở mặt nào sau đây ?
A/ Khả năng sáng tạo
B/ Khả năng thích ứng nhanh
C/ Sự thông minh nhạy bén với cái mới
D/ Khả năng vận dụng các kiến thức vào thực tế
5/ Đặc sắc nghệ thuật của đoạn văn trên là gì ?
A/ Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật
B/ Nghệ thuật miêu tả sắc nét
C/ Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng
D/ Lập luận giản dị mà chặt chẽ
6/ Câu văn “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới”. Thuộc loại câu nào xét về cấu tạo ?
A/ Câu đặc biệt
B/ Câu đơn
C/ Câu ghép
D/ Câu rút gọn
7/ Cụm từ những môn học “thời thượng” thuộc loại nào dưới đây ?
A/ Cụm tính từ
B/ Cụm danh từ
C/ Cụm động từ
D/ Cụm C-V	
8/ Dấu ngoặc kép ở từ thời thượng có tác dụng gì ?
A/ Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
B/ Hàm ý ca ngợi
C/ Hàm ý mỉa mai
D/ Đánh dấu phần được trích dẫn
9/ Câu “Không nhanh chóng lấp những lỗ hỏng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng” Rút gọn thành phần nào ?
A/ Vị ngữ
B/ Chủ ngữ
C/ Phụ ngữ
D/ Trạng ngữ
10/ Cụm từ nào dưới đây không có vai trò liên kết trong đoạn văn trên ?
A/ Cái mạnh của con người Việt Nam
B/ Bản chất trời phú ấy
C/ Nhưng bên cạnh cái mạnh đó
D/ Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này
Phần II : Tự luận 6 điểm
Câu 1 : 2 điểm
Đoạn kết thúc một bài thơ có câu : “Trăng cứ tròn vành vạch”
a/ Hãy chép tiếp các câu còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ (0,5đ)
b/ Đoạn thơ vừa chép trích trong bài thơ nào ? của ai ? (0,5đ)
c/ Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì ? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ ? (1 điểm)
Câu 2 : 	“. Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nét trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
	(Mùa Xuân nhỏ nhỏ - Thanh Hải)
Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải : Muốn được cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II, MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9
Phần I : Trắc nghiệm
Mỗi câu đúng ghi 0,4điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
C
D
C
D
C
B
C
B
A
Phần II : Tự luận
Câu 1 : 2 điểm
a/ Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy theo SGK tập II - lớp 9 để hoàn chỉnh khổ thơ 	0,5điểm
b/ - Nêu được tên bài thơ “Ánh trăng” 	0,25đ
 - Tên tác giả bài thơ : Nguyễn Duy 	0,25đ
c/ Giải thích được vầng trăng trong bài thơ mang rất nhiều ý nghĩa tượng trưng
+ Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn suốt thời nhỏ tuổi, rồi thời chiến tranh ở rừng.
+ Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống
+ Ở khổ thơ cuối cùng, trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tràn đầy, bất diệt
(Phần giải thích này 0,5đ)
 Chủ đề của bài thơ “Ánh trăng” 	(0,5đ)
+ Bài thơ là tiếng lòng, là những suy ngẫm thấm thía, nhắc nhở ta về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước, bình dị hiền hậu 	(0,25đ)
+ Bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở, củng cố người đọc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ 	(0,25đ)
Câu 2 : 4điểm
A/ Gợi ý nội dung phần thân bài
Từ xúc cảm về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha làm “Mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời
1/ Đó là ước nguyện được sống đẹp, có ích cho đời
Muốn làm chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca
Phân tích các hình ảnh này để thấy vẻ đẹp, ước nguyện của Thanh Hải
2/ Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường
- Nguyện làm những vật bình thường nhưng có ích cho đời
- Ý thức về sự đóng góp của mình : Dù nhỏ bé nhưng là các tinh tuý cao đẹp của tâm hồn mình đóng góp cho đất nước.
- Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc : Chỉ xin làm một nốt trầm khiêm tốn trong hoà ca chung
Sự thay đổi cách xưng hô từ “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn, là ước nguyện chung của nhiều người.
- Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc, đặt cái vô hạn của đất trời bên cạnh hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội
- Ước nguyện hiến dâng ấy lặng lẽ, suốt đời sống đẹp
* Khổ thơ thể hiện cảm xúc một vấn đề nhân sinh lớn lao
Đặt khổ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy, ta cùng hiểu hơn vẽ đẹp tâm hồn của nhà thơ
B/ Yêu cầu về hình thức :
Bài viết có bố cục đủ 3 phần
Biết phân tích thơ
C/ Biểu điểm :
* 3,5 – 4.0 kĩ năng phân tích tốt. Bài đúng hướng, sâu sắc, mạch lạc, chân thành. Văn có hình ảnh, cảm xúc. Có thể còn một vài lỗi về diễn đạt và chính tả
* 1,5 – 3.0 Biết cách tổ chức một bài làm văn phân tích thơ. Bài đúng hướng chân thành. Văn có đoạn suông, còn một số lỗi về diễn đạt và chính tả
* 0 – 1 chưa hiểu đề, hầu như không làm được gì 
Lưu ý : Làm tròn điểm lẻ theo đúng qui chế
Trân trọng những bài làm đạt cả hai (hoặc chỉ một) mặt sau :
- Có ý tưởng riêng một cách hợp lý
- Có cách hành văn có nét riêng, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh
Đề kiểm tra học kì II - Ngữ văn 9
	Thời gian 120 phút ( Không kể thời gian giao đề )
PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 ĐIỂM )
Câu 1 : Văn bản “ Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông Ten ” đựoc viết theo kiểu văn bản nào ?
Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
Nghị luận xã hội
Nghị luận văn chương
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
Câu 2 : Văn bản “ Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten ” là của tác giả nào ?
La Phông Ten 
Buy Phông
Hi Pô Lit Ten
Ru Xô
Câu 3 : Hi Pô Lit Ten là :
Nhà thơ nổi tiếng
Nhà nghiên cứu văn học
Một triết gia
Một sử gia
Khoanh tròn vào câu mà em cho là không đúng
Câu 4 : Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” của Thanh HảI ra đời vào thời gian nào ?
Cuộc kháng chiến chống Pháp
Cuộc kháng chiến chống Mĩ
Khi miền Bắc xây dựng hoà bình
Khi đất nước đã thống nhất
Câu 5 : Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” của Thanh Haỉ được làm theo thể thơ nào ?
Thể thơ 4 chữ
Thể thơ 5 chữ
Thể thơ 7 chữ 
Thể thơ tự do
Câu 6 : Tên thật của nhà thơ Thanh Hải là :
Phạm ngọc Hoan
Phạm Bá Ngoãn
Hoài Thanh
Phạm Trí Viễn
Câu 7 : Sự sáng tao dặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” là :
Hình ảnh cành hoa
Hình ảnh con chim
Hình ảnh nốt nhạc trầm
Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ
Câu 8 : Xác định phép tu từ trong hai câu thơ
“ Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc ”
Ẩn dụ
Hoán dụ
Điệp ngữ 
So sánh
Câu 9 : Từ “ lộc ” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được hiểu theo nghĩa nào ?
Lợi lộc
May mắn
Chồi non
Đem mùa xuân đến cho đất nước
Câu 10 :
Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” là tiếng lòng tha thiết gắn bó với đất nước , với cuộc đời , là nguyện vọng cống hiến rất khiêm nhường của tác giả vào mùa xuân lớn của dân tộc . Đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Câu 11 : Bài thơ “ Viếng lăng Bác ” được Viễn Phương viết vào năm nào ?
1975
1976
1977
1978
Câu 12 :Bài thơ được in trong tập “ Như mấy mùa xuân ” ( 1978 ) đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Câu 13 : Viễn phương tên thật là Phan Thanh Viễn . Đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Câu 14 : Giọng điệu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương :
Hoành tráng 
Buồn bã , đau khổ
Trang nghiêm, sâu lắng
Thiết tha , đau xót , tự hào
Câu 15 : Nghị luận về một nhân vật văn học là kể là toàn bộ những hoạt động của nhân vật trong tác phẩm văn học . Đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Câu 16 : Nam ai, nam bình là điệu ca ở vùng nào ?
A. Đồng bằng Bắc bộ B. Đồng bằng Nam bộ
C. Huế D. Dân ca xứ Nghệ 
PHẦN TỰ LUẬN ( 6 ĐIỂM )
Đề bài : Suy nghĩ của em về câu tục ngữ : “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”	
Đáp án và biểu điểm :
I. PHẦN TRĂC NGHIỆM
1.C
2.C
3.A
4.D
5.B
6.B
7.D
8.B.C
9.D
10.A
11.B
12.A
13A
14.C.D
15.B
16.C	
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm )	
Dàn bài :
1. Mở bài : ( 0,5 điểm )
Giới thiệu câu tục ngữ và nêu lên tư tưởng chung của nó.
2. Thân bài ( 4,5 điểm )
- Giải thích câu tục ngữ
- Đánh giá nội dung câu tục ngữ
3.Kết bài : ( 0,5 điểm )
- Một truyền thống tốt đẹp
- Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày nay.
chữ viết sạch đẹp , trình bày rõ ràng ( 0,5 )
Trường THCS Võ Thị Sáu ĐỀ THI KỲ II – Năm học 2006- 2007
Người ra đề : Nguyễn Thị Kim Liên Môn : Ngữ Văn - Khối 9
 Thời gian : 90 phút
A/ Trắc nghiệm : ( 4 điểm )
Vòng tròn vào ý đúng nhất trong mỗi câu
1/ Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” của Thanh Hải ra đời trong khoảng thời gian nào ?
A. Cuộc kháng chiến chống Pháp
B. Khi miền Bắc hoà bình và đang xây dựng chủ nghĩa xã hội C. Khi đất nước đã thống nhất
D. Cuộc kháng chiến chống Mỹ
2/ Từ lộc trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ” được hiểu theo nghĩa nào ?
Lợi lộc
May mắn 
Chồi non, đem mùa xuân đến cho mọi nơi trên đất nước 
Tất cả đều sai
3/ Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau :
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc
 (Mùa xuân nho nhỏ )
Điệp ngữ 
B ... của nhân vật?
a. Hồn nhiên và mơ mộng	b. Chín chắn và già dặn
c. Tinh nghịch và thích hài hước	d. Thông minh thích khám phá.
7. Điểm đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn văn trên là gì?
a. Cách xây dựng tình huấng hấp dẫn
b. Cách bộc lộ tình cảm linh hoạt 
c. Sử dụng nhiều biện pháp ẩn dụ, nhân hoá.
d. Sử dụng các kiểu câu linh hoạt có giá trị biểu cảm
8. Câu văn “ Sao chóng thế?“ được dùng với mục đích gì?
a. Bày tỏ ý nghi vấn	b. Thể hiện sự cầu khiến
c. Bộc lộ cảm xúc	d. Trình bày một sự việc
9. Từ “rõ ràng” trong câu văn “ Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá” là thành phần gì?
a. Khởi ngữ	b. Thành phần biệt lập tình thái
c. Thành phần biệt lập phụ chú	d. Thành phần biệt lập cảm thán
10. Từ “ chúng” trong đoạn văn “ Ôi chao, có thể làtâm trí tôi”được dùng để thay thế cho từ ngữ nào?
a. Bỗng chốc 	b. Một cơn mưa đá
c. Những cái đó 	d. Cả a,b,c
PHẦN II: TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1(1đ) Trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” Viễn Phương viết:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi.
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Hãy viết đoạn văn (5 câu) phân tích cảm xúc của nhà thơ về Bác.
Câu 2(5đ)
Người xưa có câu: “Uống nước nhớ nguồn”
Hãy giải thích câu tục ngữ trên. Ngày nay nhân dân ta đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó như thế nào?
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
NGƯỜI RA ĐỀ: NGUYỄN THỊ TỐ LOAN
KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN VĂN KHỐI 9
PHẦN I TRẮC NGHIỆM(4đ) Mỗi câu đúng 0.4đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
c
c
b
c
b
a
d
c
b
c
PHẦN II: TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1: Về nội dung (0,5đ)
- Trình bày được cảm xúc: Không gian, thời gian như ngừng lại => miêu tả sự yên tỉnh trang nghiêm và lòng thành kính của tác giả.
- Nỗi xức động ghi nhận bằng hình ảnh ẩn dụ trời xanh và động từ “nhói”=> tả sự hoá thân của Bác, và nỗi xúc động của nhà thơ.
- Về hình thức (0,5đ) đủ số câu - đoạn văn gọn có sự liên kết.
Câu 2: Bài làm văn
* Yêu cầu về nội dung
- Giải thích được các hình ảnh nước, nguồn từ đó làm rõ ý nghĩa câu tục ngữ: người được hưởng thụ, kế thừa những giá trị tinh thần vật chất quý báu của người trước phải biết trân trọng, ghi nhớ và đến đáp công ơn những lớp người đã làm nên các giá trị ấy.
- Dùng những hiểu biết của mình để nhận định và chứng minh được: Đạo lí tốt đẹp đó được kế thừa và phát huy trong đời sống xã hội ta ngày nay.
- Qua đó, thể hiện tình cảm thái độ của bản thân
* Về hình thức 
- Vận dụng được phép lập luận giải thích chứng minh
- Bố cục hợp lý, chặt chẽ, văn viết trong sáng mạch lạc
* Biểu diễn:
- Điểm 5: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên - viết có cảm xúc không mắc các lỗi thông thường 
- Điểm 4: Cơ bản đạt các yêu cầu nhất là các yêu cầu về nội dung- và lập luận rõ ràng. Có thể có vài sai sót nhỏ về lối diễn đạt.
- Điểm 3: Đạt trên mức trung bình
- Điểm 2,5:Cơ bản giải thích chứng minh được vấn đề, song có thể diễn đạt chưa tốt.
- Điểm 1-2: Tuỳ theo mức độ còn lại
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm được gì.
HẾT
Trường THCS Kim Đồng ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Người ra: Ngô Thị Lệ Thanh Môn: Ngữ Văn - Khối 9
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm, gồm 10 câu, thời gian 15 phút)
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn câu trả lời đúng nhất, ghi chữ cái ở đầu câu đó vào giấy làm bài (ví dụ: 1A, 2B,...)
 “Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu.
 -Gọi điện về đơn vị nhé !”
 (Ngữ Văn 9, tập 2)
1/Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
A-Lặng lẽ Sa Pa B-Những ngôi sao xa xôi C-Cố hương D-Bến quê
2/Nhân vật “Tôi” trong đoạn trích là ai?
A-Nho B-Chị Thao C-Tác giả D-Phương Định
3/Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A-Tự sự B-Miêu tả C-Biểu cảm D-Nghị luận
4/Có bao nhiêu câu của đoạn trích có sử dụng thành phần phụ chú?
A-Một B-Hai C-Ba D-Bốn
5/Tác giả của tác phẩm có chứa đoạn trích trên?
A-Nguyễn Quang Sáng B-Nguyễn Thành Long C-Lê Minh Khuê D-Nguyễn Minh Châu
6/Từ gạch chân trong câu “Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm.” là thành phần gì?
A-Khởi ngữ B-Thành phần biệt lập tình thái
C-Thành phần biệt lập phụ chú D-Thành phần biệt lập cảm thán
7/Từ “lúng túng” thuộc loại từ nào trong các từ sau?
A-Từ ghép B-Từ láy C-Từ đơn D-Từ đơn đa âm tiết
8/Câu: “ Gọi điện về đơn vị nhé!” có thành phần biệt lập nào?
A-Thành phần tình thái B-Thành phần cảm thán 
 C-Thành phần phụ chú D-Thành phần Gọi - Đáp
9/Nhân vật “Tôi” đã cảm nhận điều gì về chị Thao?
A-Đảm đang, tháo vát C-Lo lắng nhưng không biết hành động, xử trí như thế nào
B-Vất vả, giản dị D-Tần tảo và chịu đựng hi sinh
10/Quan hệ giữa các vế trong câu ghép “Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng” là quan hệ gì?
A-Quan hệ nguyên nhân B-Quan hệ điều kiện
C-Quan hệ tương phản D-Quan hệ nhượng bộ
Phần II: Tự luận (6 điểm, thời gian 75 phút)
 Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
 *****************************
ĐÁP ÁN
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm, gồm 10 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
 1B, 2D, 3A, 4A, 5C, 6B, 7B, 8D, 9C, 10A
Phần II: Tự luận (6 điểm)
*Về nội dung: Một vài định hướng chính:
1/Mỗi khổ giãi bày một nỗi niềm riêng: Khổ một thể hiện niềm xúc động khi nhìn thấy hàng tre ở lăng Bác. Khổ hai giãi bày niềm thương tiếc, tôn kính của nhân dân dành cho Bác. Khổ ba là nỗi xúc động nghẹn ngào khi nhìn thấy Bác như đang trong giấc ngủ bình yên thanh thản ngàn đời. Khổ bốn là niềm dạt dào xúc động muốn được ở mãi bên Người.
2/Nét xuyên suốt toàn bài thơ “Viếng lăng Bác” là tình yêu thương, niềm tôn kính vô hạn đối với Bác. Đó không chỉ là tình cảm của tác giả mà còn của toàn thể miền Nam, toàn thể đất nước...
*Về nghệ thuật: Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, xúc động, vừa thực vừa gợi nhiều liên tưởng.
 BIỂU ĐIỂM PHẦN TẬP LÀM VĂN:
-5-6: Vận dụng tốt kĩ năng về kiểu bài. Cảm nhận đúng hướng. Mạch lạc. Có chất văn. Vài lỗi diễn tả nhẹ.
-3-4: Vận dụng tương đối tốt kĩ năng kiểu bài, đảm bảo nội dung. Vài lỗi diễn đạt.
-1-2: Sơ sài, tản mạn, tối nghĩa.
-0 : Chưa làm được gì.
 ******************************
Đơn vị :THCS Lê Lợi ĐỀ THI HỌC KÌ II 
GV : NGUYỄN THỊ LÀNH MÔN: NGỮ VĂN 9 
 THỜI GIAN : 90 Phút ( không kể thời gian giao đề) 
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm ) 
 Đọc ba khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời	
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
 (Trích Mùa xuân nho nhỏ-NV9-Tập2)
Câu.1: Bài "Mùa xuân nho nhỏ "của tác giả nào?
 A.Thanh Hải B. Chế Lan Viên
 C. Nguyễn Duy D. Nguyễn Khoa Điềm
Câu 2: Bài "Mùa xuân nho nhỏ" ra đời trong hoàn cảnh nào?
 A.Trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
 B. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
 C.Khi miền Bắc hoà bình và đang xây dựng CNXH.
 D.Khi đất nước thống nhất.
Câu 3: Sự sáng tạo đặc sắc nhất của tác giả trong bài thơ là:
 A.Hình ảnh cành hoa	 B.Hình ảnh con chim hót
 C .Hình ảnh nốt nhạc trầm	 D.Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ
Câu 4: Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ:
"Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
 A. Ẩn dụ ; B. Hoán dụ ; C. Điệp ngữ ; D. So sánh 
Câu 5: Hàm ý là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp trong câu.
 A. Đúng B. Sai
Câu 6: Hãy điền từ ngữ thích hợp vào dấu ba chấm của nhận xét sau:
 Thế giới sáng tạo của em bé thật diệu kì. Ở trò chơi thứ nhất, em là .................. Còn mẹ là ................... Ở trò chơi thứ hai, em đã hoá thành ...................còn mẹ là............... Tình mẫu tử quả là một thế giới lung linh, kì ảo, vĩnh hằng và bất diệt
 ( mây , trăng, sóng, bến bờ, sao, gió )
Câu7: Đọc mẫu đối thoại sau. Hãy chỉ ra câu có chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý đó?
 Thầy giáo đang giảng bài thì một học sinh bước vào.
Giáo viên: - Bây giờ là mấy giờ rồi em?
Học sinh: - Em xin lỗi thầy, em bị hỏng xe.
Nội dung của hàm ý: .............................................................................................................
Câu 8: Hãy sắp xếp các ý sau theo thứ tự hợp lýcủa các bước làm bài nghị luận.
 A. Viết bài ; B. Tìm hiểu đề và tìm ý ; C .Đọc và chữa bài D. Lập dàn ý
. ....................................................................................................
Câu 9: Câu nào sau đây là câu đặc biệt?
 A. Tôi, một quả bom trên đồi. ; B. Vắng lặng đến phát sợ.
 C. Cây còn lại xơ xác. D. Đất nóng.
Câu 10: Phần gạch chân trong câu sau: "Tôi đội một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da của một con dê." Là cụm từ gì?
A. Cụm danh từ ; B .Cụm tính từ C . Cụm động từ ; D. Cụm chủ vị 
II PHẦN TỰ LUẬN : ( 6 Điểm )
 Câu 1 : Chép khổ thơ cuối của bài thơ "Viếng lăng Bác" ( 2 điểm ) 
Câu 2 : (Phần tập làm văn ) 
 Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm " Lặng lẽ sa pa " Của Nguyễn Thành Long ( 4 điểm ) 
HẾT
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.Phần trắc nghiệm: (4đ)
Câu 1:Chọn A; Câu 2:Chọn D; Câu 3:Chọn D; Câu 4:Chọn C; Câu 5:Chọn B;
Câu 10:Chọn A(Mỗi câu đúng 0,25đ)
 Câu 6:Điền theo thứ tự: Mây, trăng, sóng, bến bờ(Mỗi từ đúng được 0,25đ)
Câu 7: Nội dung của hàm ý là: Sao em lại đi học muộn vậy?(0,5đ)
 Câu có chứa hàm ý là câu hỏi của thầy(0,5đ)
Câu 8: A-B-D-C (0,5đ)
Câu 9:Chọn B(0,5đ)
II.Phần tự luận: (6đ)
Câu1(2đ): Học sinh chép đúng ngyên văn đoạn thơ, nếu sai hai lỗi chính tả -0,25đ
Câu 2:Yêu cầu về mặt nội dung:
-Học sinh phải nêu được các ý sau :
 + Hoàn cảnh sống và làm việc : Một mình trên đỉnh núi cao, công việc " đo gió, đo mưa, đo nắng " dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, chiến đấu . Công việc đòi hỏi phải tỉ mĩ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao .
 + Có ý thức về công việc và lòng yêu nghề .
 + Anh tổ chức sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động .
 + Anh có nét tính cách và phẩm chất đáng mến : Sự cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm người người khác . Ngoài ra anh còn là người khiêm tốn thành thật . 
 Yêu cầu về mặt hình thức :
 Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, thuyết phục .
0 –1 Điểm Bài làm quá sơ sài không thể hiện được nội dung yêu cầu đề hoặc có ý nhưng rất sơ sai 
2 điểm có hiểu đề nhưng bài làm chưa sâu , chưa nêu nhiều dẫn chứng .bài làm sai quá ba lỗi diễn đạt hoặc chính tả 
 3 điểm bài làm có ý một số chỗ có phân tích nhưng chưa sâu sắc . Còn sai vài lỗi chính tả hoặc diễn đạt
4 điểm : bài làm hay súc tích thuyết phục . Không sai lỗi chính tả và diễn đạt .

Tài liệu đính kèm:

  • docMoto de luyen thi tuyen lop 10 nam 20092010.doc