Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2007 - 2008 môn: Ngữ văn - Lớp 9

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2007 - 2008 môn: Ngữ văn - Lớp 9

Câu 1: (5.0 điểm)

Cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Qua đó, em có nhận xét gì về thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ.

Câu 2: (5.0 điểm)

 Em hãy giới thiệu đôi nét cơ bản về cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2007 - 2008 môn: Ngữ văn - Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN QUẾ SƠN	KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO	 Năm học 2007-2008
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Ngữ văn - lớp 9
	Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
VÒNG I
Câu 1: (5.0 điểm)
Cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Qua đó, em có nhận xét gì về thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ.
Câu 2: (5.0 điểm)
	Em hãy giới thiệu đôi nét cơ bản về cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1.
HẾT
 UBND HUYỆN QUẾ SƠN	KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO	 Năm học 2007-2008
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Ngữ văn - lớp 9
	Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
VÒNG II
Câu 1: (5.0 điểm)
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
(Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm)
Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì?
Câu 2: (5.0 điểm)
	Dù ở gần con,
	Dù ở xa con,
	Lên rừng xuống bể,
	Cò sẽ tìm con, 
	Cò mãi yêu con.
	Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
	Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
	À ơi!
	Một con cò thôi,
	Con cò mẹ hát
	Cũng là cuộc đời
	Vỗ cánh qua nôi.
	Ngủ đi! Ngủ đi!
	Cho cánh cò, cánh vạc,
	Cho cả sắc trời
	Đến hát 
	Quanh nôi.
(Trích Con cò - Chachsacế Lan Viên)
	Cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
HẾT
 UBND HUYỆN QUẾ SƠN	KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO	 Năm học 2007-2008
 Môn: Ngữ văn - lớp 9
	Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM - VÒNG I
Câu 1: (5.0 điểm)
1. Yêu cầu:
- Về phương pháp: Vận dụng kiểu bài biểu cảm kết hợp nghị luận để phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và nêu nhận xét về thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước. Bài viết phải có bố cục rõ ràng; văn viết trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc; hạn chế được lỗi diễn đạt.
	- Về nội dung: 
	+ Cảm nghĩ về hình ảnh người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật:
	Cần tập trung phân tích những chi tiết, hình ảnh, nhất là giọng điệu và ngôn ngữ trong bài thơ để nêu cảm nghĩ về tư thế, tinh thần, tâm hồn, tình đồng đội, đồng chí, ý chí chiến đấu... của những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn (tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam). 	
+ Nêu nhận xét về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ: Yêu cầu HS nêu nhận xét một cách tự nhiên, thành thực, không gò bó và không cần phải nói đầy đủ, có thể nêu một ấn tượng rõ nhất đối với mình.
2. Biểu điểm:
Điểm 5: Bài làm đạt được những yêu cầu trên.
Điểm 3-4: Bài viết cơ bản đạt được những yêu cầu về nội dung và phương pháp nhưng tính khái quát không cao, thiếu sự sáng tạo. Bố cục chặt chẽ; văn viết rõ ý; mắc không quá mươi lỗi diễn đạt.
Điểm 1-2: Bài viết phát biểu cảm nghĩ chung chung, nhận xét thiếu tính thuyết phục; bố cục lỏng lẻo; văn viết còn nhiểu lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiều (trên mươi lỗi)
Điểm 0: Bài viết quá sơ sài hoặc sai nghiêm trọng về nội dung, phương pháp.
Câu 2: (5.0 điểm)
1. Yêu cầu: 
- Về phương pháp: Vận dụng kiểu bài thuyết minh để giới thiệu những nét cơ bản về cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1. Bài viết phải biết kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả và có thể vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật để góp phần làm nổi bật đặc điểm của cuốn sách và gây ấn tượng cho người đọc.
- Về nội dung: 
+ Giới thiệu một cách khái quát cuốn SGK Ngữ văn 9, tập 1
+ Trình bày được đặc điểm của cuốn sách:
Hình thức bên ngoài: bìa sách (hình ảnh, màu sắc...), NXB, năm xuất bản, khổ sách (17X14 cm), số trang...
Kết cấu bên trong: lời nói đầu, kênh hình, kênh chữ. mục lục
Nội dung: số bài học (17 bài); cấu trúc của một bài học (Văn, Tiếng, Tập làm văn)
Giá trị của cuốn sách trong dạy - học: trong việc chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học, trong luyện tập
2. Biểu điểm:
Điểm 5: Bài làm đạt được những yêu cầu trên.
Điểm 3-4: Bài viết giới thiệu được những nét cơ bản về nội dung và hình thức của cuốn SGK Ngữ văn 9, tập1. Bố cục chặt chẽ; văn viết rõ ý; mắc không qua mươi lỗi diễn đạt.
Điểm 1-2: Bài viết giới thiệu một cách chung chung, không thể hiện được đặc điểm của cuốn sách; bố cục lỏng lẻo; văn viết còn nhiểu lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiều (trên mươi lỗi)
Điểm 0: Bài viết quá sơ sài hoặc sai nghiêm trọng về nội dung, phương pháp.
Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài giáo viên cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.
 UBND HUYỆN QUẾ SƠN	KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO	 Năm học 2007-2008
 Môn: Ngữ văn - lớp 9
	Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM - VÒNG II
Câu 1: (5.0 điểm)
1. Yêu cầu:
	- Về phương pháp: Vận dụng kiểu bài nghị luận về một vấn đề một sự việc để bàn về vấn đề tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách. Bài viết cần có luận điểm rõ ràng; biết phân tích lới bàn của Chu Quang Tiềm; biết khái quát tổng hợp và phát biểu nhận thức của mình; có bố cục rõ ràng; văn viết trong sáng, hạn chế được lỗi diễn đạt.
	- Về nội dung: Tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách.
	a. Tầm quan trọng của sách:
	Trên cơ sở văn bản đã được học, học sinh cần phát biểu nhận thức của mình về ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại: Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà con người tìm tòi tích luỹ được qua từng thời đại. những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay.
	b. Ý nghĩa của việc đọc sách:
	Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Không đọc sách thì không có điểm xuất phát cao. Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.
	c. Khái quát:
	“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn” (Chu Quang Tiềm). Đối với mỗi con người, đọc sách chính là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới. Không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đại đã qua.
2. Biểu điểm:
Điểm 5: Bài làm đạt được những yêu cầu trên.
Điểm 3-4: Bài viết nghị luận được tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách song tính tổng hợp khái quát không cao; bố cục chặt chẽ; luận điểm rõ ràng; văn viết rõ ý; mắc không qua mươi lỗi diễn đạt.
Điểm 1-2: Bài viết bố cục lỏng lẻo; luận điểm không rõ ràng; văn viết còn nhiểu lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiểu (trên mươi lỗi)
Điểm 0: Bài viết quá sơ sài hoặc sai nghiêm trọng về nội dung, phương pháp.
Câu 2: (5.0 điểm)
1. Yêu cầu: Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trích trong bài “Con cò” của Chế Lan Viên.
	- Về phương pháp: Đề yêu cầu nêu cảm nhận về một đoạn thơ nhưng học sinh phải biết vận dụng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ để có được những cảm nhận tốt nhất về đoạn thơ đã cho. Bài viết phải có kết cấu chặt chẽ; biết khai thác những tín hiệu nghệ thuật để thấy được mạch cảm xúc và ý nghĩa của lời thơ, ý thơ; biết kết hợp hai thao tác giảng, bình để tạo ấn tượng cho người đọc; văn viết phải giàu hình ảnh, cảm xúc và hạn chế được lỗi diễn đạt.
	- Về nội dung:
	Học sinh phải biết đặt đoạn thơ trong mạch cảm xúc chung của toàn bài để thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Cụ thể: đây là đoạn ba (đoạn kết) của bài thơ, có ý nghĩa tổng hợp khái quát và làm bật chủ đề: từ hình tượng con cò (hình tượng trung tâm) tác giả suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa lời ru và tấm lòng của người mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người.
	+ Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời.
	+ Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát thành một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc.
	+ Đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong lời ru.
	Học sinh trong quá trình cảm nhận phải biết khai thác những gía trị nghệ thuật như: thể thơ, giọng điệu và nhất là nghệ thuật sáng tạo hình ảnh với ý nghĩa biểu tượng.
2. Biểu điểm:
Điểm 5: Bài làm đạt được những yêu cầu trên.
Điểm 3-4: Bài viết tuy phân tích không sâu nhưng có khả năng nghị luận về một đoạn thơ. Bố cục chặt chẽ; luận điểm rõ ràng; văn viết có hình ảnh, cảm xúc; mắc không qua mươi lỗi diễn đạt.
Điểm 1-2: Bài viết còn nhiều hạn chế trong việc cảm nhận thơ nhất là không biết khai thác những tín hiệu nghệ thuật; khả năng phân tích tổng hợp yếu; bố cục lỏng lẻo; văn viết còn nhiểu lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiểu (trên mươi lỗi)
Điểm 0: Bài viết quá sơ sài hoặc sai nghiêm trọng về nội dung, phương pháp.
Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài giáo viên cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docHSG9_07-08.doc