Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2008 - 2009 môn thi: Ngữ Văn

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2008 - 2009 môn thi: Ngữ Văn

ĐỀ BÀI

Câu 1 (7 điểm)

 Tình yêu quê hương đất nước đã thấm đẫm trong máu thịt mỗi con người Việt Nam. Với văn học nghệ thuật, tình yêu ấy lại được các nhà văn, nhà thơ thể hiện theo cách riêng của mình. Bằng sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc của bản thân, em hãy viết lời giới thiệu thật cô đọng và khái quát nhất với ba tác phẩm: Quê hương của Tế Hanh (Ngữ văn 8); Làng của Kim Lân và Quê hương của Hồ Dzếnh (Ngữ văn 9).

Câu 2 (3 điểm)

 Nhiều người vẫn nhầm tưởng “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật chỉ có đầu đề là: “ Tiểu đội xe không kính”. Tác giả thêm ba từ “ Bài thơ về ” nhằm mục đích gì ? Em nêu cách hiểu của mình về tên đầy đủ của bài thơ in trong Sách giáo khoa Ngữ văn 9 -Tập 1 mà em đã được học.

Câu 3 (10 điểm)

 Một mầm non kể lại tâm trạng của mình khi mới nhú lên khỏi mặt đất vào một buổi sớm mùa xuân nắng đẹp.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 700Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2008 - 2009 môn thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề chính thức
 đề thi học sinh giỏi lớp 9 
 Năm học 2008-2009
 Môn thi: Ngữ văn 
Số báo danh: . . . . . . . . . 
 Thời gian làm bài: 120 phút
 (Thí sinh không phải chép đề vào tờ giấy thi) 
Đề bài
Câu 1 (7 điểm)
 Tình yêu quê hương đất nước đã thấm đẫm trong máu thịt mỗi con người Việt Nam. Với văn học nghệ thuật, tình yêu ấy lại được các nhà văn, nhà thơ thể hiện theo cách riêng của mình. Bằng sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc của bản thân, em hãy viết lời giới thiệu thật cô đọng và khái quát nhất với ba tác phẩm: Quê hương của Tế Hanh (Ngữ văn 8); Làng của Kim Lân và Quê hương của Hồ Dzếnh (Ngữ văn 9).
Câu 2 (3 điểm)
 Nhiều người vẫn nhầm tưởng “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật chỉ có đầu đề là: “ Tiểu đội xe không kính”. Tác giả thêm ba từ “ Bài thơ về” nhằm mục đích gì ? Em nêu cách hiểu của mình về tên đầy đủ của bài thơ in trong Sách giáo khoa Ngữ văn 9 -Tập 1 mà em đã được học.
Câu 3 (10 điểm)
 Một mầm non kể lại tâm trạng của mình khi mới nhú lên khỏi mặt đất vào một buổi sớm mùa xuân nắng đẹp.
------------------------------------ Hết -------------------------------------
Đề bài gồm 01 trang.
Hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi huyện năm học 2008-2009
Môn Ngữ văn – Lớp 9
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
 Đây là dạng bài giới thiệu tác phẩm văn học với yêu cầu ngắn gọn, cô đọng, khái quát, đòi hỏi HS phải có kiến thức vững vàng về tác giả, tác phẩm. Trên cơ sở đó viết thành bài giới thiệu tổng hợp về ba tác phẩm. Yêu cầu cần đạt:
 + Chỉ ra được điểm giống nhau của cả ba tác phẩm: Chủ đề tư tưởng là tình yêu quê hương đất nước sâu đậm.
 + Nêu ra được những khác biệt giữa ba tác phẩm:
 - Hoàn cảnh ra đời: Quê hương của Tế Hanh viết trước năm 1945 thuộc phong trào Thơ mới. Còn Quê hương của Hồ Dzếnh cũng viết trước năm 1945 nhưng lại không nằm trong phong trào Thơ mới. Làng của Kim Lân được viết trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp được in năm 1948.
 - Thể loại khác nhau: Cùng là thơ nhưng Quê hương của Tế Hanh là bài thơ viết theo thể 8 chữ ( Mới có trong thơ mới). Còn Quê hương của Hồ Dzếnh được viết theo thể lục bát truyền thống. Làng của Kim Lân là văn xuôi ( Truyện ngắn).
 - Ngôn ngữ nghệ thuật có nét riêng độc đáo: Quê hương của Hồ Dzếnh với thể thơ lục bát nhuần nhuyễn, ngôn ngữ thơ giầu hình ảnh, cảm xúc là hồi ức về quê hương tuổi thơ thanh bình, xưa cũ và sáng trong tơ vương suốt cuộc đời. Hình ảnh quê hương thì đậm đà bản sắc truyền thống (sông dài, nước cũ, mây xưa). Đời sống thanh bạch, yên bình, lặng lẽ nhưng yên vui, hạnh phúc. Quê hương trong thơ Tế Hanh lại là cảm xúc khỏe khoắn, cường tráng. nó đã vẽ ra bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Có thể nói, nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật của bài thơ là ở sự tạo hình ảnh thơ, nó làm nên cái hay và sức truyền cảm của bài thơ. Với tác phẩm Làng, Kim Lân với ưu thế văn xuôi, tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống tâm lý, miêu tả diễn biến tâm trạng và ngôn ngữ nhân vật quần chúng.
 + Từ cơ sở trên, HS phải khái quát và nâng cao vấn đề, khẳng định lại vấn đề đã nêu.
 Lưu ý: Nếu HS giới thiệu riêng từng tác phẩm thì cho điểm từng phần. Nêu đúng yêu cầu mỗi tác phẩm cho tối đa không quá 2 điểm.
 Nếu HS biết lồng ghép, so sánh, chuyển ý khéo léo, văn viết trôi chảy, có sức cuốn hút và đầy đủ các nội dung thì cho 7 điểm
1Đ
6Đ
 1
 1
 2
 2
2
 Thơ Việt Nam thường chỉ tả người, tả cảnh, nhà thơ Phạm Tiến Duật lại đi tả chiếc ô tô, mà lại là chiếc ô tô không có kínhNghe có vẻ chẳng gì nên thơ cả. Vì vậy tác giả phải thêm “Bài thơ về”để báo trước cho mọi người biết rằng tác giả viết thơ chứ không phải một khúc văn xuôi.
 Thơ khác văn xuôi, nhưng cái gì đưa được vào văn xuôi thì cũng đưa vào thơ được. Bài thơ về tiểu đội xe không khính là cách đưa chất liệu văn xuôi vào thơ. Những câu thơ “ đặc” chất văn xuôi được kết hợp lại trong một cảm hứng chung. Chính vì vậy khi thêm vào “Bài thơ về”thì ý nghĩa đầu đề cũng đã có sự thay đổi: Tác giả viết 
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” chứ không viết văn xuôi. Mục đích chính của tác giả là thể hiện khí phách của con người, những chiến sỹ lái xe ngang tàng trên những nẻo đường Trường Sơn bằng chất thơ mộc mạc, khỏe khoắn
1Đ
2Đ
3
1/ Yêu cầu về nội dung. Nêu được những ý cơ bản sau :
Giới thiệu tôi là một mầm non
Cuộn tròn trong hạt, tôi được người ta gieo xuống đất (cảm thấy chật chội và tối tăm).
Nằm im trong lòng đất, tôi nghe ngóng.
Bỗng hôm nay, nghe tiếng gì ríu rít, thấy bàn tay ấm áp của nắng lay gọi đưa tôi lên mặt đất, tôi thò đầu ra khỏi vỏ ngỡ ngàng (chị sương mai tặng một viên ngọc, anh tia nắng nhảy nhót, nhấp nháy,).
Tôi thấy ấm dạ (mẹ đất cho tôi ăn, gió gửi tôi ít hương hoa, cô bé trồng rau nhẹ nhàng vun đất ấm chân tôi,).
Tôi nghĩ : mặt đất thật là đẹp, vui chứ không tối đen, lạnh lẽo như dưới đất (vì thiên nhiên đẹp, cuộc sống tự do, được chăm chút,).
Tôi thử vẫy hai tai (hai lá mầm) lắng nghe, xốn xang (hoạ mi hót).
Từ hôm đó tôi sống thật hạnh phúc (cuộc sống của thiên nhiên bao quanh tôi ngọt ngào: nắng, gió, nước, cây cối, các mầm non,).
Tôi cảm thấy niềm ao ưởc rạo rực trong thân non (muốn lớn, muốn cống hiến,).
Cuộc sống chắc còn có lúc khó khăn, nhưng tôi vẫn tin ở đất mẹ, ở vạn vật và con người.
Tôi chìm vào trong giấc ngủ giữa một bản nhạc ngân nga.
2/ Yêu cầu về hình thức
Bài viết thể hiện bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc.
Có sự kết hợp tốt giữa tự sự với nghị luận và miêu tả nội tâm.
Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp ; trình bày sạch đẹp.
6Đ
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1
0,5
0,5
4Đ
 1
 2
 1

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi Ngu van 9 cap huyen.doc