Đề thi khảo sát chất lượng tuyển sinh lớp 10 THPT Năm học 2012 - 2013 - Trường THCS Nhân Nghĩa - Môn thi: Ngữ văn

Đề thi khảo sát chất lượng tuyển sinh lớp 10 THPT Năm học 2012 - 2013 - Trường THCS Nhân Nghĩa - Môn thi: Ngữ văn

 Câu 1: (3 điểm)

 Cho đoạn văn sau:

“ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (.). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy nhữ iọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.”

 ( Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

2.1 Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được dùng trong đoạn văn trên.

2.2 Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn.

Câu 2: (2 điểm)

Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 bằng một đoạn văn dài không quá mười hai dòng giấy thi.

 Từ câu chuyện, em rút ra được cho mình bài học gì?

Câu 3: (5 điểm)

 “Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc ”

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng tuyển sinh lớp 10 THPT Năm học 2012 - 2013 - Trường THCS Nhân Nghĩa - Môn thi: Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chất lượng tuyển sinh lớp 10 THPT
Năm học 2012 - 2013
Trường THCS Nhân Nghĩa
Môn thi : Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút(không kể thời gian giao đề)
 Câu 1: (3 điểm) 
 Cho đoạn văn sau: 
“ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy nhữ iọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.” 
 ( Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)
2.1 Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được dùng trong đoạn văn trên.
2.2 Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn.
Câu 2: (2 điểm) 
Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 bằng một đoạn văn dài không quá mười hai dòng giấy thi.
 Từ câu chuyện, em rút ra được cho mình bài học gì?
Câu 3: (5 điểm)
 “Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
HẾT.
 ÑAÙP AÙN 
Câu 1: (3 điểm) 
2.1 Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng: (1,5 điểm)
- Phép nhân hóa (0,25 điểm) làm cho các yếu tố thiên nhiên (mưa, đất trời, cây cỏ)(0,25 điểm) trở nên có sinh khí, có tâm hồn.(0,25 điểm)
- Phép so sánh (0,25 điểm ) làm cho chi tiết, hình ảnh (những hạt mưa) (0,25 điểm) trở nên cụ thể, gợi cảm.(0,25 điểm)
2.2 Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn: (1,5 điểm)
- Liên kết nội dung:(0,75 điểm) 
+ Các câu trong đoạn cùng phục vụ chủ đề của đoạn (0,25 điểm) là: miêu tả mưa mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời. (0,25 điểm)
+ Các câu trong đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. (0,25 điểm)
- Liên kết hình thức: (0,75 điểm)
+ Phép lặp: mưa mùa xuân, mưa, mặt đất
+ Phép đồng nghĩa, liên tưởng: mưa, hạt mưa, giọt mưa; mặt đất, đất trời; cây cỏ, cây, nhánh lá mầm non, hoa thơm trái ngọt
+ Phép thế: cây cỏ - chúng
+ Phép nối: và
* Cho điểm:
+ HS xác định đúng, có dẫn chứng 4 phép liên kết : 0,75 điểm
+ HS xác định đúng, có dẫn chứng 2-3 phép liên kết : 0,5 điểm
+ HS xác định đúng, có dẫn chứng 1 phép liên kết : 0,25 điểm
Câu 2: (2 điểm) .Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà”(Nguyễn Quang Sáng) (1 điểm)
- Hình thức: Đoạn văn dài không quá 12 dòng giấy thi. (0,25 điểm)
- Nội dung: Nêu được cốt truyện, nhân vật và các tình tiết chính (0,75 điểm)
 ● Bài học rút ra từ câu chuyện: (1 điểm)
Học sinh có thể nêu nhiều bài học khác nhau, trong đó các ý cơ bản là:
+ Tình cảm cha con nói riêng, tình cảm gia đình nói chung là tình cảm quý báu, mỗi người cần biết trân trọng, giữ gìn, phát huy.
+ Con người phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với các tình cảm cao quý đó.
+ Đây cũng là truyền thống đạo lý của dân tộc, cần kế thừa và gìn giữ.
Câu 3 (5 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức:
	- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, kiểu bài phân tích một bài thơ, một đoạn thơ, biết cách trình bày luận điểm khi viết một bài văn.
- Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục đầy đủ, chặt chẽ. lập luận rõ ràng, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp... 
2. Yêu cầu về nội dung:
Néi dung cÇn ®¹t
BiÓu ®iÓm
1. Giới thiệu về tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
2. Nêu giá trị của đoạn trích: đây là đoạn thơ hay, cô đọng làm nổi bật chủ đề của bài thơ.
3. Phân tích:
- Đoạn thơ là tâm sự riêng của tác giả nhưng cũng là tâm sự của một thế hệ - đó là những suy ngẫm và tâm niệm về mùa xuân đất nước, đó là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống, được cống hiến cho cuộc đời chung, cho đất nước:
+ Hoà cùng vào mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, nhà thơ cũng có một mùa xuân nho nhỏ của mình lặng lẽ dâng cho đời một cách khiêm tốn, đáng yêu (Ta làm....)
+ Lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiêm tốn không kể gì tuổi tác (Dù là...) qua đó thấy được khát vọng cống hiến thiết tha, cháy bỏng và sống có ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước của tác giả.
- Nhà thơ đã dùng những hình ảnh của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình: muốn "làm con chim hót", muốn "làm một nhành hoa".... Mong ước được sống có ích, cống hiến cho cuộc đời.
- Đoạn thơ đã gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống của mỗi người. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết sống, biết chăm lo cho cuộc đời chung và đóng góp những gì tốt đẹp nhất của mình cho đất nước.
- Thể thơ 5 chữ ngắn gọn, hàm súc, lời thơ nhẹ nhàng tha thiết gợi nhiều liên tưởng. Tác giả sử dụng đại từ nhân xưng "ta" vừa là số ít, vừa là số nhiều có ý nghĩa khái quát cao.
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
0,5
1,0
0,5
.

Tài liệu đính kèm:

  • docNhan Nghia.doc