Đề thi môn Địa lý - Trường THCS Định Long

Đề thi môn Địa lý - Trường THCS Định Long

Đề thi:

Câu 1( 4 điểm) : Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng Sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội ?

Câu 2: ( 6 điểm) : Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội. Em hãy:

a. Chứng minh dân số nước ta phân bố không đều và chưa hợp lí.

b. Cho biết sự phân bố chưa hợp lí đó là do nguyên nhân nào? Nêu các giải

pháp chính để phân bố lại dân cư hợp lí?

Câu 3: ( 3,0 điểm)

a. Ngành công nghiệp trọng điểm là gì ? Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?

b. Vùng kinh tế trọng điểm là gì ? Nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm? Kể tên các tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung?

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Địa lý - Trường THCS Định Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Định Long
Đề thi mụn: Địa lý
Thời gian làm bài: 150 phỳt
Họ và tờn người ra đề: Nguyễn Thị Hưng
Đề thi:
Câu 1( 4 điểm) : Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng Sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội ? 
Câu 2: ( 6 điểm) : Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội. Em hãy: 
Chứng minh dân số nước ta phân bố không đều và chưa hợp lí. 
Cho biết sự phân bố chưa hợp lí đó là do nguyên nhân nào? Nêu các giải 
pháp chính để phân bố lại dân cư hợp lí? 
Câu 3: ( 3,0 điểm) 
Ngành công nghiệp trọng điểm là gì ? Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta? 
Vùng kinh tế trọng điểm là gì ? Nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm? Kể tên các tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung? 
 Câu 4:( 3 điểm) :Cho bảng số liệu diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005(đơn vị : nghìn ha) 
Vùng
 Trung du và miền núi Bắc Bộ
Tây Nguyên
-Diện tích cây CN lâu năm
91,0
634,3
- Trong đó: 
+ Cà phê
3,3
445,4
+ Chè
80,0
27,0
+ Cao su
0
109,4
+ Các cây khác
7,7
52,5
Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về quy mô, cơ cấu diện tích cây công nghiệp của hai vùng chuyên canh trên?
Giải thích nguyên nhân của sự giống và khác nhau trên của hai vùng?
Câu 5: ( 4,0 điểm) : Cho bảng số liệu sau: 
Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây( nghìn ha) 
Năm
1990
2002
Tổng số:
9040,0
12831,4
 - Cây lương thực
6474,6
8320,3
 - Cây công nghiệp
1199,3
2337,3
 - Cây thực phẩm, ăn quả, cây khác.
1366,1
2173,8
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây?
b. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi qui mô diện tích và tỷ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây? 
Đáp án và biểu điểm 
 Câu 1: ( 4 điểm ) 
a. Thuận lợi: 3,0 đ
- Vị trí địa lí: Giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ thuận lợi cho giao lưu kinh tế ,văn hoá, vị trí giáp biển tạo thế mạnh phát triển kinh tế biển. ( 0,5 đ)
- Đất phù sa sông Hồng mầu mỡ. Điều kiênk khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. ( 0,5đ) 
- Khí hậu có mùa đông lạnh tạo điều kiện trồng các cây ưa lạnh, đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính. ( 0,5đ) 
- Khoáng sản: Các mỏ đá( Hải Phòng, Nam Hà, Ninh Bình), sét cao lanh ( Hải Dương), than nâu ( Hưng Yên), khí tự nhiên ( Thái Bình) ( 0,5đ) 
- Tài nguyên biển đang được khai thác có hiệu quả để phát triển ngành thuỷ sản.( 0,5đ) 
- Du lịch: Có các bãi tắm đẹp Cát Bà, Đồ Sơn ; phong cảnh Tam Cốc, Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương ( 0,5đ) 
b. Khó khăn: 1điểm
- Thời tiết diễn biến thất thường, lũ lụt, hạn hán. ( 0,5đ) 
- Quỹ đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp ( 0,25đ)
- Khoáng sản ít, trữ lượng nhỏ ( 0,25đ)
Câu 2: 6 điểm 
a. Chứng minh: 3,75 đ
- Nước ta có mật độ dân số cao trên thế giới . Năm 2003 là 246 người/ km2, cao gấp 5 lần so với mật độ trung bình của thế giới ( 0,5 đ)
- Dân cư phân bố không đều và chưa hợp lí : 
+ Vùng đồng bằng, ven biển, đô thị chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ nhưng tập trung 3/4 dân số nên mật độ dân số rất cao ( 0,5 đ).( Năm 2003 mật độ dân số ở đồng bằng sông Hồng là 1192 người/ km2, thành phố Hồ Chí Minh là 2664 người/ km2, Hà Nội là 2830 người / km2)( 0, 5 đ). 
+ Vùng núi, cao nguyên chiếm 3/4 diiện tích lãnh thổ nhưng chỉ chiếm 1 /4 dân số nên có mật độ dân số thấp (0,5 đ). Năm 2003 mật độ dân số ở vùng Tây Bắc là 67 người/ km2 , vùng Tây Nguyên là 84 người/ km2 ( 0,5 đ) 
+ Dân cư sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn( 74% ) , ít ở vùng thành thị ( 26 %).( 0,5 đ) 
+ Không đều giữa miền Bắc và miền Nam, dân cư tập trung chủ yếu ở miền Bắc.( 0,25 đ) 
+ Không đều ngay trong nội bộ các vùng đồng bằng, nội bộ các vùng miền núi. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất( 1192 người / km2 ) , đồng bằng Sông cửu Long có 425 người/ km2.( 0,5 đ) 
b.Nguyên nhân và giải pháp: 2,25 đ 
* Nguyên nhân:
- Điều kiện tự nhiên( đất đai, khí hậu, địa hình, nguồn nước, giao thông)( 0,5 đ) 
- Lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ( 0,25 đ) 
- Trình độ phát triển kinh tế – xã hội và mức độ khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.( 0,5 đ) 
* Giải pháp: 
- Phân bố lại dân cư và lao động trong cả nước và trong nội bộ trong vùng( 0,5đ). 
- Di dân đến vùng còn thưa dân, xây dung vùng kinh tế mới ở các vùng miền núi .( 0,25đ)
- Đa dạng các ngành nghề, tạo nhiều việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người lao động thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ( 0,25 đ)
Câu 3: 3,0 điểm 
a.- Công nghiệp trọng điểm là ngành chiếm tye trọng lớn trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tác mạnh tới các ngàng kinh tế khác ( 0,75 đ) 
 - Các ngành công nghiệp trọng điẻm của nước ta: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu ding, công nghiệp cơ khí và điện tử, công nghiệp dầu khí, điện, hoá chất và sản xuất vật liệu xây dựng. ( 0,75 đ) 
b. – Vùng kinh tế trọng điểm là vùng tập trung lớn về cong nghiệp và thương mại, dịch vụ nhằm thu hút nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước, kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt là công nghiệp. ( 0,75 đ)
 -- Nước ta dã thành lập 3 vùng kinh tế trọng điểm : Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. ( 0,5 đ)
 - Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên- Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. ( 0,25 đ) 
Câu 4: 3,0 điểm
a. So sánh:1,5 điểm 
- Giống nhau: 
+ Đều là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm có qui mô lớn.( 0,25đ) 
+ Có cơ cấu cây công nghiệp đa dạng.( 0,25 đ) 
- Khác nhau: 
+ Qui mô: Tây Nguyên là vùng chuyên canh có qui mô lớn hơn ( dẫn chứng) ( 0,5 đ) 
+ Cơ cấu: Tây Nguyên có cơ cấu đa dạng hơn( dẫn chứng), Cà phê là cây CN quan trọng nhất, còn TDMNBB chủ yếu là cây CN cận nhiệt, Chè là cây CN quan trọng nhất.( 0,5 đ) 
b. Giải thích: 
- Giống nhau: Cả hai vùng đều là miền núi nên có điều kiện tư nhiên ( đất đai, khí hậu) thuận lợi cho trồng cây CN lâu năm. ( 0,5 đ) 
- Khác nhau: 
+ Qui mô: Do Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên ( địa hình bằng phẳng, S đất bazan lớn , màu mỡ) thuận lợi cho tổ chức sản xuất với qui mô lớn. Còn TDMNBB điạ hình chia cắt mạnh, đất dốc khó khăn cho qui hoạch vùng chuyên canh.( 0,5 đ) 
+ Cơ cấu: Tây Nguyên có đất bazan màu mỡ, khí hậu cận xích đạo thuận lợi trồng Cà phê và trên các cao nguyên có khí hậu mát nên còn trồng được cây CN cận nhiệt. Còn vùng TDMNBB khí hậu nhiệt đới mùa đông lạnh thích hợp với cây CN cận nhiệt, đặc biệt là Chè. ( 0,5 đ) 
Câu 5: 4 điểm: 
a. Vẽ biểu đồ: 2,5 đ
- Bảng xử lí số liệu: ( đơn vị: % )( 1,0 đ)
Năm
1990
2002
Tổng Số:
100
100
- Cây lương thực
71,6
64,8
- Cây công nghiệp
13,3
18,2
- Cây thực phẩm, ăn quả, cây khác
15,1
17,0
- Tính bán kính đường tròn: 
Năm
S năm 2002 hơn 1990
Bán kính năm 2002 hơn 1990
1990
1
1cm
2002
1,42
1,19cm
- Vẽ biểu đồ: HS vẽ 2 biểu đồ hình tròn bán kính theo kết quả trên , có chú giảI , tên biểu đồ, xạch đẹp thì được điểm tối đa( 1,5 đ) . Nếu HS không tính bán kính nhưng vẽ 2 biểu đồ mà bán kính năm 2002 lớn hơn năm 1990, đảm bảo các yêu cầu trên thì được 1,0đ . 
b. + Nhận xét: 1,5 đ
- Qui mô diện tích các nhóm cây tăng( dẫn chứng) ( 0,5 đ)
- Tỷ trọng có sự thay đổi: Cây CN và cây thực phẩm, ăn quả, cây khác tăng( dẫn chứng), Cây lương thực giảm( dẫn chứng) ( 0,5 đ) 
 + Giải thích: 
- Diện tích gieo trồng các nhóm cây đều tăng lên chính là kết quả của công cuộc khai hoang phục hoá ở nước ta trong thời gian qua.( 0,25 đ)
- Tỷ trọng các cây CN, cây thực phẩm, ăn quả,và cây khác tăng là do nước ta thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng hướng tới tạo sản phẩm cho CN chế biến. ( 0,25 đ )

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_dia_ly_truong_thcs_dinh_long.doc