Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên - Thpt quốc học môn: Ngữ văn - năm học: 2007 - 2008

Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên - Thpt quốc học môn: Ngữ văn - năm học: 2007 - 2008

Câu 1: (2 điểm)

Yêu cầu của câu hỏi gồm hai phần:

1.1 Lý thuyết: (1 điểm)

- Trong văn bản tự sự có hai hình thức kể chuyện theo ngôi:

+ Ngôi thứ nhất : Người kể xưng "tôi", tham gia hoặc chứng kiến câu chuyện. (0,25 điểm)

+ Ngôi thứ ba: Người kể giấu mình, nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản, dường như biết hết mọi việc, mọi nhân vật. (0,25 điểm)

- Vai trò của người kể chuyện là dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể. (0,5 điểm)

1.2 Vận dụng: (1 điểm)

- Xác định loại ngôi kể yêu thích. (0,25 điểm)

- Phân tích ngắn gọn một ngôi kể trong một tác phẩm tự sự.(Chú ý: Nhấn mạnh lý do chọn ngôi kể, ý nghĩa và vai trò của ngôi kể ấy đối với giá trị của tác phẩm).

 (0,75 điểm)

Câu 2: (2 điểm)

Yêu cầu của câu hỏi gồm hai phần:

2.1 Hình thức: ( 0,5 điểm)

Văn bản nghị luận có lý lẽ và dẫn chứng; dài không quá 1 trang giấy thi.

2.2 Nội dung: (1,5 điểm)

* Phân tích giá trị tình huống bé Xi-mông hỏi bác Phi-líp :"Bác có muốn làm bố cháu không?": (1 điểm)

- Đây là tình tiết mang giá trị bước ngoặc đối với tác phẩm. (0,25 điểm)

- Đây cũng là tình tiết góp phần thúc đẩy sự bộc lộ của các nhân vật:

+ Sự khát khao có được một người bố của Xi-mông. (0,25 điểm)

+ Sự "hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại", thể hiện nhân phẩm tốt đẹp của chị Blăng-sốt. (0,25 điểm)

+ Sự chuyển biến trong suy nghĩ và tình cảm của bác Phi-líp. (0,25 điểm)

* Lý giải tên tác phẩm: (0,5 điểm)

- "Bố của Xi-mông" gắn với khát vọng được yêu thương của nhân vật Xi-mông.

 (0,25 điểm)

- "Bố của Xi-mông" cũng gắn với vai trò, ý nghĩa của nhân vật bác Phi-líp, người mang thông điệp của tác giả Guy đơ Mô-pa-xăng về lòng nhân đạo và sự ứng xử đầy tình thương yêu giữa người với người. (0,25 điểm)

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 836Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên - Thpt quốc học môn: Ngữ văn - năm học: 2007 - 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN - THPT QUỐC HỌC
 THỪA THIÊN HUẾ MÔN : NGỮ VĂN - NĂM HỌC: 2007 - 2008
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút
------------------------------------------------------------------------------------
 Câu 1: (2 điểm)
Trong văn bản tự sự có mấy hình thức kể chuyện theo ngôi? Vai trò của người kể chuyện là gì? Em thích loại ngôi kể nào nhất? Phân tích ngắn gọn một ví dụ để minh họa.
 Câu 2: (2 điểm)
Bằng một văn bản nghị luận (dài không quá một trang giấy thi), hãy phân tích giá trị của tình huống bé Xi-mông hỏi bác thợ rèn Phi-lip: "Bác có muốn làm bố cháu không?" ( Bố của Xi-mông - Guy đơ Mô-pa-xăng). 
Lý giải tại sao tác phẩm mang tên "Bố của Xi-mông"? 
Câu 3: (6 điểm) 
Trong bài "Tiếng nói của văn nghệ", Nguyễn Đình Thi có viết:
"Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc..."
Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Từ đó hãy trình bày cảm nhận về một bài thơ theo em là hay trong chương trình Ngữ văn lớp 8 hoặc lớp 9, phần Văn học Việt Nam.
------------------------ Hết --------------------------
SBD thí sinh: ----------------------- Chữ ký GT 1: ----------------------
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN - THPT QUỐC HỌC
 THỪA THIÊN HUẾ MÔN : NGỮ VĂN - NĂM HỌC: 2007 - 2008
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu 1: (2 điểm)
Yêu cầu của câu hỏi gồm hai phần:
1.1 Lý thuyết: (1 điểm)
- Trong văn bản tự sự có hai hình thức kể chuyện theo ngôi:
+ Ngôi thứ nhất : Người kể xưng "tôi", tham gia hoặc chứng kiến câu chuyện. (0,25 điểm)
+ Ngôi thứ ba: Người kể giấu mình, nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản, dường như biết hết mọi việc, mọi nhân vật. (0,25 điểm) 
- Vai trò của người kể chuyện là dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể. (0,5 điểm)
1.2 Vận dụng: (1 điểm)
- Xác định loại ngôi kể yêu thích. (0,25 điểm)
- Phân tích ngắn gọn một ngôi kể trong một tác phẩm tự sự.(Chú ý: Nhấn mạnh lý do chọn ngôi kể, ý nghĩa và vai trò của ngôi kể ấy đối với giá trị của tác phẩm). 
 (0,75 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
Yêu cầu của câu hỏi gồm hai phần: 
2.1 Hình thức: ( 0,5 điểm)
Văn bản nghị luận có lý lẽ và dẫn chứng; dài không quá 1 trang giấy thi. 
2.2 Nội dung: (1,5 điểm)
* Phân tích giá trị tình huống bé Xi-mông hỏi bác Phi-líp :"Bác có muốn làm bố cháu không?": (1 điểm)
- Đây là tình tiết mang giá trị bước ngoặc đối với tác phẩm. (0,25 điểm)
- Đây cũng là tình tiết góp phần thúc đẩy sự bộc lộ của các nhân vật:
+ Sự khát khao có được một người bố của Xi-mông. (0,25 điểm)
+ Sự "hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại", thể hiện nhân phẩm tốt đẹp của chị Blăng-sốt. (0,25 điểm)
+ Sự chuyển biến trong suy nghĩ và tình cảm của bác Phi-líp. (0,25 điểm)
* Lý giải tên tác phẩm: (0,5 điểm)
- "Bố của Xi-mông" gắn với khát vọng được yêu thương của nhân vật Xi-mông.
 (0,25 điểm)
- "Bố của Xi-mông" cũng gắn với vai trò, ý nghĩa của nhân vật bác Phi-líp, người mang thông điệp của tác giả Guy đơ Mô-pa-xăng về lòng nhân đạo và sự ứng xử đầy tình thương yêu giữa người với người. (0,25 điểm)
Câu 3: (6 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài viết đủ 3 phần : Mở - Thân - Kết.
- Nắm kỹ năng làm bài nghị luận văn học: suy nghĩ về một nhận định, trình bày cảm nhận về một bài thơ.
- Bố cục chặt chẽ, lý lẽ thuyết phục, cảm nhận chân thành; diễn đạt trôi chảy; bài sạch, chữ rõ.
II. Yêu cầu về kiến thức: 
Đề bài có hai yêu cầu:
1. Trình bày suy nghĩ về nhận định:
- Đây là một cách hiểu về thơ hay: Thơ hay là thơ tạo được ấn tượng ngay từ khâu đọc văn bản. Và càng đọc đi đọc lại càng thấy bài thơ thực sự hay.
- Tác động của bài thơ hay đối với người đọc, làm cho người đọc nghĩ suy, 
trăn trở.
- Đối với bài thơ nói chung, bài thơ hay nói riêng, người đọc phải đem cả tâm hồn mà đọc bài thơ; đọc cho đến lúc tự bài thơ phát sáng, làm rung lên mọi cung bậc trong tâm hồn người đọc.
2. Trình bày cảm nhận về một bài thơ hay:
- Bài thơ được chọn thuộc chương trình Ngữ văn lớp 8 hoặc lớp 9, phần Văn học Việt Nam (không giới hạn giai đoạn).
- Bài thơ thực sự là một tác phẩm văn chương có giá trị (về nội dung, nghệ thuật).
- Người viết cần trình bày cảm nhận ở cả hai phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. 
- Phần cảm nhận này phải gắn với ý giải thích ở trên một cách hợp lý.
III. Biểu điểm:
- Điểm 6: Nội dung bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở trên, tỏ ra nắm chắc vấn đề, giải thích thuyết phục, có nhiều cảm nhận tinh tế, phát hiện sâu sắc, tình cảm chân thành. Văn phong tốt.
- Điểm 4: Bài làm tỏ ra nắm được yêu cầu đề về nội dung và định hướng, giải quyết khá thuyết phục hai yêu cầu. Tuy nhiên, các ý có thể chưa thật toàn diện và mạch lạc. Văn phong khá tốt, cảm xúc chân thành.
- Điểm 2: Bài tỏ ra chưa thật hiểu về nội dung, giải thích chưa đạt, trình bày cảm nhận còn sơ sài, thiếu cứ liệu, ý chưa thật hợp lý. Văn lủng củng.
- Điểm 1: Bài sa vào diễn xuôi thơ, thiếu giải thích xác đáng.
----------------- HẾT ------------------
 SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT THÀNH PHỐ HUẾ
	 THỪA THIÊN HUẾ Khóa ngày 12.7. 2007
 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (2 điểm) 
1.1 Hãy kể tên các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở.
1.2 Ở lớp 9, em đã học các văn bản nghị luận nào? (Nêu tên văn bản và tác giả) 
Câu 2: (3 điểm) 
 Cho đoạn văn sau: 
“ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy nhữ iọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.” 
 ( Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)
2.1 Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được dùng trong đoạn văn trên.
2.2 Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn.
 Câu 3: (5 điểm) 
3.1 Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 bằng một đoạn văn dài không quá mười hai dòng giấy thi.
3.2 Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu. 
 Từ câu chuyện, em rút ra được cho mình bài học gì?
------------------------------ HẾT ---------------------------------
 SBD thí sinh: ......................	 Chữ ký GT 1: .....................................
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT THÀNH PHỐ HUẾ
	 THỪA THIÊN HUẾ Khóa ngày 12.7. 2007
ĐỀ CHÍNH THỨC 	Môn: NGỮ VĂN 	 Thời gian làm bài: 120 phút
-----------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (2 điểm) 
1.1 Kể tên các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở: (1 điểm)
- Văn bản tự sự
- Văn bản miêu tả
- Văn bản biểu cảm
- Văn bản thuyết minh
- Văn bản nghị luận
- Văn bản điều hành (hành chính - công vụ)
* Cho điểm:
+ HS kể đủ 6 kiểu văn bản : 1 điểm
+ HS kể 4-5 kiểu văn bản : 0,75 điểm
+ HS kể 3 kiểu văn bản : 0,5 điểm
+ HS kể 1-2 kiểu văn bản : 0,25 điểm
1.2 Nêu tên các văn bản nghị luận đã học ở lớp 9 (có tên tác giả): (1 điểm)
- Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
- Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoan)
- Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (Hi-pô-lit Ten)
* Cho điểm: Tính điểm riêng cho tên văn bản (0,5 điểm) và tên tác giả (0,5 điểm); không tính điểm nếu gán nhầm lẫn tên tác giả cho văn bản :
+ HS nêu đúng 4 tên : 0,5 điểm
+ HS nêu đúng 1-3 tên : 0,25 điểm
Câu 2: (3 điểm) 
2.1 Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng: (1,5 điểm)
- Phép nhân hóa (0,25 điểm) làm cho các yếu tố thiên nhiên (mưa, đất trời, cây cỏ)(0,25 điểm) trở nên có sinh khí, có tâm hồn.(0,25 điểm)
- Phép so sánh (0,25 điểm ) làm cho chi tiết, hình ảnh (những hạt mưa) (0,25 điểm) trở nên cụ thể, gợi cảm.(0,25 điểm)
2.2 Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn: (1,5 điểm)
- Liên kết nội dung:(0,75 điểm) 
+ Các câu trong đoạn cùng phục vụ chủ đề của đoạn (0,25 điểm) là: miêu tả mưa mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời. (0,25 điểm)
+ Các câu trong đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. (0,25 điểm)
- Liên kết hình thức: (0,75 điểm)
+ Phép lặp: mưa mùa xuân, mưa, mặt đất
+ Phép đồng nghĩa, liên tưởng: mưa, hạt mưa, giọt mưa; mặt đất, đất trời; cây cỏ, cây, nhánh lá mầm non, hoa thơm trái ngọt
+ Phép thế: cây cỏ - chúng
+ Phép nối: và
* Cho điểm:
+ HS xác định đúng, có dẫn chứng 4 phép liên kết : 0,75 điểm
+ HS xác định đúng, có dẫn chứng 2-3 phép liên kết : 0,5 điểm
+ HS xác định đúng, có dẫn chứng 1 phép liên kết : 0,25 điểm
Câu 3: (5 điểm) 
3.1.Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà”(Nguyễn Quang Sáng) (1 điểm)
- Hình thức: Đoạn văn dài không quá 12 dòng giấy thi. (0,25 điểm)
- Nội dung: Nêu được cốt truyện, nhân vật và các tình tiết chính (0,75 điểm)
3.2. Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu, từ đó rút ra bài học: (4 điểm)
■ Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài làm có đủ ba phần: Mở - Thân - Kết.
- Bài làm thể hiện kỹ năng nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.
- Bố cục chặt chẽ; luận điểm mạch lạc, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng chính xác, chọn lọc; suy nghĩ chân thành; diễn đạt trôi chảy, bài sạch sẽ, chữ rõ ràng.
■ Yêu cầu về kiến thức:
● Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu: (3,5 điểm)
- Có thể phân tích vấn đề theo hai nhân vật chính (Ông Sáu và bé Thu).
- Cũng có thể phân tích theo hai tình huống truyện (Cuộc gặp gỡ sau 8 năm xa cách của hai cha con và sự kiện ông Sáu làm chiếc lược ngà ở khu căn cứ).
- Sau đây là các ý trọng tâm cần làm rõ:
+ Sự bộc lộ tình cảm mạnh mẽ, nồng nhiệt của bé Thu đối với cha, mặc dù trước đó em cố tình xa cách, cứng đầu, ương ngạnh.(1,25 điểm )
+ Sự thể hiện tình cảm sâu sắc, thiết tha của ông Sáu đối với con, đặc biệt qua kỷ vật “chiếc lược ngà”- biểu hiện của tình cha con cao đẹp.(1,75 điểm)
+ Để diễn tả tình cha con sâu nặng, xúc động, thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng thành công: tình huống truyện bất ngờ, hợp lý; hệ thống nhân vật chân thực, tự nhiên; ngôn ngữ tác phẩm đặc sắc, đậm chất Nam bộ.(0,5 điểm)
 ● Bài học rút ra từ câu chuyện: (0,5 điểm)
Học sinh có thể nêu nhiều bài học khác nhau, trong đó các ý cơ bản là:
+ Tình cảm cha con nói riêng, tình cảm gia đình nói chung là tình cảm quý báu, mỗi người cần biết trân trọng, giữ gìn, phát huy.
+ Con người phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với các tình cảm cao quý đó.
+ Đây cũng là truyền thống đạo lý của dân tộc, cần kế thừa và gìn giữ.
...
♦ Chú ý: - Giám khảo cho điểm các ý về yêu cầu nội dung kiến thức trên cơ sở gắn liền với yêu cầu về kỹ năng.
 - Trong phần“Phân tích tình cảm cha con...”, giám khảo không cho quá 0,5 điểm nếu học sinh sa vào kể chuyện.
 ------------------------- HẾT ------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT QUỐC HỌC 
	 THỪA THIÊN HUẾ MÔN: Ngữ văn - NĂM HỌC: 2007-2008
	 Thời gian làm bài: 150 phót 
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 ----------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (1,5 điểm)
Em hãy hoàn thiện sơ đồ sau. Nêu ví dụ minh họa cho từng loại từ:
Từ
(Xét về đặc điểm cấu tạo)
Từ đơn
Từ láy vần
Câu 2: (2,5 điểm)
Với đề tài “Giá trị nhân đạo của truyện ngắn“ Cô bé bán diêm” (H.C.An-đec-xen)”, em hãy viết một văn bản nghị luận (dài không quá 1 trang giấy thi), có sử dụng các yếu tố khởi ngữ, liên kết đoạn, câu hỏi tu từ (gạch chân xác định).
Câu 3: (6 điểm)
Từ hai bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt - 1963) và“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”(Nguyễn Khoa Điềm - 1971), hãy trình bày suy nghĩ của em về những phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.
----------------------- HẾT --------------------------
SBD THÍ SINH: -------------- CHỮ KÝ G.T 1: ------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT QUỐC HỌC 
	 THỪA THIÊN HUẾ MÔN: Ngữ văn - NĂM HỌC: 2007-2008
	Thời gian làm bài: 150 phót 
 ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (1,5 điểm)
1.1 Điền đủ và đúng thông tin vào các ô trống: (1 điểm). 
Từ
(Xét về đặc điểm cấu tạo)
Từ phức
Từ đơn
Từ láy
Từ ghép
Từ láy 
bộ phận
Từ láy hoàn toàn 
Từ ghép chính phụ 
Từ ghép đẳng lập
Từ láy âm
Từ láy vần
 Trong đó:
+ Điền các thông tin " Từ phức - Từ láy âm " 	 	 (0,25 điểm)
+ Điền các thông tin " Từ ghép - Từ láy " 	 (0,25 điểm)
 + Điền các thông tin " Từ ghép đẳng lập - Từ ghép chính phụ" (0,25 điểm)
 " Từ láy hoàn toàn - Từ láy bộ phận" (0,25 điểm)
* Giám khảo không cho điểm nếu học sinh xác định sai 1 thông tin trong cụm.
 Cho ví dụ: (0,5 điểm)
+ Đúng > = 4 loại từ 	(0,25 điểm)
+ Đúng > = 6 loại từ 	(0,5 điểm)
Câu 2: (2,5 điểm)
2.1 Hình thức: (1điểm)
- Văn bản nghị luận ; dài không quá 1 trang.	(0,25 điểm)
- Văn bản có các yếu tố khởi ngữ, liên kết đoạn và câu hỏi tu từ.	(0,75 điểm)
* Giám khảo không chấm nếu học sinh không gạch chân xác định. 
2.2 Nội dung: (1,5 điểm)
 Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách, hướng đến các ý sau: (Mỗi ý 0,5 điểm)
- Tác phẩm thể hiện khát vọng yêu thương, khát vọng hạnh phúc và niềm tin của cô bé bán diêm;
- Tác phẩm lên án xã hội tư bản thiếu tình thương giữa con người và con người;
- Tác phẩm bộc lộ sự thương cảm, chia sẻ của nhà văn.
Câu 3: (6 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng: 
- Bài viết đủ 3 phần: Mở - Thân - Kết.
- Nắm vững kỹ năng làm bài nghị luận văn học. 
- Bố cục hợp lý, diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ.
II. Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều hướng, dưới nhiều góc độ, miễn là bám sát vấn đề trọng tâm: Phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.
- Đề yêu cầu lấy hai bài thơ "Bếp lửa"( Bằng Việt) và " Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" ( Nguyễn Khoa Điềm) làm căn cứ để suy nghĩ, cảm nhận.
- Có thể phân tích đồng thời hoặc lần lượt hai bài thơ. Tuy nhiên phải chú ý xây dựng hệ thống luận điểm về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: 
1. Người phụ nữ Việt Nam giàu tình yêu thương (người thân, gia đình, quê hương, đất nước, bộ đội, Bác Hồ...)
2. Người phụ nữ Việt Nam chịu thương, chịu khó, bền bỉ, nhẫn nại, chăm chỉ, cần cù (trong đời sống gia đình, trong quan hệ với quê hương, đất nước...)
3. Người phụ nữ Việt Nam giàu đức hy sinh, giàu niềm tin và nghị lực, dũng cảm, kiên cường...
* Ngoài ra, bài làm của học sinh giỏi cần đạt thêm những yêu cầu sau:
+ Có sự đối chiếu nhất định để thấy được sự kế thừa và phát huy các phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt nam (qua các thời đại, qua các tác phẩm...)
+ Thấy được sự đóng góp của hai nhà thơ (về phong cách ) trong việc thể hiện cùng một đề tài.
III. Biểu điểm:
- Điểm 6: Nội dung bài làm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu ở trên, tỏ ra hiểu vấn đề, nắm vững trọng tâm và có cứ liệu giải quyết theo hệ thống luận điểm, có nhiều cảm nhận tinh tế và phát hiện sâu sắc; tình cảm chân thành.
- Điểm 4: Bài làm tỏ ra nắm được yêu cầu đề về nội dung và cứ liệu, giải quyết theo hệ thống luận điểm, tuy nhiên ý có thể chưa thật toàn diện và mạch lạc. Văn phong tốt, cảm xúc chân thành.
- Điểm 3: Bài tỏ ra hiểu yêu cầu đề về nội dung. Tuy nhiên chưa hình thành hệ thống luận điểm một cách rõ ràng, phân tích cứ liệu chưa thật trọng tâm. Văn phong tạm được, cảm xúc khá tốt.
- Điểm 1: Bài sa vào diễn xuôi thơ, thiếu cứ liệu trọng tâm và xác đáng.
----------------- Hết ------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuyen sinh 10 Quoc Hoc Hue.doc