Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên văn quốc học - Năm học: 2005 - 2006 môn: Văn - Tiếng Việt

Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên văn quốc học - Năm học: 2005 - 2006 môn: Văn - Tiếng Việt

A. VĂN- TIẾNG VIỆT: (3 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm)

- Viết đoạn diễn dịch với câu chốt ở đầu đoạn, đảm bảo yêu cầu đề (không quá 15 dòng giấy thi, có 2 dẫn chứng), diễn đạt trôi chảy, thuyết phục. (1,5 điểm)

- Viết đoạn diễn dịch với câu chốt ở đầu đoạn, đạt được các yêu cầu của đề, nhưng nội dung chưa thuyết phục, diễn đạt chưa trôi chảy. (1,0 điểm)

- Lạc đề (0 điểm)

Câu 2: (1,5 điểm)

- Học sinh có thể nêu ý kiến riêng của mình về việc chọn nhân vật nổi bật nhất của truyện "Chiếc lá cuối cùng " (O. Henri ) là Gion-xi hay Be-man với các lý do thuyết phục.

- Tuy nhiên, nếu HS chọn và lý giải về nhân vật Gion-xi , điểm không thể đạt tối đa.Vì nhân vật Be-man mới thật sự là nhân vật trung tâm chuyển tải ý nghĩa tư tưởng của truyện.

- Qua Be-man, O.Henri muốn nói đến ý nghĩa to lớn của nghệ thuật trong đời sống (Vì cuộc sống, vì con người ) và sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ chân chính (Sáng tạo nghệ thuật với tất cả tấm lòng, tâm huyết và tài năng đích thực ).

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên văn quốc học - Năm học: 2005 - 2006 môn: Văn - Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN VĂN
 THỪA THIÊN HUẾ QUỐC HỌC - NĂM HỌC: 2005- 2006
 Đề Chính Thức MÔN: VĂN - TIẾNG VIỆT
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. VĂN- TIẾNG VIỆT: (3 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
- Viết đoạn diễn dịch với câu chốt ở đầu đoạn, đảm bảo yêu cầu đề (không quá 15 dòng giấy thi, có 2 dẫn chứng), diễn đạt trôi chảy, thuyết phục.	(1,5 điểm)
- Viết đoạn diễn dịch với câu chốt ở đầu đoạn, đạt được các yêu cầu của đề, nhưng nội dung chưa thuyết phục, diễn đạt chưa trôi chảy.	(1,0 điểm)
- Lạc đề	 (0 điểm)
Câu 2: (1,5 điểm)
- Học sinh có thể nêu ý kiến riêng của mình về việc chọn nhân vật nổi bật nhất của truyện "Chiếc lá cuối cùng " (O. Henri ) là Gion-xi hay Be-man với các lý do thuyết phục.
- Tuy nhiên, nếu HS chọn và lý giải về nhân vật Gion-xi , điểm không thể đạt tối đa.Vì nhân vật Be-man mới thật sự là nhân vật trung tâm chuyển tải ý nghĩa tư tưởng của truyện.
- Qua Be-man, O.Henri muốn nói đến ý nghĩa to lớn của nghệ thuật trong đời sống (Vì cuộc sống, vì con người ) và sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ chân chính (Sáng tạo nghệ thuật với tất cả tấm lòng, tâm huyết và tài năng đích thực ).
B. BÀI LUẬN: (7 điểm)
I. Yêu cầu chung:
- Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận, có kiến thức lý luận văn học (LLVH), biết gắn kết với tác phẩm văn học cụ thể.
- Nắm chắc các biểu hiện hình thức của một tác phẩm thơ ( Bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy ) để liên hệ với vấn đề LLVH.
- Bố cục bài tốt, diễn đạt trôi chảy. 
II. Yêu cầu cụ thể: 
Học sinh cần biết lồng ghép 2 yêu cầu của đề; qua việc phân tích giá trị hình thức của bài thơ để bày tỏ cách hiểu về vấn đề LLVH.
1. Vấn đề LLVH:
- Đây là nhận định về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học. Thực chất là một dạng định nghĩa thế nào là hình thức nghệ thuật hay, đẹp.
- Các phẩm chất của hình thức cần được chú trọng khi phân tích tác phẩm văn học là "sáng tạo ", "sinh động ", "phù hợp ", biểu hiện nội dung "tốt nhất, ấn tượng nhất ".
- Đó vừa là mục tiêu cần đạt tới của người cầm bút, vừa là tiêu chí để thẩm định giá trị của tác phẩm văn chương.
2. Phân tích vẻ đẹp hình thức của bài thơ "Ánh trăng ":
- Học sinh có thể phân tích nhiều cách, từ nhiều góc độ. Lưu ý là phải gắn với vấn đề LLVH đã nêu. Sau đây là một số gợi ý:
a. Thể thơ, nhịp điệu thơ: Thể thơ 5 chữ mộc mạc, giản dị, cùng nhịp thơ lúc ngân vang, tha thiết (khổ 1,2), lúc trĩu nặng, lắng sâu (khổ 5,6) góp phần thể hiện thành công lời tâm tình, tự nhủ, thổ lộ tự đáy lòng không chỉ của một Nguyễn Duy mà là của cả một thế hệ.
b. Kết cấu: Bài thơ có kết cấu giản đơn như một câu chuyện kể (kết hợp tự sự và trữ tình ), từ chiều quá khứ xuôi về hiện tại, gắn liền với mạch cảm xúc của nhà thơ. 
. Chú ý một số điểm "gút ": "ngỡ không bao giờ quên ", "từ hồi về ", "Thình lình đèn điện tắt ","vội bật tung cửa sổ ", "đột ngột vầng trăng tròn ","ánh trăng im phăng phắc "... khắc đậm ấn tượng, cảm xúc.
. Chú ý hình thức: chỉ những chữ đầu khổ thơ được viết hoa, cuối khổ thơ mới có dấu chấm câu tạo nên tính đặc sắc và liền mạch cho ý thơ.
c. Hình tượng: Hình ảnh "Vầng trăng " xuyên suốt 5 khổ thơ và trở thành hình tượng "Ánh trăng " ở khổ thơ cuối, tạo nên sự ám ảnh, khắc sâu ý tưởng, suy tư, tạo "độ xoáy" cho tứ thơ. Ý nghĩa của hình tượng : 
- Là biểu tượng đẹp đẽ của một thời gian lao, đầy tình nghĩa mà những người lính - trong đó có nhà thơ - từng gắn bó, yêu thương.
- Là biểu tượng sâu sắc về sự bao dung, độ lượng; sự thủy chung, nghĩa tình - vốn là phẩm chất của đất nước, nhân dân bình dị, sắt son.
- Là biểu tượng giàu tính triết lý về sự bất diệt, vĩnh cửu của thiên nhiên mang dấu ấn tâm tư con người.
d. Ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ:
- Ngôn ngữ giản dị, giàu tính đời thường, như lời kể tâm tình, gần gũi, thiết thân.
- Hình ảnh giản đơn mà sâu sắc, giàu tính sáng tạo, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn, ấn tượng.
- Biện pháp tu từ được sử dụng không nhiều nhưng cơ bản và đặc sắc (nhân hóa, so sánh, ẩn dụ ...) góp phần làm lời thơ sinh động, giàu ý nghĩa.
...
III. Biểu điểm:
 - Điểm 7: Bài làm đáp ứng đầy đủ các nội dung trên. Nắm chắc yêu cầu, phân tích sâu sắc, dẫn chứng chính xác, phong phú. Bố cục hợp lý, diễn đạt tốt.
- Điểm 5: Hiểu yêu cầu đề, trình bày được 2/3 số ý trên. Phân tích có trọng tâm, đúng hướng. Dẫn chứng có thể chưa thật đầy đủ song có chọn lọc, tiêu biểu. Bố cục rõ ràng, diễn đạt khá.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa số ý theo yêu cầu. Tỏ ra có hiểu nội dung vấn đề, chọn được các dẫn chứng cơ bản, phân tích chưa sâu nhưng đúng hướng. Bố cục và diễn đạt tạm được.
- Điểm 2: Bài còn sơ lược, chưa hiểu đúng vấn đề, chỉ nêu mà chưa phân tích, còn sa vào diễn xuôi ý. Diễn đạt lủng củng.
Điểm 1: Bài lạc đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docDapAnChuyenVandoc.doc