Đề thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông môn thi: Ngữ Văn

Đề thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông môn thi: Ngữ Văn

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Khoá ngày 23 tháng 06 năm 2009 tại Đà Nẵng

Môn thi : NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1 (1 điểm)

 Tìm các từ láy trong đoạn trích sau:

 Bà như một chiếc bóng; lặng lẽ, đi không ai biết, về không ai hay. Bà tất bật, khi đi giồng sắn ở trại, khi đi bắt cua bán, lúc đi cấy thuê. Có lần bà bỏ nhà bốn năm ngày. Tôi hỏi Lĩnh, nó rớm nước mắt. Tuần phu đi rầm rập bắt thuế. Trống dồn sôi cả bụng, đập thình thịch vào cái ngực bé nhỏ của tôi.

 (Duy Khán, Tuổi thơ im lặng, dẫn theo Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD – 2009, trang 161)

Câu 2 (1 điểm)

 Điền thêm từ vào chổ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ:

 a/ Một .hai sương. c/ Được .đòi tiên

 b/ Bảy nổi ba . d/ Bùn lầy đọng

Câu 3 (1 điểm)

 Cho biết các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau. Chỉ ra từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết đó.

 Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ với cách viết được chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.

(Ngữ Văn 9, tập 2, NXBGD – 2009, trang 17)

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông môn thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Khoá ngày 23 tháng 06 năm 2009 tại Đà Nẵng
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1 (1 điểm)
	Tìm các từ láy trong đoạn trích sau:
	Bà như một chiếc bóng; lặng lẽ, đi không ai biết, về không ai hay. Bà tất bật, khi đi giồng sắn ở trại, khi đi bắt cua bán, lúc đi cấy thuê. Có lần bà bỏ nhà bốn năm ngày. Tôi hỏi Lĩnh, nó rớm nước mắt. Tuần phu đi rầm rập bắt thuế. Trống dồn sôi cả bụng, đập thình thịch vào cái ngực bé nhỏ của tôi.
	(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng, dẫn theo Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD – 2009, trang 161)
Câu 2 (1 điểm)
	Điền thêm từ vào chổ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ:
	a/ Một.hai sương.	c/ Được.đòi tiên
	b/ Bảy nổi ba ..	d/ Bùn lầyđọng
Câu 3 (1 điểm)
	Cho biết các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau. Chỉ ra từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết đó.
	Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ với cách viết được chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.
(Ngữ Văn 9, tập 2, NXBGD – 2009, trang 17)
Câu 4 (2 điểm)
	Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi con người. Hãy viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tính trung thực.
Câu 5 (5 điểm)
	Phân tích đoạn thơ sau:
	Người đồng mình thương lắm con ơi	
	Cao đo nỗi buồn
	Xa nuôi chí lớn
	Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
	Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
	Sống trong thung không chê thung nghèo đói
	Sống như sông như suối
	Lên thác xuống ghềnh
	Không lo cực nhọc
	Người đồng mình thô sơ da thịt
	Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
	Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
	Còn quê hương thì làm phong tục
	Con ơi tuy thô sơ da thịt
	Lên đường
	Không bao giờ nhỏ bé được
	Nghe con.
	(Y Phương, Nói với con, Ngữ Văn 9, tập 2, NXBGD – 2009, trang 72)
-Hết-
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1 (1 điểm)
	Các từ láy trong đoạn trích: lặng lẽ, tất bật, rầm rập, thình thịch.
Câu 2 (1 điểm)
	Các từ được điền thêm vào chỗ trống để hoàn chỉnh thành ngữ là:
	a/ Một nắng hai sương.	c/ Được voi đòi tiên.
	b/ Bảy nổi ba chìm.	d/ Bùn lầy nước đọng.
Câu 3 (1 điểm)
	Các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn:
	Văn nghệ(1) – Văn nghệ(2): phép lặp từ ngữ.
	Điều ấy (trong câu 3): phép thế.
Câu 4 (2 điểm)
	Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi con người. Hãy viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tính trung thực.
Đây là dạng viết một đoạn văn hoặc một văn bản ngắn để nghị luận về xã hội trong phạm vi khoảng 20 dòng.
Thí sinh có thể trình bày theo những cách thức khác nhau. Tuy nhiên, văn bản cần có những nội dung cơ bản sau:
+ Giới thiệu trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của con người.
+ Trung thực là ngay thẳng, thật thà. Người trung thực không gian dối, không xảo quyệt, không quanh co, không thay đen đổi trắng.
+ Trung thực là đức tính của con người, mang lại giá trị cao quý cho con người. Người trung thực được mọi người yêu quý, kính trọng, tin tưởng. Còn kẻ thiếu trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, coi thường. Người Trung Hoa đã coi những người trung thực như Trương Phi, Quan Công, Nhạc Phi sánh ngang với thần linh, còn kẻ gian xảo như Tần Cối thì bị muôn đời phỉ nhổ.
+ Muốn giữ được trung thực người ta cần phải có sự khôn ngoan, sáng suốt. Thiếu sự khôn ngoan, sáng suốt, người ta sẽ khó giữ gìn và truyền đạt một cách chính xác, đầy đủ những sự việc tinh tế, phức tạp trong những hoàn cảnh tế nhị.
+ Muốn giữ được trung thực người ta cũng cần phải có dũng khí. Nhiều thế lực cường quyền, đen tối muốn lừa mị tâm tư con người. Nó cần những kẻ sẵn sàng bán linh hồn cho quỷ làm chuyện đổi trắng thay đen. Nó sẽ trừng phạt không thương tiếc những người trung thực không chịu làm tay sai cho nó. Muốn giữ tính trung thực, người ta phải có dũng khí chấp nhận thử thách, hiểm nguy và đấu tranh bảo vệ công lí, chấp nhận “Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành”.
+ Đối với học sinh, trung thực là đức tính cần thiết và quý báu mà mỗi người phải phấn đấu rèn luyện. Cần giữ sự trung thực trong học tập, tu dưỡng.
Câu 5 (5 điểm)
	Phân tích đoạn thơ sau:
	Người đồng mình thương lắm con ơi	
	Cao đo nỗi buồn
	Xa nuôi chí lớn
	Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
	Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
	Sống trong thung không chê thung nghèo đói
	Sống như sông như suối
	Lên thác xuống ghềnh
	Không lo cực nhọc
	Người đồng mình thô sơ da thịt
	Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
	Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
	Còn quê hương thì làm phong tục
	Con ơi tuy thô sơ da thịt
	Lên đường
	Không bao giờ nhỏ bé được
	Nghe con.
	(Y Phương, Nói với con, Ngữ Văn 9, tập 2, NXBGD – 2009, trang 72)
	- Đây là kiểu bài nghị luận văn học: phân tích một đoạn thơ.
	- Thí sinh có thể phân tích đoạn thơ theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, bài viết cần toát lên những nội dung cơ bản sau đây:
	+ Giới thiệu vài nét về Y Phương: nhà thơ người dân tộc Tày, thơ thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
	+ Toàn bộ phần thơ thuộc phần thứ hai của bài thơ Nói với con. Phần thơ là lời tâm tình, nhắn nhủ thiết tha của người cha đối với con.
	+ Người cha ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”: sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo. Người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan, thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.
	+ Người đồng mình mộc mạc, giàu ý chí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Chính những con người như thế, bằng lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày, đã làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục, tập quán tốt đẹp. 
	+ Người cha dặn dò, mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, biết kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương, tự tin mà vững bước trên đường đời.
	+ Phần thơ có những đặc sắc về nghệ thuật: giọng điệu thiết tha trìu mến (thể hiện rõ ở các lời gọi, ở sự phối hợp câu thơ dài, ngắn linh hoạt); xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát; lời thơ mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
	+ Tâm tình của người cha đối với con trong đoạn thơ đã mang lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về tình cảm cha con, tình yêu đất nướcNó góp phần mang lại những bài học sâu sắc cho mỗi người.
Nguyễn Hữu Dương ( Trung tâm luyện thi Đại học Vĩnh Viễn – Tp.HCM)

Tài liệu đính kèm:

  • docKi thi tuyen sinh lop 10 Da Nang 2009-2010.doc