Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn: Ngữ Văn

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn: Ngữ Văn

Câu 1. (1,5 điểm)

a. Chép nguyên văn tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích”

bắt đầu từ câu: “Buồn trông cửa bể chiều hôm” .

b. Cho biết trong đoạn thơ trên Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì?

Câu 2. (1,5 điểm)

Chú ý những từ in nghiêng trong các câu sau:

- Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng.

- Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng.

- Tên riêng bao giờ cũng được viết hoa.

a. Chỉ ra từ nào dùng nghĩa gốc, từ nào dùng nghĩa chuyển?

b. Nghĩa chuyển của từ “lệ hoa” là gì?

 

doc 44 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 923Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUYỂN TẬP ĐỀ THI VÀO 10 MỘT SỐ TỈNH + ĐỀ NGHỊ LUẬN XH 
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 	 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 QUẢNG TRỊ MÔN: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Khoá ngày 24 tháng 6 năm 2010
 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (1,5 điểm) 
a. Chép nguyên văn tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” 
bắt đầu từ câu: “Buồn trông cửa bể chiều hôm” .
b. Cho biết trong đoạn thơ trên Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì?
Câu 2. (1,5 điểm)
Chú ý những từ in nghiêng trong các câu sau:
- Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng.
- Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng.
- Tên riêng bao giờ cũng được viết hoa.
a. Chỉ ra từ nào dùng nghĩa gốc, từ nào dùng nghĩa chuyển?
b. Nghĩa chuyển của từ “lệ hoa” là gì? 
Câu 3. (2,0 điểm) 
Viết một đoạn văn ngắn với câu chủ đề sau: “Được sống trong tình yêu thương là một hạnh 
 phúc lớn”.
(Viết khoảng 4 đến 6 câu, trình bày theo cách diễn dịch, có dùng phép lặp hoặc phép thế để liên kết câu).
Câu 4. (5,0 điểm) 
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
 (Trích “Viếng lăng Bác”-VIỄN PHƯƠNG,Ngữ Văn 9, Tập 2)
	--HẾT--
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 	 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
 QUẢNG TRỊ MÔN: NGỮ VĂN 	 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
Bổ sung, điều chỉnh, thống nhất theo tinh thần cuộc họp của CV bộ môn với các TT chấm và Thanh tra.
(Lưu ý: Những điểm bổ sung, điều chỉnh sẽ được in nghiêng và tô đậm)
Câu 1. (1,5 điểm) 
 Phần a. 
 -Cho 1,0 điểm khi HS chép đúng nguyên văn tám câu thơ trong đoạn trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” (từ câu “Buồn trông cửa bể chiều hôm”), không có sai sót về từ ngữ, chính tả.
- Trừ đến 0,25 điểm nếu có sai sót đến 3 trường hợp; dưới 3 trường hợp không tính.
Phần b. 
- Cho 0,5 điểm, khi HS nêu được: Trong đoạn thơ trên Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.(Bổ sung:Nếu HS nêu một số BPTT thì cho điểm-tùy theo mức độ).
- Nếu diễn đạt khác đi mà không nhầm sang lĩnh vực nội dung, thì linh hoạt cho 0,25 điểm.
Câu 2. (1,5 điểm)
Phần a. 
- Cho 1,0 điểm khi HS chỉ rõ: 
+ từ “hoa” trong câu “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng” dùng theo nghĩa gốc.
+ những từ “hoa” trong các câu khác đều dùng theo nghĩa chuyển.
Phần b. 
-Cho 0,5đ nếu HS giải nghĩa được nghĩa chuyển của từ “lệ hoa”: giọt nước mắt của người đẹp 
 (BS:- HS trả lời: “Nước mắt của Thúy Kiều” vẫn tính điểm; nếu HS giải nghĩa từ 
 “lệ hoa” là “nước mắt” thì không cho điểm).
- Nếu HS diễn đạt khác nhưng vẫn hiểu là giọt nước mắt được cách điệu, diễn tả cái đẹp thì vận dụng đến 0,25 điểm.
 Câu 3. (2,0 điểm). GV cần tổng hợp 2 phần điểm sau đây:
Cho 0,5 điểm khi HS viết đoạn văn đạt các yêu cầu về hình thức sau:
- Viết một đoạn văn đạt yêu cầu về dung lượng khoảng 4 - 6 câu. 
- Trình bày theo hình thức diễn dịch, vị trí câu chủ đề
 “Được sống trong tình yêu thương là một hạnh phúc lớn” đặt ở đầu đoạn văn. 
Tùy chọn phép liên kết: phép lặp hoặc phép thế. 
Cho 1,5 điểm khi HS phát triển được nội dung câu chủ đề theo các ý sau 
(chú ý: Không hẳn mỗi ý chứa trong một câu văn).
 + tình yêu thương là một khía cạnh quan trọng, nói lên bản chất đời sống của con người,	0,5 đ
 + sống trong tình yêu thương mỗi người sẽ hiểu thấu những nét đẹp đẽ của gia đình, người thân,
 đồng loại và của chính mình; được sống trong tình yêu thương cũng là động lực giúp mỗi người
 sống đẹp hơn, có thêm niềm tin,sức mạnh và khát khao vươn tới, 	0,5 đ
 + sống thiếu tình thương con người sẽ trở nên đơn độc, thiếu tự tin và mất phương hướng;thật
 bất hạnh biết bao nếu ai đó trong chúng ta không được sống trong tình yêu thương.	0,5 đ
Cho 1,0 điểm nếu:
 - HS phát triển nội dung chủ đề khác với một số ý ở trên nhưng về logic hình thức vẫn bảo đảm) 
 -hoặc số câu viết được ít hơn 4 nhưng vẫn thể hiện vài ý như trên.
 Câu 4. (5,0 điểm) 
 A. YÊU CẦU CHUNG
 1. Bài văn đạt các yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ/ bài thơ:
 - Bố cục mạch lạc theo từng phần mở bài, thân bài, kết bài.
 - Có sự cảm thụ riêng, nêu được các nhận xét, đánh giá của người viết gắn với việc phân tích,
 bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúccủa tác phẩm.
 2. Bài văn chứng tỏ người viết nắm vững toàn bộ tác phẩm và có khả năng trình bày tốt, bằng 
một lối hành văn phù hợp.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
 I. Mở bài: giới thiệu vị trí đoạn thơ trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của đoạn.
 1-Viếng lăng Bác của Viễn Phương là bài thơ nói lên một cách thiết tha, cảm động những
 Tình cảm thiêng liêng, thành kính của đồng bào miền Nam với Bác. Đây là khổ thứ 2 và
 thứ 3 của bài thơ. 
 2-ND đoạn thơ khẳng định Bác bất tử, trường tồn cùng núi sông, dân tộc và tình cảm thành 
kính, thiêng liêng,sâu sắc mà nhân dân dành cho Người là vĩnh viễn.
 II. Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về ND và NT của đoạn thơ:
Tác giả như muốn khẳng định: Bác còn đó và còn mãi giữa non sông đất nước, giữa lòng dân tộc và nhân loại. 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
- sử dụng điệp ngữ “ngày ngày đi qua, đi trong” diễn tả dòng chảy của thời gian ngày tiếp ngày vô tận. Trong cái vô tận của thời gian ấy là cái vĩnh viễn, bất tử của tên tuổi Người.
- phát hiện sự tương phối của 2 hình ảnh “Mặt trời đi qua trên lăng../ Mặt trời trong lăng” và tìm thấy mối quan hệ đối ngẫu của 2 hệ giá trị Vũ trụ và Con người. Sự liên tưởng này tô đậm màu sắc trí tuệ cho bài thơ. 
(Ý này chỉ tính cho bài làm đạt khung điểm tối đa 4 đến 5 điểm).
- hai hình ảnh “mặt trời” - một hình ảnh tả thực và một hình ảnh ẩn dụ - được nối với nhau 
bằng chứ “thấy” là một sáng tạo: Người và thiên nhiên vũ trụ vô cùng gần gũi; đồng thời 
liên tưởng này còn nói lên được một cách sâu sắc vẻ đẹp, sức sống và ý nghĩa cuộc đời của
 Bác với dân tộc và nhân loại. 
 2. Nhà thơ cảm nhận sâu sắc lòng thương nhớ vô tận của con người VN và nhân loại với Bác.
- hình ảnh giàu giá trị biểu cảm “dòng người đi trong thương nhớ” vừa chân thực vừa có ý 
 nghĩa khái quát:Tình cảm nhân dân dành cho Người có cội rễ bền lâu như dòng sông
 không bao giờ cạn.
- liên tưởng “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một liên tưởng độc đáo, phù
 hợp với khung cảnh viếng lăng Người làm cho hình tượng thơ thêm cao quý lộng lẫy.
 3. Ở khổ thơ tiếp theo
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
 Chủ đạo vẫn là mạch cảm xúc trở về với niềm xót xa thương tiếc khi nghĩ về sự ra đi của Người. 
Nhà thơ đã viết những dòng thơ giàu nhạc tính với những hình ảnh gầngũi: ”giấc ngủ bình yên vầng trăng dịu hiền” tạo tình cảm tự nhiên, thân thuộc.
Nhưng dẫu biết “trời xanh là mãi mãi”, sự thật về việc Bác không còn nữa làm những
 giọt lệ thương tiếc lặng thầm vẫn cứ rưng rưng và con tim chợt nhói đau khó tả. Bác nằm trong lăng như đang trong giấc ngủ bình yên, có vầng trăng dịu hiền làm bạn. Nhưng cũng chính vì nhận ra sự vĩnh hằng ấy mà nhà thơ đau đớn hiểu rằng chúng ta sẽ vĩnh viễn xa Người.
Nỗi đau ở con tim vừa là nỗi đau tinh thần vừa là nỗi đau thể xác. Đây là cảm giác có thực với bất kỳ ai khi đến viếng Bác Hồ kính yêu.
Hai hình ảnh kì vĩ, lộng lẫy “vầng trăng, trời xanh” là những ẩn dụ đặc sắc nối tiếp nhau xuất hiện khiến ta suy ngẫm về cái bất diệt vô tận của vũ trụ đến cái bất tử vô cùng cao cả của con Người.
 III. Kết bài: khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ
Đoạn thơ mang trọn âm hưởng chủ đạo của bài thơ: Đó là tấm lòng thành kính, thiêng liêng 
không chỉ của riêng nhà thơ mà còn của cả miền Nam với Bác Hồ; là nỗi tiếc thương vô hạn không dấu được cùng với cảm thức về sự vĩnh hằng bất tử tên tuổi của Người.
Đoạn thơ còn cho ta thấy một tài thơ của thế hệ nhà thơ đàn anh: Giàu chiêm nghiệm và suy tư, với nghệ thuật 
dùng từ độc đáo vừa giản dị tự nhiên vừa hàm súc sang trọng.
 Cách cho điểm:
Điểm 4.0-5,0: Đạt các yêu cầu chung, cơ bản đạt các yêu cầu cụ thể; bố cục chặt chẽ, văn viết 
mạch lạc, có cảm xúc; có một vài lỗi không đáng kể.
Điểm 3,0-3,75: Đạt một phần Yêu cầu chung- Yêu cầu 1; đạt các 2/3 số ý của Yêu cầu cụ thể
-không tính ND 2 cúa ý 1, ND 4 của ý 3 ; có chú ý về bố cục, lời văn; có một số lỗi không đáng kể.
Điểm 2,0-2,75: Nắm được tinh thần của bài thơ, khai thác đoạn thơ tập trung vào khía cạnh nội dung, có phân tích hình ảnh, câu chữ nhưng chưa sâu. Đạt 1/2 số ý của Yêu cầu cụ thể-không tính ND 3 của ý 1; có chú ý về bố cục, lời văn nhưng nhiều chỗ diễn đạt vụng và mắc nhiều lỗi chính tả.
Điểm dưới 2,0: Nắm tác phẩm hời hợt, làm bài không đúng hướng, sai rất nhiều về diễn đạt và từ ngữ, chữ viết xấu.
Trường hợp HS viết phân tích, cảm nhận toàn bài thơ thì dù viết tốt vẫn coi như không hiểu đề, 
không cho điểm tối đa. GK căn cứ mức độ thể hiện từng nội dung của HDC đề cho điểm.
--HẾT--
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 HÀ NỘI MÔN: NGỮ VĂN
 Khoá ngày 21 tháng 6 năm 2010
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần I (7,0 điểm)
	Cho đoạn trích
 "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi,
 rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má! Mà!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con,
 nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196)
	1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai ? Kể tên hai nhân vật được người kể
 chuyện nhắc tới trong đoạn trích.
	2. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu : " Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo
 con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống
 như bị gãy"
	3. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng 
 trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến anh vật "anh" "đau đớn". Vì sao vậy ?
	4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình
 cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử dụng 
 câu bị động và phép thể (gạch gưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thể).
Phần II (3,0 điểm)
	Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được mở đầu như sau :
	"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
	Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
	Cháu thương bà biết mấy nắng mưa."
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.143)
	1. Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh"bếp lửa" 
 mà tác giả nhắc tới ?
	2. Ghi lại ngắn gọn cảm nhận  ... m là như thế nào ?
2. Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt : khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng : các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.
3. Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.
4. Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
Kết bài:
Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ.
ĐỀ 2
* Khủng bố đang diễn ra hàng ngày tại một số nước và có nguy cơ bùng nổ trên toàn thế giới. Những suy nghĩ của em về vấn đề này ?
DÀN BÀI
Mở bài : 
Nền hoà bình của thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nạn khủng bố.
Thân bài:
1. Nạn khủng bố đang lan tràn trên khắp mọi khu vực của thế giới. Ngày nào cũng có cảnh đổ máu bởi khủng bố. Khủng bố đang là nỗi lo chung của tất cả các dân tộc.
2. Mâu thuẫn, xung đột chính trị giữa các quốc gia, dân tộc, các tổ chức, phe phái là nguyên nhân của tình trạng này.
3. Khủng bố đe doạ nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống con người từ tính mạng đến của cải, từ vật chất tới tinh thần, khiến nơi nơi đều bao trùm một bầu không khí căng thẳng, hoảng loạn. Sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá... của các quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi nguy cơ khủng bố.
4. Tất cả mọi người, mọi quốc gia đều phải cùng thể hiện rõ quyết tâm đẩy lùi khủng bố bằng những biện pháp cụ thể ; bảo vệ trái đất khỏi nạn khủng bố cũng chính là bảo vệ mái nhà chung của tất cả chúng ta.
Kết bài:
Thế giới sẽ tươi đẹp hơn nếu như con người không đối đầu và tàn hại lẫn nhau.
ĐỀ 3
Có rất nhiều bạn nhỏ bằng tuổi em nhưng phải rời nhà ra kiếm sống ở các thành phố. Suy nghĩ của em về vấn đề này ?
DÀN BÀI
Mở bài : 
Tình trạng nhiều thiếu niên phải sớm rời mái nhà của mình để đến những thành phố kiếm sống đã trở thành tình trạng phổ biến.
Thân bài :
1. Số lượng trẻ em từ nông thôn đến thành thị kiếm sống hiện nay là rất nhiều. Các em thuộc đủ mọi lứa tuổi, làm nhiều công việc khác nhau. Cuộc sống của các em rất vất vả, khó nhọc.
2. Nguyên nhân khiến các em phải rơi vào tình trạng này thì rất nhiều nhưng nhiều nhất vẫn là do cái nghèo. Cái nghèo làm nảy sinh nhiều cảnh ngộ, chịu thiệt thòi nhiều nhất từ những cảnh ngộ đó là những đứa trẻ... Bên cạnh đó còn do sự thiếu quan tâm của người lớn...
3. Tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường, không chỉ đối với xã hội mà đối với trước hết là bản thân các em. Sống xa gia đình, trong một môi trường phức tạp, tuổi lại còn nhỏ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không ít tới tâm hồn, nhận thức của các em. Từ đó mà sẽ có tác động ngược lại của các em đối với môi trường chung của xã hội.
4. Cần phải có những biện pháp, những giải pháp để giảm thiểu và dần dần xoá bỏ tình trạng này. Đó cũng là cách để xã hội góp tay thực hiện vấn đề quyền trẻ em một cách thiết thực nhất.
Kết bài:
Tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống ở thành phố là nỗi nhức nhối chung của cả xã hội. Xã hội sẽ văn minh hơn, công bằng và tiến bộ hơn nếu ở đó mọi trẻ em đều được hưởng những quyền mà các em có.
ĐỀ 4
Một số người làm cha, làm mẹ thường xuyên đánh đập, chửi mắng con cái và cho rằng : "thương cho roi cho vọt"...
Hãy trình bày những suy nghĩ của em về hiện tượng này.
DÀN BÀI
Mở bài :
Con cái muốn trưởng thành phải nhờ sự giáo dưỡng của cha mẹ. Các bậc làm cha, làm mẹ có nhiều cách giáo dục con cái khác nhau, trong số đó có nhiều người chọn cách mắng chửi, thậm chí đánh đập như là một biện pháp dạy dỗ tốt nhất đối với con em mình.
Thân bài :
1. Rất nhiều đứa trẻ từ những năm tháng ấu thơ cho đến khi trưởng thành hiếm khi, thậm chí chưa bao giờ được nghe một lời bảo ban, khuyên nhủ dịu dàng của cha mẹ. Bất kì lúc nào, trong bất cứ chuyện gì, cha hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ đều có một hình thức duy nhất đối với các em : quát tháo, mắng chửi bằng những lời lẽ hết sức gay gắt, thô bạo ; hay nặng hơn là dùng roi vọt và đánh đập. Biện pháp này được áp dụng trong tất cả mọi việc, mọi tình huống, chỉ cần cha mẹ không cảm thấy hài lòng, thì dù là chuyện nhỏ như cái nhà chưa được sạch, quần áo chưa được gọn gàng, đến những chuyện lớn hơn, như bị điểm kém, đi học về muộn, bị cô giáo phê bình, đánh nhau, cãi lộn... cha mẹ đều ngay lập tức dạy dỗ con mình bằng cách này. Đối với họ, đấy là cách giáo dục con cái tốt nhất, bởi vì làm như vậy các em sẽ sợ và không bao giờ dám phạm lỗi nữa. Theo họ đó còn là cách để thể hiện tình yêu thương, bởi vì "thương cho roi cho vọt"...
2. Thực chất, cách giáo dục này không phải là một biện pháp tích cực và có hiệu quả. Điều này đã được minh chứng bằng thực tế. Rất nhiều đứa trẻ bước ra khỏi những năm tháng ấu thơ với nỗi ám ảnh không bao giờ mất về cách đối xử thô bạo của cha mẹ đối với bản thân mình. Làm bất cứ việc gì cũng có thể bị chửi mắng và khi lỡ phạm lỗi thì bị đánh đập thậm tệ. Cứ ròng rã liên tục như vậy, cuối cùng những đứa trẻ không tiến bộ lên chút nào mà thậm chí là còn ngược lại : từ ngoan thành hư, từ hiền thành dữ, từ thông minh lanh lợi hoá ra lì lợm, chậm chạp... Nhìn chung, có hai xu hướng phát triển cơ bản : hoặc là quậy phá nghịch ngợm, hoặc là trở nên trầm cảm khó gần. Trước mặt cha mẹ, các em dường như ngoan hơn, nhưng thực chất cái ngoan đó chỉ là đối phó. Thậm chí, nhiều em đã có những phản ứng rất tiêu cực : bỏ nhà đi, hoặc tự vẫn. Tất cả những biến đổi như vậy đều là biểu hiện của sự tổn thương trầm trọng về mặt tinh thần. Đối với những đứa trẻ này, tuổi thơ tươi đẹp trở thành những năm tháng u ám kinh hoàng ; tổ ấm gia đình có thể trở thành địa ngục trần gian và cha mẹ trong mắt các em là những con người nào đó hết sức xa lạ và độc đoán. Các em mất đi cảm giác được yêu thương, che chở, lúc nào cũng thon thót lo sợ và lâu dần có thể trở nên trơ lì. Đó là điều rất nguy hiểm, bởi lẽ nó sẽ để lại một dấu ấn trong nhân cách, tâm hồn của các em sau này.
Giáo dục con cái bằng cách này sẽ để lại những hậu quả lớn, không chỉ đối với trước mắt mà còn là về lâu dài trong tương lai của các em, của xã hội.
3. Cha mẹ, ai cũng yêu thương con cái, ai cũng muốn những đứa con của mình trưởng thành nên người. Thế nhưng, giáo dục con cái như thế nào để các em vừa cảm nhận được tình yêu thương đó vừa có sự tiến bộ trong nhân cách là điều rất quan trọng. Đứa trẻ nào cũng có thể dễ dàng mắc sai lầm. Và đằng sau mỗi sai lầm đó bao giờ cũng có một nguyên nhân, một lí do. Cha mẹ muốn dạy dỗ các em một cách có hiệu quả thì phải bắt đầu từ những nguyên nhân đó. Tìm hiểu nguyên nhân, phân tích cặn kẽ phải trái, khuyên răn nhẹ nhàng nhưng cương quyết, thêm một chút cảm thông độ lượng... thiết nghĩ không có đứa trẻ nào mà lại không nghe, không trở nên tiến bộ. Kiềm chế cơn nóng giận là điều quan trọng khi giáo dục trẻ em. Nhiều đứa trẻ rơi vào cảm giác oan ức, rồi đâm ra oán giận cha mẹ vì họ không bao giờ để ý đến nguyên nhân vì sao các em làm như vậy mà ngay lập tức xỉ vả, thượng cẳng chân hạ cẳng tay cho hả cơn giận mà thôi.
"Thương cho roi cho vọt", điều đó không có nghĩa là bất cứ lúc nào cũng có thể sử dụng bạo lực đối với trẻ em. Đến một mức độ nào đó, chính những người làm cha, làm mẹ đã và đang xâm phạm đến quyền trẻ em ngay trong gia đình của mình - điều mà cả xã hội đang quan tâm và bảo vệ.
Kết bài :
Cha mẹ luôn là hiện thân của tình yêu thương, của lòng nhân từ bao dung, là nơi những đứa con tìm về sau những sai lầm vấp ngã. Đừng làm mất đi trong các em tất cả những điều quí giá và thiêng liêng ấy.
ĐỀ 5
Nạn phá rừng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ý kiến của em về vấn đề này
DÀN BÀI
Mở bài : 
Con người đã nỗ lực để tạo nên rất nhiều những giá trị có ý nghĩa để làm giàu đẹp thêm cuộc sống của mình. Thế nhưng bên cạnh đó cũng chính con người đang tự huỷ hoại đi rất nhiều những giá trị mà mà mình đang có. Nạn phá rừng là minh chứng tiêu biểu nhất. Đã đến lúc tất cả chúng ta không thể dửng dưng trước vấn đề này.
Thân bài :
1. Rừng được ví là lá phổi xanh của trái đất. Thế nhưng, lá phổi này đang ngày càng nhỏ đi. Ở Việt Nam, hàng năm có hàng chục ngàn ha rừng bị phá huỷ. Những cánh rừng xanh thẫm, những khu rừng nguyên sinh giàu có giờ chỉ còn là vùng đất trống đồi trọc, phơi ra những gốc cổ thụ trơ trọi, những thảm thực vật cằn cỗi. Những xe gỗ vẫn lặng lẽ đều đặn di chuyển về xuôi và những cánh rừng cũng lặng lẽ biến mất, để lại những khoảng trống ngày càng lớn trên bề mặt trái đất của chúng ta.
2. Rất dễ thấy nguyên nhân của vấn đề này. Người ta chặt rừng để lấy gỗ bán và lấy đất canh tác. Rừng bảo vệ che chở cho con người nhưng đang bị tàn phá bởi chính lòng tham và sự thiếu ý thức, thiếu nhận thức của con người.
3. Khi những cánh rừng bị tàn phá và biến mất, hậu quả không hiện ra cụ thể và ngay lập tức. Nó sẽ đến rất từ từ, nhưng sẽ rất lâu dài và khủng khiếp.
Rừng trả lại cho trái đất một bầu không khí trong lành. Hiện nay, bầu không khí đang bị ô nhiễm và vẩn đục bởi bộ máy thanh lọc nó đang trở nên yếu đi. Hạn hán, lũ lụt, thiên tai ngày càng tăng cũng bởi một phần từ đó.
Rừng bị tàn phá dẫn đến hiệu ứng nhà kính và trái đất của chúng ta đang ngày càng nóng lên, những khối băng khổng lồ ở hai địa cực có nguy cơ tan chảy. Sự cân bằng sinh thái bị phá huỷ và con người sẽ sống như thế nào khi môi trường tự nhiên không còn.
Như vậy, phá rừng để lấy gỗ và lấy đất, cái lợi là dành cho một vài người nhưng cái hại là dành cho tất cả. Sự tồn tại của trái đất giữa vũ trụ đang bị đe doạ bởi chính bàn tay con người.
4. Cần phải ngăn chặn ngay tình trạng này. Tất cả mọi người trong xã hội phải ý thức sâu sắc về sự nguy hiểm và mức độ nghiêm trọng của nạn phá rừng hiện nay, từ đó có chung một thái độ cương quyết trong việc bảo vệ rừng. Làm ngơ, tiếp tay cho bọn buôn gỗ lậu cũng chính là đang khuyến khích cho nạn phá rừng ngày càng phát triển. Nhưng cũng cần có thêm nhiều biện pháp cứng rắn và chặt chẽ hơn trong vấn đề này, cần kiên quyết xử lí những kẻ trực tiếp và gián tiếp phá rừng, giúp dân từ bỏ thói quen canh tác lạc hậu. Đồng thời, việc trồng rừng để bổ sung diện tích rừng bị phá, phủ xanh đất trống đồi trọc, nhân thêm nhiều cánh rừng mới là một việc làm rất hiệu quả và là việc phải làm của con người.
Kết bài :
Hãy thử tưởng tượng, đến một ngày nào đó, trên trái đất sẽ không còn một cánh rừng nào, con người sẽ phơi mình ra dưới mặt trời nóng bỏng và cuồng phong của vũ trụ. Và liệu sau đó trong tương lai, trái đất có còn là hành tinh của sự sống nữa hay không ? Bảo vệ những cánh rừng chính là bảo vệ bản thân cuộc sống của mỗi chúng ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docTT de thi vao 10 cac tinh Van 9.doc