Giáo án dạy thêm lớp 9 năm 2008

Giáo án dạy thêm lớp 9 năm 2008

 BUỔI 1:

 Củng cố các kiểu bài Tập làm văn ở lớp 8.

 I. Mục tiêu bài học.

- Giúp học sinh củng cố lại các phương pháp làm bài văn thuyết minh

- Rèn kĩ năng nhận biết rõ các phương pháp để vận dụng vào bài viết một cách linh hoạt.

- Rèn kĩ năng xây dựng kiểu văn bản thuyết minh.

II. Chuẩn bị:

 GV: Bài soạn; SGK Ngữ văn 8.

 Một số bài tập.

III. Tiến trình lên lớp:

1. ổn định lớp.

2. Tổ chức các hoạt động.

 

doc 54 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 797Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm lớp 9 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - Ngày soạn: 28/8/2008
 Buổi 1:
 Củng cố các kiểu bài Tập làm văn ở lớp 8.
 I. Mục tiêu bài học.
- Giúp học sinh củng cố lại các phương pháp làm bài văn thuyết minh
- Rèn kĩ năng nhận biết rõ các phương pháp để vận dụng vào bài viết một cách linh hoạt.
- Rèn kĩ năng xây dựng kiểu văn bản thuyết minh.
II. Chuẩn bị: 
 GV: Bài soạn; SGK Ngữ văn 8.
 Một số bài tập.
III. Tiến trình lên lớp: 
1. ổn định lớp.
2. Tổ chức các hoạt động.
Hoạt động của thầy và trò
-----------------------------------------------
Hoạt động 1.
 ? Thế nào là văn thuyết minh?
? Đặc điểm của văn thuyết minh là gì?
? Em đã học những phương pháp thuyết minh nào? ( Nhớ lại bài học lớp 8)
? Có những dạng bài thuyết minh nào?
? Dàn bài của bài văn thuyết minh?. Đặc điểm của từng phần?
? Em hiểu nghị luận là gì?
? Đặc điểm của nghị luận? 
? Dàn bài chung của bài văn nghị luận? Nhiệm vụ của từng phần là gì?
? Tự sự là gì?
? Dàn bài chung của bài tự sự? Nhiệm vụ của từng phần là gì?
Nội dung cần đạt.
-------------------------------------------------
I. Nội dung kiến thức.
1. Văn thuyết minh:
- K/n: Là kiểu văn bản thông dụng trong lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự việc trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Đặc điểm:
+ Tri thức khách quan, xác thực.
+ Hữu ích cho đời sống con người. 
+ Cách trình bày, lời văn ngắn gọn, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
- Các phương pháp thuyết minh:
+ Nêu định nghĩa, giải thích.
+ Liệt kê
+ Nêu ví dụ
+ Nêu số liệu thống kê
+ So sánh
+ Phân tích, phân loại
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh như kể chuyện, tự thuật, nhân hoá.
- Dạng bài thuyết minh:
+ Thuyết minh về một đồ vật: Đặc điểm cấu tạo, chất liệu, công dụng, cách sử dụng, bảo quản.
+ Thuyết minh về một loài cây, con vật: Nguồn góc, đặc điểm hình dáng, đặc điểm riêng từng loài. 
+ Thuyết minh về thể loại văn học: Nguồn gốc, đặc điểm.
+ Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử( đặc điểm, nguồn gốc, đặc điểm thiên nhiên, hình thể, cấu trúc)
+ Thuyết minh về một danh nhân, gương mặt tiêu biểu...
+Thuyết minh về một phương pháp, cách làm: Nguồn gốc, nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm.
+ Thuyết minh về một trò chơi
* Dàn bài chung:
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyêt minh( tên gọi, nguồn gốc)
- Thân bài: Thuyết minh về đặc điểm, cấu tạo, ích lợi...
- Kết bài: Khẳng định về giá trị của đối tượng...
2. Nghị luận:
- K/n: Nghị luận là kiểu văn bản viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.
- Đặc điểm:
+ Luận điểm là những quan điểm, tư tưởng của người viết với vấn đề cần nghị luận. Luận điểm cần đầy đủ, chính xác, rõ ràng.
+ Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chính xác, chọn lọc, tiêu biểu, đầy đủ.
+ Lập luận là cáchêsắp xếp lí lẽ, dẫn chứng để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí.
* Dàn bài chung:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận( Trích dẫn nhận định nếu có)
- Thân bài: Triển khai vấn đề cần nghị luận bằng luận điểm, luận cứ.
- Kết bài: Khẳng định vấn đề cần nghị luận.
3. Tự sự:
- K/n: Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng đi đến một kết thúc thể hiện hiện một ý nghĩa.
- Đặc điểm:
+ Các sự việc
+ Nhân vật
* Dàn bài chung:
- Mở bài: Giới thiệu sự việc và nhân vật.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của các sự việc.
- Kết bài: Kết thúc sự việc và cảm nghĩ của bản thân.
 * Củng cố văn thuyết minh - lớp 9.
I. Nội dung cơ bản:
1. Khái niệm:...Kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực trong đời sống, nhằm cung cấp tri thức khách quan về đối tượng cần thuyết minh để người đọc, người nghe hình dung về đối tượng.
2. Đặc điểm:
a. Nội dung:
- Những vấn đề được đề cập trong văn bản thuyết minh phải phù hợp với quy luật khách quan, đúng với đặc trưng về bản chất.
- Văn bản thuyết minh được nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề.
b. Hình thức:
- Bố cục rõ ràng, trình bày ngắn gọn nhưng đầy đủ.
- Ngôn ngữ chính xác( văn bản thuyết minh thuộc lĩnh vực nào phải sử dụng những thuật ngữ, khái niệm của lĩnh vực
- Số liệu, thông tin chính xác
- Cho phép dùng câu định lượng, ước lệ.
2. Lưu ý khi sử dụng biện pháp nghệ thuật:
- Khi sử dụng hình thức kể chuyện tự thuật hay kể chuyện tránh lạm dụng để chuyển sang tự sự.
- Khi sử dụng hình ảnh ẩn dụ, nhân hoá tránh tình trạng thiếu khách quan, trung thực.
- Khi dùng lời đối thoại, chú ý đảm bảo thông tin thuyết minh, không phải để khắc hoạ hình tượng nhân vật.
- Khi thuyết minh về phương pháp, cách thức, không nên sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
 Hoạt động II: II. Bài tập.
Bài tập 1: Có ý kiến cho rằng văn bản" Phong cách Hồ Chí Minh" được vết theo phương thức thuyết minh. ý kiến của em về vấn đề?
Hướng dẫn:
Văn bản được viết theo phương thức thuyết minh có kết hợp với phương thức khác để cung cấp cho người đọc được những hiểu biết cụ thể của phong cách HCM (cơ sở hình thành và biểu hiện)
Bài tập 2: Qua bài thơ " Tức cảnh Bắc Pó" của HCM, em hãy giới thiệu đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Hướng dẫn:
A. Mở bài: Giới thiệu nguồn gốc thể thơ và đồng thời giới thiệu bài Tức cảnh Bắc Pó của HCM.
B. Thân bài:
1. Giới thiệu đặc điểm
- Số câu: 4 câu
- Số chữ: 7 tiếng. Số chữ: 7 tiếng.
 - Gieo vần: ở câu 1, 2, 4 vần chân
 - Cách ngắt nhịp: 3/4 hoặc 4/3
 - Luật bằng trắc: Tiếng 2, 4, 6 bắt buộc đối
 Tiếng 1, 3, 5 không bắt buộc
 - Niêm: Câu 1+ 4, 2+ 3
 - Bố cục: 4 phần : Khai- Thừa- Chuyển- Hợp
2. Ưu nhược điểm:
 - Ưu điểm: + Lời lẽ cô đọng
 + Hàm xúc
 - Nhược điểm: + Quá tuân theo quy định gò bó
 + Không cho các thi nhân thoải mái bộc lộ cảm xúc.
C. Kết bài: Khẳng định giá trị của thể thơ
IV. Bài tập về nhà: - Tâm trạng nổi bật của Lão Hạc khi bán chó.
 ( học bài và làm bài tập)
 =============================================
 Ngày soạn: 03/9/2008
 Buổi 2
 Củng cố văn thuyết minh( tiếp)
Và phương châm hội thoại.
I. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh nắm vững hơn nữa về thể loại văn thuyết minh.
- Học sinh nắm vững khái niệm, các phương châm hội thoại.
- Học sinh rèn tập về hai nội dung kiến thức trên.
II. Chuẩn bị:
 GV: Bài soạn; SGK Ngữ văn; Tài liệu liên quan.
 HS: SGK.
III. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài tập về nhà của HS và vở ghi.
3. Tổ chức giờ học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động I.
GV kiểm tra khái niêm văn thuyết minh.
? Văn thuyết minh có đặc điểm gì?
( Học sinh trả lời- Nhận xét)
? Khi viét văn thuyết minh ta cần chú ý điều gì?
HS nhớ lại kiến thức về phơng châm hội thọại
? Theo em hội thoại là gì? 
? Thế nào là phương châm hội thoại?
I. Nội dungkiến thức cần nhớ.
* Văn thuyết minh
1. Khái niệm:( tiết trước)
2. Đặc điểm: 
a. Nội dung:
 - Những vấn đề được đề cập trong văn bản thuyết minh phải phù hợp với quy luật khách quan, đúng với đặc trưng về bản chất.
- Văn bản thuyết minh được nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực, nhều ngành nghề.
b. Hình thức:
- Bố cục rõ ràng, trình bày ngắn gọn nhưng đầy đủ.
- Ngôn ngữ chính xác
- Số liệu thông tin chính xác...
3. Lưu ý khi sử dụng biện pháp nghệ thuật:
- Khi sử dụng hình thức kể chuyện tự thuật hay kể chuyện tránh lạm dụng để chuyển sang tự sự.
- Khi sử dụng hình ảnh ẩn dụ, nhân hoá tránh tình trạng thiếu khách quan, trung thực.
- Khi dùng lời đối thoại, chú ý đảm bảo thông tin thuyết minh, không phải để khắc hoạ hình tượng nhân vật.
- Khi thuyết minh về phương pháp, cách thức không nên sử dụngcác biện pháp nghệ thuật.
2. Phương châm hội thoại:
1. Khái niệm:
- Hội thoại là trao đổi ý kiến với nhau.
- Phương châm hội thoại là những quy định trong giao tiếp để mọi người tuân theo.
2. Các phương châm hội thoại:
 Có 5 phương châm:
 Hoạt động II. II. Bài tập:
Bài tập 1: Có ý kiến cho rằng VB " Phong cách HCM" được viết theo phương thức thuyết minh. ý kiến của em về vấn đề? Lí giải?
 HD:Văn bản được viết theo phương thức thuyết minh có kết hợp với phương thức khác để cung cấp cho người đọc những hiểu biết cụ thể của phong vách HCM.( Cơ sở hình thành và biểu hiện)
Bài tập 2: Cho đoạn trích" Chúng ta đang ở đâu....vận mệnh thế giới".
a. hãy cho biết những phương thức biểu đạt.
b. Chỉ ra các phương thức thuyết minh mà tác giả sử dụng.
c. Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng.
 HD: 
a. Phương thức thuyết minh 
Phương thức nghị luận.
b. Các biện pháp thuyết minh:
- Nêu số liệu
- Giải thích
- So sánh, liệt kê.
c. Biện pháp nghệ thuật:
- Dùng câu nghi vấn để nêu vấn đề
-> Nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề.
- Dùng con số cụ thể, chính xác-> thuyết minh.
- Dùng cách nói so sánh, ẩn dụ-> Nhấn mạnh hiểm hoạ của chiến tranh. 
 Bài tập 3: Hoàn thành sơ đồ về các hương châm hội thoại theo yêu cầu sau:
Các phương châm hội thoại
Phương châm chi phối nội dung HT Phương châm chi phối quan hệ giữa 
 (- phương châm về lượng. Các phương châm: 
 - Phương châm về chát. - Phương châm lịch sự.
 - Phương châm quan hệ
 - Phương châm cách thức)
 Bài tập 4: Đặt câu có các thành ngữ liên quan đến các phương châm về lượng và phương châm về chất tromg hội thoại.
 HD:
- Phương châm về lượng: Cậu ấy nói đồng quang sang đồng rậm.
- Phương châm về chất: Anh đừng nói thêm nói thắt.
* Bài tập về nhà: Hãy giới thiệu về lớp học của em.
 ================================================
 Ngày soạn: 08/9/2008
 Buổi 3. 
Củng cố Chuyện người con gái Nam Xương.
I. Mục tiêu cần đat:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về truyện" Người con gái Nam Xương"
- Nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật, nhân đạo của truyện.
- Hoc sinh làm một số bài tập.
II. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tổ chức dạy học:
GV nêu câu hỏi. HS thảo luận trả lời - Nhận xét.
GV bổ xung và sửa chữa- Chốt vấn đề.
I. Nội dung kiến thức :
1. Tác giả:
-Thi đỗ hương cống, làm quan tri huyện
- Gia đình: Sinh ra trong một gia đình khoa bảng, cha đỗ tiến sĩ 1446, làm quan đến chức Thừa Chánh Sứ, khi mất dược phong tặng đến chức ThượngThư.
- Sống trong thời đại xảy ra cuộc tranh giành quyền binh, nội chiến kéo dài.
- Vấn đề gia đình và thời đại đã ảnh hưởng tới Nguyễn Dữ.
2. Tác phẩm: " Truyền kì mạn lục"
- Truyền kì là thể loại văn học thịnh hành ở Trung Quốc từ thời Đường.
- Thể loại truyền kì lấy tự sự làm chính, gaawns với dã sử và xen vào giữa những đoạn văn vần, thơ ca. Phần cuối có đoạn nghị luận ngắn.
- các nhà văn Việt Nam đã tiếp nhận thể loại truyền kì để sáng tác những tác phẩm phản ánh về cuộc sống của con người Việt Nam.
- Trong các truyện có ma quỹ, thần tiên,...nhưng cơ bản vẫn là truyện có thực, chuyện của trần thế với những con người số phânh rõ ràng.
- " Truyền kì mạn lục" từng là áng thiên cổ tuỳ bút, là đỉnh cao của thể loại truyền kì bởi vì qua tác phẩm tác giả muốn gửi ... nhục, đau đớn, xấu hổ) (các từ: Chả lẽ, không mà, nhưng sao, mà ... thì).
b) "Tôi nằm xuống, nghe nước róc rách vỗ vào mạn thuyền, biết là tôi đang đi theo con đường của tôi. Tôi nghĩ bụng: tôi và Nhuận Thổ, tuy cách bức đến thế này, nhưng con cháu chúng tôi vẫn còn thân thiết với nhau. Chẳng phải là cháu Hoàng đang mơ tưởng nhớ đến Thủy Sinh đấy ư? Tôi mong ước chúng nó sẽ không giống chúng tôi, không bao giờ phải cách bức nhau cả ... Nhưng tôi cũng không muốn chúng nó vì thân thiết với nhau mà phải vất vả, chạy vạy như tôi, cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ; cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà tàn nhẫn như bao nhiêu người khác. Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới mà chúng tôi chưa từng được sống".
	("Cố hương" - Lỗ Tấn)
(Gợi ý: Đoạn văn thể hiện những mơ ước về tương lai của nhân vật "tôi"; những lí lẽ để (+) tương lai của con cháu sẽ khác, sẽ tốt đẹp hơn những gì mà "tôi" đang có).
* Luyện tập:
Học sinh khá giỏi: Viết một đoạn văn ngắn: Đóng vai Trương Sinh để biện minh cho hành động, thái độ phũ phàng của mình với vợ.
 I. Lặng lẽ Sa Pa
1. Tình huống: - Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên khí tượng.
2. Ngôi kể: Ngôi thứ 3 ( khái quát cao).
3. Nhân vật trung tâm : Anh thanh niên khí tượng.
- Một người trẻ tuổi, sống trên độ cao 2600m Cô đơn
- Làm công việc: đó gió ... thời tiết Vất vả
- Có lòng yêu nghề, biết tổ chức sắp xếp cuộc sống.
- Tình cảm chân thành, cởi mở, trân trọng tình cảm người khác
- Biết quan tâm dến người khác, khiêm tốn. 
4. Các nhân vật phụ: 
- Bác lái xe: giới thiệu anh Thanh Niên (điểm nhìn ở bác lái xe)
- Ông họa sĩ: Suy nghĩ (độc thọai nội tâm), rút ra những kết luận (nghị luận) về cuộc đời, nghệ thuật ... qua cuộc tiếp xúc với anh thanh niên điểm nhìn từ ông họa sĩ
- Cô kỹ sư: Có cảm nhận mới, suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống khi tiếp xúc với anh Thanh Niên điểm nhìn từ cô kĩ sư .
 Các nhân vật phụ đều tập trung làm nổi bật nhân vật anh Thanh niên.
5. Điểm nhìn: 
- Đầu tiên từ tác giả.
- Có khi chuyển sang bác lái xe, ông họa sĩ, cô kỹ sư điểm nhìn thấu suốt (người kể đường như có mặt khắp nơi, biết hết mọi suy nghĩ, tình cảm, hành động của mọi nhân vật trong truyện).
Làm nổi bật chủ đề " Trong cái im lặng của Sa Pa ... có những con người làm việc ... như vậy cho đất nước"
6. Các nhân vật làm rõ chủ đề truyện:
- Anh thanh niên khí tượng 
- Ông kĩ sư rau 
- Anh cán bộ nghiên cứu Sét
(+) "Lặng lẽ Sa Pa nhưng không hề lặng lẽ" mà ở đó cuộc sống vẫn âm thầm sôi nỗi, đầy sức lao động và sáng tạo.
III. Bài tập:
1) Phân biệt nghĩa của các yếu tố sau: "giác" trong:
	- tam giác (góc)
	- vị giác (nhận ra)
2) Xác định ngôi kể và điểm nhìn của người kể chuyện trong đoạn văn:
"Phải, người họa sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy ... chấp nhận sự thử thách". (Lặng lẽ Sa Pa).
	(Ngôi kể: ngôi thứ ba - người kể giấu mình)
-> Điểm nhìn: thấu suốt (ở đoạn văn có lúc ta tưởng như điểm nhìn bên ngoài,có lúc lại là điểm nhìn bên trong). (Tìm các câu để chứng minh).
* Điểm nhìn của người kể chuyện có ba hình thức: Điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn thấu suốt.
3) Chọn một đề tài tự sự, hãy viết hai đoạn văn với hai yêu cầu sau:
a. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất.
b. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba.
4. Chuyển đổi ngôi kể (thứ 3) ở truyện ngắn "Làng" sang ngôi thứ nhất của ông Hai.
C. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học. 
	- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
==================================================
 Ngày soạn: 25/ 11/ 2008. Buổi 13.
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm - Người kể chuyện trong văn bản tự sự (tiếp) 
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
 - Củng cố kiến thức về đối thoại, độc thoại - độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
 - Củng cố kiến thức về Người kể chuyện trong văn bản tự sự. 
 - Học sinh làm bài tập 
B. Tổ chức hoạt động dạy - học:
* ổn định lớp 
	* Tổ chức cho HS học tập. 
 I. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
1. Đối thoại trong văn bản tự sự:
? Đối thoại là gì? Đối thoại trong văn bản tự sự là gì?
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện qua lại bằng lời nói giữa hai hay nhiều người với nhau trong đó diễ ra sự luân phiên giữa các phát ngôn của các phía (thường là 2 phía) cùng tham gia giao tiếp. Đặc trưng cho đối thoại là các phát ngôn thường ngắn gọn có cú pháp đơn giản và sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Đối thoại trong văn bản tự sự cũng mang đầy đủ các đặc điểm trên. Có điều tất cả đều được miêu tả bằng con chữ nhất là các yếu tố phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Trong văn bản đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (Mỗi lượt lời là 1 lần gạch đầu dòng)
- Trong văn bản tự sự, đối thoại chẳng những có chức năng tái tạo sự giao tiếp bằng lời nói của các nhận vật làm cho câu chuyện thêm sinh động mà còn có tác dụng khắc hoạ tính cách và phẩm chất của nhân vật khá rõ nét.
VD: Qua lời đối thoại của Mã Giám Sinh: "Hỏi têngần" bản chất con buôn, cục cằn, thô lỗ, huyênh hoang của Mã Giám Sinh được bộc lộ rõ nét.
2. Độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:
? Em hiểu độc thoại là gì? Độc thoại nội tâm là gì?
- Độc thoại: là lời nói của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc nói với 1 ai đó trong tưởng tượng. Đặc trưng cho độc thoại là các phát ngôn thường dài dòng, rườm rà, có cú pháp phức tạp hơn so với đối thoại.
- Tuy nói với bản thân mình nhưng độc thoại có 2 hình thức biểu hiện: độc thoại cất thành tiếng (thành lời) và độc thoại không cất thành tiếng (nói thầm với chính mình) Trường hợp sau được gọi là độc thoại nội tâm.
- Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, chỉ diễn ra trong suy nghĩ thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí bên trong mô phỏng hoạt động suy nghĩ, cảm xúc của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó.
- Trong văn bản tự sự khi nhân vật độc thoại thành tiếng thì trước phát ngôn có gạch đầu dòng còn khi độc thoại không cất thành tiếng (độc thoại nội tâm) thì trước phát ngôn không có gạch đầu dòng.
Bài tập: Xác định những đoạn độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn trích "Làng" của Kim Lân:
+ Độc thoại: "Hà, nắng gớm, về nào"
	 ".Chúng bay ăn miếng cơm haythế này "
+ Độc thoại nội tâm:"Chúng nó cũng kà trẻ con bằng ấy tuổi đầu"
? Độc thoại và độc thoại nội tâm có vai trò gì trong văn bản tự sự?
- Độc thoại và nhất là độc thoại nội tâm là tác phẩm thức quanz trong để phân tích tâm lí, đi sâu vào nội tâm nhân vật, bộc lộ được tư tưởng, tình cảm, tính cách nhân vật và thể hiện được những diễn biến tâm lí hết sức phức tạp trong thế giới nội tâm của con ngườilà làm cho câu chuyện sinh động hơn.
VD: Những hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm trên đã giúp nhà văn thể hiện được sâu sắc tâm trựng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dỗu của ông theo giặc=> câu chuyện sinh động hơn
* Thực hành - luyện tập
- Bài tập cho đối tượng đại trà:
Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích từ "Mãi khuyahiu hắt" trong đoạn trích "Làng" của Kim Lân
- Bài tập cho đối tượng khá giỏi:
Viết 1 đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó sử dụngj cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
 ( gợi ý: BDNV9/288)
II. Người kể chuyện trong văn bản tự sự:
1. Người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự:
? Thế nào là người kể trong văn bản tự sự? Người kể xuất hiện ở ngôi nào, xưng là gì hay câu chuyện, sự việc được nhìn qua con mắtk (điểm nhìn) của ai?
- Người kể là người đứng ra kể câu chuyện trong tác phẩm. Người kể có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau với những ngôi kể khác nhau.
+ Người kể xưng "tôi" - kể ngôi thứ nhất (trong lòng mẹ)
+ Người kể tự giấu mình đi - kể ngôi thứ 3 (Lặng lẽ Sapa, làng)
+ Người kể nhập vào 1 nhân vật trong tác phẩm (chiếc lược ngà, Cố hương)
- Trong 1 tác phẩm có thể có 1 hoặc nhiều người kể chuyện. Truyện từ đầu chí cuối do tác giả viết được kể bởi 1 người nào đó. Vì vậy nên đánh đồng người kể với tác giả ngay cả khi người kể chuyện xưng "tôi"
? Điểm nhìn là gì? có những loại điểm nhìn nào?
- Điềm nhìn là vị trí quan sát của người kể khi thuật lại chuyện
- Có 23 loại điểm nhìn:
+ Điểm nhìn thông qua "đôi mắt" của 1 nhân vật trong truyện là điểm nhìn bên trong
VD: Người diễn viên lùi lại với lòng tự hào và biết ơn sự tán thưởng nhiệt liệt của công chúng "nhập vào người diễn viên, miêu tả tâm tư, tình cảm)
+ Điểm nhìn của 1 người quan sát bên ngoài, khách quan, trung tính không đi sâu vào tâm lí nhân vật là điểm nhìn bên ngoài.
VD: Người diễn viên tươi cười chào khán giả khi họ vỗ tay tán thưởng (miêu tả người diễn viên một cách khách quan)
+ Điểm nhìn mà người kể có mặt khắp nơi, thấy tất mọi hành động, hiểu biết mọi tư tưởng, tình cảm của các nhân vật và thường đưa ra các nhận xét, đánh giá về họ là điểm nhìn thấu suốt.
VD: Đứng cả dậy, công chúng nồng nhiệt thừa nhận sự ra đời của 1 diễn viên lớn (miêu tả hành động, tình cảm, thái độ của công chúng và sự đánh giá của người viết về 1 diễn viên) "Lặng lẽ Sapa" (điểm nhìn thấu suốt).
2. ý nghĩa, tác dụng của người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự:
?Trong văn bản tự sự, việc thay đổi người kể ngôi kể (hay điểm nhìn) khác nhau có ảnh hưởng gì đến văn bản?
- Việc thay đổi người kể, ngôi kể (điểm nhìn) trong văn bản tự sự rất có ý nghĩa nó giúp tác giả thể hiện tư tưởng, tình cảm của những suy nghĩ của mình 1 cách sinh động, khi trực tiếp, khi gián tiếp, khi đi sâu vào tâm lí nhân vật, khi miêu tả 1 cách lạnh lùng khách quan tạo ra điểm nhìn nhiều chiều và tránh được sự đơn điệu cho giọng văn trần thuật.
VD:
+ Kể ngôi thứ nhất người kể (xưng tôi) có thể trực tiếp kể những gì mà người nghe thấy, trải qua, nói những tư tưởng', tình cảm và suy nghĩa của mình.
+ Kể ngôi thứ 3 (người kể giấu mình) có thể kể 1 cách linh hoạt tự do những gì diễn ra với nhân vật
+ Kể như người trong cuộc (nhập vai nhân vật) tăng tính chân thực, thuyết phục "như là có thật" của câu chuyện
- Có khi trong 1 truyện người viết dùng các hình thức người kể và ngôi kể khác nhau tạo ra điểm nhìn nhiều chiều, tăng tính sinh động, phong phú cho câu chuyện.
* Thực hành - luyện tập
HS đại trà:
 1. Kể tên các tác phẩm (tác giả) tự sự đã học từ lớp 6 - lớp 9. Xác định người kể chuyện và điểm nhìn của mỗi tác phẩm. Phân tích vai trò, tác dụng của người kể và điểm nhìn đối với mỗi tác phẩm.
HS khá giỏi:
1. (Như trên)
2. Viết 1 văn bản tự sự ngắn ngắn theo đề tài tự chọn
- Chỉ tên người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản em vừa viết.
- Vai trò và tác dụng của người kể và điểm nhìn cho văn bản em vừa viết.
C. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học. 
	- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
==================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an day them chin dat.doc