Giáo án Hình học 8 - Tiết 57 đến tiết 68

Giáo án Hình học 8 - Tiết 57 đến tiết 68

I/ Mục tiêu

- Nắm được (trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật.

- Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.

- Bước đầu nhắc lại khái niệm về chiều cao.

- Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian, cách kí hiệu.

II/ Đồ dùng dạy học

 1/ GV : Mô hình hình lập phương, hình hộp chữ nhật, thước đo đoạn thẳng, bảng phụ vẽ sẵn hình hộp chữ nhật.

 2/ HS : thước thẳng, SGK.

III/ Hoạt động dạy và học

 

doc 28 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 57 đến tiết 68", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV : HÌNH HỌC KHÔNG GIAN 
Tiết 57
HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu
Nắm được (trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.
Bước đầu nhắc lại khái niệm về chiều cao.
Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian, cách kí hiệu.
II/ Đồ dùng dạy học
	1/ GV : Mô hình hình lập phương, hình hộp chữ nhật, thước đo đoạn thẳng, bảng phụ vẽ sẵn hình hộp chữ nhật.
	2/ HS : thước thẳng, SGK.
III/ Hoạt động dạy và học
Nội dung
Phương pháp
Rút kinh nghiệm
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Nội dung bài mới
a/ Hình hộp chữ nhật
- Hình hộp chữ nhật có : 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh
- Hai mặt của hình hộp chữ nhật không có hai cạnh chung gọi là hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật, khi đó các mặt còn lại được gọi là mặt bên.
- Hình lập phương là hình có 6 mặt là những hình vuông.
VD : bể nuôi cá, bao diêm có dạng một hình hộp chữ nhật.
b/ Mặt phẳng và đường thẳng
Ta có thể xem :
- Các đỉnh A, B, C như là các điểm.
- Các cạnh AD, DC, CC’,  như là các đoạn thẳng
- Mỗi mặt, chẳng hạn mặt ABCD là một phần của mặt phẳng
- Đường thẳng qua hai điểm A, B của mặt phẳng (ABCD) thì nằm trọn trong mặt phẳng đó
- GV treo bảng phụ vẽ hình 69 trang 95 SGK
- HS quan sát mô hình cụ thể kết hợp với hình vẽ
- GV hướng dẫn HS phát hiện được đâu là đỉnh, mặt, cạnh 
- Số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật, và trường hợp riêng là hình lập phương
- Cho HS tìm thêm VD về hình hộp chữ nhật
- Nhận biết (qua mô hình) điểm thuộc đường thẳng, đường thẳng nằm trong mặt phẳng
- Chẳng hạn : gọi tên các mặt phẳng chứa đường thẳng A’C’
V/ Củng cố
Bài tập 1 trang 96 SGK
Bài tập 1, 2 trang 104 SBT
VI/ Dặn dò
Học thuộc bài
Làm bài tập 2, 3, 4 SGK trang 96 - 97.
---------------ù---------------
Tiết 58
HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (tiếp theo)
I/ Mục tiêu
Kiến thức : nhận biết được dấu hiệu về hai đường thẳng song song.
Kỹ năng : HS nhận biết được dấu hiệu hai đường thẳng song song, đường thẳng song song mặt phẳng và hai mặt phẳng song song trong không gian.
Phương pháp : 
	Ÿ Áp dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình chữ nhật.
Ÿ Đối chiếu so sánh sự giống, khác nhau về quan hệ song song giữa đường và mặt, mặt và mặt.
II/ Đồ dùng dạy học
GV : Thước, mô hình hình hộp chữ nhật
HS : SGK
III/ Hoạt động dạy và học
Nội dung
Phương pháp
Rút kinh nghiệm
A. Ổn định lớp
B. Kiểm tra bài cũ
 Bài tập 2/105 BT SGK
C. Nội dung bài mới
1. Hai đường thẳng song song trong không gian
?1/98
Với hai đường thẳng phân biệt a, b trong không gian chúng có thể 
a/ Cắt nhau :
VD : D’C’ và CC’ cùng nằm trong mặt phẳng (DD’CC’) và cắt nhau tại C’
b/ Song song :
VD : AA’ và DD’ cùng nằm trong mặt phẳng (AA’D’D) và không có điểm chung. AA’song song DD’. 
Kí hiệu : AA’// DD’
c/ Chéo nhau :
VD : Hai đường thẳng AD và D’C’ không cắt nhau và không cùng nằm trong một mặt phẳng
Lưu ý :
- Hai đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng thì hoặc song song hoặc cắt nhau.
- Hai đường thẳng không cắt nhau và không cùng nằm trong một mặt phẳng thì chéo nhau.
2. Đường thẳng song song với mặt phẳng. Hai mặt phẳng song song.
?2/99
GT	AB(A’B’C’D’)
	A’B’(A’B’C’D’)
	AB // A’B’
KL	AB // (A’B’C’D’)
?3/99
Nhận xét : Trên hình hộp chữ nhật. 
Xét hai mặt phẳng (ABCD) và (A’B’C’D’), AB // A’B’
AB // (A’B’C’D’)
AD // A’D’AD // (A’B’C’D’)
Mà AB và AD cắt nhau tại A và cùng nằm trong mặt phẳng (ABCD)
Vậy mp (ABCD) // mp (A’B’C’D’)
?4/99
Nhận xét :
- Nếu một đường thẳng song song với mặt phẳng thì chúng không có điểm chung.
- Hai đường thẳng song song thì không có điểm chung.
- Hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì có chung một đường thẳng đi qua điểm đó gọi là hai mặt phẳng cắt nhau.
D. Củng cố kiến thức : bài tập 8, 9/100
E. Dặn dò : BT 5, 6, 7/100 SGK
	 BT 10, 11/100 SBT
- GV : Yêu cầu HS quan sát hình 75 để trả lời, nhắc lại định nghĩa hai đường thẳng song song trong hình học phẳng
- BT ?1/98
- HS : Hãy kể tên các mặt phẳng của hình hộp chữ nhật : ABCD, A’B’C’D’, ABB’A’, BCC’B’, CDD’C’, DAA’D’.
+ BB’ và AA’ cùng nằm trong một mặt phẳng
+ BB’ và AA’ không có điểm chung
- GV : Trong không gian hai đường thẳng AB và A’B’ được gọi là song song nếu chúng nằm trong cùng một mặt phẳng và không có điểm chung
- GV ghi bảng
Học sinh trả lời ?2/99
GV : Tóm lại
?3/99
HS : AB // (A’B’C’D’)
 CD // (A’B’C’D’)
HS làm ?4/99
---------------ù---------------
Tiết 59
THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu
Bằng hình ảnh cụ thể cho học sinh bước đầu nắm được dấu hiệu để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau.
Nắm được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
Biết vận dụng công thức vào tính toán.
II/ Đồ dùng dạy học
GV : SGK, thước êke, một miếng bìa cứng hình chữ nhật, bảng phụ vẽ sẵn hình hộp chữ nhật.
HS : SGK, êke, miếng bìa cứng hình chữ nhật.
III/ Hoạt động dạy và học
Nội dung
Phương pháp
Rút kinh nghiệm
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có cạnh AB song song với mặt phẳng (A’B’C’D’)
a/ Hãy kể tên các cạnh khác song song với mặt phẳng (A’B’C’D’)
b/ Cạnh CD song song với những mặt nào của hình hộp chữ nhật ?
3. Bài mới
a/ Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc.
AA’ vuông góc với AD
AD, AB cắt nhau và cùng nằm trong mp (ABCD); ta nói A’A vuông góc với mp (ABCD) tại A.
Kí hiệu : A’A mp (ABCD)
Nhận xét : SGK/101, 102
Kí hiệu 2 mp vuông góc :
mp (ADD’A’) mp (ABCD)
b/ Thể tích của hình hộp chữ nhật
TQ : Hình hộp chữ nhật có các kích thước là a, b, c thì thể tích hình hộp chữ nhật là : V = a.b.c
Đặc biệt : Thể tích hình lập phương có cạnh a là : V = a3
Ví dụ : Tính thể tích của một hình lập phương, biết diện tích toàn phần của nó là 216 cm2
Giải
Diện tích của mỗi mặt :
216 : 6 = 36 (cm2)
Độ dài cạnh hình lập phương :
A = = 6 (cm)
Thể tích hình lập phương :
V = a3 = 63 = 216 (cm3)
Bài tập tại lớp :
10.2/103
11a, b/104
4. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại phần lý thuyết
- Làm bài tập 12, 13/89
- Chuẩn bị phần luyện tập
Gọi 1 học sinh trả lời 2 câu hỏi của bài tập trên.
Hoạt động 1 : Treo bảng phụ đã vẽ sẵn hình hộp chữ nhật
HS quan sát hình hộp chữ nhật và trả lời các câu hỏi :
- A’A có vuông góc với AD không ? Vì sao ?
- A’A có vuông góc với AB không ? Vì sao ?
Củng cố : HS làm ?2 trong SGK/102
Hoạt động 2 : Học sinh làm ?3 sau đó đưa đến nhận xét SGK trang 101, 102
Có thể sử dụng thêm mô hình sau để minh họa cho phần nhận xét :
- Lấy một miếng bìa cứng hình chữ nhật rồi gấp lại theo đường Ox, sao cho Oa trùng với Ob
- Như vậy, 2 góc ở đỉnh O (góc xOa và góc xOb) đều là góc vuông.
- Ta đặt miếng bìa đã gấp đó lên bàn. Sau đó dùng êke đặt 1 cạnh sát với Ox, đỉnh ở O. Để ý rằng cạnh góc vuông thứ hai của êke nằm sát mặt bàn. Như vậy đường thẳng Ox vuông góc với 1 đường thẳng trong mặt bàn đi qua O.
Hoạt động 3 :
- GV hướng dẫn HS chia hình hộp chữ nhật có các kích thước 17 cm, 10 cm thành các hình lập phương đơn vị với cạnh là 1 cm. Tìm thể tích hình hộp đó bằng các câu hỏi gợi mở :
 + Xếp theo cạnh 10 thì có bao nhiêu hình lập phương đơn vị
 + Tầng dưới cùng (lớp dưới cùng) xếp được bao nhiêu hình lập phương đơn vị
 + Với hình vẽ SGK (bài toán này) xếp được bao nhiêu lớp ?
- Vậy hình hộp bao gồm 17.10.6 hình lập phương đơn vị. Mỗi hình lập phương đơn vị có thể tích là 1 cm3 nên thể tích của hình hộp chữ nhật là 17.10.6 (cm3) mà 17, 10, 6 chính là các kích thước của hình hộp chữ nhật.
- Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật là gì ?
- Thể tích hình lập phương có cạnh a là gì ?
- Học sinh phát biểu lại hai công thức bằng lời
- Cho HS làm bài tập vận dụng
Muốn tính thể tích hình lập phương ta phải làm gì ?
HS làm bài tập 10.2/103 và 11a, b/104 SGK
---------------ù---------------
Tiết 60
LUYỆN TẬP HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu
	1. Kiến thức
Học sinh nắm được (trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật
Bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
Học sinh nắm chắc các công thức được thừa nhận về diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật
	2. Kỹ năng
	Thành thạo tính toán được các yếu tố của hình hộp chữ nhật
	3. Phương pháp
	Trực quan hình vẽ, phát vấn, gợi mở
II/ Đồ dùng dạy học
GV : thước thẳng, bảng phụ, hình hộp chữ nhật
HS : thước, hình hộp
III/ Hoạt động dạy và học
Phương pháp
Nội dung
Rút kinh nghiệm
GV ghi lại các công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật vào góc bảng.
HS đọc đề bài số 14 SGK
GV nêu câu hỏi ở đề bài ta đã có điều gì ?
Yêu cầu cần tính toán điều gì ?
a/ Giả thiết đã có thể tích của nước trong bể chưa ?
b/ Qua câu a thì ta đã có các yếu tố nào ?
Và yếu tố nào cần phải được xác định.
Học sinh đọc đề bài số 15 SGK
GV nêu câu hỏi ở đề bài ta đã có điều gì ?
Yêu cầu cần tính toán điều gì ?
Yếu tố nào cần được xác định đầu tiên ?
Ta cần phải xác định thể tích nước đã có trong thùng và ta cần phải xác định thể tích của 25 viên gạch khi được chồng khít lên nhau.
GV hướng dẫn học sinh nhận xét hình 90 SGK
Lưu ý cho học sinh khi nào đường thẳng song song với mặt phẳng
Tương tự : học sinh tự làm thêm bài 17
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
- GV : xem xét việc chuẩn bị ở nhà của học sinh ?
- GV treo bảng phụ và yêu cầu học sinh hãy :
Nêu các yếu tố của hình ?
Viết công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật
3/ Luyện tập
Bài 14 (SGK/104)
a. Thể tích của nước đổ vào bể :
V = 20 lít x 120 = 2400 (lít) = 2,4 m3
b. Chiều rộng bể nước :
 (m)
c. Thể tích của bể :
V = 20.(120 + 60) = 3600 (lít) = 3,6 m3
Chiều cao của bể :
 ( ...  ý trong SGK
- Đưa mô hình hình chóp đều rồi dùng kéo cắt ngang hình chóp cụt đều
- Nhận xét gì về mặt bên hình chóp cụt đều ?
Học sinh
- Theo yêu cầu của GV chỉ ra cụ thể đường cao, mặt bên, mặt đáy của hình chóp
- Theo yêu cầu của GV chỉ ra cụ thể đường cao, mặt bên, mặt đáy của hình chóp đều
- Nhận ra được điểm khác nhau của hình chóp và hình chóp đều : các mặt bên của hình chóp đều là các tam giác cân bằng nhau
- Nhận xét các mặt bên hình chóp cụt đều là các hình thang cân
	Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh vẽ hình chóp tứ giác đều
	Bước 1 : Nhìn mô hình rồi chuẩn bị kẻ giấy ô vuông
	Bước 2 : Vẽ đáy hình vuông (cho HS thấy sự khác nhau về hình vuông trong mặt phẳng và trong không gian)
	Bước 3 : Vẽ giao hai đường chéo, từ giao điểm đó vẽ đường cao hình chóp (lưu ý đường cao bị khuất)
	Bước 4 : Xác định vị trí đỉnh hình chóp rồi nối với các đỉnh của hình vuông đáy.
Hoạt động 3 : Cắt ghép hình GV cho HS xem hình 118/117 SGK (treo sẵn tranh lên bảng rồi cho HS thực hiện cắt dán theo tổ : tổ 1 và 2 cắt dán hình chóp tam giác đều, tổ 3 và 4 cắt dán hình chóp tứ giác đều)
	4. Củng cố
Bài tập 36, 37, 38/118, 119 SGK
Thế nào là hình chóp đều, hình chóp cụt đều ?
	5. Dặn dò
Làm bài tập 39/119 và 56, 57/122 SBT
Các em tìm hiểu nón hình chóp trang 93
---------------ù---------------
Tiết 66
THỂ TÍCH HÌNH CHÓP ĐỀU
I/ Mục tiêu
Hình dung và nhớ được công thức tính thể tích hình chóp đều
Biết vận dụng công thức vào việc tính thể tích hình chóp đều
II/ Đồ dùng dạy và học
GV : thước, hai mô hình (lăng trụ đứng và hình chóp đều có cùng đáy là đa giác đều có cùng chiều cao)
HS : chuẩn bị như GV, mỗi tổ hai mô hình
III/ Hoạt động dạy và học
Phương pháp
Nội dung
Rút kinh nghiệm
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- Viết công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng. Áp dụng : tính thể tích của hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều có chiều cao là 5cm và bán kính đường tròn tam giác đáy bằng 2cm
- GV nhận xét và nhấn mạnh công thức tính diện tích tam giác đều là 
Đặt vấn đề : chúng ta đã biết diện tích xung quanh của hình chóp đều bằng nửa diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng có cùng đáy và chiều cao (trung đoạn). Vậy thể tích của hai hình đó có quan hệ như thế nào ? 
- Ghi công thức
- Làm áp dụng
- Theo mục 2 ví dụ của bài 8 ta tính cạnh của tam giác đều ABC là AB = cm
V = S . h 
S : diện tích đáy
h : chiều cao
V : thể tích
Áp dụng :
Cạnh của tam giác đáy là 2 cm
Diện tích của tam giác :
S = (cm2)
Thể tích của hình lăng trụ đứng :
V = S.h 
 = cm3
Hoạt động 2 : Công thức tính thể tích
- Chia lớp thành 4 nhóm (đã chuẩn bị các mô hình)
- Cho mỗi nhóm đong nước, GV theo dõi
- GV thao tác lần cuối cho HS theo dõi và rút ra kết quả Công thức
- Thực hiện thao tác đong
- Nhóm trưởng đưa ra nhận xét chung của nhóm mình
1. Công thức tính thể tích
V = 
V : thể tích của hình chóp đều
S : diện tích đáy
h : chiều cao
Hoạt động 3 : Ví dụ
- Đường tròn ngoại tiếp tam giác đáy của hình chóp đều có bán kính bằng 6cm thì cạnh của tam giác đáy bằng bao nhiêu ?
- Ghi lại công thức tính diện tích của tam giác đều
- Thể tích của hình chóp đều
- Vẽ hình chóp đều theo hình 128 :
Vẽ đáy hình chóp đều
Xác định đường cao, vẽ đường cao
Xác định đỉnh và toàn hình
Đọc và thực hiện ví dụ
a = Rcm
S = cm2
V = cm3
Thực hiện ?
2. Ví dụ : SGK
Hoạt động 4 : Củng cố
Bài 44 trang 123
a. Đáy của hình chóp tứ giác đều là hình gì ? Viết công thức tính diện tích đáy
Tính thể tích
b. Để biết được số vải cần phải dựng lều thì chúng ta phải biết được diện tích xung quanh hay thể tích của hình chóp đều.
Muốn tính được thể tích xung quanh của hình chóp đều, các em cần tìm thêm điều kiện nào ? Và bằng bao nhiêu ?
Tính Sxq
Bài 45 trang 124
Tương tự bài 44 
HS làm bài 44/123
S = a2 = 22 = 4 m2
V = m3
Cần tìm diện tích xung quanh của hình chóp đều
Tìm trung đoạn, nửa chu vi đáy :
d = (m)
p = 4 (m)
Sxq = p.d 
 = 48,96 (m2)
Về nhà làm
a. Thể tích không khí bên trong lều là :
V = (m3)
b. Số vải cần thiết để dựng lều :
BD2 = BC2 + CD2 = 8
BD = 2m
DH = (m) (vì H là trung điểm của BD)
mà SD2 = HD2 + HS2 = 6
SD = (m)
Mặt khác :
SK2 = SD2 - PK2 = 5
SK = (m)
Vậy số vải cần dùng để dựng lều là :
S = d.p 
 = 48,96 (m2)
	Dặn dò :
Học thuộc lòng các công thức : diện tích xung quanh, thể tích hình chóp đều
Làm bài 45/124 và 47, 48, 49, 50 LT/124, 125
---------------ù---------------
Tiết 67
LUYỆN TẬP
THỂ TÍCH HÌNH CHÓP ĐỀU
I/ Mục tiêu
Biết vẽ các hình khối đơn giản
Thuộc các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình chóp đều
Vận dụng được các công thức để giải bài tập
II/ Đồ dùng dạy học
GV : thước thẳng, bảng phụ
HS : thước thẳng
III/ Hoạt động dạy và học
Nội dung
Phương pháp
Rút kinh nghiệm
1/ Ổn định lớp : Ổn định và kiểm diện học sinh
2/ Kiểm tra bài cũ
Viết công thức : Sxq = ?
Sxq = P . h
Giáo viên đưa ra bảng phụ
SO = 8 cm
SH = 10 cm
Tính BC = ?
	 Sxq = ?
Nếu HS không tính được , GV gợi ý :
Tính OH qua định lý Pitago
Tính BC
Vận dụng công thức 
Sxq = P.h
3/ Nội dung bài mới
Bài tập : S.ABCD là hình chóp tứ giác đều có kích thước :
Trung đoạn SH = 13 cm
Cạnh đáy AD = 10 cm
Tính Sxq = ? và V = ?
Nếu HS không giải được thì xem lại bảng phụ
Tìm OH = ?
Tìm SO = ?
Cho HS thay số vào công thức
Chia lớp theo tổ :
Vẽ hình
Tìm cách giải
Chọn 1 HS của nhóm lên vẽ và nói cách giải
GV : nhắc lại đường lối giải
OH = 5 cm
SO = 12 cm
Sxq = 240 cm2
V = 400 cm3
4/ Hướng dẫn về nhà
Xem kỹ bài tập, tìm cách giải khác
Làm bài 50 trang 125
---------------ù---------------
Tiết 68
ÔN TẬP CHƯƠNG IV
I/ Mục tiêu
Hệ thống hóa các kiến thức đã học
Biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập
II/ Chuẩn bị
GV : chuẩn bị bảng vẽ như SGK
HS : chuẩn bị trước các câu hỏi ở SGK, bài tập 51 SGK
III/ Tiến trình bài dạy
	Đây là bài ôn tập chương hơn nữa trước đó là tiết luyện tập cùng với khối lượng kiến thức nhắc lại khá lớn chúng ta có thể bỏ qua bước kiểm tra bài cũ (nội dung các bài trong chương được nhắc lại nhiều lần trong tiết học)
Bài mới :
	Đặt vấn đề : Trong bài học trước, chúng ta đã tìm hiểu cách tính diện tích xung quanh của hình chóp đều, còn thể tích của hình chóp đều thì được tính như thế nào ?
Phương pháp
Nội dung
1. Khái niệm lăng trụ đứng
Mặt bên là hình chữ nhật
Đáy là một đa giác
2. Công thức tính diện tích xung quanh
Sxq = 2 p.h 
(Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng chu vi đáy nhân với chiều cao)
(Nên giải thích lại p là nửa chu vi đáy)
3. Công thức tính diện tích toàn phần
(Diện tích toàn phần bằng tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy)
4. Công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng
(Thể tích của hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao)
(Nên giải thích lại p, h, S)
(Bài tập 51 SGK được sử dụng)
5. Khái niệm về hình hộp chữ nhật
6. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật
(Nên nói lại các kí hiệu a, b, c)
7. Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
8. Công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật
9. Khái niệm hình lập phương
(Hình lập phương là 1 trường hợp đặc biệt của hình chữ nhật)
Từ đó dẫn đến :
(Hình lập phương có kích thước cạnh là a)
10. Khái niệm hình chóp
Đáy là một đa giác đều
Các mặt bên là những tam giác có chung đỉnh
Suy ra : Khái niệm hình chóp đều
Đáy là một đa giác đều
Các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh
11. Diện tích xung quanh của hình chóp đều
(Nên giải thích sự khác nhau giữa d và h)
d : chiều cao mặt bên
h : chiều cao của hình chóp
12. Diện tích toàn phần của hình chóp đều
13. Công thức tính thể tích của hình chóp đều
Từ đó dẫn dắt đến hình lăng trụ đều :
Mặt bên là những hình chữ nhật
Đáy là một đa giác đều
(Có thể hỏi vài đa giác đều tiêu biểu : tam giác đều, hình vuông, ngũ giác đều)
Diện tích xung quanh là tổng diện tích của các mặt bên (hình chữ nhật)
Sxq = 2 p.h
(Diện tích toàn phần gồm diện tích xung quanh và diện tích hai mặt đáy)
Stp = Sxq + 2 Sđáy
V = S.h
Hình có 6 mặt là những hình chữ nhật
Sxq = 2(a + b).c
Stp = 2(ab + ac + bc)
V = a.b.c
Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông
Sxq = 4a2
Stp = 6a2
V = a3
Hình chóp đều
Đáy là một đa giác đều
Các mặt bên là những tam giác có chung đỉnh
Sxq = p.d
(Là tổng diện tích của các mặt bên)
d : chiều cao mặt bên
Stp = Sxq + Sđáy
Vchóp = 
IV/ Củng cố
V/ Dặn dò
Do khối lượng kiến thức dài không có thời gian củng cố chỉ dặn dò làm bài tập ở nhà : 52, 53, 54, 55, 56
---------------ù---------------
Tiết 69
KIỂM TRA CHƯƠNG IV
Bài 1 : Cho hình lập phương có cạnh là 3 cm như hình vẽ
Hãy chọn đáp án đúng :
1. Thể tích của hình lập phương trên bằng : (1 điểm)
	a. 12 cm3	b. 9 cm3	 c. 27 cm2	 d. 27 cm3
2. Độ dài đoạn AC’ bằng : (1 điểm)
	a. 9 cm	b. 9 cm	 c. 3 cm	 d. 3 cm
Bài 2 : Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có AB = 10 cm, thể tích hình chóp 40 cm3.
	a/ Tính chiều cao SO của hình chóp (1, 5 điểm)
	b/ Tính độ dài cạnh bên của hình chóp (1, 5 điểm)
	c/ Tính diện tích xung quanh của hình chóp (1 điểm)
	d/ Tính diện tích toàn phần của hình chóp (1 điểm)
Bài 3 : Dựa vào hình chóp tứ giác đều S.ABCD trên, em hãy điền dấu “X” vào chỗ trống thích hợp (Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu
Nội dung
Đúng
Sai
1
2
3
4
5
6
Đường thẳng SO vuông góc với đường thẳng AC
Đường thẳng AC vuông góc với đường thẳng SB
Mặt phẳng (SAC) vuông góc với mặt phẳng (ABCD)
Đường thẳng AC vuông góc với mặt phẳng (SAC)
Mặt phẳng (SAB) song song với mặt phẳng (SDC)
Đường thẳng AB song song với mặt phẳng (SDC)
---------------ù---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hinh hoc 8 (bo sung).doc