Giáo án Hình học khối 9 năm 2009 - Tiết 19, 20

Giáo án Hình học khối 9 năm 2009 - Tiết 19, 20

Tiết19 : LUYỆN TẬP

Ngày soạn :10/11/2009

I/ MỤC TIÊU

Kiến thức :Học sinh được củng cố định nghĩa đường tròn,các cách xác định đường tròn, đường tròn ngoại tiếp tam giác và tam giác nội tiếp đường tròn. Đường tròn là hình có tâm đối xứng, có trục đối xứng.

Kỹ năng:Dựng đường tròn đi qua ba điểm không thẳng hàng. Biết chứng minh một điểm nằm trên, bên trong, nằm bên ngoài đường tròn. Biết tìm tâm của một vật hình tròn.

Thái độ: Tính cẩn thận, chính xác

II/ YU CẦU CHUẨN BỊ BI

GV: Thước , ke,phấn mu,com pa

HS: Thước , ke,com pa

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học khối 9 năm 2009 - Tiết 19, 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết19 :	LUYỆN TẬP
Ngày soạn :10/11/2009
I/ MỤC TIÊU
ØKiến thức :Học sinh được củng cố định nghĩa đường tròn,các cách xác định đường tròn, đường tròn ngoại tiếp tam giác và tam giác nội tiếp đường tròn. Đường tròn là hình có tâm đối xứng, có trục đối xứng.
ØKỹ năng:Dựng đường tròn đi qua ba điểm không thẳng hàng. Biết chứng minh một điểm nằm trên, bên trong, nằm bên ngoài đường tròn. Biết tìm tâm của một vật hình tròn.
ØThái độ: Tính cẩn thận, chính xác
II/ YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI
GV: Thước , êke,phấn màu,com pa
HS: Thước , êke,com pa
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ ƠĐTC: KTSS
2/ KTBC: Nhắc lại định nghĩa đường tròn, vẽ hình.
Nêu định nghĩa đường tròn,các cách xác định đường tròn.
3/Bài mới
Đặt vấn đề:Tiết trước chúng ta đã học về định nghĩa đường tròn,các cách xác định đường tròn. Tiết này chúng ta luyện tập để củng cố và giải một số bài toán có liên quan.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Giáo viên cho học sinh đọc đề bài tập 3 SGK
Nhắc lại tính chất đường trung tuyến của tam giác vuông .
Vận dụng tính chất này để chứng minh
Học sinh đọc đề, vẽ hình và ghi GT,KL
Học sinh nêu tính chất
Học sinh làm ít phút
Hai học sinh lên bảng giải mỗi em giải một câu
1. Bài 3 (SGK)
Giải:
a) Xét rABC vuông tại A. Gọi O là trung điểm của BC. Ta có AO là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên OA=OB=OC. Suy ra O là tâm của đường tròn đi qua ba điểm A,B,C .
b)Xét rABC nội tiếp đường tròn (O) đường kính BC, ta có OA=OB=OC. rABC có đường trung tuyến AO bằng nửa cạnh BC nên góc BAC=900
Giáo viên cho học sinh làm bài tập 4
Gọi 1 học sinh lên bảng biểu diễn các điểm A,B,C lên mặt phẳng tọa độ.
Muốn chứng minh một điểm nằm bên trong (bên ngoài, trên ) đường tròn ta làm như thế nào?
Gọi học sinh trình bày lời giải
Giáo viên cho học sinh đọc đề bài 5
Cho học sinh giải miệng
Học sinh đọc đề bài
Cả lớp làm ít phút
Một học sinh lên bảng biểu diễn các điểm A,B,C lên mặt phẳng tọa độ.
-Chứng minh khoảng cách từ điểm đó đến tâm nhỏ hơn(lớn hơn, bằng R)
Học sinh trình bày lời giải
+h. 58 có 1 tâm đối xứng và có hai trục đối xứng.
+h. 59 chỉ có một trục đối xứng
2. Bài 4 
Giải : 
Gọi R là bán kính của đường tròn tâm O.
OA = < 2 = R, nên A nằm bên trong( O).
OB = > 2 = R, nên B nằm bên ngoài (O).
OC2 = =4. suy ra OC= 2 = R, nên A nằm trên ( O).
Ž
3. Bài 5
 h.58 h.59
4/ Củng cố-HDTH:
a/ Củng cố: Từng phần b/Hướng dẫn tự học:
*Bài vừa học:
 HS: nắm lại cách giải các bài tập trên
-Làm bài tập 8 và 9 SGK
-Bài 9 : GV hướng dẫn cách vẽ hình 60 và 61
*Bài sắp học
 Đường kính và dây cung có mối liên hệ gì?
	h. 60
 h. 61
Tiết 20	ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN
Ngày soạn10/11/2009 :
I/ MỤC TIÊU
ØKiến thức :Học sinh nắm dược đường kính là dây lớn nhất trong các dây của đường tròn, nắm được hai định lý về đường kính vuông góc với dây và đường kính đi qua trung điểm của dây không qua tâm.
ØKỹ năng:Vận dụng các định lí trên để chứng minh đường kính đi qua trung điểm của dây, đường kính vuông góc với dây.
ØThái độ: Tính cẩn thận, chính xác
II/ YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI
GV: Thước , êke,phấn màu,com pa
HS: Thước , êke,com pa
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ ƠĐTC: KTSS
2/ KTBC: 
3/Bài mới
Đặt vấn đề:Mối liên hệ giữa đường kính và dây như thế nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Giáo viên nêu bài toán ở SGK
Gợi ý học sinh giải bài toán bằng cách xét hai trường hợp của dây AB như SGK.
Sử dụng BĐT tam giác
Giáo viên cho học sinh phát biểu định lí
Giáo viên lưu ý đường kính cũng là một dây
Học sinh đọc đề bài toán
Hai học sinh trình bày lời giải, mỗi học sinh một trường hợp
Học sinh phát biểu định lí
1. So sánh đọ dài của đường kính và dây:
Bài toán: (SGK)
Định ly1ù: trong các dây của một đường tròn, dây lớn nhất là đường kính
Giáo viên vẽ đường tròn (O), đường kính AB vuông góc dây CD
GV cho HS chứng minh
Học sinh vẽ vào vở
Học sinh phát hiện tính chất trong hình vẽ
Học sinh phát biểu định lí2
Chứng minh định lí
2. Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây
Định lý2ù: Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì qua trung điểm của dây ấy
Giáo viên đưa ra ?1
Cho học sinh phát biểu mệnh đề đảo của định lí 2
Cho HS đọc định lí 3
Giáo viên đưa ra ?2
tính AB
Biết AO=13cm;AM=MB;OA=5cm
Học sinh làm ?1
Đáp: trường hợp dây đó là đường kính
Học sinh phát biểu
Học sinh đọc định lí 3
Học sinh làm ?2
Đáp:OM đi qua trung điểm M của dây AB nên OMAB.
Theo định lí Pi-ta-go ta có: AM2=OA2-OM2 =132 – 52= 122
AM = 12 cm
Vậy AB = 24cm
Định lí 3:
Trong một đường tròn , đường kính đi qua trung điểm của một dây không qua tâm thì vuông góc với dây ấy
4/ Củng cố-HDTH:
a/ Củng cố: Cho HS nhắc lại định lí vừa học
b/Hướng dẫn tự học:
*Bài vừa học:
 HS: nắm lại các định lí
Làm bài tập 10 , 11 SGK
	Bài 10: sử dụng tính chất trung tuyến của tam giác vuông
Bài 11: Sử dụng tính chất đường trung bình của hình thang
*Bài sắp học
 Đường kính và dây cung có mối liên hệ gì?

Tài liệu đính kèm:

  • doctiêt19-20.doc