Giáo án Lớp 6 - Môn Giáo dục công dân (tiếp)

Giáo án Lớp 6 - Môn Giáo dục công dân (tiếp)

1.Về kiến thức

- Kiến thức chung: Giúp HS hiểu :

+ Hiểu được sức hkỏe, thân thể là tài sản quý giá nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện phát triển tốt.

+ Những biểu hiện tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

+ Ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

 

doc 86 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 6 - Môn Giáo dục công dân (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 1 Bài 1
Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
Ngày soạn : 14 tháng 8 năm 2011
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
6A
6B
I.Mục tiêu cần đạt 
1.Về kiến thức 
- Kiến thức chung: Giúp HS hiểu :
+ Hiểu được sức hkỏe, thân thể là tài sản quý giá nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện phát triển tốt.
+ Những biểu hiện tự chăm sóc rèn luyện thân thể. 
+ ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể.. 
2.Về kỹ năng 
 - Biết nhận xét đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác
- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó
3.Về thái độ
- Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện bản thân.
- Tích hợp bv MT:
+ Địa chỉ: mục a- phần ndbh
+ Nội dung: chống ô nhiễm không khí, nguồn nước
+ Hình thức: câu hỏi tự luận, liên hệ thực tế.
II.Phương pháp 
 Đàm thoại, thuyết trình, nêu gương, trực quan, vấn đáp, tích hợp. 
III. đồ dùng dạy học 
-Tranh ảnh Bác Hồ đánh bóng chuyền 
- Bảng phụ bài tập a
IV.Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức ( 1’) 
2. Kiểm tra bài cũ( 1’)
 Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của các em
3.Giảng bài mới:
Tg
Hoạt động của gv và hs
Trình tự nội dung kiến thức cần khắc sâu
3’
12’
14’
10’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Gv: treo ảnh Bác Hồ... - Hs quan sát
(?) Trong ảnh BH đang làm gì ?
Hs trả lời
Gv dẫn dắt vào bài, ghi đầu bài lên bảng 
Hoạt động 2 : Hd hs tìm hiểu truyện đọc
Gv mời 1 hs đọc truyện
HS đọc
Gv tổ chức đàm thoại
Câu hỏi: 
(?) Mùa hè vừa qua Minh đã làm gì?
(?) Minh tập bơi để làm gì ? Minh đã tập ntn ?
(?) Điều kì diệu nào đã đến với Minh ?
(?)Vậy sức khoẻ có cần thiết với mỗi người không ?
(?) Kể những việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học 
(?) Theo em thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ?
(?) Em hãy kể những việc mà em đã làm nhằm tự chăm sóc sức khoẻ cuă bản thân ? Khi cơ thể khó chịu, mệt mỏi em phải làm gì ?
(?) Theo em MT có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người không ? ảnh hưởng ntn ? (Cho ví dụ cụ thể).
(MT trong sạch ảnh hưởng đến sức khỏe của con người)
(?) Vậy để có MT trong sạch chúng ta cần phải làm gì ?
(Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, làm trong sạch MT sống ở gia đình, trường học, khu dân cư, VD như thường xuyên quét dọn, sắp xếp đò đạc gọn gàng, ko vứt rác, khạc nhổ bừa bãi...)
(?)Sức khoẻ có ý nghĩa gì ? Vì sao cần có s.k ?
 Hs phát biểu 
Gv đánh giá, nhận xét và chốt lại: để có sức khoẻ tốt mỗi người cần ăn uống điều độ, vệ sinh cá nhân, luyện tập thể dục , thể thao đều đặn ...
Hoạt động 4 :
4. Luyện tập và củng cố 
*Xử lí tình huống: 
 Có người rủ em hút thuốc lá, em sẽ làm gì ? 
(Khuyên bạn không hút thuốc lá,vì có hại cho sức khoẻ)
*Bài tập a sgk trang 5
Gv treo bảng phụ
HS đọc và làm bài cá nhân
Hs trình bày và nhận xét
Gv đánh giá
Gv khái quát lại bài
1, Truyện đọc “Một mùa hè kì diệu”
- Mùa hè Minh tập bơi 
- Minh tập bơi nhằm rèn luyện sk, M tập rất kiên trì . 
- Cuối mùa hè Minh có thân hình cao hẳn lên, tay chân rắn chắc, dáng đi nhanh nhẹn .
=>Sức khoẻ rất cần cho con người, có sức khoẻ con người học tập, lao động tốt, sống lạc quan vui vẻ 
2. Nội dung bài học 
a. Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ? 
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, 
ăn uống điều độ. 
- Năng tập thể dục thể thao. 
- Tích cực phòng bệnh, khi mắc bệnh phải chữa cho khỏi .
b. Sức khoẻ có ý nghĩa gì ?
 - Sức khoẻ là vốn quý của 
con người. 
 - Có sức khoẻ con người mới học tập, lao động tốt.
3.Bài tập 
*Bài a sgk trg 5:
 Việc làm thể hiện chăm sóc sức khoẻ :
- Mỗi buổi sáng Đông đều tập thể dục 
- Khi ăn cơm Hà không vội vàng mà từ tốn nhai kĩ.
- Hằng ngày Bắc đều xúc miệng nước muối.
5.Hướng dẫn học bài ở nhà (1’):
- Học bài theo nd bài học.
- Làm bài tập b,c sgk trang 5.
- Chuẩn bị bài siêng năng, kiên trì: tìm những biểu hiện siêng năng, kiên trì, tự liên hệ
 bản thân. 
V.Rút kinh nghiệm bài giảng 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2+3 Bài 2
Siêng năng, kiên trì
Ngày soạn : 12/ 08/ 2011 
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
6A
; 
6B
;
I. Mục tiêu cần đạt
1. Về kiến thức 
* Kiến thức chung: Giúp học sinh hiểu :
- Thế nào là siêng năng, kiên trì. 
- ý nghĩa của siêng năng, kiên trì .
2. Về kỹ năng 
- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về sn, kiên trì trong ht, lđ và trong các hđ khác.
- Biết siêng năng, kiên trì trong ht, lđ và các hđ sống hằng ngày. 
3. Về thái độ 
- Tôn trọng những người siêng năng, kiên trì .
- Phê phán thói người lười biếng, ỷ lại.
II. Phương pháp 
 Thảo luận,vấn đáp, thuyết trình, nêu gương, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan. 
III. Đồ dùng dạy hoc
 Tranh ảnh Nguyễn Ngọc Kí tập viết bằng chân
IV.Tiến trình bài dạy 
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’):
Câu hỏi: Vì sao cần tự chăm sóc, rèn luyệnthân thể ? Kể những việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân ?
3.Giảng bài mới :
Tg
Hoạt động của gv và hs
Trình tự và nội dung
kiến thức cần khắc sâu
3’
15’
10’
10’
1’
1’
18’
20’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
 Trong lao động học và học tập muốn đạt kết quả cao khi gặp khó khăn thử thách đều cố gắng vượt qua .đó là biểu hiện của siêng.Siêng năng, kiên trì.Siêng năng, kiên trì có biểu hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay .
(Giáo viên ghi đầu bài lên bảng)
Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện đọc
 Hs đọc truyện 
(?) BH biết khoảng bao nhiêu thứ tiếng ?
 ( Bác biết nhiều thứ tiếng...)
(?) Biết nhiều thứ tiếng như vậy Bác đã tự học ngoại ngữ như thế nào ?
Hs trả lời
Gv nhận xét, bổ xung
(?) Trong quá trình tự học Bác gặp khó khăn gì ?
(?) Cách học của Bác thể hiện đức tính gì ? Em học tập được gì ở Bác ?
1 hs khác nhận xét
Gv đánh giá: Qua câu chuyện trên ta thấy Bác Hồ là người kiên trì, vượt qua khó khăn thử thách, đi đến mục đích. Mỗi chúng ta cần noi gương đức tính của Bác vì siêng năng, kiên trì sẽ rất cần thiết cho mỗi người để đi đến thành công.
Hoạt động 3: Xử lí tình huống
Tình huống 1:
 Lan rất chăm học, ngoài giờ học ở lớp em tự học ở nhà, em tận dụng hết thời gian, học quên cả vui chơi, chăm lo cho bản thân. Em đồng ý với bạn Lan không ?
Tình huống 2:
 Cô Mai có chồng và hai con, mọi việc đều trông cậy vào cô.Cô đã dậy hai con chăm ngoan học giỏi, mọi việc nhà đều do hai con cô làm, mặc dù làm nhiều việc nhưng hai con của cô vẫn đạt học sinh giỏi. Em có nhận xét gì về hai con của cô Mai ?
Tình huống 3:
 Nam là con nhà giàu nhưng không chịu học hành, cuối năm không đủ điểm lên lớp. Khi bố mẹ ốm Nam không biết nấu cơm. Em nhận xét gì về việc làm của Nam ?
Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung bài học
Gv vấn đáp
Câu hỏi:
(?) Thế nào là siêng năng, kiên trì ? Cho ví dụ .
(?) Trái với siêng năng kiên trì là gì ? cho ví dụ .
(Lười biếng, ỷ lại, nản chí, hay chóng chán... )
*Gv tổng kết tiết học :
 Qua phần tìm hiểu tình huống, các em nắm được những việc làm thể hiện tính siêng năng và kiên trì và là phẩm chất đạo đúc của con người để đi đến thành công . 
*Hướng dẫn học bài ở nhà: 
 Đọc trước phần nội dung bài học còn lại.
Hết tiết 2
*ổn định tổ chức (1’) :
*Kiểm tra bài cũ (4’) : Tìm hiểu những tấm gương siêng năng kiên trì ở xung quanh em?
* Bài mới:
Hoạt động 4: Tìếp tục tìm hiểu nội dung bh
Gv cho hs xem ảnh Nguyễn Ngọc Kí tập viết bằng chân, giới thiệu về Ký. 
Gv vấn đáp:
 (?) Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày ?
Hs trả lời cá nhân
Hs nhận xét
Gv đánh giá
Hs ghi vào vở
 (?) Nêu những tấm gương sn, kiên trì mà em biết ?
(Bác Hồ, Nhà bác học Lê Quý Đôn, bác sỹ Tôn Thất tùng, Nhà nông học Lương Định Của, Nhà bác học Niu- tơn...)
Hoạt động 5 :
4. Luyện tập , củng cố:
Bài tập a sgk trang 6
Gv treo bảng phụ
Hs đọc yêu cầu bài tập
Hs lên bảng làm
Gv đánh giá
Bài tập b sgk trang 6
Hs đọc yêu cầu bài tập b
Hs suy nghĩ làm bài cá nhân và trả lời .
Hs nhận xét, Gv đánh giá, tổng kết bài
Bài tập d sgk
Hs nêu những câu ca dao, tục ngữ mà mình biết
 Gv nhận xét, bổ xung, chấm điểm
 Hs ghi vào vở
1,Truyện đọc “ Bác Hồ tự học ngoại ngữ” 
*Bác Hồ tự học ngoại ngữ :
- Mỗi ngày học hai giờ. 
- Từ nào không hiểu bác nhờ thuỷ thủ người pháp giảng giải .
- Mỗi ngày Bác viết 10 từ vào cánh tay để vừa học vừa làm .
- Sáng sớm và buổi chiều mỗi ngày Bác tự học ở vườn hoa
- Ngày nghỉ học với giáo sư
- Tra từ điển, nhờ người nước ngoài giảng cho 
* Khó khăn của Bác:
- Không được học ở trường,lớp
- Không có thời gian để học nên vừa học vừa làm 
 * Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì. 
- Em không đồng ý với Lan vì Lan quên chăm lo bản thân và vui chơi.
- Hai con của cô Mai siêng năng, kiên trì và học giỏi.
- Nam lười biếng và ỷ lại chờ bố mẹ .
2, Nội dung bài học 
a.Thế nào là siêng năng, kiên trì ?
 - Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài làm việc thường xuyên đều đặn. 
 - Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng , dù gặp khó khăn gian khổ.
b.ý nghĩa của siêng năng, kiên trì ?
 Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. 
3.Bài tập 
*Bài tập a (sgk)
 Những câu thể hiện tính siêng năng :
- Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà 
- Hà muốn học giỏi môn toán nên ngày nào cũng làm thêm bài tập 
*Bài tập b (sgk )
 Ngoài giờ học em giúp bố mẹ nấu cơm, quét nhà, đưa đón em đi học . 
*Bài tập d(sgk):
- Tục ngữ:
+ Tay làm hàm nhai
+ Siênglàm thì có, siêng học thì hay
+ Miệng nói tay làm
+ Kiến tha lâu cũng đầy tổ
+ Cần cù bù khả năng
+ Năng nhặt chặt bị 
+ Có chí thì nên
+ Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi
5.Hướng dẫn học bài ở nhà (2’):
- Học bài theo nd bài học. 
- Làm bài tập còn lại (sgk trang 6).
- Chuẩn bị bài “Tiết kiệm”: thế nào là tiết kiệm? Nêu những biểu hiện tính tiết kiệm.
V.Rút kinh nghiệm bài giảng :
 ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4 Bài 3
Tiết kiệm
Ngày soạn : 1/ 09/ 2011
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Gh ... ời
Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài
*Kết nối:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs khai hác tình huống trong sgk để rút ra ndbh
Gv gọi 1 em đọc
Hs thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi sau:
(?) Theo em Phượng có thể đọc thư mà không cần hỏi ý kiến của Hiền không ? Vì sao ?
(?) Em có đồng ý với giải pháp của Phượng không ? Vì sao ?
(?) Nếu là Loan, em sẽ làm gì ?
=> Nếu Phượng vẫn cố tình đọc thư của Hiền – vi phạm Pl về quyền bất khả thư tín của CD.
 Gv giải thích : “thư tín”, “điện tín”
(?) Em đã bao giờ đọc trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác chưa ?
 Gv và hs liên hệ thực tế
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu ndbh
1 hs đọc đ 73
Gv giới thiệu Đ 125,115 – BLHS (sgk, sgv)
(?) Cho biết nd quyền được bảo đảm về thư tín, điện thoại, điện tín của người khác ? 
Gv nêu tình huống : cô giáo kiểm tra thư của hs viết cho nhau trong giờ học, cô giáo có vi phạm PL không ? Vì sao ?
Hs phát biểu
Gv nhận xét, kl
Hđ 3 : 
4. Thực hành – Luyện tập 
Hs đọc y/c bt
Cá nhân phát biểu
Gv chốt lại đáp án
Hs ghi vào vở
Gv cùng cả lớp liên hệ thực tế :
(?) Đã bao giờ em gặp trường hợp như vậy chưa ?
Hs phát biểu, gv nhận xét câu trả lời
Gv liên hệ thực tế: hiện nay việc hs sd điện thoại ko đúng mục đích...
Gv sơ kết nội dung toàn bài
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Hoàn thành các bt còn lại
- Chuẩn bị trước bài mới
1. Phân tích tình huống
- Phượng không được phép đọc thư vì đó là thư gửi cho Hiền, Phượng chưa hỏi ý kiến của Hiền.
- Em không đồng ý với ý kiến đó vì làm như vậy là không trung thực, không tôn trọng Hiền.
- Loan nên khuyên bảo Phượng không nên đọc trộm thư mà cần phải có trách nhiệm đưa đó cho Phượng.
2. Nội dung bài học 
a. Quyền được bảo đảm an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của CD được qđ ở đâu ?
 Là quyền của CD được qđ ở điều 73- Hp 1992.
b. Nội dung quyền được bảo đảm về thư tín, điện thoại, điện tín ?
 Không ai được tự ý chiếm đoạt hoặc mở thư, điện tín hoặc nghe trộm điện thoại của người khác.
3. Bài tập : 
* Bài tập d (sgk) :
Cách ứng xử khi :
- Nhặt được thư của người khác: trả cho chủ thư; mgửi lá thư đó cho bưu điện gần nhất; nếu là hs thì đưa lên BGH nhà trường...
- Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm đt của người khác: Khuyên bạn đó không nên làm như vậy;Mách cho người nhận thư hoặc người nghe đt
- Bố mẹ, anh chị xem thư của em mà không hỏi ý kiếncủa em : giải thích với bố mẹ, xnh chị biết về qđ của pL về bảo đảm an toàn bí mật thư tín, đt, điện tín.
V. Rút kinh nghiệm bài giảng :
Tiết 34 + 35
Thực hành
Ngày soạn : 5/4/2011
Lớp
Ngày dạy
Hs vắng mặt
Ghi chú
6
I. Mục tiêu cần đạt
1.Về kiến thức.
 *Kiến thức chung:
 Củng cố lại những kiến thức đã học ở HK II.
 * Kiến thức trọng tâm: 
 Công ước LHQ về quyền trẻ em.
2.Về kỹ năng.
- Biết phân biệt hành vi vi phạm PL với hành vi đúng PL 
- Biết phê phán tố cáo những việc làm vi phạm PL
3.Về thái độ :
 Có thái độ tự giác chấp hành đúng theo qđ của PL.
II. Phương pháp.
 Làm bài tập, sắm vai, viết bài thu hoạch
III. Đồ dùng dạy học.
IV. Tiến trình bài dạy.
1.ổn định tổ chức ( 1’)
2.Kiểm tra bài cũ ( 2') :
 (?) Nêu nd quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của Cd ? Cho ví dụ ?
3. Giảng bài mới :
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự nd kiến thức cần khắc sâu
10’
Gv đọc (sgv)
(?) Bà thành đã có hành vi gì đối với Tuấn ?
(?) Hành vi đó của bà Thành vi phạm gì ? Bà bị xử phạt ntn ?
(?) Việc bà Thành bị xử phạt bị thể hiện 
điều gì ?
Gv đọc
(?) Gia đình 5 đứa trẻ có hoàn cảnh ntn ?
(?) Cô M có hoàn cảnh ntn ? Vì sao cô đã vượt qua được khó khăn nuôi các con khôn lớn ?
 Gv rút ra kl sau khi hs phát biểu
Gv đọc (sách tình huống –Tg11)
(?) Tình huống trên thể hiện quyền gì của trẻ em ? 
Gv nhận xét câu trả lời của hs, chốt lại
(?) Tần đã nhận được sự giúp đỡ nào từ gia đình, nhà trường và XH ?
(?) Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn đó ?
 Gv đọc sách tình huống trang 3
(?) Theo em những quyền nào của trẻ em bị xâm hại ?
* Củng cố : gv nhấn mạnh nd cơ bản của PL về quyền trẻ em. 
* Hướng dẫn học bài : các tổ về nhà chuẩn bị sắm vai tình huống. 
(?) Trẻ em là những người ở độ tuổi nào ?
Gv giải thích
Hs ghi vào vở
Gv phân công 1 nhóm hs chuẩn bị sắm vai:
Viết lời thoại 
Tập sắm vai 
Sắm vai tình huống
 Gv cùng cả lớp nhận xét
(?) Qua tình huống trên em có thể làm gì nhằm tham gia tuyên truyền PL về quyền trẻ em ?
Cá nhân tự viết
(?) Trình bày sự hiểu biết của em về quyền trẻ em ?
Cá nhân viết bài ra giấy, nộp cho gv
4. Củng cố nội dung bài học:
 Gv sơ kết nội dung toàn bài 
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
 Đọc lại ndbh các bài đã học trong học kì II để giờ sau ôn tập.
I Bài tập
1. Truyện đọc
* Tuyện đọc 1:
“Vào tù vì ngược đãi trẻ em”
10’
10’
10’
1’
1’
15’
8’
20’
1’
1’
- Bà Thành đã trói Tuấn, vu không Tuấn -> Bà Thành vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và danh dự của Tuấn -> bị phạt 6 tháng tù giam.
* Truyện đọc 2 :
 “Một tấm lòng vì trẻ em”
- Hoàn cảnh : bố mẹ 5 đứa trẻ mất sớm, 5 đứa suy dinh dưỡng, 3 đứa tật nguyền, bà nội già yếu
- Hoàn cảnh cô M : gia đình eo hẹp, nhận nuôi cả 5 đứa trẻ và bà nội già yếu.
-> Từ lòng thương người lớn lao cô M đã vượt qua khó kjhăn nuôi các con khôn lớn.
2. Tình huống : 
* Tình huống 1:
- Quyền nối đến trong tình huống là quyền trẻ em khuyết tật được chăm sóc, giáo dục nhằm để các em được phục hồi chức năng, hòa nhập với cộng đồng và phát triển về văn hóa tinh thần.
- Trẻ em khuyết tật, tàn tật có quyền chống lại mọi sự phân biệt đối xử, có quyền được hưởng mọi quyền cá nhân giống như mọi trẻ em bình thường khác.
- Tần nhận được sự giúp đỡ, thương yêu, chăm sóc của bố mẹ, anh chị, được đi học, hông bị phân biệt đối xử. Thầy cô luôn động viên giúp đỡ Tần ht tốt. Nhận được trợ cấp của tỉnh và được đưa vào trung tâm phục hồi chức năng
- Việc làm của một số bạn là không đúng - vi phạm quy định về thựchiện quyền trẻ em.
* Tình huống 2 :
- Những quyền trẻ em bị xâm hịa :
+ Quyền bị bóc lột sức lao động (Đ92)
+ Quyền được đi học (Đ28)
+ Quyền được nghỉ ngơi, giải trí và tham gia các hđ văn hóa (Đ31)
+ Quyền được xd mqh XH, được kết bạn (Đ15)
Hết tiết 32
3. Kiến thức pháp luật :
* K/n “trẻ em” : 
- Theo quy định Công ước LHQ : trẻ em là những người < 18 tuổi
- Theo luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam (1991) : trẻ em là những người < 16 tuổi 
* Một số điều cần biết về Công ước LHQ về quyền trẻ em : 
+ Bối cảnh ra đời 
+ Nội dung cơ bản
 * Hp nước CHXH CN VN năm 1992 được sửa đổi bổ sung năm 2000
* Luật hình sự năm 1999
* Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
II. Sắm vai
Tình huống: Hòa là hs lớp 6, ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập nhưng thường bị bố cấm đi học, cô giáo đã nhiều lần đến tận nhà để vận động, cuối cùng bố Hòa đã đồng ý cho Hòa đi học.
=> Những việc cần làm :
- Tuyên truyền, giải thích với mọi người về quy định của PL nói về quyền trẻ em.
- Cùng các thầy cô giáo vận động các bạn hs bỏ học để các bạn đó tiếp tục quay trở lại trường học.
III. Viết bài thu hoạch 
V. Rút kinh nghiệm bài giảng :
 Tiết 36
ôn tập
Ngày soạn: 18/4/2011
Lớp
Ngày dạy
Hs vắng mặt
Ghi chú
6
I. Mục tiêu cần đạt
1. Về kiến thức.
 *Kiến thức chung:
 Ôn lại lại những kiến thức đã học ở HK II.
 * Kiến thức trọng tâm: 
 - Khái niệm
 - Lấy được ví dụ thực tế.
2. Về kỹ năng.
- Biết phân biệt hành vi vi phạm PL với hành vi đúng PL 
- Biết phê phán tố cáo những việc làm vi phạm PL
3. Về thái độ :
 Có thái độ tự giác chấp hành đúng theo qđ của PL.
II . Phương pháp.
 Vấn đáp, thuyết trình
III.Đồ dùng dạy học.
IV .Tiến trình bài dạy.
1.ổn định tổ chức ( 1’)
2.Kiểm tra bài cũ : kết hợp vói nd bài mới
3. Giảng bài mới :
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự nd kiến thức cần khắc sâu
5’
4’
8’
5’
7’
5’
8’
1’
1’
Gv nhắc lại
(?) Theo Công ước LHQ, trẻ em có những nhóm quyền nào ?
(?) Trẻ em là những ngưồi ở độ tuổi nào?
(?) Căn cứ vào đâu để xđ cd của một nước ?
(?) Giữa nhà nước và cd có mqh vối nhau ntn ?
(?) Để đảm bảo an toàn khi đi đường chúng ta cần phải làm gì ?
(?) Nêu những quy định cụ thể của PL trật tự an toàn gt đối với người đi bộ, người đi xe đạp, người đi xe máy ?
(?) Bản thân em đã thực hiện tốt những quy định đó của Pl hay chưa ?
(?) Việc học tập có tầm quan trọng ntn ?
(?) Pl nước ta quy định ntn đối quyền và nghĩa vụ học tập của cd?
(?) Bản thân em đã cố gắng học tập chưa?
(?) Hướng phấn đấu của em hiện nay là gì?
(?) Cho biết k/n về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm ?
(?) Đã bao giờ em có hành vi xâm phạm đến danh dự hay nhân phẩm của người khác chưa ?
(?) Đã bao giờ em bị xâm phạm đến danh dự hay nhân phẩm của người khác chưa ?
(?) Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ?
(?) Cho biết chúng ta cần có thái độ ntn đối với chỗ ở của người khác ?
(?) Nêu k/n quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của cd ?
(?) Đã bao giờ em tự ý bóc, mở thư của người khcá chưa ?
Gv cùng hs liên hệ thực tế.
4. Củng cố nội dung bài học:
 Gv sơ kết nội dung toàn bài 
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
 Ôn lại ndbh các bài đã học trong học kì II để giờ thi HK II.
1. Công ước LHQ về quyền trẻ em
- Thời gia ra đời : 1989
- VN phê chuẩn : 1990
- Những quyền cơ bản :
+ Quyền sống còn
+ Quyền được bảo vệ
+ Quyền tham gia
+ Quyền phát triển
- Quy định của Công ước về độ tuôi của trẻ em : dưới 18 tuổi.
2. CD nước CHXH CNVN
- Cd là gì 
- Căn cứ để xđ cd : quốc tịch
- Mqh Nhà nước – cd
3. Thực hiện trật tự an toàn gt
- Cần làm gì nhằm đảm bảo an toàn khi đi đường.
- Quy định cụ thể của pháp luật đối với người đi bộ, người đi xe máy, người đi xe đạp.
- Liên hệ bản thân
4. Quyền và nghĩa vụ ht
- Tầm quan trọng của việc học tập
- Quyền, nghĩa vụ của cd
- Liên hệ bản thân về thực hiện quyền và nghĩa vụ ht.
5. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
- Khái niệm
- Trách nhiệm của cd
- Liên hệ thực tế bản thân
6. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Khái niệm.
- Thái độ của mỗi người về quyền này
7. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Khái niệm.
- Liên hệ thự tế .
V. Rút kinh nghiệm bài giảng :
Tiết 35
Kiểm tra học kì II
Ngày soạn : 20/4/2010
Lớp
Ngày dạy
Hs vắng mặt
Ghi chú
6A
6B
I. Mục tiêu cần đạt
1.Về kiến thức.
 *Kiến thức chung:
 Kiểm tra những kiến thức đã học ở HK II.
 * Kiến thức trọng tâm: 
 - Khái niệm
 - Lấy được ví dụ thực tế.
2.Về kỹ năng.
- Biết phân biệt hành vi vi phạm PL với hành vi đúng PL 
- Biết phê phán tố cáo những việc làm vi phạm PL
- Phát triển kỹ năng liên hệ thực tế.
 3.Về thái độ :
 Có thái độ tự giác chấp hành đúng theo qđ của PL.
II . Phương pháp.
 Câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghgiệm.
III. Câu hỏi.
 Đề đánh máy – phô tô : mỗi em / 1 đề
IV. Đáp án chấm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an gdcd 6.doc