Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tiết 36: Thụ phấn

Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tiết 36: Thụ phấn

. Kiến thức: Sau khi học bài này, Hs phải:

 - Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.

 - Phân biệt được giao phấn và tự thụ phấn.

- Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.

2. Kĩ năng: Rèn luyện và củng cố các kĩ năng:

+ Làm việc nhóm nhỏ.

+ Quan sát mẫu vật, tranh vẽ.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tiết 36: Thụ phấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/12/2010
Ngày dạy: Lớp 6A: 14/12/2010
 6B: 16/12/2010
Tiết 36: Thụ phấn
I. Mục tiờu bài học
1. Kiến thức: Sau khi học bài này, Hs phải:
 - Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
 - Phõn biệt được giao phấn và tự thụ phấn.
- Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
2. Kĩ năng: Rèn luyện và củng cố các kĩ năng:
+ Làm việc nhóm nhỏ.
+ Quan sát mẫu vật, tranh vẽ.
+ Tư duy, giao tiếp.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thiên nhiên.
II. Phương pháp dạy học
 - Vấn đáp
 - Trực quan
III. Đồ dùng dạy và học
- GV:	Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
	Tranh vẽ cấu tạo hoa bí đỏ.
	Tranh ảnh một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- HS: Mỗi nhóm: 1 loại hoa tự thụ phấn, 1 loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra sĩ số.
2. Khởi động:
 - Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, vào bài
 - Thời gian: 7’
 - Cách thực hiện:
2.1. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày các bộ phận chính của hoa và chức năng của chúng.
2.2. Vào bài: Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa. Vậy cơ chế của quá trình đó như thế nào? Bài hôm nây lớp ta sẽ cunhg nghiên cứu.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
- Mục tiêu: HS hiểu rõ đặc điểm hoa tự thụ phấn, phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
- Đồ dùng: Hoa đâụ hà lan, hoa bí đỏ, H.30.1 
- Thời gia: 20’
- Cách thực hiện:
* Bước 1: 
- GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 30.1 để trả lời câu hỏi:
? Thế nào là hiện tượng thụ phấn? 
- HS tự quan sát hình 30.1 (T99) chú ý vị trí của nhị và nhuỵ), suy nghĩ để trả lời câu hỏi. 
- Gv yêu cầu Hs quan sát mẫu vật: Hoa đậu hà lan, hoa ngô; thảo luận nhóm, làm mục s SGK trang 99 trong 3’
- HS làm s SGK (lựa chọn các đặc điểm ghi vào giấy nháp)
+ Trao đổi câu trả lời tìm được và giải thích.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung nếu cần.
- GV nêu vấn đề: Hoa tự thụ phấn cần những điều kiện nào?
- Hs trả lời: Nhị và nhuỵ phải chín đồng thời.
- GV chốt lại đặc điểm của hoa tự thụ phấn.
* Bước 2:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1b Sgk trang 99, quan sát hoa bí đỏ và thảo luận nhóm, trả lời 2 câu hỏi mục 1b. Gợi ý giao phấn là hiện tượng hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ hoa khác.
- Hs tổ chức thảo luận giữa các nhóm, trao đổi đáp án 2 câu hỏi, và cử đại diện trình bày.
- HS tự bổ sung hoàn thiện đáp án.
- GV nhận xét và kết luận
+ Thụ phấn bằng cách giao phấn nhờ nhiều yếu tố.
- Gv yêu cầu Hs phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn?
- Hs trả lời.
* Bước 3: Kết luận: - Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
- Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn.
- Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ của hoa khác gọi là hoa giao phấn.
* Khái niệm thụ phấn:
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
1. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
a. Hoa tự thụ phấn
- Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó.
- Đặc điểm hoa tự thụ phấn:
+ Hoa lưỡng tính.
+ Nhị và nhuỵ chín đồng thời.
- VD: Hoa đạu hà lan, ngô, lúa,.....
b. Hoa giao phấn
- Đặc điểm của hoa giao phấn là hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ không chín cùng 1 lúc.
- Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người...
- VD: Hoa bầu, bí, cam, quýt,....
Hoạt động 2: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- Mục tiêu: HS biết được đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Đồ dùng: Hoa cải, hoa cà,....
- Thờ gian: 15’
- Cách thực hiện:
* Bước 1:
- GV yêu cầu HS đặt mẫu vật đã mang đi lên bàn quan sát và trả lời các câu hỏi mục s Sgk theo nhóm trong 5’:
+ N1: Câu thứ 1, 2. 
+ N2: Câu thứ 3, 4
+ N3: Câu thứ 5
- HS quan sát mẫu vật chú ý các đặc điểm nhị, nhuỵ, màu hoa) suy nghĩ trả lời các câu hỏi SGK. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và treo tranh các loại hoa giới thiệu thêm về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Gv hỏi: ?Hoa có những đặc điểm nào để thu hút sâu bọ?
- Hs trả lời.
- GV nhận xét và nhấn mạnh các điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
* Bước 2: Kết luận: - Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm:
+ Có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm.
+ Đĩa mật nằm ở đáy hoa.
+ Hạt phấn và đầu nhuỵ có chất dính.
2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- Những hoa thu phấn nhờ sâu bọ có các đặc điểm sau:
+ Màu sắc sặc sỡ
+ Có hương thơm, mật ngọt. Đĩa mật nằm ở đáy hoa.
+ Hạt phấn to và có gai
+ Đầu nhuỵ có chất dính.
4. Kiểm tra, đánh giá
- GV yêu cầu Hs đọc kết luận chung Sgk trang 100.
 - GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hoa tự thụ phấ, hoa giao phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK
 - Chuẩn bị: cây ngô có hoa, hoa bí ngô, bông, que...
 - Đọc trước bài: thụ phấn (tiếp).

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 6, tiet 36.doc