Giáo án lớp 7 môn Lịch sử - Tiết 35: Bài tập lịch sử

Giáo án lớp 7 môn Lịch sử - Tiết 35: Bài tập lịch sử

1. MỤC TIÊU

 Qua bài tập lịch sử giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức.

 - Phương pháp đọc bản đồ, lược đồ, niên biểu lịch sử.

 - Biết mô tả và hiểu tranh ảnh lịch sử (Từ tranh 1T->15 ở 6 bài đã học)

 - Biết phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử. Trắc nghiệm.

 - Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu lịch sử liên quan.

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2859Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Lịch sử - Tiết 35: Bài tập lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/12/2011 Ngày giảng: 15/12/2011 
 Ngày giảng: 117/12/2011- Lớp 7B+A
Tiết 35 BÀI TẬP LỊCH SỬ
	1. MỤC TIÊU
	 Qua bài tập lịch sử giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức.
	- Phương pháp đọc bản đồ, lược đồ, niên biểu lịch sử.
	- Biết mô tả và hiểu tranh ảnh lịch sử (Từ tranh 1T->15 ở 6 bài đã học)
	- Biết phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử. Trắc nghiệm.
	- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu lịch sử liên quan.
	2: CHUẨN BỊ
	- Thầy: Soạn giáo án, Lược đồ, tranh ảnh, biểu đồ, niên biểu.Truyện kể lịch sử.
	- Trò: Chuẩn bị tranh, ảnh các câu truyên lịch sử.
	3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	a. Kiểm tra bài cũ( 4’)
 GV Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh qua vở bài tập.
	b. Dạy nội dung bài mới:
 Dựa trên cơ sở các bài đã nghiên cứu, GV giới thiệu nội dung, mục đích của tiết bài tập lịch sử. thuộc Kiến thức chương III.
Gọi HS đọc SGK
Hỏi: Vì sao khi mới thành lập, nhà Trần rất quan tâm tới việc xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng?
Hỏi: Tổ chức quân đội của nhà Trần như thế nào?
Giảng: Cấm quân: đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình, nhà vua và chỉ chọn trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần.
Quân các lộ: ở đồng bằng gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh.
Hỏi: Vì sao nhà Trần chỉ kén chọn những thanh niên khoẻ mạnh ở quê họ Trần để vào cấm quân?
Hỏi: Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách và chủ trương nào?
Giảng: Nhân dân ta dưới thời Trần rất chuộng võ nghệ, các lò vật được mở khắp nơi, vì vậy quân đội thời Trần luôn được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.NhàTrần thực hiện chủ trương chọn quân lính không thiên về lấy số lượng mà cần những người giỏi.
GV Sử dụng hình 27 SGK để minh chứng cho việc tăng cường củng cố quốc phòng của triều Trần.
? Nhận xét về trang bị vũ khí của nhà Trần qua hình 27?
Hỏi: Bên cạnh việc xây dựng quân đội, nhà Trần đã làm gì để củng cố quốc phòng?
Giảng: - Cử các tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu.
- Vua Trần thường xuyên đi tuần tra việc phòng bị ở nơi này.
Hỏi: Việc xây dựng quân đội nhà Trần có gì khác và giống so với thời Lý.
- Giống:
+ Quân đội gồm hai bộ phận.
+ Được tuyển dụng theo chính sách" ngụ binh ư nông".
- Khác:
+ Cấm quân: Tuyển những người khoẻ mạnh ở quê hương nhà Trần.
+ Quân đội theo chủ trương:" Cốt tinh nhuệ không cốt đông".
?Ý nghĩa và tác dụng của những chủ trương, chính sách xây dựng quân đội của nhà trần ? 
GV giảng: Chủ trương này có ý nghĩa là nhà trần đã biết “ lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều” phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, biết lựa sức mình mà đánh, trên dưới một lòng thì trăm trận trăm thắng. Đó là yếu tố vô cùng quan trọng để đánh bại kẻ thù xâm lược.
*Tích hợp: Hỏi: Nhà Trần đã làm gì để phát triển nông nghiệp?
Giảng: Vua Trần hạ lệnh đắp đê từ đầu nguồn các con sông đến bãi biển. Những người đảm nhiệm chức Hà đê sứ luôn phải đốc thúc việc đắp đê.
Bên cạnh đó, việc nạo vét các kênh đào được chú trọng để đảm bảo giao thông tưới tiêu cho đồng ruộng.
Hỏi: Nhận xét gì về những chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần?
*Tích hợp: ? Những chủ trương trên có tác dụng gì?
Giảng: Nhờ các chính sách và cùng với sự cố gắng của người dân, nông nghiệp thời Trần nhanh chóng được phục hồi và phát triển.nhân dân nhất là nông dân, rất phấn khởi và tin tưởng nhà nước thời Trần.
? Tình hình phát triển thủ công nghiệp thời trần?
Hỏi: Kể tên các nghề thủ công trong nhân dân?
Giảng: Làm gốm, tráng men,chế tạo vũ khí, đúc đồng , làm giấy...
Nhà Trần khuyến khích các các xưởng thủ công nhà nước sản xuất các đồ gốm, dệt , chế tạo vũ khí
Hỏi: Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp thời Trần thế kỉ XIII?
? Tình hình phát triển thương nghiệp thời Trần?
GV Giới thiệu hình 28 SGK cho HS.
Giảng: Do vậy, trong nước các làng xã mọc lên nhiều nơi.Kinh thành Thăng Long đã có tới 61 phường hoạt động tấp nập.
 Việc buôn bán với thương nhân nước ngoài diễn ra rất sôi nổi ở các cửa biển: Hội Thống, Vân Đồn.
? Những chủ trương biện pháp pháp triển kinh tế của nhà trần có tác dụng như thế nào?
GV giảng:Những chủ trương và biẹn pháp trên cùng với tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân ta đã đưa đại Việt ở thế kỉ XIII trở thành một quốc gia hùng cường, có quân đội và quốc phòng vững mạnh, có nền kinh tế phát triển.
? Hãy trình bày vài nét về nhà nước phong kiến Mông cổ?
GV : Chỉ đất nước Mông cổ trên bản đồ thế giới.
Giảng: Từ xưa các bộ lạc du mục Mông cổ sống ở những vùng thảo nguyên. Đấu thế kỉ XIII nhà nước phong kiến mông cổ được thành lập. Vua Mông cổ đem quân xân lược khắp nơi và xây dựng một đế chế rộng lớn từ Thái bình dương đến bờ Hắc Hải. Người xưa có nhận xét “ vó ngựa của quân Mông cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó.
Cho học sinh quan sát hình 29 SGK.
? Hình 29 giúp em hiểu được gì về quân Mông cổ?
? Năm 1257 vua Mông cổ quyết định mở cuộc tấn công xâm lược vào nước Nam Tống nhằm mục đích gì?
GV giảng: để đạt được mục đích, quân Mông cổ quyết định xâm lược Đại Việt rồi đánh thẳng lên phía nam TQ.
? Tại sao vua Mông cổ cho đánh Đại việt trước?
? Để đạt được tham vọng đó vua Mông cổ đã làm gì?
? Trước khi kéo quân vào nước ta, tướng Mông cổ đã làm gì?
? Vua Trần đã làm gì khi các sứ giả Mông cổ đến ?
Giảng: Thể hiện thái độ kiên quyết chống quân Mông cổ xâm lược của vua tôi nhà trần để bảo vệ chủ quyền, độc lập của dân tộc, không chịu khuất phục trước một kẻ thù nào, cho dù kẻ thù đó có mạnh, có tàn bạo hiếu chiến với ta gấp bội.
?Qua đó rút ra kết luận quân Mông cổ xâm lược đại việt nhằm mục đích gì?
? Khi được tin quân Môngcổ chẩn bị xâm lược trước tình thế đó vua Trần đã làm gì?
GV giảng:
- Kiên quyết chống giặc ngoại xâm
- Bắt giam các sứ giả
- Ban lệnh kháng chiến cho cả nước
? Em có nhận xét gì về chủ trương đánh giặc của vua Trần?
GV: Treo lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lên bảng vửa đặt câu hỏi vừa thuyết giảng trên bản đồ.
? Hãy trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ ?
GV giảng: Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.
? Để bảo toàn lực lượng vua trần đã làm gì?
? Thái độ của quân Mổng cổ NTN?
GVGiảng: Giặc vào kinh thành không một bóng người và lương thực. Chúng dã điên cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương thực, lại bị quân dân ta chống trả chưa đầy một tháng lực lương chúng bị tiêu hao dần.
? Để giành phần thắng vua tôi nhà Trần đã làm gì?
*Tích hợp: Ta biết chọn Đông Bộ Đầu nơi có vị trí địa lợi ( bến sông Hồng , ở phố hàng than Hà Nội ngày nay.
? Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?
? Vì sao quân Mông cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?
Hs thảo luận nhóm.( 3Phút).
 - Đại diện nhóm trình bày 
 - Các nhóm nhận xét bổ sung
Gv: Quan sát , nhận xét bổ sung và chuẩn kiến thức.
? Bài học kinh nghiệm rút ra từ cách đánh giặc của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông cổ lần thứ nhất?
? Sau khi thất bại ở đại Việt quân mông cổ đã làm gì?
GV giảng: Năm 1279 quân Mông cổ chiếm toàn bộ Trung Quốc và lập ra nhà Nguyên. Đến năm 1283 Toa Đô chỉ huy hơn 10 vạn quân xâm lược Cham Pa.
? Hốt Tất Liệt chủ Trương xâm lược Cham Pa và Đại Việt nhằm mục đích gì?
? Nhà Nguyên cho quân đánh Cham Pa trước nhằm mục đích gì?
? Trình bày vài nét về cuộc tiến công xâm lược Cham Pa của quân Mông cổ?
* Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng.
-Nước ta luôn đứng trước nguy cơ ngoại xâm (nhất là thời kì đế quốc Mông Nguyên đang mở rộng xâm lược).
- Quân đội của nhà Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ.
- Vì để tăng độ tin cậy trong việc bảo vệ triều chính, cấm quân có nhiệm vụ bảo vệ vua hoàng thành , triều đình.
- Chủ trương: Quân lính cốt tinh không cốt đông.
- Chính sách: Ngụ binh ư nông ; Xây dựng tinh thần đoàn kết.
Quân đội được trang bị đầy đủ, có giáo mác, voi chiến.
-Quân đội học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.
Cử các tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu.
Hs trả lời
HS trả lời
Phục hồi và phát triển kinh tế(15’)
-Nông nghiệp: Chú trọng việc khai hoang, đắp đê, nạo vét kênh mương.
-Các chủ trương đó rất phù hợp, kịp thời để phát triển nông nghiệp.
-Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
Thủ công nghiệp: các xưởng thủ công nhà nước và nhân dân được phục hồi và phát triển. 
-Nhà Trần khuyến khích các các xưởng thủ công nhà nước sản xuất các đồ gốm, dệt , chế tạo vũ khí
Đang từng bước được khôi phục và phát triển mạnh, trình độ ngày càng cao
-Thương nghiệp buôn bán trong và ngoài nước ngoài rất phát triển.
-Các chủ trương và biện pháp trên có tác dụng xây dựng quốc gia Đại Việt hùng mạnh.
1. Âm mưu xâm lược Đại việt của quân Mông Cổ ( 20 phút)
Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập. Với một lực lượng quân sự mạnh và hiếu chiến.
Quân đội rất lớn mạnh có tổ chức, trang bị tốt.
Năm l257, Mông Cổ tiến đánh Nam Tống nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc
Vì sau khi đánh Đại Việt quân Mông cổ sẽ đánh lên phía nam TQ, trong khi đó một số lực lương rất đông quân Mông cổ sẽ ào ạt tấn công từ phía bắc, tạo nên gọng kìm tiêu diệt Nam Tống.
Vua Mông cổ sai tướng Ngột lương Hợp Thai chỉ huy ba vạn quân xâm lược Đại việt, rồi từ Đại Việt đánh thẳng lên phía nam TQ để phối hợp với cánh quân phía bắc xuống.
Cho sử giả đưa thư đe doạ và dụ hàng vua Trần.
Bắt tống giam vào ngục. 
- Xâm lược Đại Việt để đánh lên phía nam Trung Quốc, thực hiện kế hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống.
2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ( 17 phút).
+Thái độ của nhà Trần.
Cuối năm 1257nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập...
- Chủ trương rất đúng đắn.
+ Diễn biến. SGK
Tháng l - l258, 3 vạn quân Mông Cổ, do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lước Đại Việt.
Nhà Trần chủ trương cho quân rút khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện ''vườn không nhà trống”. 
Chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành
Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu 
+ Kết quả. 
Ngày 29 - l – 1258 quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Vì ta - Có sự chuẩn bị chu đáo
- Kiên quyết chống giặc của vua tôi nhà Trần( “ đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” đó là câu trả lời của Trần Thủ Độ khi vua hỏi ý kiến. )
- Có tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân và dân Đại Việt
- Có đường lối đánh giặc đúng đắn
Thực hiên “ vườn không nhà trống” , phản công ở Đông Bộ Đầu.
-Khi thế giặc mạnh ta chủ trương không dốc ngay lực lượng để đối phó mà khôn khéo giữ lực lượng nhử chúng vào sâu trận địa, đánh lâu dài. Khi giặc gặp khó khăn ta mới phản công lại. Đó là kế “ lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều”.
.Âm mưu xâm lược Cham Pa và Đại Việt của nhà nguyên(20’)
- Năm l279, Nam Tống bị quân Mông Cổ tiêu diệt, Trung Quốc hoàn toàn bị Mông Cổ thống trị (năm 1271, Hốt Tất Liệt đã lập ra nhà Nguyên).
Hốt Tất Liệt chủ Trương xâm lược Cham Pa và Đại Việt nhằm mục đích làm cầu nối thôn tính các nứơc phía nam TQ.
- Năm 1283, nhà Nguyên cử Toa Đô chỉ huy 10 vạn quân tiến đánh Cham-pa. cố thủ ở phía bắc, chờ phối hợp đánh Đại Việt. Làm bàn đạp tấn công Đại Việt.
Năm 1283 hơn một vạn quân nguyên cùng hơn 300 thuyền chiến do tướng Toa Đô chỉ huy xân lược Cham Pa, chiếm được kinh thành. Quân dân Cham pa đã chiến đấu hết sức anh dũng, cuối cùng quân Nguyên phải rút một bộ phận về cố thủ ở phía bắc để chờ phối hợp đánh Đại Việt.
	c. Củng cố - luyện tập (3’)
HS tổng hợp KQ lại KT vừa nêu.
 d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
	- Học, ôn các bài đã nghiên cứu.
	- Sưu tầm tranh ảnh, truyện kể lịch sử, tài liệu.
	- Đọc và tìm hiểu bài 8.
	?. Sau khi giành độc lập Ngô Quyền đã làm những gì?
	?. Sau khi Ngô Quyền mất tình hình đất nước ra sao?
	?. Ai là người có công thống nhất đất nước. (Tiểu sửT) 
 o--------------------------------------------------------------------------------o 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 35.doc