Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tuần 7 - Tiết 13 - Bài 13 : Giun đũa

Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tuần 7 - Tiết 13 - Bài 13 : Giun đũa

 1. Kiến thức :

 - Phân biệt được sự khác nhau giữa ngành giun tròn và ngành giun dẹp.

 - Tác hại của giun đũa đối với đời sống con người.

 - Trình bày được vòng đời của giun đũa

 - Các biện pháp phòng chánh bệnh giun đũa.

 2. Kỹ năng :

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tuần 7 - Tiết 13 - Bài 13 : Giun đũa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 7 Ngàysoạn : 13/11/05
Tiết : 13 Ngày dạy: 15/11/05
NGÀNH GIUN TRÒN
BÀi 13 : GIUN ĐŨA
 I.Mục tiêu :
 1. Kiến thức :
	- Phân biệt được sự khác nhau giữa ngành giun tròn và ngành giun dẹp.
	- Tác hại của giun đũa đối với đời sống con người.
	- Trình bày được vòng đời của giun đũa
	- Các biện pháp phòng chánh bệnh giun đũa.
 2.. Kỹ năng :
	- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh 
 3.Thái độ :
	- Vệ sinh ăn uống.
II.Phương tiện dạy và học :
Tranh vẽ hình 13.1,2,3,4, Tranh vẽ vòng đời phát triển của giun đũa
phiếu học tập về dinh dưỡng của giun đũa.
III.Tiến trình dạy và học :
 1.Kiểm tra bài cũ :
 - Trình bày đặc điểm chung của ngành giun dẹp.
 2.Học bài mới :
Hoạt động 1 :Tìm hiểu về cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của giun dẹp.
Mục tiêu : Học sinh hiểu rõ sự thích nghi của giun đũa với đời sống kí sinh là có lớp vỏ cuticun bảo vệ , cấu tạo trong phức tạp hơn giun dẹp 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
? Giun đũa thường sống ở đâu.
? Cơ thể giun đũa có đặc điểm gì về hình dạng và kích thước.
? Đặc điểm nào giúp giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh trong ruột non.
? Lớp vỏ cuticun có tác dụng gì.
?Bằng mắt thường hãy phân biệt giun đũa đực và cái.
? Cấu tạo trong của giun đũa gồm những bộ phận nào.
? Cấu tại trong của giun đũa có đặc điểm nào tiến hóa hơn ngành giun dẹp.
? Giun đũa di chuyển như thế nào trong ống tiêu hóa..
Giun cái mập và dài hơn giun đực có ý nghĩa sinh học gì ?
Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng sẽ như thế nào.
Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn của giun đũaso với ruột phân nhánh của giun dẹp thì tốc độ tiêu hóa của loài nào cac hơn . tai sao.?
Giun đũa lấy thức ăn bằng cách nào?
 nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào.
HS đọc thông tin SGK
Học sinh quan sát hình 13.1 giun đũa
- Ký sinh trong ruột của người và động vật động vật.
- cơ thể có hình trụ tròn
- Cơ thể Được bao bọc bởi lớp vỏ cuticun.
- Như áo giáp để bảo vệ cơ thể.
- con đực nhỏ, ngắn, có đuôi cong
- Con cái to, dài, đuôi thẳng
HS quan sát hình 12.2 Cấu tạo trong của giun đũa cái.và đọc thông tin SGK
- Miệng, hầu, ruột, lỗ hậu môn, lỗ sinh dục cái, tuyến sinh dục.
- Có hậu môn, có tuyến sinh dục
- Nhờ cơ dọc co - duỗi
HS đọc thông tin SGK
Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi.(phát phiếu thảo luận)
- Làm nhiệm vụ sinh sản, mang trứng
- nó sẽ bị tiêu hóa bổi các men tiêu hóa trong ruột
- Giun đũa nhanh hơn , vì nó có ruột thẳng và hậu môn
- nhờ hầu phát triển hút chất ding dưỡng có săn.
- Cơ dọc co – duỗi giúp nó di chuyển ( hạn chế)
Từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận , các nhóm khác bổ sung
I. Cấu tạo ngoài:
- Sống ký sinh trong ruột non
- Cơ thể dài, tròn hình chiếc đũa.
- Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài.
II. Cấu tạo trong và di chuyển :
-Chúng bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức
- Cơ dọc phát triển có tác dụbg co – duỗi giúp nó di chuyển
III. Dinh dưỡng :
Ruột thẳng, ống tiêu hóa có thêm ruột sau và hậu môn.
Hoạt động 2 : Sinh sản của giun đũa 
Mục tiêu : Trình bày được cấu tạo của cơ quan sinh dục, vòng đời sinh sản của giun đũa.. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
? Cơ quan sinh dục của giun đũaCÁI có cấu tạo như thế nào.
? Cơ quan sinh dục của giun đũa ĐỰC có cấu tạo như thế nào.
? Giun đũa sinh sản bằng cách nào
.
? Hãy trình bày cấu tạo của trứng giun đã thụ tinh.
? Hãy mô tả vòng đời phát triển của giun đũa.
? Trứng giun xâm nhập vào cơ thể vật chủ bằng con đường nào.
? Chúng có tác hại gì đối với ĐV và người.
? Trình bày các biện pháp phòng chánh bệnh giun đũa kí sinh.
HS đọc thông tin SGK
- tuyến sinh dục đực
- Tuyến sinh dục cái
- Đẻ trứng vào ống tiêu hóa.
HS thảo đọc thông tin SGK
Quan sát hình 13.3,.4 SGK, tranh
- Có vỏ trứng dày và tế bào trứng mang ấu trùng.
- Từ MT theo đường ăn uống vào ống tiêu hóa trưởng thành và sinh sản 
- Theo con đường ăn uống
- Gầy rạc, chậm lớn, tắc ruột, tắc ống mật
- Vệ sinh ăn uống
- uống thuốc tẩy giun theo định kì
IV. Sinh sản :
 1. Cơ quan sinh dục:
Giun đũa phân tính, tuyến sinh dục dạng ống phát triển.
2. Vòng đời giun đũa :
- Giun đũa đẻ nhiều trứng , khả năng phát tán rộng
Giun dũa trưởng thành
Cơ thể trứng
ăn uống Aáu trùng
IV.Củng cố và đánh giá:
	- Cấu tạo trong của giun đũa tiến hóa hơn giun dẹp ở điểm nào.
	- Đặc điểm cấu tạo nào giúp giun đũa thích nghi với đời sống ký sinh trong ruột non
	-Trình bày vòng đời phát triển của giun đũa.
 	- Nêu các biện pháp phòng chánh bệnh Giun đũa ký sinh
Hoàn thành bài tập sau :
SỰ KHÁC NHAU GIỮA GIUN ĐŨA VÀ SÁN LÁ GAN LÀ:
Đặc điểm
Sán lá gan
Giun đũa
Hình dạng cơ thể
Cơ quan phụ
Giác bám
Vỏ cuticun
Cơ quan tiêu hóa
Sinh sản
V.Dặn dò :
	- Về nhà học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK
	- Tìm hiểu về các giun tròn khác
ĐÁP ÁN :
SỰ KHÁC NHAU GIỮA GIUN ĐŨA VÀ SÁN LÁ GAN LÀ:
Đặc điểm
Sán lá gan
Giun đũa
Hình dạng cơ thể
Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ
Cơ thể thon dài , tròn, hai đầu thuôn lại.
Cơ quan phụ
Giác bám phát triển
Vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể
Có chức năng bảo vệ cơ thể
Cơ quan tiêu hóa
Có 2 nhánh ruột vừa tiêu hóa vừa dẫn thức ăn nuôi cơ thể, không hậu môn
Oáng tiêu hóa bắt đầu có miệng và kết thúc là hậu môn
Sinh sản
Lưỡng tính , có nõan hòang
Phân tinh, tuyến sinh dục đực và cái có dạng ống. Thụ tinh trong

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 13.doc