Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 29 - Tiết : 29 - Bài 19 : Quyền tự do ngôn luận

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 29 - Tiết : 29 - Bài 19 : Quyền tự do ngôn luận

I- Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận

2. Về kĩ năng :

Học sinh biết sử dụng đúng đắn quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của công dân

 3.Về giáo dục : Nâng cao nhận thức về tự do và ý thức tuân theo pháp luật; cũng như lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 29 - Tiết : 29 - Bài 19 : Quyền tự do ngôn luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /2010
Tuần	 : 29
Tiết	 : 29
Bài 19 : QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
Mục tiêu bài học
Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận 
Về kĩ năng : 
Học sinh biết sử dụng đúng đắn quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của công dân
	3.Về giáo dục : Nâng cao nhận thức về tự do và ý thức tuân theo pháp luật; cũng như lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu
 II-Chuẩn bị
Giáo viên :+ Giáo án
 +Tư liệu vụ án Hòa thượng Thích Quảng Độ lôi kéo dân chúng nói xấu chế độ của Việt Nam 
 + Tranh: Phát biểu trong giờ học
Học sinh :Đọc và suy nghĩ trước các câu hỏi của phần đặt vấn đề 
 III-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
? Vì sao hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại và tố cáo?
? Quyền khiếu nại và tố cáo khác nhau ở điểm nào?
Hoạt động 3: Giới thiệu bài mới
? Kể tên một vài chuyên mục trên đài phát thanh, truyền hình có mục công dân tham gia đóng góp ý kiến, trình bày thắc mắc, bày tỏ nguyên vọng của mình?
Học sinh trả lời 
Giáo viên: Báo với GVCN hoặc thầy quản sinh, hay nói cho đúng thuật ngữ thì chúng ta nên tố cáo bạn đó đã vi phạm nội quy nhà trường.
Giáo viên: Những chuyên mục đó đã nói lên được quyền tự do ngôn luận của công dân
Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quyền này.
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh 
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 4: Tìm hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận
Mục đích : Giúp học sinh hiểu 
?Giải thích hai từ “ngôn luận”?
-Ngôn: ngôn ngữ, lời nói
Luận: bàn luận, thảo luận
? Các tiết học trước chúng ta đã thảo luận nhiều câu hỏi, đó có phải là quyền tự do ngôn luận của chúng ta không?
?Vậy em hiểu quyền tự do ngôn luận là gì?
Học sinh trả lời 
Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức 
? Cho ví dụ?
-
I-Nội dung bài học 
1.Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến vào những công việc chung có ích
I-Nội dung bài học
1.Khái niệm:
a. Quyền khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan. tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ nhà nước khi cho rằng quyết định hoặc việc làm đó trái pháp luật, xâm phạm quyền hoặc lợi ích hợp pháp của mình.
b.Quyền tố cáo là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa đến lợi ích nhà nước và công dân
Hoạt động 5: Tìm hiểu ý nghĩa của quyền khiếu nại và tố cáo
Mục đích :Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc khiếu nại và tố cáo để thực hiện cho đúng.
? Quyền khiếu nại và tố cáo được ghi nhận ở những điều luật cụ thể nào?
-Hiến pháp 1992-điều 74
-Luật khiếu nại, tố cáo 2004-điều 4,30,31,33.
?Vì sao hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại và tố cáo?
Học sinh trả lời 
Giáo viên nhận xét, rút ra ý nghĩa khi thực hiện khiếu nại và tố cáo
?Người công dân phải có trách nhiệm gì khi thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo?
Học sinh trả lời 
Giáo viên nhận xét, rút ra bài học
 Giáo viên: Song song đó nhà nước nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo.
2. Ý nghĩa
+ Là biện pháp để công dân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm
+ Là biện pháp để ngăn ngừa, đấu tranh, phòng chống tội phạm
+ Là hình thức để giám sát hoạt động của cơ quan , cán bộ nhà nước khi thi hành công vụ
3. Trách nhiệm của công dân
-Tích cực nâng cao trình độ để sử dụng đúng hai quyền trên
-Thận trọng, trung thực và khách quan
-Không được lợi dụng quyền khiếu nại và tố cáo để vu khống, làm hại người khác.
Hoạt động 6: Bài tập
Mục đích :Học sinh rèn luyện cách khiếu nại và tố cáo trong một số tình huống có thể xảy ra.
Giáo viên yêu cầu Học sinh đọc và làm bt1 sgk/52
? Em làm gì để giúp bạn T? 
Giáo viên gọi 2-3 học sinh trả lời 
Giáo viên nhận xét, bổ sung
II-Bài tập
1.Em sẽ: +Báo với GVCN và gia đình T
+Động viên T xa lánh ma túy
+Tố cáo bọn xấu
Hoạt động 7: Củng cố 
Tình huống : cô A mua 2 cuộn băng thiếu nhi cho con ở một cửa hàng sách. Khi mở xem phát hiện hai cuộn băng có nội dung không lành mạnh
? Cô A sẽ thực hiện khiếu nại hay tố cáo?
?Nếu người quản lí cửa hàng đề nghị đổi lại băng khác và bỏ qua vụ việc có được không? Vì sao?
Giáo viên gợi ý để học sinh trả lời thông qua nội dung bài đã học
Hoạt động 8: Hướng dẫn về nhà 
Học bài
Hoàn thành bài tập (bài 2)
Chuẩn bị bài 19: “Quyền tự do ngôn luận”

Tài liệu đính kèm:

  • docb19.doc