Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 30 - Tiết : 30 - Bài 18: Quyền tự do ngôn luận

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 30 - Tiết : 30 - Bài 18: Quyền tự do ngôn luận

Kiến thức:

Học sinh hiểu ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận.

2. Kĩ năng: Biết sử dụng đúng đắn quyền tự do ngôn luận theo qui định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của công dân.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Biết phân biệt được hành vi, lời nói đúng đắn

3. Thái độ: Nâng cao nhận thức về tự do và ý thức tuân theo pháp luật trong học sinh. Phân biệt được thế nào là tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1739Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 30 - Tiết : 30 - Bài 18: Quyền tự do ngôn luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30
Tiết : 30 Bài 18: Quyền tự do ngôn luận. 
ND : 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc.
1. Kiến thức: 
Học sinh hiểu ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng đúng đắn quyền tự do ngôn luận theo qui định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của công dân.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Biết phân biệt được hành vi, lời nói đúng đắn
3. Thái độ: Nâng cao nhận thức về tự do và ý thức tuân theo pháp luật trong học sinh. Phân biệt được thế nào là tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Gv: Tài liệu chuẩn kiến thức GDCD, SGK, SGV, GDCD lớp 8, Hiến pháp 92, luật báo chí, tư liệu thực tế.
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có sử dụng: phân tích, giảng giải, đàm thoại,
Hs: Tìm hiểu các quy định của pháp luật về tự do ngôn luận.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
* Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Cách thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?
Trả lời: - Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân.
- Có thể khiếu nại, tố cáo trực tiếp hoặc gián tiếp qua đơn gửi.
Câu 2: Trách nhiệm của nhà nước ?
Trả lời: Trong việt bảo đảm quyền khiếu nại và tố cáo: kiểm tra cán bộ, công chức nhà nuớc có phẩm quyền xem xét khiếu nại, tố cáo trong thời hạn pháp luật quy định; xử lí nghiêm minh các hành vi lợi ích của Nhà nuớc ,quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể của công dân; nghiêm cấm và trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo, làm hại người khác.
1. Khám phá: lời nói thể hiện sự giao tiếp giữa con người với nhau và trong pháp luật nhà nước có những quy định như thế nào đối với công dân chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
2. Kết nối.
HĐ 1: Khai thác đặt vấn đề.
Mục tiêu: tìm hiểu Thế nào là quyền tự do ngôn luận.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Gọi hs đặt vấn đề.
Gv: việc làm nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân ?
Hs: Hs trả lời theo hiểu biết
Gv: Thế nào là ngôn luận ?
Hs: Ngôn luận dùng lời nói để diễn đạt công khai ý kiến, suy nghĩ của mình nhằm bàn luận về một vấn đề.
Gv: Thế nào là tự do ngôn luận?
Hs: Tự do ngôn luận là tự do phát biểu ý kiến bàn bạc công việc chung.
Gv: Em hiểu quyền tự do ngôn luận là gì ?
Hs: Phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Phát biểu ý kiến xây dựng phương hướng của lớp.
Tư liệu tham khảo
Hiến pháp năm 1992
Điều 4: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; Có quyền được thông tin;..
Gv: Thế nào là tự do ngôn luận ?
Hs: Quyền tự do ngôn luận là quyền công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến với những vấn đề chung của đất nước, của xã hội.
Gv: Em hãy nêu những trường hợp lợi dụng tự do ngôn luận để làm việc xấu ?
Hs: Thông tin sai sự thật nhằm mục đích trục lợi hoặc bôi nhọ người khác; Tuyên truyền chống Đảng, chống chế độ; chia rẽ, phá hoại khối đòan kết dân tộc; nói xấu lãnh tụ.
Gv chốt ý hs ghi bài.
1. Thế nào là tự do ngôn luận.
Quyền tự do ngôn luận là quyền công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến với những vấn đề chung của đất nước, của xã hội.
HĐ 2: Vấn đáp.
Mục tiêu: Tìm hiểu Những quy định của Pháp luật về tự do ngôn luận.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Đối với những quy định của pháp luật công dân có được tiếp xúc không ? Nếu đượv thì thong qua đâu ?
Hs: Công dân được cung cấp thông tin, trực tiếp tìm hiểu hoặc gián tiếp qua báo chí, phương tiện truyền thông
Gv: Công dân sử dụng tự do ngôn luận trong những trường hợp nào?
Hs: Trong các cuộc họp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng
Gv: Vì sao tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật?
Hs: Nếu không sẽ lợi dụng tự do để vu khống, phát biểu lung tung.
Gv: Thông qua tự do ngôn luận để phát huy dân chủ ntn ?
Hs: Người dân thể hiện tiếng nói, quan điểm của mình về các đề xã hội, đất nước.
Gv: Sử dụng quyền tự do ngôn luận nhằm mục đích gì ?
Hs: Nhằm xây dựng và bảo vệ lợi ích chung của tập thể, của đất nước
Tư liệu tham khảo
Luật báo chí.
Điều 2: Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.
Điều 20: Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và thyam gia họat định xã hội. (trích).
Gv: Em hãy nêu những quy định của pháp luật về tự do ngôn luận.
Hs: Trả lời.
Gv chốt ý.
2. Những quy định của Pháp luật về tự do ngôn luận.
- Quyền công dân được cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật, tự do báo chí.
- Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- kiến nghị với đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng.
- Sử dụng quyền tự do ngôn phải tuân theo quy định của pháp luật, để phar1 huy quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội.
HĐ 3: liên hệ thực tiễn.
Mục tiêu: Tìm hiểu Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân ? 
Hs: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
Gv: hãy nêu những việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận ? 
Hs: - Tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến trong các cuộc họp, sinh hoạt của trừơng, lớp, của cộng đồng địa phương.
- Không phát biểu bừa bãi, thiếu trách nhiệm.
Gv: Nêu những hiện tượng vi phạm về tự do ngôn luận của công dân ?
Hs: - Bưng bít thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác.
- Ngăn cản tự do báo chí.
- ngăn cản công dân tham gia các cuộc họp ở cơ sở
- Ngăn cản công dân tiếp xúc và kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân.
- Ngăn cản công dân góp ý cho các dự thảo luật
Gv: đọc và làm bài tập 1?
Hs: Tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân là b, d.
Gv: đọc và làm bài tập 2?
Hs: - Trực tiếp phát biểu ý kiến tại các cuộc họp lất ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo luật
- Viết thư đóng góp ý kiến gửi cơ quan soạn thảo.
Gv chốt ý.
3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học.
Cho hs làm bài tập 3 sgk (Tự nhận xét rồi trình bày trước lớp)
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (vận dụng) Thuộc nội dung bài học. Chuẩn bị bài Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (tiết 1).
V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 19. Quyền tự do ngôn luận.doc