Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 34 - Tiết : 34 - Bài 21: Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2)

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 34 - Tiết : 34 - Bài 21: Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2)

Kiến thức:

Hiểu vai trò, đặc điểm, bản chất của pháp luật.

2. Kĩ năng: Có ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen sống ,làm việc theo pháp luật . Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Biết phân biệt được hành vi, làm việc đúng pháp luật

3. Thái độ: Có tình cảm,niềm tin vào pháp luật

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 34 - Tiết : 34 - Bài 21: Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 34
Tiết : 34 Bài 21: Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2)
ND : 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc.
1. Kiến thức: 
Hiểu vai trò, đặc điểm, bản chất của pháp luật.
2. Kĩ năng: Có ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen sống ,làm việc theo pháp luật . Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Biết phân biệt được hành vi, làm việc đúng pháp luật
3. Thái độ: Có tình cảm,niềm tin vào pháp luật
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Gv: Tài liệu chuẩn kiến thức GDCD, SGK, SGV, GDCD lớp 8, Hiến pháp 1992, các văn bản luật
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có sử dụng: phân tích, giảng giải, đàm thoại, thảo luận nhóm
Hs: Tìm hiểu các quy định của pháp luật.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
* Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Pháp luật là gì ?
Trả lời: Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành và được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp thuyết phục, giáo dục, cưỡng chế.
Câu 2: Em hãy so sánh giữa đạo đức và pháp luật ?
Trả lời: + Đạo đức: là chuẩn mực xã hội được đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng nhân dân -> tự giác thực hiện -> điều chỉnh bằng dư luận xã hội và lương tâm
+ Pháp luật: Do nhà nước đặt ra và ghi lại bằng những văn bản -> bắt buộc thực hiện -> phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt tù..
1. Khám phá: Pháp luật có vai trò, đặc điểm, bản chất như thế nào Chúng ta cùng đi tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
2. Kết nối.
HĐ 1: Vấn đáp.
Mục tiêu: tìm hiểu Đặc điểm, vai trò, bản chất của pháp luật.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Pháp luật có những đặc điểm gì ?
Hs: Tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ, tính bắt buộc
Gv: Tính quy phạm phổ biến là như thế nào ?
Hs: Là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến.
Gv: Tính xác định chặt chẽ là như thế nào ?
Hs: Các điều luật được quy định rõ rang, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản luật.
Gv: Tính bắt buộc là như thế nào ?
Hs: Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực Nhà nước, bắt buộc mọi người điều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí theo quy định.
Gv: bản chất của Nhà nước ta là gì ?
Hs: Thể hiện ý chí của giai cấp công nhânvà nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
Gv: Pháp luật có vai trò gì ?
Hs: - Giữ vững an ninh chính trị,trật tự, an toàn xã hội.
- Là phuơng tiện pháp huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.
Gv chốt ý hs ghi bài.
2. Đặc điểm, vai trò, bản chất của pháp luật.
a. Đặc điểm của pháp luật.
Tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ, tính bắt buộc chung (tính cưỡng chế).
b. Bản chất của pháp luật.
Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
c. Vai trò của pháp luật.
- Là công cụ để thực hiện quản lí Nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội.
- Giữ vững an ninh chính trị,trật tự, an toàn xã hội.
- Là phuơng tiện pháp huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.
HĐ 2: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: Tìm hiểu Trách nhiệm của công dân trong việc sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: nếu gẳp những tình huống xảy ra hang ngày ở trường, lớp, ngoài xã hội em sẽ làm gì ?
Hs: Nhận xét, đánh giá các tình huống xảy ra hằng ngày là phù hợp hay vi phạm pháp luật.
Gv: Em vận dụng một số quy định pháp luật vào cuộc sống hằngng ngày như thế nào ?
Hs: Phân tích đánh giá các hiện tượng thực tế; để ứng xử phù hợp, đúng pháp luật trong các tình huống của cuộc sống hằng ngày.
Gv: Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật như thế nào?
Hs: Có nghĩa là có ý thức tự giác chấp hành đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong cuộc sống hằng ngày.
Bài tập 3:hãy tìm một cấu ca dao tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.
Hs: An hem như thể tay chân, rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần.
HGv chốt ý.
3. Trách nhiệm của công dân trong việc sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hnàh những nguyên tắc sinh hoạt công cộng.
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học.
Cho hs làm bài tập 1, 2 sgk (Tự nhận xét rồi trình bày trước lớp)
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (vận dụng) Thuộc nội dung bài học. Chuẩn bị hoạt động ngoại khóa.
V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 21 phap luật tiet 2.doc