Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 35 - Tiết : 35: Thực hành ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 35 - Tiết : 35: Thực hành ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc.

1. Kiến thức:

Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, vững chắc của pháp luật giao thông.

2. Kĩ năng: Giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác chấp hành pháp luật giao thông để đảm bảo an toàn cao nhất khi tham gia giao thông.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2687Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 35 - Tiết : 35: Thực hành ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 35
Tiết : 35 THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ
 CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
ND : 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc.
1. Kiến thức: 
Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, vững chắc của pháp luật giao thông.
2. Kĩ năng: Giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác chấp hành pháp luật giao thông để đảm bảo an toàn cao nhất khi tham gia giao thông.
3. Thái độ: Động viên học sinh tích cực tuyên truyền pháp luật giao thông, tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự an toàn giao thông trong cộng đồng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Gv: Gv: Số liệu, tình huống, qui tắc chính khi tham gia giao thông.
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có sử dụng: phân tích, giảng giải, đàm thoại, thảo luận nhóm
Hs: Liên hệ thực tế.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
* Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Đặc điểm của pháp luật ?
Trả lời: Tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ, tính bắt buộc chung (tính cưỡng chế).
Câu 2: Trách nhiệm của công dân trong việc sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật ?
Trả lời: Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hnàh những nguyên tắc sinh hoạt công cộng.
1. Khám phá: Nêu thực trạng tình hình giao thông hiện nay của đất nước nói chung, của địa phương nói riêng và trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện an toàn giao thông.
2. Kết nối.
HĐ 1: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: tìm hiểu qui tắc chung của giao thông đường bộ.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận theo tình huống sau: 
- Tình huống 1: H 15 tuổi chủ nhật lấy xe máy của mẹ đèo em đến nhà bà chơi (mang theo ô để che nắng) trên đường đi H bị cảnh sát bắt dừng lại.
? Em hãy cho biết H vi phạm qui định nào về an toàn giao thông.
- Vi phạm về độ tuổi lái xe, không có giấy phép lái xe, đi xe máy có sử dụng ô.
- Tình huống 2: Đường vào trường bị lầy lội, nhà trường yêu cầu học sinh thu gom gạch vụn, xỉ, đá, cát sỏi...để rải đường. A rủ B ra đường nhựa để cậy đá và gạch.
? A và B đã vi phạm điều gì?
- Nhóm 3: Rút ra bài học gì?
HS: Thảo luận, trình bày ý kiến, bổ sung
GV: Tổng hợp, kết luận
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại qui tắc chung của giao thông đường bộ? 
? Người ngồi trên xe mô tô, xe máy phải tuân theo các qui định gì?
GV: Kết luận
? Người điều khiển xe đạp được chở tối đa bao nhiêu người và không được làm gì?
HS: Trình bày ý kiến, liên hệ thực tế
- Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng 1 và đi đúng phần đường qui định.
GV: Theo em ở những nơi có đèn tín hiệu hoặc biển báo giao thông mà lại có người điều khiển giao thông, thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh nào? Vì sao?
GV: Kết luận.Gv chốt ý hs ghi bài.
I.Đặt vấn đề
II. Nội dung bài học 
1.Một số qui tắc giao thông
a. Người ngồi trên xe mô tô không được mang vác vật cồng kềnh, không được sử dụng ô...
b. Người đi xe đạp chỉ được chở tối đa 1 người lớn và 1 trẻ em dưới 7 tuổi.
HĐ 2: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: Tìm hiểu Hệ thống giao thông Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Hãy kể tên các loại đường giao thông ở Việt Nam ?
Hs: - Đường bộ.
 - Đường sắt.
 - Đường thuỷ.
 - Đường không.
 - Đường ống (hầm ngầm).
Gv: Nêu những qui tắc chung dành cho người tham gia giao thông ?
Hs: - Đi bên phải mình.
 - Đi đúng phần đường quy định.
 - Chấp hành đúng hệ thống báo hiệu đường bộ.
 - Nghiêm chỉnh chấp hành sự điều khiển của cảnh sát giao thông.
Gv: Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì ?
Hs: Hiệu lệnh người điều khiển, tín hiệu đèn giao thông, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu , rào chắn
Gv: Hệ thống đèn tín hiệu có ý nghĩa gì ?
Hs: Hiệu lệnh của cảnh sát có ý nghĩa điều khiển, chỉ huy người tham gia giao thông sao cho giao thông được đảm bảo thông suốt.
Gv: Hệ thống biển báo gồm mấy nhóm? Là những nhóm nào ?
Hs: - Hệ thống biển báo: Gồm 5 nhóm.
+ Biển báo cấm.
+ Biển báo nguy hiểm.
+ Biển hiệu lệnh.
+ Biển chỉ dẫn.
+ Biển phụ.
Giáo viên giới thiệu cho học sinh nắm được hình dáng, màu sắc, ý nghĩa của các nhóm biển báo trên.
2. Hệ thống giao thông Việt Nam:
 - Đường bộ.
 - Đường sắt.
 - Đường thuỷ.
 - Đường không.
 - Đường ống (hầm ngầm)
3. Những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ:
 a. Quy tắc chung:
 - Đi bên phải mình.
 - Đi đúng phần đường quy định.
 - Chấp hành đúng hệ thống báo hiệu đường bộ.
 - Nghiêm chỉnh chấp hành sự điều khiển của cảnh sát giao thông.
 b. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm:
 Hiệu lệnh người điều khiển, tín hiệu đèn giao thông, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu , rào chắn
 - Hiệu lệnh của cảnh sát có ý nghĩa điều khiển, chỉ huy người tham gia giao thông sao cho giao thông được đảm bảo thông suốt.
 VD: Khi người cảnh sát giơ tay thẳng đứng ( tất cả mọi người phải dừng lại )
- Đèn tín hiệu:
+ Đèn xanh: Được đi.
+ Đèn đỏ: Dừng lại trước vạch.
+ Đèn vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu mọi người phải dừng trước vạch.
+ Đèn vàng nhấp nháy: Được đi nhưng cần chú ý.
- Hệ thống biển báo: Gồm 5 nhóm.
+ Biển báo cấm.
+ Biển báo nguy hiểm.
+ Biển hiệu lệnh.
+ Biển chỉ dẫn.
+ Biển phụ.
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố: Hệ thống nội dung bài học.
2. Dặn dò: Chuẩn bị thi học hì II.
V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgoai khóa kì 2.doc